6. Cấu trúc của luận văn:
2.1.1. Khái quát tự nhiên :
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Kiên Giang là dải đất tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam. Lãnh thổ bao gồm hai khu vực: đất liền và hải đảo. Phần đất liền có diện tích 5.638 km2
, nằm trong tọa độ từ 90
23'50'' - 10032'30'' vĩ Bắc và từ 1040
26'40'' - 105032'40'' kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đƣờng biên giới dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đƣờng bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lƣợt tiếp giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo có diện tích khoảng 700 km2, nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là: quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc của tỉnh là xã Tân Khánh Hoà, huyện Kiên Lƣơng. Điểm cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Điểm cực
Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên. Điểm cực Đông nằm ở xã Hoà Lợi, huyện Giồng Riềng.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên [29]
- Về địa hình: Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của vùng ĐBSCL có cả đồng bằng, rừng núi, bờ biển và hải đảo. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 0,2-1,2m. Kiên Giang có bờ biển dài gần 200km, có nhiều bãi biển thoai thoải, nƣớc biển trong, độ mặn cao có thể tổ chức các loại hình du lịch nghĩ dƣỡng, mạo hiểm, sinh thái biển…và có thể khai thác loại hình du lịch thiền.
Địa hình đồi núi thấp
Vùng đồi núi thấp tập trung ở huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lƣơng và thị xã Hà Tiên, độ cao trung bình dƣới 200 m.
Địa hình đồng bằng
Vùng đồng bằng tập trung ở các huyện phía Nam của tỉnh nhƣ: huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thƣợng...do phù sa sông Hậu bồi đắp, độ cao trung bình 0,2 - 0,4 m so với mặt biển, có nhiều kênh rạch và sông ngòi chảy qua.
- Về khí hậu: Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới đại dƣơng, đặc điểm chung là nóng ẩm và mƣa nhiều theo mùa. Tổng lƣợng bức xạ trong năm từ 120 - 130 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình từ 270
C- 27,50C. Nhìn chung, khí hậu ở Kiên Giang khá thuận lợi: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không giá rét, ánh sáng và nhiệt độ dồi dào thuận lợi cơ bản để tổ chức các loại hình du lịch nói chung và du lịch thiền nói riêng.
- Thủy văn: Ba con sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là: sông Cái Lớn, sông Cái Bé và sông Giang Thành. Ngoài ra, còn có hệ thống kênh rạch nhƣ: kênh Vĩnh Tế, kênh Hà Tiên - Rạch Giá, kênh Cái Sắn, kênh Rạch Giá -
Long Xuyên, kênh T3, kênh T4, kênh T5....có ý nghĩa rất quan trọng về giao thông, thuỷ lợi và thuỷ sản và phát triển du lịch.
- Sinh vật: Kiên Giang là một trong 4 tỉnh của vùng ĐBSCL có diện tích rừng lớn nhất, song diện tích rừng gần đây đang bị giảm đi đáng kể. Tổng diện tích rừng hiện có là 106.085 ha, chiếm 16,72% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Động vật rừng có trên 140 loài gồm các loại thú, chim, bò sát, ếch, nhái. Thú lớn ít chỉ có nai cầy, khỉ vàng, vƣợn tay trắng, sóc chân vàng, cá sấu nƣớc ngọt…