Kinh nghiệm về phát triển loại hình ZT của một số quốc gia:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiền (Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang (Trang 33)

6. Cấu trúc của luận văn:

1.3.4.Kinh nghiệm về phát triển loại hình ZT của một số quốc gia:

ZT đang đƣợc phát triển mạnh tại nhiều nƣớc trên thế giới. Các nƣớc Châu Á chính là cái nôi của loại hình du lịch này. Hàng năm, du lịch thiền mang lại doanh thu khá lớn cho ngành công nghiệp không khói của các nƣớc Nhật Bản, Trung Quốc hay Thái Lan, thu hút hàng triệu du khách kể cả du khách đến thực hành thiền (thiền Phật giáo) tại các thiền viện.

- Tại Nhật Bản: Với bề dày bản sắc văn hóa, các đặc trƣng của Nhật Bản đã tạo ra sự hấp dẫn với du khách trong đó phải kể đến sự hình thành nên Phật giáo Nhật Bản trong quá trình Phật giáo du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản vào thế kỷ XII và kết hợp với tín ngƣỡng bản địa - thần giáo Shinto tạo ra các

thiền phái của Nhật Bản. Shinto là sản phẩm của nền văn hóa nông nghiệp Nhật Bản, vốn gắn chặt và phụ thuộc vào thiên nhiên, hơn nữa lại là một thiên nhiên đầy rủi ro: động đất, núi lửa,... Vì thế Shinto còn đƣợc gọi là “Tôn giáo kính thờ thiên nhiên”. Ngoài những lễ nghi và tập tục, Shinto còn là sự biểu cảm sức mạnh và vẻ đẹp tự nhiên. Sự kết hợp giữa Thiền Trung Quốc và Shinto Nhật Bản tạo ra Zen.

Số liệu thống kê của Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản cho thấy, hằng năm doanh thu của du lịch thiền đạt đến 30 tỷ USD. Du khách đến với du lịch thiền không chỉ là ngƣời bản địa mà còn từ các nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á, mặc dù giá của các tour này đều đắt hơn so với các chƣơng trình du lịch thông thƣờng khác [11,20,42]. Lập lại cân bằng tâm linh, thƣ giãn và thân thiện với môi trƣờng là những đặc trƣng cơ bản của loại hình du lịch thiền tại đây.

Ở Nhật Bản, thiền đã là một khái niệm rất phổ biến. Thiền hay Zen đã trở thành một phần của kho từ vựng thế tục nhƣ là “Zen của X” hay “Zen và nghệ thuật của X” hay nói một cách khác, ý niệm thiền đã thâm nhập vào văn hoá dân gian. Nó không đơn thuần là một tôn giáo hay một phƣơng pháp tu tập, mà trở thành một lối tƣ duy phổ biến, một con đƣờng tìm đến sự tĩnh tại trong tâm hồn của ngƣời Nhật. Thiền đã trở thành một triết lý sống, một lối tƣ duy có ảnh hƣởng tới nhiều mặt của đời sống văn hóa xã hội. Tƣ duy thiền đƣợc sử dụng trong rất nhiều hoạt động khác nhau. Nghệ thuật thiền đƣợc áp dụng phổ biến để làm công cụ mô tả những kinh nghiệm hay chứng nghiệm, cũng nhƣ để tạo ra môi trƣờng phù hợp cho việc tu thiền, học thiền và phổ biến triết lý thiền.

Thiền ở Nhật Bản đã trở thành hoạt động phổ biến của những ngƣời muốn tìm tới cái hay, cái đẹp của nghệ thuật thiền, của triết lý sống và lối tƣ duy theo kiểu thiền. Thiền luôn ám chỉ một ý nghĩa tự do, thanh thoát, và hợp

nhất với thế giới và điều đó có thể đƣợc cảm nhận không chỉ trong những hình thức kỹ thuật cao của hành thiền mà còn trong bắn cung, làm vƣờn, nghi thức uống trà, và ngay trong cả những việc thực tế nhƣ là bảo trì xe máy… Chính vì vậy, nơi đây thiền góp phần tạo nên đỉnh cao của nhiều môn nghệ thuật mang triết lý thiền mà sau này nó trở thành biểu tƣợng văn hoá và du lịch thiền của đất nƣớc và con ngƣời Nhật nhƣ trà đạo (chado), tranh thiền, nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), nghệ thuật bonsai, tƣ tƣởng samurai, võ đạo…Ngày nay, du lịch thiền ở Nhật Bản đã trở thành một loại hình du lịch mũi nhọn thu hút khách trong và nƣớc ngoài đem đến lợi nhuận khổng lồ mỗi năm. Các tour du lịch thiền ở Nhật Bản thƣờng bao gồm nội dung tham quan các công trình kiến trúc Phật giáo, tìm hiểu và hòa mình vào cuộc sống thanh tịnh của thế giới tu hành kết hợp với các hoạt động giải trí mang tính chất thiền, thƣ giãn đầu óc nhƣ spa, cắm hoa ikebana, trà đạo, họa thiền... đang rất thu hút du khách.

- Tại Trung Quốc:Trung Quốc là quốc gia đƣợc tính là khởi nguồn của Đạo Phật và các tông phái chính truyền đạo sang các nƣớc thuộc khu vực Châu Á nhƣ: Việt Nam, Nhật Bản, ,... và chính Phật giáo tại Trung Quốc đã kết hợp với đạo Khổng và đạo Lão hình thành nên các tông phái khác nhau bao gồm 10 tông phái chính: Tỳ Đàm Tông, Thành Thật Tông, Nhiếp Luận Tông, Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông, Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Luật Tông. Sự hƣng khởi của các tông phái này dƣờng nhƣ là để bổ túc cho sự suy vi của một tông phái khác và tính đến nay có 3 tông phái chính còn mang tính ảnh hƣởng lớn nhất là: Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông. Theo thống kê, số lƣợng khách du lịch đến Trung Quốc ngoài đi thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng nhƣ: Tử cấm thành, Di hòa viên, Vạn lý trƣờng thành, Thập Tam Lăng, Vô Tích, Hoàng Châu, Lệ Giang, Côn Minh, Đôn Hoàng... thì địa điểm đƣợc chú ý nhiều nhất đến hiện nay chính là Tây Tạng -thủ phủ của Phật giáo Mật Tông và Thiếu Lâm Tự - Phật giáo Thiền Tông.

Hiện nay, Trung Quốc nổi tiếng với chƣơng trình du lịch tham quan, tập võ sinh và tìm hiểu về cuộc sống của các thiền sƣ Thiếu Lâm (du lịch thiền Phật giáo).

- Tại Thái Lan:Với truyền thống đạo Phật đƣợc truyền bá hàng nghìn năm, sự hoằng pháp và tạo điều kiện của các triều đại phong kiến Thái Lan đã khiến cho đạo Phật có đất sinh sôi nảy nở, các khu chùa thờ Phật đƣợc xây dựng khắp nơi tạo ra những cảnh quan, điểm du lịch hấp dẫn du khách. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch ở Thái Lan, các lợi thế về các công trình kiến trúc Phật giáo, sự phát triển của đạo Phật và sự quan tâm đến đạo Phật của các Phật tử, du khách, đã tạo ra một lợi thế lớn cho Thái Lan khi khai thác yếu tố này để phát triển du lịch Thiền. Hầu hết các khách du lịch đến Thái Lan đều đi thăm các công trình Phật giáo và các tour du lịch khi thiết kế đều có các địa danh này trong lịch trình của chuyến tour, cụ thể nhƣ:

+ Chùa Chiang Man - tại Chiềng Mai + Chùa Dhammongkol

+ Chùa Wat Ratchanaddaram - tại Băng Kok + Chùa Wat Pho - tại Băng Kok + Dhamma Kamala - tại Băng Kok

+ The International Buddhist - tại Băng Kok...

Ngoài các hoạt động thiền định: tọa thiền, thiền hành, nghe thuyết pháp... tại các khu chùa nổi tiếng, các trung tâm thiền định, các hoạt động nghỉ dƣỡng mang tính chất thiền nhƣ Spa chữa bệnh với các phƣơng pháp dân gian: dùng lá cây, bấm huyệt... cũng hấp dẫn các du khách đến từ các nƣớc.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiền (Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang (Trang 33)