Đứng trước thời kỳ khó khăn, khủng hoảng và cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thế giới hiện nay mà lĩnh vực kiểm toán cũng không thể đứng ngoài xu thế chung ấy, Công ty cần phải có những chiến lược cụ thể và lâu dài nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho các kiểm toán viên và tính cạnh tranh cho thương hiệu của công ty.
Công ty phải thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm để các kiểm toán viên có thâm niên trong nghề truyền đạt lại kinh nghiệm cho các kiểm toán viên non trẻ nhằm hạn chế sai xót có thể xảy ra khi tiến hành kiểm toán.
Để nâng cao trình độ và năng suất làm việc cho các kiểm toán viên Ban giám đốc cũng cần phải thực sự quan tâm, tạo điều kiện trang bị thêm các điều kiện vật chất và trang thiết bị hỗ trợ cho các kiểm toán viên.
Đồng thời cũng phải thường xuyên mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng kinh nghiệm cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác cũng cần phải lựa chọn các chuyên gia thậm chí là thuê chuyên gia có kinh nghiệm quốc tế để truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên của mình.
Ngoài ra, Ban Giám đốc phải có chính sách đưa các trợ ký kiểm toán tham gia vào quá trình đào tạo lấy chứng chỉ CPA và các khóa đào tạo về tiếng Anh, vi tính. Hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí dựa trên thành tích học tập của các trợ lý. Khuyến khích các cán bộ công nhân viên tham gia lấy chứng chỉ ACCA để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Hơn nữa, Bám Giám đốc cũng phải tiến hành tổ chức các khóa học ngắn hạn vào thời điểm không phải mùa kiểm toán cho cán bộ công nhân viên về các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc ...sao cho nhân viên của mình có tính chuyên nghiệp ngày càng cao để từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Ngoài kỹ năng nghề nghiệp các kiểm toán viên cũng phải trang bị kỹ năng “ sale và marketing ” để Công ty có thêm nhiều khách hàng mới.
Công ty cần phải có sự phân công nhân viên của mình sao cho hợp lý nhất, tránh tình trạng các nhân viên có ít kinh nghiệm phụ trách toàn bộ một khoản mục cụ thể của một cuộc kiểm toán lớn mà không có sự kiểm tra đôn đốc của trưởng nhóm nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trong quá trình kiểm toán. Tổ chức họp nhóm kiểm toán viên trước khi xuống khách hàng nhằm đưa ra được định hướng chung về quy trình kiểm toán, những khoản mục có thể xảy ra sai sót phải được chú ý kỹ và cách thức làm việc và trao đổi giữa kiểm toán viên với nhau, kiểm toán viên với khách hàng nhằm đảm bảo quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ đúng tiến độ, giữ được thiện cảm và lòng tin của khách hàng về chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp.
Trong quá trình tiến hành kiểm toán kiểm toán viên cần phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Tiến hành kiểm tra đối chiếu đối với các khoản mục có nghi vấn, dễ xảy ra sai xót. Đặc biệt là các khoản mục trọng yếu cần được kiểm tra theo mức độ áp dụng quy trình kiểm toán tối đa và có thái độ hoài nghi nghề nghiệp. Và cần làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất nhằm thực hiện đúng với phương châm: “ Mang tới khách hàng những
giá trị đích thực cùng dịch vụ vượt trội”
Nhìn chung Ban Giám đốc nên xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài, nâng cao trình độ của các kiểm toán viên bằng nhiều biện pháp khác nhau như thiết kế chương trình tuyển dụng nhân viêt chặt chẽ, có chính sách khuyến khích sức sáng tạo trong công việc, đưa ra những quy chế nhằm đảm bảo tuân thủ quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán… để bắt nhịp với xu hướng phát triển chung trên toàn thế giới. Đẩy mạnh vị trí và vai trò của ngành trong nền kinh tế Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hoá, đất nước ta đang dần có sự chuyển mình để hội nhập để phát triển cùng nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế mở cửa cạnh tranh cả trong lẫn ngoài, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực khai thác và sử dụng thế mạnh của mình, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh làm sao tạo lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp cũng như tạo uy tín trên thị trường. Vì vậy, Ban Giám đốc Công ty cần phải có những quyết định đúng đắn và có chính sách phát triển hợp lý để đáp ứng được những yêu cầu mới từ phía khách hàng.
Nhờ có sự cố gắng đó của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nói chung. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng tăng trong những năm qua, đã khẳng định hướng đi của Công ty là đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại mà Công ty cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện.
Qua quá trình thực tập tại CPA HANOI, em đã tìm hiểu được những thông tin về đặc điểm hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức, quy trình kiểm toán...của công ty. Bên cạnh đó, em có thể áp dụng kiến thức đã được học trong trường vào thực tế. Tuy nhiên do còn có những hạn chế trong nhận thức và thực tiễn nên Báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy để em có thể hoàn thành bản báo cáo tốt hơn nữa cũng như nắm rõ hơn về các quy trình kiểm toán mà em đã được học tại nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyến Thị Hồng Thúy cùng Ban giám đốc và tập thể cán bộ, công nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bản Báo cáo này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU... 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI...2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế Toán Hà Nội...2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...2
1.1.2.Định hướng phát triển và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây...3
1.2. Lĩnh vực hoạt động chính...6
1.2.1. Dịch vụ kiểm toán...7
1.2.2. Dịch vụ tư vấn...8
1.2.3. Thẩm định giá trị tài sản...9
1.2.4. Chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế...10
1.2.5. Dịch vụ đào tạo...10
1.3. Đặc điểm kinh doanh...11
1.3.1. Thị trường chủ yếu...11
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của CPA HANOI...13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CPA HANOI...16
2.1. Quy trình kiểm toán được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA HANOI...16
2.1.1. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán...16
2.1.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán...26
2.1.3. Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán...26
2.2. Hệ thống kế toán tại công ty CPA HANOI...26
2.3.3.Kiểm soát hồ sơ kiểm toán...30
Tổ chức hồ sơ kiểm toán: CPA HANOI tổ chức Hồ sơ kiểm toán cho từng đối tượng khách hàng cụ thể, Công ty lập Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm...30
Phần III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY CPA HANOI...33
3.1. Những ưu điểm...33
3.2.Những hạn chế...35
3.3 Ý kiến đề xuất:...37
PHỤ LỤC
Phụ lục1: Hệ thống tham chiếu Hồ sơ kiểm toán của CPA HANOI
STT THAM CHIẾU Tổng hợp Chi tiết
1 A100 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
A110 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng A120 Tóm tắt cuộc họp với khách hàng
A130 Hợp đồng kiểm toán
A140 Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát A160 Phân tích sơ bộ BCTC của doanh nghiệp
A170 Kiểm tra tính hoạt động liên tục A190 Kế hoạch kiểm toán tổng hợp
2 B100 SOÁT XÉT HỆ THỐNG KẾ TOÁN
B110 Hệ thống kế toán mà đơn vị đang áp dụng
B120 Đánh giá hệ thống kế toán mà khách hàng đang áp dụng
B200 SOÁT XÉT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
B210 Phân tích soát xét hệ thống KSNB B220 Các vấn đề khác cấn lưu ý
3 A200 BÁO CÁO
A210 Báo cáo kiểm toán sự thảo (lần 1,2...) A215 Thư quản lý (nếu có)
A220 Tờ ghi chú soát xét File kiểm toán A225 Báo cáo tóm tắt cuộc kiểm toán
A230 Bảng cân đối số phát sinh sau điều chỉnh
A235 Bảng cân đối phát sinh và BCTC trước điều chỉnh A240 Các bút toán điều chỉnh, khoá sổ và phân loại lại A255 Các sự kiện sau ngày khoá sổ
A260 Thư trao đổi với cơ quan thuế và KTV khác A265 Thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng.
A275 Báo cáo tài chính năm trước và Báo cáo kiểm toán (nếu có)
4 A300 SOÁT XÉT BÁO CÁO VÀ HỒ SƠ KIỂM TOÁN
A310 Soát xét Báo cáo kiểm toán
A311 Soát xét việc trình bày Báo cáo kiểm toán A312 Soát xét nội dung Báo cáo kiểm toán A320 Soát xét Hồ sơ kiểm toán
STT THAM
CHIẾU NỘI DUNG
A330 Quản lý kiểm toán
A331 Đánh giá tổng quát dịch vụ cung cấp cho khách hàng
A332 Đánh giá nhóm kiểm toán
A333 Bản phê duyệt phát hành Báo cáo kiểm toán
5 C PHẦN HÀNH TIỀN
C10 Chương trình kiểm toán C20 Bảng tổng hợp
C30 Ghi chú soát xét
C40 Thủ tục phân tích soát xét
C100 Giấy tờ làm việc - Tiền mặt tại quỹ C200 Giấy tờ làm việc - Tiền gửi ngân hàng C300 Giấy tờ làm việc - Tiền đang chuyển
6 D CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
7 E CÁC KHOẢN PHẢI THU
8 F HÀNG TỒN KHO
9 G TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC
10 H THUẾ GTGT ĐẦU VÀO
11 I TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ
HÌNH
12 J TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
13 K CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HẠN
14 L CHI PHÍ XDCB DỞ DANG 15 M TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 16 N CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGẮN HẠN 17 O CÁC LOẠI THUẾ 18 P TIỀN LƯƠNG 19 Q VAY VÀ NỢ DÀI HẠN
20 R VỐN QUỸ VÀ LÃI GIỮ LẠI
21 S THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
22 T DOANH THU
23 U GIÁ VỐN HÀNG BÁN
24 V CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (CFBH, CFQL)
25 X THU NHẬP KHÁC
26 Y CHI PHÍ KHÁC