Hoạt động ZTtại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiền (Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang (Trang 36)

6. Cấu trúc của luận văn:

1.3.5. Hoạt động ZTtại Việt Nam:

Ở Việt Nam, các chƣơng trình ZT thƣờng bao gồm các lớp học Yoga, điều trị tâm lý, liệu pháp spa. Thêm vào đó là những chuyến viếng thăm đền chùa, thiền viện hay các địa danh tâm linh khác. Mỗi chuyến đi nhƣ vậy, du khách lại đƣợc trực tiếp trải nghiệm văn hóa Phật giáo bằng cách tham gia vào đời sống hàng ngày của các nhà tu hành và thƣởng thức những món ăn chay tịnh. Thoát

khỏi những cám dỗ và thói quen đời thƣờng chính là liệu pháp đầu tiên để du khách lấy lại sự cân bằng. Những hoạt động giải trí đầy tính Thiền, thƣ giãn đầu óc nhƣ spa, thƣ pháp, trà đạo... đƣợc đƣa vào chƣơng trình du lịch, mang lại sự tĩnh tâm cần thiết. Và đó cũng chính là điểm mấu chốt của hình thức du lịch này - luôn hƣớng tới việc tái tạo lại sự cân bằng giữa cơ thể và tinh thần của du khách. Trong suốt thời gian tham gia những tour này, du khách sẽ đƣợc tách ra khỏi mọi áp lực của cuộc sống, bộn bề thƣờng ngày để hòa mình vào thiên nhiên và học những điều tƣởng nhƣ... không cần phải học: thƣ giãn và hít thở.

Hiện nay, một số thiền viện nổi tiếng có những khóa tu tập thiền nhƣ Trung tâm thiền Phƣớc Sơn đồi Lá Giang (xã Phƣớc Tân, Tp. Biên Hòa) nhận thiền sinh hàng ngày, mỗi ngày có khoảng 200 thiền sinh. Chùa Bửu Quang (Quận Thủ Đức, Tp. HCM) khai giảng mỗi tuần với khoảng 50 thiền sinh tham dự. Chùa Nguyên Thủy (Quận 2, Tp. HCM) thỉnh thoảng khai giảng những khóa thiền 10 ngày do những thiền sƣ nƣớc ngoài nhƣ Myanmar, Sri Lanka hƣớng dẫn, thu hút vài trăm thiền sinh mỗi khóa. Bên cạnh đó, tịnh xá Ngọc Thành (Quận Thủ Đức, Tp.HCM) thƣờng tổ chức khóa thiền 10 ngày theo sự hƣớng dẫn của Thiền sƣ Goenka, Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, Tp. HCM) trong tháng 6/2010 tiếp nhận đến 600 thiền sinh trong khóa tu tập hè…

Tại Kiên Giang, chùa Phật Quang (thành phố Rạch Giá), đã 3 lần tổ chức khóa tu tập hè, lần 1 năm 2010, lần 2 năm 2011 và lần 3 năm 2012, mỗi đợt tu tập hè, chùa Phật Quang đều tiếp nhận hơn 1000 thiền sinh.

Ngoài ra, còn một số cơ sở tổ chức hoạt động thiền nhƣ Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), chùa Quang Minh (Đồng Nai); Thiền Viện Trúc Lâm (Lâm Đồng); Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh); Thiền viện Viên Không, Thiền Viện Chơn Không (Bà Rịa - Vũng Tàu); Huyền Không Sơn Thƣợng (Huế) và Trung tâm thiền chùa Siêu Lý (Vĩnh Long) hiện đang xây dựng… Một địa phƣơng có nhiều thế mạnh về du lịch là Bà Rịa -Vũng Tàu đã có kế

hoạch thành lập Khu du lịch văn hóa thiền tại Thiền viện Chơn Không với tổng vốn đầu tƣ dự kiến khoảng 30 tỷ đồng. Theo đó, Khu du lịch văn hóa thiền này sẽ có vƣờn đá Phƣơng Đông, khu thiền Yoga, khu biểu diễn thƣ pháp, khu giới thiệu và nấu các món ăn chay, khu vƣờn thuốc Nam chữa bệnh, khu xây dựng tƣợng đức Phật, bảo tàng Phật giáo, khu trà đạo…

Hiện nay, nhiều công ty lữ hành tại Việt Nam cũng nhận thấy ZT là một loại hình du lịch tiềm năng không thể bỏ qua.

