Khái niệmVốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp củachi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy địnhcủa Ng
Trang 1LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K 21
VẤN ĐỀ 2:
GIẢI PHÁP GIA TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Giảng viên: PGS.TS Hoàng Đức
Nhóm thực hiện: 1 Trần Phương Linh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 Khái niệm 3
2 Cấu thành Vốn tự có 3
3 Đặc điểm vốn tự có 4
4 Chức năng Vốn tự có 4
5 Ý nghĩa của việc gia tăng vốn tự có 5
6 Tỷ lệ an toàn vốn tự có trong hoạt động kinh doanh của NHTM 7
6.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 7
6.1.1 Hệ số giới hạn huy động vốn: 7
6.1.2 Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có: 7
6.1.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: (CAR) 8
6.2 Giới hạn tín dụng: 11
6.3 Giới hạn góp vốn, mua cổ phần 13
7 Giải pháp gia tăng vốn tự có 14
7.1 Tăng vốn điều lệ 14
7.1.1 Phát hành thêm cổ phiếu mới 14
7.1.2 Phát hành trái phiếu chuyển đổi 15
7.2 Tăng lợi nhuận giữ lại 15
7.3 Tăng nợ bằng cách phát hành trái phiếu 16
7.4 Sáp nhập, mua lại ngân hàng 18
7.5 Một số phương thức khác 18
8 Những thuận lợi và khó khăn trong việc gia tăng vốn tự có hiện nay 18
8.1 Các tác nhân buộc các ngân hàng thương mại tăng vốn tự có 18
8.1.1 Nguyên nhân vĩ mô 18
8.1.2 Nguyên nhân vi mô 21
8.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc gia tăng vốn tự có hiện nay 23
8.2.1 Thuận lợi 23
8.2.2 Khó khăn 24
KẾT LUẬN 28
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế là một vấn đề thời
sự quan trọng của mỗi nước, nhất là các nước đang trong giai đoạn phát triển Mỗi nướcphải nhận thức đúng đắn và phải thiết lập các thể chế phù hợp, tuân thủ các quan hệ kinh tếquốc tế cùng những cam kết mang tính toàn cầu, qua đó cùng tạo nên một nền kinh tế đadạng, hợp tác và cùng phát triển Hội nhập đang đem đến nhiều cơ hội lớn lao nhưng cũng
là thách thức không kém phần cam go cho nền kinh tế đất nước Đặc biệt, các Ngân hàngthương mại nói chung và khối các NHTMCP nói riêng phải đối mặt với những tháchthức nhất định Thách thức về tiềm lực tài chính, công nghệ, năng lực, kinh nghiệm quảntrị, chất lượng sản phẩm dịch vụ …Đây chính là vấn đề thời sự, luôn được Nhà nước quantâm và chỉ đạo sâu sát, NHNN Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện những chủtrương, chỉ đạo của Nhà nước nhằm giúp các Ngân hàng thương mại mở rộng quy mô hoạtđộng, hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và hòa nhập tốt với nền kinh tế khuvực và thế giới
Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Namtrong thời gian tới là tăng vốn tự có Với nền kinh tế thị trường, vốn tự có là cơ sở hìnhthành pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố tài chính quantrọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng Với lĩnh vực kinh doanhtiền tệ, vốn tự có còn là yếu tố có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự hình thành và pháttriển lâu dài của ngân hàng Giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay đã chứng kiến việc đuanhau tăng vốn của các ngân hàng thương mại, nhất là khối các NHTMCP trong nước Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, mặc dầu vốn tự có bình quân của các NHTMCP có tăngnhưng kết quả việc tăng vốn vẫn chưa đáp ứng hết được những mong đợi của các ngânhàng Việc tăng vốn tự có nhanh trong một khoảng thời gian ngắn mà không kèm theonhững thay đổi chưa chắc đã giúp các NHTMCP nâng cao vị thế và tạo ra những ảnhhưởng tốt đến các quyết định của thị trường, ngược lại có thể tạo thêm nhiều nguy cơrủi ro tiềm ẩn lớn hơn
Vì thế cần nghiên cứu các giải pháp tăng vốn tự có tại các NHTM nhằm tìm ra hướng điđúng cho các ngân hàng hiện nay
Trang 41 Khái niệm
Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp củachi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Khoản 10, Điều 4, Luật các Tổ chức Tín dụng ViệtNam 2010 số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010)
Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nócòn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại
2 Cấu thành Vốn tự có
Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, vốn tự có bao gồm vốn tự có cấp
1 và vốn tự có cấp 2:
Vốn cấp 1 (Vốn tự có cơ bản): Là phần vốn tự có hình thành ban đầu và được bổ sung
trong quá trình hoạt động của ngân hang, đây là nguồn vốn tương đối ổn định, bao gồm:
- Vốn điều lệ;
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
- Các quỹ dự phòng khác;
