VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG SO VỚI CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (CẢ NƯỚC =100%)

Một phần của tài liệu Các bài thực hành địa 9 (Trang 29)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1 Vẽ biểu đồ

VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG SO VỚI CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (CẢ NƯỚC =100%)

Thủy, hải sản Đồng bằng

sông Cửu Long

Đồng bằng sông Hồng

Cá biển khai thác

Cá nuôi

Tôm nuôi

+ Đặt câu hỏi dẫn dắt HS phán đoán nên vẽ biểu đồ gì. Kết luận : thích hợp là biểu đồ cột (hoặc thanh ngang).

+ Gọi một HS khá lên bảng, đồng thời yêu cầu tất cả HS toàn lớp làm việc theo hướng dẫn của GV theo các bước sau :

 Vẽ hệ tọa độ tâm O, trục tung chia thành 10 đoạn tương ứng với 10% mỗi đoạn, tổng cộng trục tung là 100% ; đầu mút trục tung ghi %.

 Trục hoành có độ dài hợp lí, chia đều 3 đoạn, đánh dấu điểm cuối đoạn 1 làm đáy để vẽ 2 cột về cá biển khai thác ứng với hai đồng bằng. Cũng tương tự như vậy đánh dấu tiếp đáy hai cột về cá nuôi ứng với hai đồng bằng và hai cột về tôm nuôi ứng với hai đồng bằng. Độ cao của từng cột có số phần trăm trong bảng thống kê, tương ứng đúng trị số trên trục tung. (Chú ý : nếu vẽ biểu đồ thanh ngang thì GV hướng dẫn HS làm ngược lại : trục hoành chia % ; trên trục tung là điểm đầu của các thanh biểu thị cho các laoij thủy, hải sản).

+ Lấy kết quả của HS vẽ trên bảng làm mốc thời gian chung cho cả lớp. GV yêu cầu cả lớp nhìn lên bảng và nhận xét bổ sung. Chú ý nhắc nhở HS đề tên biểu đồ, ghi chú và đánh màu để phân biệt thủy, hải sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. GV nhận xét, kết luận.

+ Những em vẽ chưa xong, có thể cho làm tiếp ở nhà, GV cũng cần kiểm tra kết quả làm việc ở tiết học tiếp theo.

* Hoạt động 2 : Phân tích biểu đồ

- HS thảo luận toàn lớp dựa trên cơ sở phân tích biểu đồ đã vẽ và kiến thức đã có từ bài học 35, 36. Các câu hỏi thảo luận lớp :

+ Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản ? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,...).

+ Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ?

+ Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục.

- GV gợi ý HS xem lại các bài học trong SGK (bài 35, 36). HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.

B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Vẽ biểu đồ 1. Vẽ biểu đồ

a) Tính toán, lập bảng số liệu tương đối

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG SO VỚI CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (CẢ NƯỚC = 100%)

Thủy, hải sản Đồng bằng

sông Cửu Long

Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 41,5 4,6 100 Cá nuôi 58,4 22,8 100 Tôm nuôi 76,7 3,9 100 b) Vẽ biểu đồ 0 20 40 60 80 100% ( Cả nước =100%)

ĐB Sông Cửu Long

Cá biển 41,5 58,4 76,7 4,6 22,8 3,9

Biểu đồ tỉ trọng sản lượng cá biển, cá nuôi, tôm nuôi của ĐB sông Cửu Long, ĐB sông H ồng so với cả nước, năm 2002

ĐB Sông Hồng

Cá nuôi

Tôm nuôi

2. Phân tích biểu đồ

a) Các thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển ngành thủy sản: - Điều kiện tự nhiên:

+ Nguồn thủy sản tự nhiên dồi dào. + Các bãi cá, bãi tôm trên biển rộng lớn.

- Nguồn lao động : người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng và kinh doanh thủy sản trong nền kinh tế thị trường, năng động và nhạy cảm với cái mới trong sản xuất.

- Cơ sở chế biến : nhiều cơ sở ; các cơ sở ngày càng hiện đại, đạt tiêu chuẩn làm hàng xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ : rộng lớn (các nước trong khu vực, EU, Nhật, Bắc Mĩ). b) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu, vì :

- Có nhiều diện tích kênh rạch, rừng ngập mặn, các bãi triều ven biển, đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.

- Do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.

- Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản.

- Thị trường nhập khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) có nhu cầu lớn về các loại thực phẩm này, kích thích nghề nuôi tôm xuất khẩu.

c) Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp khắc phục

- Khó khăn :

+ Thiếu vốn đầu tư lớn để mở rộng đánh bắt xa bờ.

+ Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao còn hạn chế. + Môi trường nước nuôi trồng ngày càng ô nhiễm.

+ Thiếu con giống sạch bệnh. - Biện pháp:

+ Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, giúp ngư dân mở rộng đánh bắt xa bờ. + Bảo đảm vệ sinh môi trường nước nuôi trồng.

+ Phát triển kĩ thuật và công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

+ Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao.

+ Chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Bài 40

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

A. GỢI Ý DẠY HỌC

I. MỤC TIÊU

Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức

Nhận biết tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ, quần đảo Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí.

2. Kĩ năng

- Đọc bảng kiến thức. - Nhận xét biểu đồ.

II. CHUẨN BỊ

- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.

- Lược đồ một số ngành kinh tế biển (hình 39.2), trang 141 SGK phóng to.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Hoạt động 1 : Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ

- HS (cá nhân) dựa vào bảng 40.1, cho biết những đảo có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- GV hướng dẫn HS đọc bảng 40.1 kết hợp với quan sát hình 39.2 trang 141 SGK để thực hiện bài tập 1.

- Sau khi thực hiện xong, một số HS trình bày kết quả. HS toàn lớp theo dõi, bổ sung và xác nhận kết quả đúng.

* Hoạt động 2 : Phân tích biểu đồ

- HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) dựa vào hình 40.1, phân tích biểu đồ để rút ra những kết luận cần thiết.

- GV hướng dẫn HS cách phân tích biểu đồ. Ví dụ : phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm ; sau đó, phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng,...

- Sau khi các nhóm HS thảo luận, GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày nhận xét của nhóm mình. GV gợi ý để HS nêu được các ý cần thiết.

Một phần của tài liệu Các bài thực hành địa 9 (Trang 29)