Công ty TNHH Du lịch Anh Anh có 2 tour du lịch thiền kết hợp với Yoga. Đó là tour dài 2 ngày 3 đêm dành cho du khách đến từ Tp. Hồ Chí Minh, tour 3 ngày 4 đêm dành cho du khách đến từ Đà Nẵng và Hà Nội. Địa điểm đƣợc Công ty TNHH Du lịch Anh Anh lựa chọn là Hòn Bà, Suối Đổ, Khu Du lịch suối Hoa Lan, Ba Hồ, vịnh Vân Phong… Đây là những nơi rừng núi hoang sơ, không khí trong lành, rất thích hợp để du khách tập luyện thiền và Yoga. Trong suốt thời gian tham gia tour thiền - Yoga, du khách sẽ đƣợc tách ra khỏi mọi áp lực của cuộc sống, công việc thƣờng ngày để hòa mình vào thiên nhiên và học những điều tƣởng nhƣ vô cùng đơn giản không cần phải học. Đó là học cách thƣ giãn và thở đúng cách. Đặc biệt, ngƣời hƣớng dẫn các buổi tập luyện Yoga là thầy Dada Udvelanada - một chuyên gia về Yoga. Tour du lịch này hiện đang đƣợc giới kinh doanh lữ hành đánh giá cao và thu hút nhiều khách tham gia”.

Công ty du lịch Hòa Bình cũng từng tổ chức một chuyến du lịch thiền có mời các chuyên gia tâm lý cho 35 khách (trong đó phần lớn là khách nƣớc ngoài) đi Phan Thiết. Ngoài những điểm đến đã quen thuộc, du khách đƣợc các chuyên gia tâm lý trao đổi nhiều vấn đề cuộc sống cũng nhƣ tham gia sinh hoạt tập thể. Sau những tour tham quan bình thƣờng, du khách có cảm giác mỏi mệt thì tour du lịch thiền lại tạo cho họ cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.

Tour du lịch sinh thái Cần Giờ của Công ty Vietnam Travel Guide1

lại chú trọng mang đến cho du khách phƣơng pháp hít thở, an tịnh, một cấp độ sơ thiền hƣớng đến việc tự tập luyện và mang tính nhập đời. Không gian sông nƣớc, rừng sinh thái trong lành là điều kiện tốt cho những bài tập. Du khách trên chuyến đi không nhất thiết phải ăn chay mà có thể thƣởng thức bữa ăn cá đồng hay các món hải sản nổi tiếng của vùng rừng ngập mặn Vàm Sát.

Trong khi đó, các công ty du lịch lớn nhƣ Saigontourist, Viettravel, Fiditour, Bến Thành… thì chú trọng các chƣơng trình ZT ở khu vực phía Bắc; xu hƣớng mở rộng hành trình đến những nƣớc có loại hình ZT phát triển nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ,…

Tiểu kết chƣơng 1

Mặc dù Thiền Tông đƣợc bắt nguồn từ Phật giáo Ấn Độ và đƣợc khởi nguyên từ Trung Hoa, nhƣng chính ở Việt Nam Thiền Tông mới có một sức sống mãnh liệt và trƣờng tồn. Thiền ở Việt Nam là sự kết tinh những gì là tinh túy nhất trong tƣ tƣởng của hai nền văn minh lớn của nhân loại, Thiền đó vƣợt ra khỏi một phƣơng pháp tu tập thông thƣờng để vừa là một thứ triết lý thâm sâu, lại vừa là một thứ giải trí thanh cao của con ngƣời, ranh giới của tôn giáo, thần phật đó bị xóa nhòa để hòa nhập vào cuộc sống của con ngƣời. Bằng cách nâng mình lên để thƣởng thức và thẩm thấu nghệ thuật ấy, con ngƣời đó hòa nhập vào thế giới của tự nhiên nguyên sơ thiêng liêng và vĩnh cửu, vĩnh cửu giống nhƣ những kiếp nhân sinh ngàn đời kế tiếp nhau.

Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa lại các vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, du lịch Thiền, tổng quan các nguồn lực phát triển ZT, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển ZT.

1

CHƢƠNG 2

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỀN TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiền (Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)