Dạy học Lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của xã hội, khiến nhiều lo lắng và trăn trở.. Là một giáo viên dạy lịch sử 15 năm nay và thường xuyê
Trang 1MỤC LỤC
Trang Mục lục 1
1 Đặt vấn đề 2
2 Lý do chọn đề tài 2
3 Phạm vi, đối tương và phương pháp nghiên cứu 3
4.Mục đích nghiên cứu 3
5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3
6 Điểm khó của đề tài 3
7 Nội dung 4
8 Những vấn đề chung 4
8 Cơ sở lý luận của vấn đề 4
9 Thực trạng của vấn đề……… 4
10 Nguyên nhân của vấn đề ……….……5
11. Sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử 6
12 Hiệu quả của đề tài……… ….… 15
13 Kết luận 16
14 Tài liệu tham khảo 17
Trang 2SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ I-Lý do chọn đề tài.
Dạy học Lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của xã hội, khiến nhiều lo lắng và trăn trở Đã đến lúc không thể thờ ơ đối với những người làm công tác giáo dục Là một giáo viên dạy lịch sử 15 năm nay và thường xuyên được giao trách nhiệm dạy các lớp theo học khối C ( Ban KHXH), tôi cũng băn khoăn và trăn trở về vấn đề này Tại sao chất lượng bộ môn lịch sử trong mấy năm trở lại đây lại thấp như vậy Đó thực sự là những vấn
đề đáng báo động
Để dạy và học tốt môn Lịch sử không hề đơn giản Đó là nhận xét của nhiều học sinh và giáo viên Kiến thức nhiều, thời lượng ít, nó tác động từ nhiều phía: Sách giáo khoa, giáo viên, học sinh, gia đình và xã hội Nhiều học sinh của chúng
ta hiện nay chán ghét học môn lịch sử
Đã có rất nhiều hội thảo, nhiều diến đàn, nhiều bài viết, nhiều ý kiến đưa ra
về vệc đổi mới phương pháp dạy học nói chung mô lịch sử nói riêng Chương trình giáo dục phổ thông bàn hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QQĐ-BGDĐT ngày
5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu: “phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
và trách nhiệm học tập cho học sinh"
Thực hiện chủ trương đó, nhiều địa phương, nhiều trường học và đội ngũ giáo viên đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp dạy học Có nhiều phương pháp hay đã đưa lại kết quả bước đầu
Dạy học là một hoạt động sáng tạo Không có phương pháp, mô hình nào là bất biến Vấn đề học sinh chán học và “ngại” học bộ môn sử là do nhiều nguyên nhân, do từ nhiều phía Vậy thì giáo viên phải là người biết tìm ra những phương pháp mới để tạo cho học sinh tính chủ động nắm bắt, khai thác kiến thức, say mê học tập, biến những số liệu, những Chỉ thị, Nghị quyết thành những nội dung sống động, lôgic
Qua nhiều năm dạy và bồi dưỡng học sinh khối C, bản thân thấy rất nhiều học sinh chăm chỉ học, tích cực học hỏi và sưu tầm tài liệu nhưng kiến thực đọng lại rất
ít ỏi Nhiều em chỉ một thời gian ngắn là quên hết kiến thức đã học Một bộ phận nắm được kiến thức nhưng khi làm bài thì sa vào trình bày lộn xộn, thiếu tuần tự
Trang 3Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử lớp 12 – Phần Lịch sử Việt Nam” Tuy nhiên, vận dụng sơ đồ vào dạy học lịch sử có thể áp dụng ở nhiều cấp học, nhiều bài học
II Phạm vi , đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Một số bài học trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12
Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp lịch sử, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, tích hợp
III Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp một phần giúp các em học sinh có những kiến thức lịch sử nhất định để trang bị cho những kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tinh, thi ĐHCĐ cho học sinh ban C; Khắc phục tình trạng “ học vẹt” lịch sử Mục đích chuyển từ quan niệm “ giáo viên là trung tâm” sang quan niệm “ lấy học sinh làm trung tâm” Giúp các em hình thành và phát huy tư duy tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vân đề liên quan đến lịch sử, nhất là những vấn đề mà giáo viên cũng như học sinh thường sa vào phân tích chính trị, nặng về giáo điều lý luận
IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu một nội dung mới, người giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và kết luận Sơ đồ để dạy học cũng có thể xem là những phiếu học tập Khi tiến hành dạy bài mới giáo viên phát cho học sinh những sơ đồ “câm”, giáo viên giảng bài và hướng dẫn học sinh trả lời các thông tin trên sơ đồ Giáo viên có thể vẽ sơ đô bài học lên bảng và gọi đại diện các nhóm hoặc các tiểu nhóm lên trình bày Sau đó giáo viên nhận xét và kết luận
V Điểm khó của đề tài.
Ngoài việc soạn giáo án, giáo viên phải thiết kế sơ đồ để vận dụng Vì vây, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư một khối lượng thời gian tương đối lớn
Muốn thiết kế sơ đồ yêu cầu người giáo viên phải cơ bản biết sử dụng máy vi tính Phải có sự kiên trì Phải bỏ ra một số kinh phí nhất định để in và photo sơ đồ cho các nhóm học sinh
Trang 4Phần II NỘI DUNG I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1) Cơ sở lý luận của vấn đề:
Lịch sử là một dòng chảy không bao giờ ngưng nghỉ Học quá khứ để nhận thức hiện tại và phán đoán tương lai, đó là đặc thù của môn lịch sử Muốn học tốt lịch sử phải tường minh ba vấn đề: Thời gian, không gian và con người Đặc trưng nối bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ Lịch sử không phải là một bộ môn chính trị, nhưng lịch sử gần với chính trị
Hướng dẫn học sinh tự học, tự tiếp cận vấn đề là một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Mỗi một tiết dạy, giáo viên có một phương pháp riêng, tìm ra những con đường để học sinh tiếp nhận nội dung bài học một cách thoải mái, tự giác, tích cực Trong chương trình lịch sử lớp 12 rất nhiều bài học giáo viên có thể vận dụng sơ đồ để dạy học theo phương pháp nhóm
2 Thực trạng của vấn đề
Học sinh THPT hiện nay tuyệt đại đa số không muốn tiếp xúc với môn học này Khi học một giờ lịch sử, nhiều học sinh xem đó là một giờ “ tra tấn tinh thần
và thể xác” Nào là “ chủ trương”, nào là “chính sách”, nào là “đường lối”, nó chẳng khác gì cán bộ đi học Nghị quyết
Mới đây, khi nghe tin Bộ GD và ĐT công bố sáu môn thi tốt nghiệp, trong đó không có môn Lịch sử, các học sinh trường THPT Nguyễn Hiền ở Thành phố Hồ Chí Minh đã reo mừng và xé đề cương ôn thi môn Sử Đây là một hành động phản cảm nhưng cũng nói lên thực trạng rất báo động của bộ môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay
Mặc dù đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trường phổ thông đang rất cố gắng đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả của bài học nhưng kết quả không có mấy chuyển biến Khi hỏi về một nhân vật lịch sử Việt Nam, một bộ phim lịch sử Việt Nam học sinh trở nên “ mù tịt”, nhưng khi nói về một bộ phim lịch sử Trung Quốc thì có nhiều học sinh kể vanh vách Học xong bài học là trả lại cho thầy cô.Thật là một thực trạng đáng báo động
Một hiện tượng phổ biến bây giờ của học lịch sử là chủ yếu học thuộc lòng, ghi nhớ một cách máy móc , đối phó với thi cử: thiếu kỹ năng miêu tả, phân tích, tổng hợp, đánh giá về một sự kiện lịch sử
Trong các cuộc thi như “ Đường lên đỉnh Ôlimpia”, các chương trình vui chơi giải trí trên truyền hình như: “ Đấu trường 100”, “ Ai là triệu phú” các thí sinh và những người chơi đa số mất điểm ở câu hỏi liên quan đến lịch sử
Trang 53 Nguyên nhân của vấn đề
Có rất nhiều cuộc họp, rất nhiều Hội thảo bàn về cách dạy và học Lịch sử đã diễn ra trong mấy năm lại đây để tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục Và rất nhiều nguyên nhân được đề cập Theo tôi thì do những nguyên nhân sau đây: Một là, hiện nay nhu cầu xã hội giành cho học sinh theo học các môn khoa học xã hội rất ít Các trường đại học, cao đẳng mọc lên ngày càng nhiều nhưng chủ yếu là giành cho các học sinh theo học các môn khoa học tự nhiên Vì vậy, số học sinh có nhu cầu theo học các môn khoa học xã hội tại các trường THPT là rất ít Thậm chí có nhiều trường không duy trì được lớp khối C
Hai là, học sinh theo học các ngành xã hội tại các trường Đại học, Cao đẳng sau khi ra trường mặc dù có bằng tốt nghiệp khá và giỏi nhưng vẫn không xin được việc làm, nhất là ngành lịch sử Thực tế là những ngành khoa học xã hội đa số thuộc biên chế của nhà nước, cho nên nhu cầu sử dụng lao động rất ít Nếu có việc làm thì lương cũng rất thấp Đúng là “ cơm áo gạo tiền ghì sát đất”.Vì vậy, đa số phụ huynh và học sinh quay lưng với môn học này
Ba là, môn Lịch sử trong các trường THPT, THCS vẫn được xem là môn phụ, thường bị lãnh đạo coi nhẹ, đồng nghiệp và kể cả xã hội nhìn nhận bằng ánh mắt thiếu thiện cảm (vì những giáo viên dạy Toán, Lí có giá hơn!) Còn học sinh và phụ huynh thì có suy nghĩ đơn giản rằng học Lịch sử chẳng sẽ có ích gì, vì nó không phục vụ cho việc thi cử và kiếm tiền sau này Chỉ khi nào Bộ GD&ĐT công
bố các môn thi tốt nghiệp ngoài các môn bắt buộc thì học sinh mới có ý thức học tập, nhưng cũng chỉ đối phó Trong các kỳ thi tốt nghiệp mấy năm lại đây, môn Lịch sử ít được lựa chọn là một trong sáu môn thi Ngược lại, môn Địa lý trở thành môn thi liên tục Ví dụ như năm học này ( 2012-2013), dư luận cho rằng môn Lịch
sử sẽ là một trong những môn thi tốt nghiệp, nhưng thực tế lại không như vậy
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên Lịch Sử, Trường THPT
chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), người có kinh nghiệm 20 năm dạy Sử và cũng ngần ấy thời gian trực tiếp bồi dưỡng học sinh thi tốt nghiệp, thi đại học môn Lịch
Sử - cho biết thầy thật sự rất buồn trước thực trạng dạy học, thi cử môn Lịch Sử trong những năm gần đây Thầy Hiếu cho rằng ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm chính về cái kiểu thi gì, học nấy, không học không thi dẫn đến tình trạng đáng buồn là học trò xé đề cương môn không phải thi tốt nghiệp THPT
"Tôi xin khẳng định lại một lần nữa: Môn Sử vẫn là môn học bị xem thường nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay", thầy Hiếu chia sẻ
Bốn là, còn nhiều vấn đề về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên
và phương pháp giảng dạy Nội dung sống động nhất của lịch sử là phải gắn với cuộc sống, cuộc sống qua các thời kỳ lịch sử và cuộc sống hôm nay, lại chưa được quan tâm và phát huy Tóm lại là cách trình bày lịch sử khô khan, đánh giá lịch sử còn áp đặt chủ quan, nặng về lý luận, ít có các câu chuyện sinh động về một sự
Trang 6kiện lịch sử, về một nhân vật lịch sử và như vậy, học sinh không thích học là hệ quả tất yếu
Và cuối cùng, phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề Đây là nguyên nhân
dễ nhận thấy nhất và cũng được nói đến nhiều nhất nhưng mặt khác đó cũng lại là nguyên nhân khó khắc phục nhất Khi nhắc đến nguyên nhân này, người ta chỉ làm một việc đơn giản duy nhất là đổ lỗi cho giáo viên Nhưng suy cho cùng thì giáo viên cũng chỉ là người chịu hậu quả của một nền giáo dục lạc hậu đã kéo dài mà thôi “Thay đổi một quan niệm khó hơn phá vỡ một quả bom nguyên tử” Tất cả giáo viên đều biết rất rõ về điều này nhưng với hoàn cảnh hiện nay họ gần như không có lựa chọn khác
Trước nhiều nguyên nhân trên, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo đang có rất nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách để khắc phục Còn những người trực tiếp dạy lịch sử như chúng tôi cũng đang cố gắng gạt qua sự “mặc cảm” để cố gắng tìm ra phương pháp dạy học đưa lại hiệu quả tốt nhất, làm cho học sinh phát huy được tính chủ động, sự hứng thú, nhất là đối với lịch sử dân tộc ta Cho nên, tôi quyết định chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử ”
II SỬ DỤNG SƠ ĐỒ KHI DẠY MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ VIỆT NAM
TRONG SGK LỊCH SỬ LỚP 12
và giai cấp xã hội ở Việt Nam,(Bài 12, Mục I, trang 77,78)
Trước khi khai thác nội dung của mục này, giáo viên phát cho mỗi bàn một sơ đồ
để trống Tiếp theo, gọi một học sinh đọc các nội dung trong SGK, sau đó giáo viên hướng dẫn các em điền các thông tin vào sơ đồ: Các ô còn để trống và được
mã hóa bằng số (1), (2) thể hiện thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp Ô có đường kẻ đậm là ô có nội dung quan trọng nhất
Cuối cùng, gọi đại diện các nhóm trả lời và nhận xét Có thể, giáo viên vẽ sơ đồ lên bảng, rồi gọi hai hoặc ba học sinh lên điền các thông tin Giáo viên bổ sung và nhận xét
(Bài 13, trang 86, 87,88).
Giáo viên cũng thực hiện theo tuần tự như ở phần 1.1 Nhấn mạnh: Dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển mạnh mẽ Thực tế này đòi hỏi, VNCMTN phải “lột xác”, tức là phải thành lập một đảng vô sản để lãnh đạo quần chúng Nhưng, chỉ có một số hội viên của VNCMTN nhận thức được yêu cầu này Từ đó làm cho VCMTN bị phân liệt Ảnh hưởng ngày càng lớn của VNCMTN làm cho đảng Tân Việt bị phân hóa Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ để thể hiện nội dung của mục 1 và 2
Từ đó học sinh sẽ dễ nắm kiến thức về quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt
Trang 7Nam, cúng như nội dung và ý nghĩa của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
Đông Dương tháng 11 năm 1939 ( Bài 16, mục II, trang 104)
Giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện những kiến thức cơ bản trên khung sơ đồ
Giáo viên đặt câu hỏi: Điểm khác cơ bản của Hội nghị này với Hội nghị BCHTW
Đảng tháng 7 năm 1936?
GV giải thích: Hội nghị tháng 7/1936, đề ra mục tiêu đấu tranh trước mắt là đòi tự
do, dân chủ, cơm áo và hòa bình ( tạm gác độc lập dân tộc) Con đến Hội nghị này,
mục tiêu đấu tranh là đòi độc lập dân tộc ( tạm gác nhiệm vụ dân chủ)
Đông Dương tháng 5 năm 1941 ( Bài 16, mục II, trang 108, 109)
Qua Hội nghị này, giáo viên giúp học sinh nhận biết được tầm quan trọng của
Hội nghị: Đây là Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì, những tư tưởng của Người đã bắt đầu được thể hiện Đó là: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và vấn đề
dân tộc Hội nghị khẳng đinh: “ Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề
dân tộc giải phóng, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn phải chịu kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”
Vấn đề dân tộc được thể hiện: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh ( Việt Minh) thay Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”
Đây là bài có nhiều nội dung, vì vậy việc sử dụng sơ đồ là rất cần thiết Giáo viên
hướng dẫn học sinh tập trung vào cá phần trọng tâm để phân tích Đây là khoảng thời gian nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ gặp vô vàn khó khăn và thử thách Nền độc lập vừa mới giành được đứng trước nguy cơ mất còn Đây cũng là giai đoạn thể hiện bản lĩnh chính trị, tài ngoại giao của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Tại sơ đồ trang 14, ô (1) kẻ đậm thể hiện nội dung quan trọng nhất: Mặc dù ta không yêu cầu được Pháp phải công nhận nền độc lập của Việt Nam, nhưng chúng ta đã buộc chúng phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do
Trang 8
Rút ra mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ:
Trang 8
Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Địa chủ
phong kiến
Đại địa
chủ vừa và nhỏĐịa chủ
.
.
(7)
Trang 9SỰ XUẤT HIỆN 3 TỔ CHỨC CỘNG SẢN NĂM 1929 VÀ ĐẢNG CS VIỆT NAM RA ĐỜI
Một bộ phận gia nhập Phân liệt
3/2/1930 3/2/1930 24/2/1930
Ý nghĩa của Cương lĩnh:
Hội VNCMTN
(6/ 1925)
TÂN VIỆT CM ĐẢNG
(1925)
An Nam CS đảng (8/1929)
Đông Dương CS liên đoàn (9/1929)
Đảng Cộng sản Việt Nam
(3/2/1930) Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930
Đường lối chiến
lược CMVN Nhiệm vụ chiếnlược CMVN
Lực lượng chiến lược CMVN
Vai trò lãnh đạo Vị trí CMVN
.
Đông Dương CS
đảng (6/1929)
Trang 10 Ý nghĩa của Hội nghị:
Trang 10
HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG CS
Môn-Gia Định
Người chủ trì: TBT Nguyễn Văn Cừ
Nội dung
tranh
Mục tiêu đấu tranh
Phương pháp đấu tranh
Hình thức mặt trận