Hƣớng dẫn nội dung tại các tuyến/điểm ZTtại tỉnhKiên Giang:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiền (Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang (Trang 73)

6. Cấu trúc của luận văn:

3.3. Hƣớng dẫn nội dung tại các tuyến/điểm ZTtại tỉnhKiên Giang:

(1). Thiền ngắm đá: tảng đá, khối đá, vách đá, ghềnh đá. Điểm tham quan:

Hòn Phụ Tử (Hòn Chông), Thạch Động, Núi Đá Dựng (Hà Tiên), ghềnh đá cạnh Dinh Cậu (Phú Quốc). Đây là những thắng cảnh nổi tiếng nên khá hấp dẫn. Du khách định tâm vào vách đá. Mục tiêu của ZT tại các điểm này là du khách ngộ đƣợc rằng khối đá tuy cứng rắn nhƣng cũng là một chùm năng lƣợng, là cái Không, theo thời gian cũng sẽ biến mất như bao nhiêu khối núi khác (nguyên lý Tính Không diệu hữu). Khối đá cũng bị nƣớc mƣa và sóng biển mài giũa, bào mòn thành những hình thù riêng biệt chẳng giống khối đá nào (nguyên lý Gồ ghề), Đá tuy rất cứng nhƣng lại bị nƣớc mài mòn, trong khí đó đá không thể mài mòn đƣợc nƣớc (triết lý “muốn cứng phải mềm” của nƣớc – Lão Tử). Hòn Phụ đã bị gãy cho thấy đến nhƣ đá cũng có sinh có diệt (nguyên lý Vô thƣờng). Chú ý nhiều nguyên lý thực tại chƣa chứng minh hay bác bỏ đƣợc mà chỉ có thể cảm nhận đƣợc. Khi thiền khách định tâm và tự cảm nhận đƣợc, sẽ nảy sinh hiệu quả của thiền tập.

(2). Thiền ngắm nước (biển, sông, thác):Tại các điểm tham quan: Cửa Biển Rạch Giá, biển Bãi Dương – Hòn Chông, biển Mũi Nai – Hà Tiên, biển bãi Sao, bãi Kem, Suối Tranh, Suối Đá Bàn – Phú Quốc. Nƣớc là biểu hiện của âm, nó mang mọi nguyên lí Thiền, đặc biệt là triết lý Trung đạo có gốc từ Đạo Lão (thực tại biến dịch qua 2 mặt đối lập: A sẽ biến thành –A rồi ngƣợc lại). Nó dƣờng nhƣ không thay đổi nhƣng thực tế không ai có thể tắm hai lần (nhƣ nhau) trên cùng một dòng sông hay một bãi biển (lý Vô thƣờng). Nó rất mềm, mềm nhƣ nƣớc, nhƣng thực tế nó rất cứng vì có thể bào mòn cả đá, cả các dạng địa hình cao và cứng rắn, để theo thời gian nƣớc san phẳng các quả núi và làm đầy các vùng trũng thấp để hình thành các bề mặt bán bình nguyên (Trung đạo:

muốn cứng phải mềm). Nƣớc hiền lành nhƣng thật dữ dội khi bão lũ hay sóng gió, do nƣớc có khả năng truyền tải chứ không nắm giữ năng lƣợng (Trung đạo: muốn mạnh phải yếu). Nƣớc tuy ở bầu thì tròn ở ống thì dài, nhƣng do tính biến hình dễ dàng nhƣ vậy mà nó có khả năng luôn luôn là nó thôi (Trung đạo: muốn không thay đổi thì phải thay đổi). Nƣớc luôn chảy vào chỗ trũng (Trung đạo: muốn cao phải thấp). Nƣớc sạch ít thì không màu, nhiều lại có màu xanh, nƣớc có rất nhiều màu tùy theo chất vẩn đục trong nó và tùy theo ánh sáng chiếu vào nó (lý Vô thƣờng; Trung đạo: nhiều màu vì vốn chẳng có màu gì); Nƣớc không có chất dinh dƣỡng gì nhƣng thủy vực lại là một hệ sinh thái rất đa dạng loài (muốn giàu phải nghèo).

(3). Thiền ngắm hoàng hôn: Các bãibiển hay các đỉnh cao ven biển ở Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc. Hoàng hôn là đặc trƣng của biển Tây (vịnh Thailand) trong khi suốt dãy ven biển Đông chỉ có bình minh là đặc trƣng. Ngắm hoàng hôn với ánh mặt trời tắt dần trong tĩnh lặng là cơ hội hiếm có để ngộ ra nguyên lý Vô thƣờng (chỉ có sự thay đổi liên tục mới là không thay đổi). Hoàng hôn không còn là ban ngày nhƣng chƣa phải ban đêm. Nó có đặc tính của cả ban ngày và ban đêm và tính chất của riêng nó với ráng vàng rực rỡ trên nền trời lam tím đang sẫm dần (nguyên lý Tính Trồi). Hoàng hôn là sự kết thúc của ngày nhƣng lại là sự mở đầu của đêm (Trung đạo: chết tức là sống - trong cuộc đời khác). Trƣớc hoàng hôn bao la, con ngƣời trở nên nhỏ bé hơn, buồn man mác hơn vì có cảm giác chia ly, có cảm giác của sự lụi tàn (nguyên lý Vô sở cầu). Mỗi du khách có cảm giác khác nhau về hoàng hôn (nguyên lý Nhất nguyên).

