1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các bài thực hành địa 9

37 225 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 510,63 KB

Nội dung

92 ĐỊA LÍ 9 Bài 5 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta. - Hiểu được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Kĩ năng Phân tích và so sánh tháp dân số II. CHUẨN BỊ - SGK Địa lí lớp 9 với hình 5.1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Phân tích và so sánh hai tháp dân số - HS theo các nhóm nhỏ (4 hoặc 6 nhóm) so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 (hình 5.1) về các mặt : + Hình dạng của tháp. + Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính. + Tỉ lệ dân số phụ thuộc. - Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. * Hoạt động 2 : Nhận xét và giải thích - HS thảo luận lớp. - GV hướng dẫn HS toàn lớp căn cứ vào tháp dân số và hiểu biết cá nhân để nhận xét và giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi, thuận lợi và khó 93 khăn và các biện pháp trong chính sách dân số. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Phân tích và so sánh hai tháp dân số năm 1989 và năm 1999 Đặc điểm Tháp dân số năm 1989 Tháp dân số năm 1999 Hình dạng - Đáy mở rộng - Thân thu hẹp - Đỉnh hẹp và thấp - Chân của đáy tháp thu hẹp - Thân mở rộng - Đỉnh rộng và cao hơn Cơ cấu dân số - Theo độ tuổi (%) - Nhóm tuổi 0 - 14 có tỉ lệ khá cao: 39% - Nhóm tuổi 15 - 59 có tỉ lệ cao 53,8% - Nhóm tuổi >60 tương đối thấp : 7,2% - Nhóm tuổi 0 - 14 có tỉ lệ tương đối thấp: 33,5% - Nhóm tuổi 15 - 59 có tỉ lệ cao hơn 58,4% - Nhóm tuổi >60 có tỉ lệ cao hơn trước với 8,1% - Tỉ lệ dân số phụ thuộc (%) Cao : 46,2/53,8 = 85,8% Tương đối cao : 41,6/58,4 = 71,2% 2. Nhận xét sự và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực - Nhóm tuổi 0 - 14 giảm mạnh từ 39 % xuống 33,5 % (giảm 5,5 %), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh ; đặc biệt nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao. - Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8 % lên 58,4 % (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao. - Nhóm tuổi >60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện. 3. Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội. Biện pháp khắc phục khó khăn a) Thuận lợi Do cơ cấu dân số trẻ nên đất nước có nguồn lao động đựợc bổ sung dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền kinh tế phát triển. b) Khó khăn 94 - Lớp người phụ thuộc chiếm tỉ lệ còn cao (71,2%), đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục đào tạo với lớp trẻ và y tế, dinh dưỡng đối với lớp người cao tuổi tăng. - Lớp tuổi lao động ngày càng cao (58,4%), gây áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác. c) Biện pháp - Giáo dục ý thức về kế hoạch hóa gia đình kết hợp với việc áp dụng các biện pháp y tế để giảm nhanh tỉ lệ sinh. - Tập trung đầu tư vào giáo dục - đào tạo đối với lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. 95 Bài 10 VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu về cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây và tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm. 2. Kĩ năng Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi. II. CHUẨN BỊ - Compa, thước kẻ, thước đo độ, bút chì, bút màu. - Máy tính bỏ túi (nếu có). - Biểu đồ mẫu của GV vẽ sẵn trên giấy A4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Bài tập 1 Hoạt động 1. Vẽ biểu đồ tròn a) GV nêu cho HS quy trình vẽ biểu đồ theo các bước : - Từ bảng số liệu đã cho, tính toán và lập bảng số liệu %. Chú ý làm tròn số, sao cho tổng các thành phần phải đúng 100,0%. - Vẽ biểu đồ cơ cấu. Quy tắc vẽ : + Bắt đầu vẽ từ "tia 12 giờ", vẽ thuận chiều kim đồng hồ. + Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu. Ghi trị số phần trăm vào các hình quạt tương ứng. Vẽ đến đâu, tô màu (hoặc kẻ vạch) đến đấy, đồng thời thiết lập bảng chú giải. b) Xử lí số liệu - HS theo nhóm nhỏ (4 hoặc 6 nhóm), từ bảng 10.1 SGK, dùng máy tính bỏ túi tính toán số liệu thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây (%) ; đồng thời tính 96 toán góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ). GV lưu ý HS 0,1% ứng với 3,6 độ (góc ở tâm). Ghi kết quả vào bảng theo mẫu sau : Cơ cấu diện tích gieo trồng (%) Góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ) Loại cây Năm 1990 Năm 2002 Năm 1990 Năm 2002 Tổng số 100,0 100,0 360 360 Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác c) Vẽ biểu đồ. HS theo nhóm vẽ biểu đồ tròn theo bán kính đã cho. Nếu vì thời gian không thể hoàn thành biểu đồ ở trên lớp, có thể cho HS thực hiện tiếp ở nhà. Hoạt động 2. Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của cây lương thực và cây công nghiệp - GV treo biểu đồ mẫu đã vẽ sẵn trên bảng đen, hướng dẫn HS toàn lớp quan sát và nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của cây lương thực và cây công nghiệp. - Một số em nhận xét. GV hướng dẫn các em khác bổ sung, chuẩn hóa các nhận xét đúng. Bài tập 2 Hoạt động 1. Vẽ biểu đồ đường a) GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường : - Trục tung (trị số %) có vạch trị số lớn hơn trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu (217,2%), có mũi tên theo chiều tăng giá trị, có ghi đơn vị tính (%). Gốc tọa độ thường lấy trị số 0, nhưng cũng có thể lấy một trị số phù hợp ≤ 100. - Trục hoành (năm) cũng có mũi tên theo chiều tăng giá trị, có ghi rõ năm. Gốc tọa độ trùng với năm gốc (1990). Trong biểu đồ, các khoảng cách năm là bằng nhau (5 năm), nhưng GV cũng lưu ý HS là nếu khoảng cách năm không đều, thì khoảng cách các đoạn biểu diễn trên trục hoành cũng có độ dài không đều tương ứng. - Các đồ thị có thể được biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc bằng các đường nét liền, nét đứt khác nhau. - Chú giải thường trình bày riêng thành bảng chú giải, cũng có thể ghi trực tiếp 97 vào cuối các đường biểu diễn. c) HS vẽ biểu đồ : HS theo nhóm vẽ biểu đồ đường theo số liệu đã cho. Nếu vì thời gian không thể hoàn thành biểu đồ ở trên lớp, có thể cho HS thực hiện tiếp ở nhà. Hoạt động 2. Giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất, đàn trâu không tăng - GV tổ chức cho HS thảo luận lớp. Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, HS giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất, đàn trâu không tăng. - Một số em trả lời trước lớp. GV hướng dẫn các em khác bổ sung, chuẩn hóa các nhận xét đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH Bài tập 1. Vẽ biểu đồ tròn, nhận xét a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu Cơ cấu diện tích gieo trồng (%) Góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ) Loại cây Năm 1990 Năm 2002 Năm 1990 Năm 2002 Tổng số 100,0 100,0 360 360 Cây lương thực 71,6 64,9 258 233 Cây công nghiệp 13,3 18,2 48 66 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 16,9 54 61 - Vẽ biểu đồ: hình tròn, bán kính R (1990) = 2,0 cm, R (2002) = 2,4 cm 98 b) Nhận xét : Từ 1990 đến 2002, quy mô và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây có thay đổi mạnh. - Về quy mô + Diện tích cây lương thực tăng chậm nhất từ 6474,6  8320,3 nghìn ha, tăng 128 % + Diện tích cây thực phẩm tăng khá từ 1366,1  2173,8 nghìn ha, tăng 159 % + Diện tích cây công nghiệp tăng nhanh nhất từ 1199,3  2337,3 nghìn ha, tăng 195 % - Về tỉ trọng + Năm 1990: Cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất 71,6%, cây thực phẩm chiếm 15,1 %, thấp nhất là cây công nghiệp, chỉ chiếm 13,3 %. + Năm 2002: Cây lương thực tuy vẫn đứng đầu nhưng vị trí đã giảm chỉ còn 64,9%, cây công nghiệp tăng khá nhanh chiếm 18,2%, cây thực phẩm tăng ít nhất chỉ đạt 16,9% Bài tập 2. Vẽ biểu đồ đường a) Vẽ biểu đồ 71.6, % 13.3, % 15.1, % 16.9% 18.2 % 64.9% 1990 2002 Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, rau quả Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây, thời kì 1990 - 2002 99 0 50 100 150 200 Chỉ số tăng trưởng (%) 98,6 130 189 217,2 1990 1995 2000 2002 Trâu Bò Lợn Gia cầm Biểu đồ chỉ số tăng trưởng của các đàn gia súc, gia cầm, thời kì 1990 - 2002 b) Giải thích - Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất, do: + Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. + Nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh. + Giải quyết tốt vấn đề thức ăn. + Có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng, ngay cả chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình. - Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp đã giảm xuống (nhờ cơ giới hóa.nông nghiệp). 100 Bài 16 VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở nước ta thời kì 1991 - 2002. 2. Kĩ năng Vẽ biểu đồ miền và nhận xét. II. CHUẨN BỊ - Thước kẻ, bút chì, bút màu. - Máy tính bỏ túi (nếu có). - Biểu đồ mẫu của GV vẽ sẵn trên giấy A4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002 a) GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ miền theo các bước : - Nhận biết trong trường hợp nào thì có thể vẽ biểu đồ cơ cấu bằng biểu đồ miền. + Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm ; trong trường hợp ít năm (2, 3 năm) thì thường dùng biểu đồ hình tròn. + Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm, vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm. - Vẽ biểu đồ miền. Cách vẽ biểu đồ miền hình chữ nhật (khi số liệu cho trước là tỉ lệ phần trăm). + Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số là 100% (tổng số). + Trục hoành là các năm. Các khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm (năm) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm. + Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu, chứ không phải lần lượt theo năm. + Vẽ đến đâu, tô màu hay kẻ vạch đến đó ; đồng thời thiết lập bảng chú giải (nên vẽ riêng bảng chú giải) b) HS vẽ biểu đồ miền 101 - HS (cá nhân) dựa vào bảng số liệu SGK vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 - 2002. - Nếu vì thời gian không thể hoàn thành biểu đồ ở trên lớp, có thể cho HS thực hiện tiếp ở nhà. Hoạt động 2. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế GDP trong thời kì 1991 - 2002 - GV treo biểu đồ mẫu đã vẽ sẵn trên bảng đen, hướng dẫn HS toàn lớp quan sát và nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế GDP trong thời kì 1991 - 2002. - Để nhận xét phù hợp về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ biểu đồ đã vẽ, GV hướng dẫn HS xem lại phần giải thích biểu đồ hình 6.1 (Bài 6). Đồng thời, GV đặt cho HS toàn lớp các câu hỏi : + Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì ? + Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ? B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002 20 1991 1993 1995 1997 1999 2000 2001 40 60 80 0 100% 40,5 23,0 23,6 35,7 38,5 38,5 Nông-lâm-ngư Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002 2. Nhận xét Từ 1991 đến 2002, cơ cấu GDP nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực : - Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh từ 40,5 %  23 % (giảm 17,5%); cho thấy vai trò chủ đạo của nông nghiệp trong nền kinh tế đã giảm sút, nhường chỗ . kinh tế nào tăng nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ? B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 199 1 – 2002 20 199 1 199 3 199 5 199 7 199 9 2000 2001 40 60 80 0 100% 40,5 23,0 23,6 35,7 38,5 38,5 Nông-lâm-ngư Công. gieo trồng các loại cây, thời kì 199 0 - 2002 99 0 50 100 150 200 Chỉ số tăng trưởng (%) 98 ,6 130 1 89 217,2 199 0 199 5 2000 2002 Trâu Bò Lợn Gia cầm Biểu đồ chỉ số tăng trưởng của các đàn gia. 92 ĐỊA LÍ 9 Bài 5 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 198 9 VÀ NĂM 199 9 A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu

Ngày đăng: 06/02/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w