6. Cấu trúc của luận văn:
3.4.2. Xây dựng sản phẩm ZTtại Kiên Giang:
Mở các khóa tu tập thiền dành cho mọi đối tƣợng:
Ngoài tăng ni phật tử, bất kỳ ai cũng có thể tham gia các khóa học này. Có thể mở các khóa tu tập bảy ngày, một ngày, khóa tu mùa hè hay khóa tu dành cho những ngƣời khiếm thị, khuyết tật. Các hoạt động khách có thể tham gia trong các khóa tu nhƣ tọa Thiền, nghe giảng đạo, thuyết pháp, ăn chay, học pháp lý, tham gia hội thảo, viết kinh phật thƣ pháp... mục đích nhằm nâng cao thể
lực, trí lực sống đời sống nhƣ một hành giả, làm cho tâm hồn thanh thản trƣớc khi quay trở lại cuộc sống lo toan vất vả đời thƣờng.
Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch cho ZT: Khi tham gia ZT, du khách có cơ hội thƣởng thức các hoạt động nhƣ:
-Vãn cảnh trong vƣờn Thiền: Ngắm hoa, cây cỏ, suy ngẫm về triết lý cuộc đời, tìm hiểu cách bố cục một khu vƣờn Thiền, tận hƣởng thiên nhiên kỳ thú. -Vẽ tranh, viết tranh chữ (thƣ pháp): Tranh thiền là loại tranh vẽ khó thực hiện vì đòi hỏi ngƣời vẽ có sức tập trung cao. Đƣợc vẽ trên một loại giấy rất mỏng, dễ rách nên nét vẽ không thể dừng lâu ở một chỗ và cũng không thể bôi sửa vì sẽ làm rách giấy. Mỗi một nét vẽ cần có sự định thần và vét vẽ đi cọ phải dứt khoát, đều đặn mới có thể thành công trong một bức họa. Thƣờng chỉ vẽ bằng một màu mực đen. Đây là một phƣơng pháp để ngƣời Thiền thể hiện sức định của tâm trí. Vẽ tranh thiền đặt con ngƣời ta vào mối quan hệ thực chất với thiên nhiên và vũ trụ mà không diễn tả bằng lời. Các bức tranh Thiền đƣợc vẽ để chỉ trạng thái tĩnh tâm của ngƣời tu Thiền.
- Thƣởng thức trà: Xây dựng không gian thƣởng thức trà riêng, xây dựng trà thất, hoặc trong không gian vƣờn Thiền. Các thiền sƣ phải nắm bắt đƣợc cái tinh túy của trà đạo, nghệ thuật pha trà, nghệ thuật uống trà để chỉ dẫn cho du khách.
- Tham gia học tập nghệ thuật nấu đồ chay và thƣởng thức các bữa ăn chay: Trong trai đƣờng, có thể mở lớp dạy nấu ăn chay nếu du khách có nhu cầu. Bữa cơm chay tại các Chùa không chỉ là sự khám phá về nghi lễ ẩm thực của sự chay tịnh trong Phật giáo mà còn là một khám phá về tính khoa học trong các món chay thật tinh tế.
3.4.3. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ ZT
- Đầu tƣ xây dựng các khu vƣờn thiền (Zenpark) để du khách thƣởng thức hoạt động vãn cảnh trong vƣờn thiền:Ngắm hoa, cây cỏ, suy ngẫm về triết
lý cuộc đời, tìm hiểu cách bố cục một khu vƣờn thiền, tận hƣởng thiên nhiên kỳ thú.
- Xây dựng các thiền quán, câu lạc bộ thiền và yoga, công viên thiền, trà thiền… đáp ứng nhu cầu vui chơi, giả trí của du khách.
- Chú trọng đầu tƣ phát triển nhà hàng, cửa hàng, quán ăn, nhà trọ phục vụ khách tham gia ZT.
- Ƣu tiên phát triển các cơ sở lƣu trú du lịch đạt tiêu chuẩnđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách thiền – những ngƣời có khả năng chi tiêu cao trong quá trình du lịch.
3.4.4. Tạo nguồn khách thông qua các hoạt động hướng dẫn thực hành thiền
Nhu cầu du lịch ai cũng có nhƣng nhu cầu tập thiền định hoặc Yoga thì chƣa có nhiều, ngoài ra việc gắn các hoạt động này vào du lịch thuần túy khiến cho du khách chƣa thực sự cảm thấy hợp lý. Rút kinh nghiệm từ du lịch Thiền của Thái Lan gồm các hoạt động dịch vụ du lịch tổng hợp nhƣ: tham quan kết hợp thiền tập một trong vài ngày tại một ngôi chùa, thiền viện hay ngoài trời khiến cho tính chất của chuyến đi mang tính hỗn hợp. Đây cũng là một phƣơng pháp tiếp cận dần dần nguồn khách thuần túy tham gia các hoạt động du lịch thiền để họ quen dần hoạt động đó rồi mới khơi dậy nhu cầu thực sự của họ.
Để đẩy mạnh đƣợc nguồn khách tham gia các chƣơng trình ZT tại Kiên Giang, các hoạt động hoằng dƣơng Phật pháp cần đƣa vào thêm các hoạt động thiền định nhằm tạo ra tiền đề cho việc tọa thiền cũng nhƣhoạt động du lịch Thiền. Hoạt động tu tập và tổ chức cho các thanh niên cần triển khai sâu rộng hơn nữa. Chính các thanh niên và các hoạt động tu thiền này là nền tảng cơ bản để tổ chức các chƣơng trình ZT.
3.4.5. Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch thiền
Có nhiều hình thức tiếp thị, quảng bá ZT, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang cần có những lựa chọn phù hợp và phối hợp các hình thức này để đạt đƣợc hiệu quả quảng bá tốt nhất.
- Các công ty kinh doanh du lịch của địa phƣơng, tổ chức định kì các chƣơng trình ZT.
- In ấn các sách tự giới thiệu về địa phƣơng, các profile với hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nét độc đáo của loại hình ZT.
- Tiếp thị chào bán sản phẩm du lịch đến các đoàn thể, mà trƣớc hết là cơ quan xí nghiệp, trƣờng học ở địa phƣơng, nơi có nguồn khách tiềm năng lớn.
- Sử dụng bảng quảng cáo, cổng chào trên đƣờng, có khẩu hiệu của ZT. - Tuyên truyền quảng cáo trên báo chí và các đài phát thanh, truyền hình.
- Tổ chức các tour thử nghiệm với giá rẻ và mời các khách mời có chọn lọc, sau đó lập bảng điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến.
- Tham dự hoặc tổ chức các hội chợ du lịch giới thiệu quảng bá du lịch của địa phƣơng trong đó có ZT.
3.4.6. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ZT
- Lực lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch của tỉnh Kiên Giang đang thiếu và yếu. Hƣớng dẫn viên du lịch thiền hiện nay chƣa có. Chính vì thế ngành du lịch cần liên kết với các trƣờng cao đẳng, đại học mở những lớp đào tạo hƣớng dẫn viên phục vụ chƣơng trình ZT.
- Xây dựng chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn ZT đƣa vào giảng dạy cho sinh viên du lịch trong các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Các cơ sở đào tạo nhân lực cần có sự liên kết với ban trị sự các cơ sở Thiền Phật giáo để nhận đƣợc sự hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ZT.
- Có những chính sách về ƣu đãi tốt về tiền lƣơng, môi trƣờng làm việc, thăng tiến,…đối với những ngƣời có tài công tác trong ngành Du lịch.
3.4.7. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động ZT
- Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình làm du lịch tại các điểm du lịch, ở các bãi biển, các khu di tích, lịch sử, văn hóa… để góp phần ổn định cuộc sống của ngƣời dân.
- Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các qui định hiện hành về bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa đến cộng đồng địa phƣơng.
- Có chính sách khuyến khích nhằm thu hút các doanh nghiệp du lịch, hãng lữ hành tiêu thụ các sản phẩm truyền thống do ngƣời dân địa phƣơng làm ra, giúp ngƣời dân có công ăn việc làm ổn định, đồng thời tạo ra ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống mang bản sắc của địa phƣơng mình.
3.4.8. Kiến nghị với Nhà nƣớc, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về Du lịch, các công ty du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnhKiên Giang
- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu nhằm xác định thêm tài nguyên du lịch có thể khai thác phát triển loại hình ZT tại Kiên Giang cũng nhƣ xây dựng các tuyến/điểm ZT để đƣa loại hình ZT vào thực tế tại Kiên Giang. Tiếp tục đƣa các tuyến điểm chƣơng trình ZT đã đề xuất vào thử nghiệm để đức rút kinh nghiệm nhân rộng.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng vào ZT (cải tạo các quán ăn, quán cà phê, trại chim Yến, massage, vƣờn thiền,…đã có sơ bộ phong cách thiền thành các điểm ZT, phát triển các cơ sở ZT mới để có thể đón du khách các chƣơng trình ZT).
- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân viên nghiệp vụ du lịch hiểu biết về hoạt động du lịch Thiền, các hƣớng dẫn viên loại hình du lịch này không những
chỉ am hiểu về mặt lý luận mà còn là ngƣời có thể thực hành và hỗ trợ các du khách trong việc tập thiền.
- Quảng bá ZT tại tỉnh Kiên Giang trên các phƣơng tiện quảng bá du lịch của tỉnh.
Trên đây chỉ là một trong những giải pháp cơ bản có tính chất tạm thời đối với ngành du lịch tỉnh Kiên Giang trong việc phát triển ZT tại địa phƣơng. Để có đƣợc những định hƣớng sát với thực tế, những phƣơng hƣớng giải quyết chi tiết, cần sự quan tâm nhiều hơn của Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang.
Tiểu kết chƣơng 3
Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng và đa dạng. Việc đƣa ra loại hình du lịch hấp dẫn du khách không chỉ phụ thuộc vào tính đa dạng, độc đáo của tài nguyên du lịch điểm đến mà còn căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất - hạ tầng, hoạt động xúc tiến quảng bá của ngƣời làm du lịch, sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng...
Đặc biệt du lịch Thiền lại là loại hình du lịch hoàn toàn khá mới ở Việt Nam nói chung và rất mới tỉnh Kiên Giang nói riêng. Làm thế nào để giới thiệu, thu hút du khách tham gia vào chƣơng trình du lịch Thiền là một vấn đề rất cần thiết.
Trong chƣơng 3, tác giả đã đề xuất đƣợc một số giải pháp để phát triển du lịch Thiền tại tỉnh Kiên Giang. Trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao nhận thức khai thác Zen tourism, tăng cƣờng nguồn khách thông qua các hoạt động hƣớng dẫn thực hành Thiền để từ đó tạo ra nguồn cầu nội địa và đẩy mạnh việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã có nhiều kinh nghiệm đối với loại hình du lịch này.
KẾT LUẬN
Khi đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao thì loại hình du lịch chỉ nghiêng về mặt hƣởng thụ vật chất không thỏa mãn đƣợc nhu cầu tâm lý của con ngƣời. Do sức ép của xã hội, công việc và các mối quan hệ ngày càng phức tạp, con ngƣời dễ bị stress. Khi đó con ngƣời muốn tìm đến những phƣơng pháp giúp thƣ giãn, giải tỏa những sức ép về mặt tâm lý. ZT là một hƣớng du lịch mới hiệu quả, ít tốn kém hơn các phƣơng pháp y học có sử dụng thiết bị máy móc hiện đại.
Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền tại tỉnh Kiên Giang là một công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm du lịch mới. Hình thức thực hiện loại hình đi du lịch này hoàn toàn mới lạ ở tỉnh Kiên Giang, mới chỉ có tính chất nghiên cứu ở các khía cạnh liên quan đến văn hóa hoặc tôn giáo mà chƣa có nghiên cứu chính thức nào về các điều kiện và thực trạng phát triển loại hình du lịch này.
Phát triển du lịch Thiền là một hƣớng phát triển mới cho sản phẩm du lịch Kiên Giang, bổ sung vào danh mục các loại hình sản phẩm du lịch cần đầu tƣ, triển khai kinh doanh. Việc hình thành nên loại hình du lịch mới này sẽ đem lại một sức sống mới cho ngành du lịch của tỉnh nhà.
Kết hợp hài hòa hoạt động du lịch nói chung và ZT, là định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang trong thời gian sắp tới. Kiên Giang có nhiều tài nguyên tự nhiên và nhân văn có thể khai thác phục vụ ZT. Thách thức đặt ra cho du lịch tỉnh Kiên Giang là làm thế nào tạo đƣợc các sản phẩm ZT hấp dẫn du khách.
Bƣớc đầu đã đề xuất xây dựng 4chƣơng trình ZTtại các điểm đến: Tp. Rạch Giá (3 điểm), thời gian: 01 ngày; Hà Tiên (4 điểm), thời gian: 2 ngày 1 đêm; Hòn Chông – Kiên Lƣơng (2 điểm), thời gian: ½ ngày; Phú Quốc
(4điểm), thời gian: 3 ngày 2 đêm. Nội dung và phƣơng pháp ZT tại mỗi tuyến điểm đƣợc trình bày trong luận văn. Các tuyến điểm đƣợc chọn cũng đồng thời là các danh thắng nổi tiếng của Kiên Giang nhằm kết hợp ZT với những hình thức du lịch thông thƣờng khác theo nguyên tắc “Đa dạng hóa loại hình du lịch tại cùng một điểm” để hấp dẫn du khách và qua đó quảng bá về ZT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt (xuất bản phẩm)
1. Nguyễn Tƣờng Bách (1999), Từ điển Phật học, Nxb Thuận Hóa, Huế. 2. Nguyễn Tƣờng Bách(2005), Lưới trời ai dệt, Nxb Trẻ, TP HCM. 3. Nguyễn Tƣờng Bách (2008), Mùi hương trầm, Nxb Trẻ, TP HCM. 4. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang (2010), Niên giám thống kê.
5. Capra, F. (2007), Đạo của Vật lý - Nguyễn Tƣờng Bách biên dịch, Nxb Trẻ, TP HCM
6. Deshimaru, T. (2005), Chân Thiền, Nxb Tổng Hợp, TP.HCM.
7. Dự án VIE 004 03 01 (2008), Phương pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA), Vị Thanh, Hậu Giang.
8. Goldstein, G.(2007), Kinh nghiệm Thiền quán, Nguyễn Duy nhiên dịch, Nxb Đà Nẵng.
9. Herrigel, E. (2007), Thiền trong nghệ thuật bắn cung – Nguyễn Tƣờng Bách dịch, Nxb Trẻ, TP HCM.
10.Nguyễn Đình Hoè (2006), Tích hợp Thiền học và Tiếp cận hệ thống - cơ sở bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu vực Đông Á, Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế "Hƣớng tới cộng đồng Đông Á - Thách thức và triển vọng". Viện Đông Bắc Á, Hà Nội.
11. Nguyễn Đình Hòe (2007), Du lịch Thiền (zentourism)- Một hình thức Du lịch mới và thân thiện Môi trƣờng, Tạp chí Du lich Việt Nam số 4/2007.
12. Nguyễn Đình Hòe (2010), Thiền và Bảo vệ Môi trƣờng, Tạp chí Khoa học và Tổ Quốc số 9/2010.
13. Nguyễn Đình Hòe (2011), Một số phƣơng pháp du lịch Thiền ở Việt Nam,Tạp chí Khoa học và Tổ Quốc số 7/2011.
14. Nguyễn Đình Hòe (2012), Truyền thông Môi trường cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam, (Phần 4. Thuyết pháp hiện đại: Đạo lý của Thiên nhiên). NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
15.Horioka, C. và S.W. Holmes (2004), Thiền trong hội hoạ - Phương pháp tìm hiều nghệ thuật cảm nghiệm thơ Haiku và tranh Mặc hội, Thanh Châu dịch, Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh.
16.Quốc hội (2005), Luật Du lịch số 44/2005/HQ 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 17.Thủ tƣớng Chính phủ,Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm
2011, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
18.Matthiew Ricard& Trịnh Xuân Thuận (2000),Nghệ thuật thiền định, Nxb Thời Đại, Tp. HCM.
19.Nancy Wilson Ross (2005), Ba con đường minh triết Á Châu, Nxb VHTT, Hà Nội .
20.Đào Minh Ngọc (2008), Phát triển Du lịch Thiền ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 5/2008.
21. Đào Minh Ngọc (2007), Nghệ thuật thiền Phật giáo,Báo Văn Hóa Nghệ Thuật
số 4/2007.
22.Sogyal Rinpoche(2006), Mỗi ngày trầm tư cùng sinh tử, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội.
23.Suzuki, D.T. (2005), Thiền Luận, Nxb TP HCM.
24. Trần Văn Thông (2002),Tổng quan du lịch,Nxb Giáo Dục, Hà Nội 25.Nguyễn Đăng Thục (1997), Thiền học Việt Nam, Nxb Thuận Hoá.
26.Tăng Triệu (2007), Tánh Không học phương Đông, Tuệ Hạnh dịch, Nxb Phƣơng Đông, TP HCM.
28.Trung tâm xúc tiến đầu tƣ Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang(2011),
Thông tin về kinh tế - xã hội Kiên Giang 10 năm (2000 - 2010).
29.Trung tâm xúc tiến đầu tƣ Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang(2012), Đặc điểm tự nhiên tỉnh Kiên Giang.
30. Thích Thanh Từ (2008), Thiền sư Việt Nam, Nxb Tổng Hợp, Tp. Hồ Chí Minh.
31.Thích Thanh Từ (2008), Thiền Tông cuối thế kỷ 20, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
32. Thích Thanh Từ (2009), Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20, Nxb Tôn Giáo, Tp. HCM.
33. Nguyễn Ƣớc (2007), Cẩm nang sống Thiền, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Các website tiếng Việt
34. Cục xúc tiến thƣơng mại, Kết cấu hạ tầng tỉnh Kiên Giang,http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-dbscl/2440-ket- cau-ha-tang-tinh-kien-giang.html, (9-11- 2011).
35.Phạm Doãn, Thiền là gì, http://chuatambao.org/thienlagi.htm, 2/2008.
36. Thích Nhật Hạnh, Khái niệm về thiền học. http://www.buddhahome.net, 2009.