(4). Chùa Tiên Sơn, Thạch Động, Hà Tiên: Thiền Lâm tế. Chùa Thạch Động nằm trong lòng núi Thạch Động Hà Tiên cũng là thông điệp về nguyên lý Tính Không của Phật giáo. Tuy nhiên vì chùa thuộc phái Thiền Lâm tế nên du khách có thể thực tập tọa thiền (Zazen) hay thiền hành dƣới sự hƣớng dẫn của sƣ trụ

trì. Phụ thuộc vào thời tiết mà du khách có cơ may đƣợc thƣởng thức cảnh “Thạch động thôn vân” (mây luồn động đá), một trong Hà Tiên Thập cảnh. Cảm nhận tổng hợp từ ngọn núi, từ ngôi chùa trong lòng núi mây luồn là minh chứng cho nguyên lý Tính Trồi.

(5). Chùa Phù Dung (Hà Tiên): Chùa Phù Dung Hà Tiên là nơi tu hành của Bà Phù Cừ Nguyễn Thị Xuân, Ái cơ của Đô đốc Mạc Thiên Tích. Bà xuất gia sau khi bị vợ cả của Mạc Đô đốc tra tấn hành hạ vì ghen tuông. Vốn là một nữ sỹ, nơi bà tu hành trở thành thi quán nổi danh một thời của Tao đàn Chiêu Anh Các góp phần biến vùng biên viễn Hà Tiên thành một trung tâm Văn hiến của xứ Đàng Trong. Ngôi chùa đơn sơ không có mấy giá trị kiến trúc, không có danh gì, nhƣng lại nổi danh vì cuộc đời chìm nổi của bà, vì cuộc tình đẫm chất thi ca và vô vọng của Bà với Mạc Đô đốc. Đó chính là cái danh không nói ra đƣợc (“Danh khả danh phi thường danh” – Cái danh mà gọi ra đƣợc thì không còn là danh nữa- Lão Tử). Tƣợng bà đặt phía hậu điện, mộ Bà tọa lạc phía sau chùa. Khuôn mặt pho tƣợng nhân hậu và thông minh. Dáng pho tƣợng hiền từ và đoan chính. Quả thật cuộc đời Bà là minh chứng cho nguyên lý Vô sở cầu. Chùa Phù Dung nay là chùa ni thuộc phái Thiền Lâm tế. Du khách có thể tập tọa thiền và thiền hành dƣới sự hƣớng dẫn của các vị ni sƣ trong chùa.

(6). Chùa Tam Bảo (Hà Tiên): Chùa Tam Bảo - Hà Tiên cũng là chùa ni, vốn đƣợc xây dựng cho Thân mẫu Đô đốc Mạc Cửu tu hành, thuộc Thiền phái Lâm tế. Tại chùa, du khách có thể tập tọa thiền hay thiền hành dƣới sự hƣớng dẫn của các vị ni sƣ. Chùa tổ chức Bát quan Trai giới mỗi tháng và thƣờng xuyên tổ chức các lớp học Bi Trí Dũng cho Phật tử bốn phƣơng, Bát quan trai giới là một phép tu hành của ngƣời tại gia áp dụng trong một ngày một đêm (24 giờ). Chữ "Quan" là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. Chữ "Trai", tiếng Phạn là Posadha, nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trƣa) không đƣợc ăn nữa. Vậy "Bát quan trai giới" là sự giữ gìn cho thân tâm đƣợc thanh tịnh trong 24 tiếng

đồng hồ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi. Đó cũng là những dịp tốt cho việc viếng tham chùa của các thiền khách.

(7). Chùa Sắc tứ Tam Bảo (Rạch Giá): trƣớc đây chùa thuốc phái Thiền Lâm tế. Sƣ trụ trì hiện nay không dùng công án để tu tập mà thƣờng tổ chức các thiền tập cho Phật tử tại gia. Du khách có thể tham gia các buổi tập tọa thiền hay thiền hành dƣới sự hƣớng dẫn của các vị tăng. Trong chùa có rất nhiều pho tƣợng Bồ tát và có cả tƣợng Phật Di Lặc có trình độ mỹ thuật rất cao, thuộc Bắc tông Đại thừa (có thể là Tịnh độ vì thờ Phật Di Lặc).

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch thiền (Zentourism) tại tỉnh Kiên Giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)