Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
111 KB
Nội dung
BỐ CỤC GỒM : * MỞ ĐẦU + Đặt vấn đề chọn đề tài : - Chức năng, nhiệm vụ của công tác tư pháp - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu * NỘI DUNG I- LÝ LUẬN CHUNG : 1. Khái quát về công tác tư pháp 2. Vai trò của công tác tư pháp 3. Vai trò của công tác hòa giải 4. Vai trò của công tác công chứng, chứng thực II- THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP TẠI ĐỊA PHƯƠNG. 1. Đặc điểm tình hình địa phương 2. Một số thành tựu cơ bản trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương 3. Thuận lợi, khó khăn 4. Thực trạng công tác tư pháp tại địa phương III – NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Giải pháp 2. Đề xuất, kiến nghị * KẾT LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1 CHUYÊN ĐỀ : CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TƯ PHÁP MỞ ĐẦU I - ĐẶT VẤN ĐỀ, CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Chức năng, nhiệm vụ của công tác tư pháp. Xã, Phường, Thị trấn là nơi tổ chức của cuộc sống cộng đồng dân cư, đây cũng là cầu nối trực tiếp toàn bộ hệ thống chính trị với người dân, là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xã, Phường, Thị trấn còn là nơi triển khai và tăng cường chính sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế – xã hội. 2. Phạm vi nghiên cứu : - Nhiệm vụ , quyền hạn của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân - Quản lý Nhà nước về công tác tư pháp - Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật - Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch của ủy ban nhân dân - Công tác chứng thực của ủy ban nhân dân - Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong công tác thi hành án. - Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND - UBND - Công tác tự kiểm tra, rà soát, hệ thống văn hóa quy phạm pháp luật. - Một số vấn đề về sử lý vi phạm hành chính - Phổ biến giáo dục pháp luật. - Hòa giải ở cơ sở. - Công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người có công với cách mạng. 3. Phương pháp nghiên cứu : Cần nắm chắc từng nội dung để áp dụng vào công việc thực tiễn. 2 NỘI DUNG I – LÝ LUẬN CHUNG : 1. Khái quát về công tác tư pháp. Công tác tư pháp là một bộ phận của công tác quản lý Nhà nước, đồng thời là nơi triển khai trên thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tư pháp, bảo đảm sự thống nhất quản lý Nhà nước về Công tác tư pháp từ Trung ương đến cơ sở. 2. Vai trò của công tác tư pháp. Theo quy định của Pháp luật tại khoản 3 Điều 10 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân năm 2004 quy định về trách nhiệm của cơ quan tư pháp trong việc giúp UBND cùng cấp rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tư pháp có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân cùng cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cáp mình để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị trái pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Để thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân người cán bộ tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp UBND cùng cấp rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình để kịp thời kiến nghị thay thế, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. 3. Vai trò của công tác hòa giải : Hòa giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh 3 chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. 4. Vai trò công tác công chứng, chứng thực tại địa phương. Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương, để đáp ứng yêu cầu công chứng hợp đồng , giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xem xét, quyết định chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mà UBND cấp huyện, cấp xã đang thực hiện sang tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn cấp huyện mà tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng được yêu cầu công chứng. Trong đó đặc biệt lưu ý : Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký phải có hồ sơ hợp lệ theo quy định và trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính. II – THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP TẠI ĐỊA PHƯƠNG. 1.Đặc điểm tình hình Vân Du là một xã thuần nông, điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong thời điểm hiện đại có nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, việc phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân còn nhiều hạn chế, các mâu thuẫn như tranh chấp đất đai, gất mất trật tự an ninh vẫn còn xẩy ra trên địa bàn, do đó dẫn đến vai trò của người cán bộ tư pháp ngày càng cần thiết trong việc giúp chính quyền xã giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong xã. Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân, phòng chống các tai tệ nạn diễn ra trên địa bàn, đồng thời giúp cho nhân dân tự giác chấp hành, sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Một số thành tựu cơ bản trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. 4 * Các chỉ tiêu đạt được : + Thu nhập nội xã 71,5 tỷ đồng + Tốc độ tăng trưởng 12,5 % + Giá trị sản xuất nông nghiệp 43,5 tỷ đồng + Giá trị TTCN – DV-Thu khác 27 tỷ đồng + Bình quân thu nhập đầu người 7,9 triệu đồng + Giá trị 1 ha canh tác đạt 66,4 triệu đồng + Cơ cấu kinh tế : Nông nghiệp – Dịch vụ - TM 60 -21-19 + Tỷ lệ phát triển dân số 0,9 % + Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa : 94 % + Số làng được công nhận Làng Văn Hóa 5 / 9 ( Trong đó có 03 làng đạt danh hiệu Làng văn hóa lần II ). +Tỷ lệ hộ nghèo 11,6% * Những kết quả đạt được : + Kinh tế : - Sản xuất nông nghiệp : Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 378 ha. Trong đó diện tích cấy lúa là 370 ha, trồng cây vụ đông 27 ha, đạt 14% diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao là 945 ha / vụ đạt 40% diện tích. Năng xuất lúa 12,5 tấn / ha. Công tác phòng chống lụt bão úng được chú trọng và tập trung cao, xử lý kịp thời các tình huống khi có bão úng không để tình trạng ngập úng xẩy ra. Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào xây dựng chuồng trại, giống vốn thức ăn để chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Kết quả : Tổng đàn lợn xuất chuồng : 5000 con, Đàn trâu bò 350 con, Đàn gia cầm có 45.000 con. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 16 ha, sản lượng cá ước thu 80 tấn. Hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng doanh thu đạt 796.642.000 đồng. 5 Tổng chi : 797.642.000 đồng. Lợi nhuận sau phân phối là 9.034.000 đồng. + Công tác quản lý đất đai. Đã tích cực chỉ đạo các thôn và lực lượng bảo vệ ngăn chặn kịp thời tình trạng hạ thấp ruộng mặt bằng canh tác. Tập trung chỉ đạo điều hành triển khai rà xét và đề nghị cấp giấy chứng nhận đất ở cho nhân dân có đủ điều kiện. Lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất xây dựng nông thôn mới. Lập tờ trình đề nghị các cơ quan cấp đất cho nhân dân làm nhà ở. Tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải phòng đảm bảo đúng tiến độ và thời gian theo quy định của Hội đồng giải phóng mặt bằng tỉnh Hưng Yên. Tổ chức giải phóng mặt bằng và xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy – Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã đúng tiến độ. Xây dựng nhà bia , nghĩa trang liệt sỹ , giao mặt bằng đường liên thôn từ Trung tâm xã xuống thôn Cao Vân cho bên thi công, hòan tất thủ tục hỗ trợ đường tỉnh lộ 200 m giải tỏa để bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Thường xuyên kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai đảm bảo công tác quản lý đất đai chặt chẽ không có tình trạng bán khoán đất trái thẩm quyền. + Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ : Mặc dù giá cả thị trường có nhiều biến động , tình hình lạm phát tăng song các ngành nghề truyền thống như nghề nề, mộc…. Tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh, cùng với các nguồn thu khác như lương cán bộ công nhân viên chức đã nghỉ hưu, tiền trợ cấp của các đối tượng chính sách, tiền con em địa phương đi làm kinh tế gửi về chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập nội xã ước đạt 2 tỷ đồng. + Về giao thông nông thôn 6 Giao thông nông thôn : Chấp hành quyết định số 1856/ QGG-TTg ngày 27/ 12 / 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, Quyết định số 919/ QĐ - UBND ngày 27 / 12 / 2007 của UBND tỉnh Hưng Yên về phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. UBND xã đã kiện toàn Ban chỉ đạo an toàn giao thông, phân công cán bộ tiến hành kiểm kê đo mốc hành lang an toàn giao thông, báo cáo với Ban chỉ đạo an toàn giao thông huyện và thông báo tới các hộ tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm, xử lý các hành vi vi phạm giao thông đường 204 và Tỉnh lộ 200. + Về văn hóa xã hội Về giáo dục và đào tạo : Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được phá triển và giữ vững, trường lớp học được mở rộng, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ cho việc giảng, dạy và học tập, chất lượng giáodục được nâng cao, kỷ cương giáo dục được chấn chỉnh, cả 2 ngành học của xã thường xuyên được quan tâm, không có học sinh bỏ học. Kết quả : Bình quân cả 3 cấp học số học sinh giỏi đạt 21%, học sinh khá 23%, học sinh trung bình có 46%, còn lại là học sinh yếu kém. Số học sinh thi đỗ đại học nguyện vọng ngày một tăng . Năm 2009 có 28 học sinh, năm 2010 có 31 học sinh, năm 2011 có 34 học sinh. Công tác xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài được chú trọng và đẩy mạnh từ xã đến trường và các dòng họ. Hàng năm xã đều tổ chức hội nghị tuyên dương và khen thưởng học sinh thi đỗ Đại học nguyện vọng I. Năm học 2009, 2010, 2011 xã được Hội khuyến học tỉnh tặng giấy khen. + Công tác Y tế, Dân số và KHHGĐ Mạng lưới y tế từ xã đến thôn hoạt động có nhiều chuyển biến, công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn, thường xuyên chủ động kiểm tra phát hiện dịch bệnh, thực hiện tốt chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng. Phát hiện dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi, uống vi ta min A là 410/410 tỷ 7 lệ đạt 100%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 15,6%. Chương trình phòng chống các bệnh xã hội thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân khám, phát hiện bệnh và quản lý kịp thời. Việc cấp thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh xã hội luôn đảm bảo đúng, đủ số lượng và thường xuyên kiểm tra, điều trị cho bệnh nhân. Việc khám chữa bệnh cho nhân dân đạt kết quả tốt, trong năm 2011 tổng số khám 6.954 lượt người, trong đó khám tại hộ 3.826 lượt còn lại là khám tại trạm y tế xã. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác Dân số – KHHGĐ thường xuyên phổ biến tuyên truyền các biện pháp Dân số – KHHGĐ tại cộng đồng , tỷ lệ tăng dân số trong năm 2011 là 0,8%. + Công tác xã hội : Các hoạt động chăm sóc người có công, gia đình chính sách được tổ chức thường xuyên nhân dịp tết nguyên đán, ngày 27 / 7 , ngòai quà của tỉnh, huyện, xã trích từ nguồn ngân sách trên 17 triệu đồng tổ chức động viên và tặng quà các gia đình chính sách. Trong năm xã tổ chức vận động các quỹ được : + Quỹ đền ơn đáp nghĩa = 12.907.000 đồng + Quỹ hỗ trợ trẻ em = 5.000.000 đồng + Quỹ chất độc da cam = 9.150.000 đồng + Quỹ ngày vì người nghèo = 13.217.000 đồng + Quỹ ủng hộ bão lụt = 2.530.000 đồng + Quỹ khuyến học = 12.600.000 đồng Đã tổ chức chỉ đạo, điều hành cán bộ chuyên môn của UBND xã và các thôn cùng với Hội đồng chính sách xã xét duyệt đối tượng theo Nghị định 67 / 2007 / NĐ-CP . Chỉ đạo các thôn rà roát hộ nghèo năm 2011 cấp thể bảo hiểm Y tế cho các đối tượng theo chính sách. Thành lập Ban chỉ đạo về mua thẻ bảo hiển y tế tự nguyện. 8 Nhận ủy thác vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội cho 364 hộ vay với số dư nợ là : 7.653.000.000 đồng. Thực hiện tốt việc chi trả cho các đối tượng chế độ Bảo hiểm xã hội được kịp thời đúng chế độ. Công tác tôn giáo : Tăng cường quản lý Nhà nước về mọi mặt hoạt động của tôn giáo trên địa bàn, trong năm hoạt động tôn giáo diễn ra lành mạnh, chấp hành tốt pháp luật Nhà nước, tuân thủ quy định của địa phương. + Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao : Trong năm có những chuyển biến tích cực, các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, đã tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức phục vụ kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm. Phong trào thể dục thể thao quần chúng có nhiều tiến bộ thu hút được trên 30% số người trong các độ tuổi thường xuyên tham gia như thể dục buổi sáng, bón chuyền, bóng đá, cầu lông và các trò chơi dân gian. Đài truyền thanh xã đã thực hiện được 140 tin bài về các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ an ninh quốc phòng, an ninh địa phương, thường xuyên tổ chức tiếp âm đài truyền thanh của huyện, kịp thời tuyên truyền về công tác sản xuất về gương người tốt, việc tốt và các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội tại địa phương. 3. Thuận lợi, khó khăn : * Thuận lợi : Năm 2011 mặc dù có nhiều khó khăn do biến động của thị trường, diễn biến phức tạp của thời tiết, song dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng với tinh thần tích cực của nhân dân nên kinh tế xã hội xã nhà duy trì ở mức tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đều đạt và vượt kế hoạch. * Khó khăn : Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm chưa đồng bộ, hệ thống thủy lợi nội đồng có thôn xuống cấp nên tình trạng điều tiết nước phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn. 9 - Vệ sinh môi trường còn ô nhiễm, việc quy hoạch bãi rác chưa phù hợp nên phải điều chỉnh quy hoạch lập thủ tục xin đất làm bãi đổ rác mới. - Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn xã còn có những diễn biến phức tạp, tệ nạn cờ bạc, số đề chưa được sử lý dứt điểm. - Tình trạng sinh con thứ 3 vi phạm chính sách dân số và gia đình chưa kịp ngăn chặn và sử lý kịp thời, tỷ lệ nam, nữ sinh con mất cân bằng giới tính đó là những tồn tại, hạn chế đòi hỏi cán bộ và nhân dân trong xã cần tập trung trước hết ở đội ngũ cán bộ phải có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật nhà nước tại địa phương. * Thực trạng công tác tư pháp tại địa phương. Do là xã loại II nên xã được biên chế 2 cán bộ tư pháp. Về trang thiết bị : Cán bộ tư pháp đã được cấp riêng 1 máy vi tính có gắn phần mềm về công tác tư pháp, vấn đề này đã hỗ trợ một phần cho đồng chí cán bộ tư pháp hộ tịch hiện tại, song để đáp ứng với yêu cầu thì xã cần phải chuẩn hóa theo quy định về tiêu chuẩn cán bộ công chức. III – NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Giải pháp : Cần tích cực tham mưu về công tác quy hoạch cán bộ, đồng thời tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện để cử cán bộ đi học đúng chuyên môn, nghiệp vụ, thuyển chuyển kịp thời cán bộ theo quy định đúng tiêu chuẩn. 2. Đề xuất kiến nghị. - Căn cứ vào tìnhh hình thực tế của địa phương đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội thông qua Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện Ân Thi tạo điều kiện cho học sinh lớp Trung cấp Luật khóa II sớm được thi và cấp bằng để thuyên chuyển công tác tại địa phương. 10 [...]... tốt những quy định của Pháp luật, nhất là cán bộ chuyên môn cần phải tiếp tục học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Nhằm đáp ứng và hòan thành tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay 11 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ***** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ****** Chuyên Đề : CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TƯ PHÁP Họ và tên học viên : Số báo danh : 48 Đơn vị công tác : UBND xã. .. học Luật Hà nội cùng với các thầy cô bộ môn của lớp Luật khóa II giảng dạy mở tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Ân Thi bản thân nhận thấy : Việc tiếp thu kiến thức các thầy cô truyền tải là cực kỳ quý báu, giúp cho mỗi học viên nâng cao được nhận thức , đồng thời có chuyên môn nghiệp vụ để chủ động và hòan thành tốt hơn trong cương vị công tác được giao, đảm bảo đúng công tác phục vụ ở địa phương. .. HÀ NỘI ***** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ****** Chuyên Đề : CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TƯ PHÁP Họ và tên học viên : Số báo danh : 48 Đơn vị công tác : UBND xã Vân Du - Ân Thi – Hưng Yên Lớp : Trung cấp Luật khóa II – Huyện Ân Thi – Hưng Yên Ân Thi, tháng 12 năm 2011 12 . TẬP TỐT NGHIỆP 1 CHUYÊN ĐỀ : CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TƯ PHÁP MỞ ĐẦU I - ĐẶT VẤN ĐỀ, CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Chức năng, nhiệm vụ của công tác tư pháp. Xã, Phường, Thị trấn là nơi tổ chức của. vấn đề chọn đề tài : - Chức năng, nhiệm vụ của công tác tư pháp - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu * NỘI DUNG I- LÝ LUẬN CHUNG : 1. Khái quát về công tác tư pháp 2. Vai trò của công tác. Nhà nước về Công tác tư pháp từ Trung ương đến cơ sở. 2. Vai trò của công tác tư pháp. Theo quy định của Pháp luật tại khoản 3 Điều 10 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng