Tài nguyên ZT:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiền (Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang (Trang 28)

6. Cấu trúc của luận văn:

1.3.1. Tài nguyên ZT:

Thiền tông đƣợc truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Đến nay đã có 8 tông phái thiền đã từng có mặt ở nƣớc ta, trong đó có không ít thiền phái chỉ tồn tại trong vài ba thế kỷ (nhƣ Ti ni Đa lƣu chi, Thảo đƣờng, Vô ngôn thông).

Chính vì xuất hiện từ rất sớm và tồn tại khá lâu ở Việt Nam nên các triết lý Thiền tông có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến văn hóa của ngƣời Việt. Chùa chiền và các công trình thiền Phật giáo đƣợc xây dựng trên khắp cả nƣớc. Theo thống kê hiện nay, ở Việt Nam có khoảng gần 120 thiền viện. Trong đó có những ngôi chùa thiền thuộc Thiền tông nổi tiếng đã đƣợc đƣa vào các chƣơng trình du lịch nhƣ: chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bà Đá, chùa Trấn Quốc (Hà Nội), Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Bích Động (Ninh Bình), Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh), Từ Đàm, Thiên Mụ, Từ Hiếu (Thừa Thiên - Huế), Từ Ân, Giác Lâm, Giác Viên (TP. Hồ Chí Minh),… [30].

Không những thế, lối ứng xử và các giá trị văn hóa, nghệ thuật của ngƣời Việt Nam đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng của tƣ duy thiền, của triết lý thiền. Việt Nam có cả một hệ phái thơ thiền mà nổi tiếng nhất là Thiền thi Lý –

Trần, có rất nhiều tác phẩm tranh thiền, tƣợng thiền độc đáo. Đặc biệt, chúng ta có rất nhiều loại hình nghệ thuật chịu ảnh hƣởng của triết lý thiền nhƣ nghệ thuật thƣởng trà, nghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật sắp đặt vƣờn nhà, nội thất, nghệ thuật gốm méo, môn võ thái cực trƣờng sinh đạo [11,13]… Những loại hình nghệ thuật này đều là cơ sở để phát triển thành du lịch thiền phục vụ du khách.

Thiên nhiên Việt Nam với núi đá rừng cây, biển đảo, sông hồ, nhiều nơi còn hoang sơ, lại là thiên nhiên miền nhiệt đới rất đa dạng cả về cảnh quan lẫn thế giới sinh vật. Thiên nhiên chứa đựng nhiều nguyên lý thực tại. Vì vậy tài nguyên của các loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái vốn rất đa dạng của nƣớc ta cũng có thể coi là tài nguyên của ZT. Bởi lẽ với thiền khách, ngồi tĩnh lặng chiêm ngƣỡng một bụi cỏ, một tảng đá, một bãi cát, một ngọn thác,…cũng có thể là một cơ duyên “ngộ” thiền.

1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

ZT không nhất thiết là một tour độc lập mà có thể kết hợp trong cùng hành trình với các loại du lịch khác để khai thác tối đa tài nguyên du lịch và nguồn du khách. Tùy theo nhu cầu của du khách mà nội dung zen nhiều hay chỉ điểm xuyến. Vì thế hệ thống cơ sở vật chất cho du lịch đa phần đều có thể sử dụng cho ZT.

1.3.2.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tại điểm đến. Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống các mạng lƣới phƣơng tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lƣới điện, hệ thống cấp thoát nƣớc và xử lý rác thải…trong đó giao thông vận tải là nhân tố quan trọng hàng đầu.

Giao thông vận tải: tăng nhanh phƣơng tiện vận chuyển, giảm thời gian di chuyển cho phép khách du lịch thiền có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi và

chiêm bái các thiền viện, chùa chiền, định tâm tại các điểm du lịch.

Thông tin liên lạc: là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lƣu cho khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Đối với hoạt động ZT, thông tin liên lạc đóng vai trò là nhu cầu tiếp thị, quảng bá các sản phẩm du lịch thiền đến với du khách trong và ngoài nƣớc nhằm thúc đẩy ZT phát triển.

Hệ thống điện, thiết bị xử lý cấp thoát nước, xử lý rác thải:vừa góp phần tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho du khách và các hoạt động du lịch, vừa tạo ra môi trƣờng trong sạch hấp dẫn khách du lịch.

1.3.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) du lịch là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng nhƣ quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách nhƣ lƣu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm.

- Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú: là thành phần đặc trƣng nhất trong toàn bộ hệ thống CSVCKT du lịch gồm những công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn nghỉ và giải trí cho khách du lịch. Đó là các cơ sở lƣu trú du lịch nhà hàng, khách sạn, ...

- Cơ sở vui chơi giải trí :

+ Các cơ sở thể thao phải có phòng tập yoga, phòng tập võ đạo, các thiết bị thể thao chuyên dùng (bể bơi, xe đạp nƣớc, cầu trƣợt nƣớc, cho thuê dụng cụ thể thao…)

+ Các khu vui chơi giải trí công cộng nhƣ khu công viên cây xanh, công viên chủ đề, công viên thiền…

+ Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa nhƣ phòng triển lãm trƣng bày tranh thiền, thƣ pháp và thơ thiền…

+ Các cơ sở y tế, các trung tâm chữa bệnh (bằng nƣớc khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ăn chữa bệnh…), spa thiền, nơi giặt ủi, cắt tóc, thẩm mĩ viện…

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ZT

1.3.3.1. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội

Các điều kiện kinh tế văn hóa - xã hội là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triển ZT. Một quốc gia có nền kinh tế văn hóa - xã hội càng phát triển, con ngƣời lại phải chịu nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi căng thẳng. Từ đó, con ngƣời muốn tìm đến những giải pháp nhằm thƣ giãn, giải tỏa tâm lý, nâng cao sức khỏe, bồi dƣỡng trí tuệ. Vì vậy, ZT ngày càng là một lựa chọn phổ biến của con ngƣời trong nhịp sống hiện đại.

1.3.3.2. Điều kiện chính trị :

Du lịch nói chung và ZT nói riêng chỉ có thể hình thành và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc. Thực tế cho thấy, những quốc gia có chế độ chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo sẽ tạo đƣợc lực hút đối với du khách tham gia ZT.

Các hiện tƣợng thiên tai nhƣ bão lũ, động đất, các bệnh nhƣ AIDS, dịch tả, sốt rét, các bệnh dễ lây lan qua đƣờng hô hấp…cũng gây tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển ZT.

1.3.3.3. Định hƣớng phát triển ZT ở Việt Nam

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lƣợng khách du lịch trên toàn cầu sẽ đạt hơn 1 tỷ lƣợt ngƣời và thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 90 tỷ USD vào năm 2020, tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, trong đó Đông Nam Á chiếm khoảng 34% lƣợt khách. Trong bối cảnh đó, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch trở thành phƣơng châm quan trọng trong chiến lƣợc phát triển du lịch của

mỗi quốc gia, nhất là đối với các nƣớc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam [22]. Du lịch thiền là hƣớng phát triển nhiều hứa hẹn, góp phần tăng cƣờng thu hút khách du lịch, đặc biệt trong bối cảnh ngành du lịch gặp khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.

1.3.3.4. Tôn giáo - dân tộc

Thành phần tôn giáo dân tộc của cƣ dân bản địa là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành loại hình du lịch thiền. Thực tế ở các nƣớc phát triển du lịch thiền nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan… cho thấy, tại các quốc gia châu Á này có tỷ lệ dân cƣ theo Phật giáo cao và nền văn hoá bản địa chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng Phật giáo đặc biệt là triết lý Thiền tông trong đời sống văn hoá tâm linh, tạo nền tảng cho sự hình thành và phát triển của ZT.

1.3.3.5. Nguồn nhân lực du lịch

Lao động trong ZT không những đòi hỏi các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ, khả năng xử lý tình huống mà còn cần có kiến thức về Phật học, y học, thiền học, nhằm giải đáp thắc mắc và hƣớng dẫn du khách thực hành đúng theo tƣ tƣởng và triết lý thiền.

1.3.3.6. Thông tin về sản phẩm du lịch thiền

Sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm ZT nói riêng có đặc tính không thể dịch chuyển. Việc tiêu dùng sản phẩm ZT xảy ra đồng thời cùng một thời gian và không gian hình thành chúng. Khách tham gia chƣơng trình ZT phải tự mình trải nghiệm và cảm nhận những thay đổi tích cực về thể chất và tinh thần trong chính bản thân mình. Vì thế, việc mua và bán các chƣơng trình ZT phụ thuộc rất lớn vào thông tin du lịch. Do đó, hoạt động tuyên truyền quảng bá tiếp thị, kinh doanh thông tin du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm ZT và kích cầu du khách.

Để phát triển ZT, địa phƣơng cần có các yếu tố trung gian nhƣ: các ban/ nhóm chuyên viên quản lý ZT nằm trong cơ sở kinh doanh du lịch, các văn phòng đại diện, đại lý du lịch, cơ sở dịch vụ; nhằm tổ chức, thực hiện, quản lý các hoạt động ZT trong bối cảnh phát triển du lịch nói chung. Không chỉ vậy, các tổ chức này còn đƣa ra các định hƣớng và chính sách du lịch, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến du lịch trong và ngoài nƣớc, đào tạo nhân lực du lịch, khai thác bảo tồn và phát huy tài nguyên ZT,…

Ngoài ra, việc nghiên cứu và nắm rõ văn hóa, thành phần dân tộc, tôn giáo, đặc điểm phân bố và mật độ dân cƣ, cơ cấu nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, nhu cầu du lịch, thời gian rỗi có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định nhu cầu du lịch thiền của du khách. Từ đó đƣa ra những định hƣớng, giải pháp đón đầu kích cầu và điều chỉnh kịp thời các chiến lƣợc du lịch, phục vụ du khách tốt hơn.

Tóm lại, để loại hình ZT hình thành và phát triển bền vững đem lại những giá trị to lớn về kinh tế và tinh thần cho con ngƣời, cần có sự liên kết chặt chẽ tổng hòa các nguồn lực, cùng sự giám sát và quản lý hiệu quả của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng.

1.3.4. Kinh nghiệm về phát triển loại hình ZT của một số quốc gia

ZT đang đƣợc phát triển mạnh tại nhiều nƣớc trên thế giới. Các nƣớc Châu Á chính là cái nôi của loại hình du lịch này. Hàng năm, du lịch thiền mang lại doanh thu khá lớn cho ngành công nghiệp không khói của các nƣớc Nhật Bản, Trung Quốc hay Thái Lan, thu hút hàng triệu du khách kể cả du khách đến thực hành thiền (thiền Phật giáo) tại các thiền viện.

- Tại Nhật Bản: Với bề dày bản sắc văn hóa, các đặc trƣng của Nhật Bản đã tạo ra sự hấp dẫn với du khách trong đó phải kể đến sự hình thành nên Phật giáo Nhật Bản trong quá trình Phật giáo du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản vào thế kỷ XII và kết hợp với tín ngƣỡng bản địa - thần giáo Shinto tạo ra các

thiền phái của Nhật Bản. Shinto là sản phẩm của nền văn hóa nông nghiệp Nhật Bản, vốn gắn chặt và phụ thuộc vào thiên nhiên, hơn nữa lại là một thiên nhiên đầy rủi ro: động đất, núi lửa,... Vì thế Shinto còn đƣợc gọi là “Tôn giáo kính thờ thiên nhiên”. Ngoài những lễ nghi và tập tục, Shinto còn là sự biểu cảm sức mạnh và vẻ đẹp tự nhiên. Sự kết hợp giữa Thiền Trung Quốc và Shinto Nhật Bản tạo ra Zen.

Số liệu thống kê của Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản cho thấy, hằng năm doanh thu của du lịch thiền đạt đến 30 tỷ USD. Du khách đến với du lịch thiền không chỉ là ngƣời bản địa mà còn từ các nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á, mặc dù giá của các tour này đều đắt hơn so với các chƣơng trình du lịch thông thƣờng khác [11,20,42]. Lập lại cân bằng tâm linh, thƣ giãn và thân thiện với môi trƣờng là những đặc trƣng cơ bản của loại hình du lịch thiền tại đây.

Ở Nhật Bản, thiền đã là một khái niệm rất phổ biến. Thiền hay Zen đã trở thành một phần của kho từ vựng thế tục nhƣ là “Zen của X” hay “Zen và nghệ thuật của X” hay nói một cách khác, ý niệm thiền đã thâm nhập vào văn hoá dân gian. Nó không đơn thuần là một tôn giáo hay một phƣơng pháp tu tập, mà trở thành một lối tƣ duy phổ biến, một con đƣờng tìm đến sự tĩnh tại trong tâm hồn của ngƣời Nhật. Thiền đã trở thành một triết lý sống, một lối tƣ duy có ảnh hƣởng tới nhiều mặt của đời sống văn hóa xã hội. Tƣ duy thiền đƣợc sử dụng trong rất nhiều hoạt động khác nhau. Nghệ thuật thiền đƣợc áp dụng phổ biến để làm công cụ mô tả những kinh nghiệm hay chứng nghiệm, cũng nhƣ để tạo ra môi trƣờng phù hợp cho việc tu thiền, học thiền và phổ biến triết lý thiền.

Thiền ở Nhật Bản đã trở thành hoạt động phổ biến của những ngƣời muốn tìm tới cái hay, cái đẹp của nghệ thuật thiền, của triết lý sống và lối tƣ duy theo kiểu thiền. Thiền luôn ám chỉ một ý nghĩa tự do, thanh thoát, và hợp

nhất với thế giới và điều đó có thể đƣợc cảm nhận không chỉ trong những hình thức kỹ thuật cao của hành thiền mà còn trong bắn cung, làm vƣờn, nghi thức uống trà, và ngay trong cả những việc thực tế nhƣ là bảo trì xe máy… Chính vì vậy, nơi đây thiền góp phần tạo nên đỉnh cao của nhiều môn nghệ thuật mang triết lý thiền mà sau này nó trở thành biểu tƣợng văn hoá và du lịch thiền của đất nƣớc và con ngƣời Nhật nhƣ trà đạo (chado), tranh thiền, nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), nghệ thuật bonsai, tƣ tƣởng samurai, võ đạo…Ngày nay, du lịch thiền ở Nhật Bản đã trở thành một loại hình du lịch mũi nhọn thu hút khách trong và nƣớc ngoài đem đến lợi nhuận khổng lồ mỗi năm. Các tour du lịch thiền ở Nhật Bản thƣờng bao gồm nội dung tham quan các công trình kiến trúc Phật giáo, tìm hiểu và hòa mình vào cuộc sống thanh tịnh của thế giới tu hành kết hợp với các hoạt động giải trí mang tính chất thiền, thƣ giãn đầu óc nhƣ spa, cắm hoa ikebana, trà đạo, họa thiền... đang rất thu hút du khách.

- Tại Trung Quốc:Trung Quốc là quốc gia đƣợc tính là khởi nguồn của Đạo Phật và các tông phái chính truyền đạo sang các nƣớc thuộc khu vực Châu Á nhƣ: Việt Nam, Nhật Bản, ,... và chính Phật giáo tại Trung Quốc đã kết hợp với đạo Khổng và đạo Lão hình thành nên các tông phái khác nhau bao gồm 10 tông phái chính: Tỳ Đàm Tông, Thành Thật Tông, Nhiếp Luận Tông, Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông, Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Luật Tông. Sự hƣng khởi của các tông phái này dƣờng nhƣ là để bổ túc cho sự suy vi của một tông phái khác và tính đến nay có 3 tông phái chính còn mang tính ảnh hƣởng lớn nhất là: Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông. Theo thống kê, số lƣợng khách du lịch đến Trung Quốc ngoài đi thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng nhƣ: Tử cấm thành, Di hòa viên, Vạn lý trƣờng thành, Thập Tam Lăng, Vô Tích, Hoàng Châu, Lệ Giang, Côn Minh, Đôn Hoàng... thì địa điểm đƣợc chú ý nhiều nhất đến hiện nay chính là Tây Tạng -thủ phủ của Phật giáo Mật Tông và Thiếu Lâm Tự - Phật giáo Thiền Tông.

Hiện nay, Trung Quốc nổi tiếng với chƣơng trình du lịch tham quan, tập võ sinh và tìm hiểu về cuộc sống của các thiền sƣ Thiếu Lâm (du lịch thiền

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiền (Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)