- Quỹ đầu tư và phát triển nghiệp vụ;
- Lợi nhuận không chia;
- Các tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Trong thành phần của vốn tự có cấp 1, vốn điều lệ là nguồn vốn ban đầu ngân hàng cóđược khi mới hoạt động và được ghi vào bảng điều lệ hoạt động của ngân hàng
Vốn cấp hai (Vốn tự có bổ sung): Là nguồn vốn tăng thêm khi ngân hàng đã đi vào hoạt
động và phụ thuộc vào nguồn vốn tự có cơ bản về quy mô và có tính ổn định thấp, baogồm:
- 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo qui định củapháp luật;
- 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu
tư, vốn góp) được định giá lại theo qui định của pháp luật
Trang 5- Quỹ dự phòng tài chính;
- Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành có kỳ hạn ban đầu, thời hạntrước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm;
- Các công cụ nợ khác là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác Có
kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
3 Đặc điểm vốn tự có
- Trong thời gian đầu hoạt động, vốn tự có là cơ sở để tạo nên nguồn lực tài chínhcủa ngân hàng thương mại Vốn tự có được sử dụng cho mục đích đầu tư vào tài sản cốđịnh, đầu tư dài hạn và ngắn hạn để sinh lời
- Là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động đồng thời vốn
tự có luôn vận động và tham gia vào quá trình kinh doanh của ngân hàng Mọi quyết địnhtăng thêm vốn luôn gắn liền với yêu cầu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mở rộnghoạt động của ngân hàng
- Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (từ 10 – 15%) nhưng vốn tự
có đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác.Giá trị của vốn tự có gắn liền với uy tín, năng lực, vị thế của chủ sở hữu vốn và quan hệcung cầu vốn trên thị trường
- Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng như các giới hạn huy độngvốn, giới hạn cho vay và bảo lãnh …vì hoạt động của các ngân hàng thương mại phảichịu sự chi phối của các quy định pháp luật dựa trên căn cứ là quy mô vốn tự có
- Ngoài ra, vốn tự có được hình thành từ những nguồn vốn hợp pháp được phép lưuchuyển trên thị trường tài chính Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, vốn tự có củangân hàng sẽ mang tính quốc tế gắn liền với môi trường cạnh tranh cao khi mà các ngânhàng thương mại đang mở rộng việc thu hút đầu tư thông qua thị trường tài chính bằngcác công cụ tài chính đa dạng
4 Chức năng Vốn tự có
Chức năng bảo vệ: Với chức năng bảo vệ, vốn tự có là lá chắn chống đỡ, bù đắp những
tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng:
- Đảm bảo được khả năng thanh toán
Trang 6- Đảm bảo khoản vốn dự trữ đủ để duy trì được khả năng trả nợ tránh rủi ro do thua
lỗ
- Đảm bảo sự an toàn vốn của người gửi tiền
- Trong trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng đểhoàn trả cho khách hàng
Chức năng hoạt động:
- Tham gia vào việc hình thành nên tài sản cố định cho các ngân hàng hoạt động
- Cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thứcdịch vụ mới, cho những chương trình mới
- Đầu tư các tài sản ngắn hạn và dài hạn như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu công ty,trái phiếu chính phủ,…là để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng cũng đồngthời nhằm duy trìmức vốn khả dụng cho ngân hàng
Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nênlợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao Vì vậy chức năng hoạt đông ở đây cũng chỉ làthứ yếu
Chức năng điều chỉnh: Vốn tự có xác lập các giới hạn cho hoạt động kinhdoanh ngân
- Vốn tự có là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm bảođảm ngân hàng an toàn trong kinh doanh
5 Ý nghĩa của việc gia tăng vốn tự có
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển mạnh cả
về quy mô và chất lượng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá,
Trang 7hiện đại hoá đất nước Song, cũng như các chủ thể kinh tế khác, các ngân hàng cũng đangđứng trước những cơ hội và thách thức to lớn của quá trình hội nhập
Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy, năng lực cạnhtranh khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế còn rất nhiều yếu kém Biểu hiện quan trọng
và nổi bật là vốn tự có của các ngân hàng thương mại đều nhỏ bé và cơ cấu chưa hợp lý
so với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới Như chúng ta đã biết, hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợptất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệpnào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế
Trên thực tế, ngân hàng có nhiều biện pháp để bảo vệ tình trạng tài chính của mình như:nâng cao chất lượng quản lý, đa dạng hóa các nguồn vốn và danh mục đầu tư, bảo hiểmtiền gửi và nâng cao vốn chù sở hữu Khi tất cả các phương pháp ngăn chặn rủi ro khôngcòn hiệu quả thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ là biện pháp cuối cùng Vốn chủ sở hữu
bù đắp cho những tổn thất bắt nguồn từ những khoản cho vay và đầu tư thiếu hiệu quả, từ
sự quản lý yếu kém, giúp cho ngân hàng có thề giữ vững được hoạt động cho tới khi cácvấn đề khó khăn được giải quyết Chỉ khi các khoản thua lỗ của ngân hàng lớn đến mứctất cả các biện pháp kể cả vốn chủ sở hữu đều không thể khắc phục nổi thì nó sẽ bị buộcphải đóng cửa Vốn chủ sở hữu là sự chống đỡ thua lỗ cuối cùng
Vì vậy, để chống đỡ lại những rủi ro ngày càng cao gây ra từ nhiều nguồn kác nhau, ngânhàng cần phải nắm giữ nhiều vốn hơn Khi ngân hàng tăng vốn điều lệ sẽ làm cho nănglực tài chính của bản thân ngân hàng tăng lên, các rủi ro của khách hàng và của chínhngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh được đảm bảo Tăng vốn tự có còn giúpcho quy mô vốn của ngân hàng tăng lên, đáp ứng được những yêu cầu về mặt quản lý củaChính Phủ và NHNN khi mà vấn đề kiểm soát hoạt động ngân hàng ngày càng trở nênchặt chẽ hơn nhằm đáp ứng cho yêu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước Bên cạnh đó,tăng vốn tự có góp phầnlàm cho quy mô của các ngân hàng tăng lên, giúp ngân hàng triểnkhai thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và gia tăng khả năng cạnh tranh của ngânhàng so với các ngân hàng nước ngoài Như vậy, tăng năng lực tài chính thông qua tăngvốn tự có mang ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng
Trang 86 Tỷ lệ an toàn vốn tự có trong hoạt động kinh doanh của NHTM
6.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
6.1.1 Hệ số giới hạn huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,
kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn, các khoản tiền giữ hộ và đợithanh toán, tiền gửi của kho bạc nhà nước (nếu có), tiền gửi của các TCTD ở nước ngoài.Vốn tự có của Ngân hàng gồm: vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tưphát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia.(Vốn cấp 1)
Hệ số này đưa ra không phải để quy định mức VTC tối thiểu, mà để khống chế mức huyđộng vốn cho phù hợp với độ lớn của vốn tự có
Ý nghĩa: nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của Ngân hàng để tránh tình trạngkhi Ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngânhàng có thể mất khả năng chi trả
Ở góc độ khác, một số quốc gia còn dùng hệ số này để bảo hộ các ngân hàng trong nướcđối với thị trường tiền gửi trong giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế quốc tế (Theo côngvăn số 1210/NHNN-CNH của NHNN, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Namđược nhận tiền gửi VND theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh với mức tiền gửitối đa và theo lộ trình cụ thể: từ ngày 01/01/2007, tỷ lệ được huy động là 650% vốn đượccấp, từ ngày 01/01/2009 là 900% vốn được cấp, từ ngày 01/01/2010 là 1000% vốn đượccấp và sau ngày 01/01/2011 sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ)
6.1.2 Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có:
Hệ số này cho phép tài sản của Ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự
có của Ngân hàng
Ở Việt Nam, quy chế đảm bảo an toàn kinh doanh đối với các TCTD được NHNN đưa rathông qua quyết định 107/QĐ/NH5 ngày 09/06/1992 buộc các TCTd phải thường xuyênduy trì tỉ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có ở mức 5%
Ý nghĩa: Tổng tài sản càng lớn thì rủi ro càng lớn vì vậy VTC phải đủ lớn để bảo vệ Ngânhàng
Trang 96.1.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: (CAR)
Các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốntối thiểu là 9% giữa vồn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro của tổ chức tín dụng
Ngoài việc duy trì tỷ lệ an toán vốn riêng lẻ, tổ chức tín dụng phải thực hiện báo cáo tàichính hợp nhất theo quy định của pháp luật, phỉ đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tốithiểu 9% trên cở sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toànvốn hợp nhất)
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – các khoản phải trừ
Tổng tài sản có rủi ro quy đổi = (tài sản có nội bảng x hệ số rủi ro) + (Tài sản ngoại bảng
x hệ số rủi ro x hệ số chuyển đổi)
Theo điều 5, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010.
Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trịtài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro
Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có”
và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3,Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này
Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tínhbằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản6.3 và hệ số rủi ro quy định tại Khoản 6.4 Điều này
Trang 10đ) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng pháthành;
e) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính
tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt,
sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành;g) Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, Ngân hàng Trung ương các nướcthuộc OECD;
h) Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương cácnước thuộc OECD hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi Chính phủ Trung ương các nướcthuộc OECD
d) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi được bảođảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành;
đ) Kim loại quý (trừ vàng), đá quý;
e) Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế và các khoản phải đòi đượccác tổ chức này bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các tổ chứcnày phát hành;
g) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc OECD vàcác khoản phải đòi được bảo lãnh thanh toán bởi các ngân hàng này;
Trang 11h) Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộcOECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro vànhững khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán;
i) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc OECD,
có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm đượccác ngân hàng này bảo lãnh thanh toán
5.3 Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50% gồm:
a) Các khoản đầu tư dự án theo hợp đồng của công ty tài chính theo quy định về tổ chức
và hoạt động của công ty tài chính;
b) Các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn vớiquyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này được bên vay cho thuê nhưng bênthuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê
5.4 Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100% gồm:
a) Các khoản góp vốn, mua cổ phần, trừ các khoản góp vốn, mua cổ phần vào công tycon, công ty liên doanh, công ty liên kết, các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 quy định tạiĐiểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm e Khoản 2.2 Điều này;
b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộcOECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên, và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại từ 1năm trở lên được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán;
c) Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ương của các nước không thuộc OECD,trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ củacác nước đó
d) Các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác theo quy địnhcủa pháp luật
đ) Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2,Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này
5.5 Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 150% gồm các khoản cho vay các công ty con,công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, trừ các khoản phải đòi quy địnhtại Khoản 5.6 Điều này
Trang 125.6 Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% gồm:
a) Các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán;
b) Các khoản cho vay các công ty chứng khoán;
c) Các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản
6.2 Giới hạn tín dụng:
Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010
Điều 8 Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá
1 Dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng tín dụng; số
dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dư các khoản tổchức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá15% vốn tự có của tổ chức tín dụng
2 Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàngkhông được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vayđối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này
3 Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quankhông được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vayđối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này
4 Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm kháchhàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đótổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệquy định tại Khoản 2 Điều này
5 Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàngkhông được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài
Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với mộtkhách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng
có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài, trong đó
Trang 13tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có củangân hàng nước ngoài.
Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với mộtnhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nướcngoài
6 Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với nhữngđiều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát và phảituân thủ các hạn chế sau đây:
a) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một doanh nghiệp
mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổchức tín dụng
b) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp
mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của tổchức tín dụng
c) Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công
ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tíndụng nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này
7 Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh chứng khoán
8 Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứngkhoán
9 Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu
tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
10 Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá giới hạn cho vay quy định tạiKhoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước
11 Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợpvốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu
Trang 14cầu vay vốn, thuê tài chính của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyếtđịnh cụ thể mức cho vay, cho thuê tài chính đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 9 Giới hạn cho thuê tài chính
1 Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn
tự có của công ty cho thuê tài chính
2 Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không đượcvượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trong đó mức cho thuê tài chínhđối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này
6.3 Giới hạn góp vốn, mua cổ phần.
Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010
Điều 15 Nguồn vốn để góp vốn, mua cổ phần
Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theoquy định tại Thông tư này
Điều 16 Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
1 Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư,
dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanhnghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua
cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật
Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liêndoanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự
án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp,quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó