III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
B. BÀI LÀM THỰC HÀNH
1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ
- Các đảo có điều kiện phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là những đảo có diện tích tương đối lớn, vùng biển bao quanh khá rộng, có điều kiện xây dựng cảng, bao gồm:
+ Cát Bà : nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. + Phú Quốc: nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. + Côn Đảo : nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển.
- Các đảo còn lại tuy diện tích không lớn (Lý Sơn, Phú Quý …), nhưng có thế mạnh độc đáo, có thể khai thác tiềm năng kinh tế và khẳng định chủ quyền vùng biển của đất nước.
2. Nhận xét tình hình hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí
- Từ 1999 - 2003, hoạt động của công nghiệp dầu khí ngày càng sôi động và đa dạng:
+ Khai thác dầu thô tăng từ 15,2 16,9 triệu tấn (tăng 111%). + Xuất khẩu dầu thô tăng từ 14,9 16,9 triệu tấn (tăng 113%).
+ Nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí tăng từ 7,4 10,0 triệu tấn (tăng 135%).
- Số liệu trên cho thấy, trong các năm gần đây:
+ Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng.
+ Sản lượng dầu thô khai thác hầu hết dành cho xuất khẩu, cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của công nghiệp dầu khí nước ta.
+ Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập khẩu lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn.
Bài 44
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN. VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU
KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
A. GỢI Ý DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức
Hiểu được tính thống nhất của môi trường tự nhiên. 2. Kĩ năng
- Vẽ và phân tích biểu đồ
II. CHUẨN BỊ
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ địa phương.
- Bút chì, bút màu, thước kẻ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1 : Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
- GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ địa phương để trình bày lại những đặc điểm chính của thiên nhiên ở địa phương.
- GV chia lớp thành một số nhóm nhỏ, mỗi nhóm phân tích về một thành phần tự nhiên và tác động của nó tới các thành phần tự nhiên khác. Ví dụ : có nhóm phân tích về tác động của địa hình, có nhóm về tác động của khí hậu.... GV lưu ý HS trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, cần bám sát các gợi ý của bài thực hành :
+ Địa hình có ảnh hưởng gì tới khí hậu (nhiệt độ, mưa,...), tới sông ngòi (dòng chảy, độ dốc lòng sông),... ?
+ Khí hậu có ảnh hưởng gì tới sông ngòi (lượng nước, chế độ nước của sông,..) ? + Địa hình và khí hậu ảnh hưởng gì tới thổ nhưỡng (sự hình thành các loại thổ nhưỡng, xói mòn đất đai,..) ?
+ Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng có ảnh hưởng gì tới phân bố thực, động vật ? - Sau khi các nhóm chuẩn bị xong, GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. Cuối cùng, GV tổng kết để HS thấy được tính thống nhất của môi trường tự
nhiên địa phương.
* Hoạt động 2 : Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
a) Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
- GV yêu cầu HS trình bày lại cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế (chú ý các bước khi vẽ biểu đồ).
- HS vẽ biểu đồ. GV lưu ý HS chọn loại hình biểu đồ thích hợp để thể hiện rõ nhất về sự biến động trong cơ cấu các ngành kinh tế theo GDP của tỉnh (thành phố) qua các năm.
- Sau khi HS vẽ xong, GV cần nhận xét và nêu lên những lỗi mà HS thường hay mắc để rút kinh nghiệm.
b) Phân tích biểu đồ - GV cần cho HS hiểu rõ :
+ Trong cơ cấu ngành kinh tế, người ta thường chia thành ba khu vực (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ), ở đây yêu cầu vẽ biểu đồ và phân tích sự biến đổi tỉ trọng của các khu vực trong giá trị tổng sản phẩm kinh tế của địa phương qua các năm.
- Xu hướng biến động chung của nền kinh tế nước ta và thế giới : giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ.
- HS theo nhóm nhỏ căn cứ vào biểu đồ, phân tích biến động của cơ cấu kinh tế, chú ý nhận xét về thay đổi tỉ trọng giữa các khu vực kinh tế (nông, lâm, ngư nghiệp ; công nghiệp - xây dựng ; dịch vụ) qua các năm. Qua sự thay đổi tỉ trọng, nhận xét về xu hướng phát triển của nền kinh tế.
- Sau khi hoàn thành công việc, đại diện một số nhóm trình bày trước lớp kết quả. HS toàn lớp trao đổi, bổ sung, chuẩn xác các kiến thức cần thiết.
B. BÀI LÀM THỰC HÀNH
1. Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên a) Địa hình
- Các đặc điểm của địa hình địa phương (núi, đồi trung du, đồng bằng, hải đảo..). - Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa..), đến mạng lưới sông ngòi (lưu lượng, độ dốc lòng sông…).
b) Khí hậu
theo độ cao..)
+ Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi (lưu lượng nước, chế độ nước sông..). c) Địa hình và khí hậu ảnh hưởng đến thổ nhưỡng (sự hình thành các loại thổ nhưỡng, mức độ xói mòn đất đai, tình trạng triều cường và xâm nhập mặn, lũ, hạn, lở đất…).
d) Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng ảnh hưởng đến sự phân bố các loài thực vật, động vật.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương
Chọn bảng số liệu thống kê về cơ cấu các ngành kinh tế (cơ cấu GDP) qua một số năm gần đây của địa phương
a) Vẽ biểu đồ
- Chọn loại hình biểu đồ thích hợp thể hiện rõ nhất sự biến động cơ cấu kinh tế qua 2 hoặc 3 thời điểm (biểu đồ hình tròn) hoặc qua nhiều thời điểm (biểu đồ miền).
- Ghi đầy đủ đơn vị, chú giải và nội dung biểu thị. b) Phân tích sự biến động cơ cấu kinh tế
- Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng giữa các khu vực kinh tế (nông, lâm, ngư nghiệp ; công nghiệp - xây dựng ; dịch vụ) qua các năm và trong nội bộ từng khu vực kinh tế qua các năm.
- Qua sự thay đổi tỉ trọng, nhận xét về xu hướng phát triển của nền kinh tế.