1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ

22 4,5K 96

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

- Hiện nay dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh HS, việc họctập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn, mà còn là quá trình HS tự khám phá, tự phá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

TRUNG HỌC CƠ SỞ - II

CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

PHỤ LỤC Tài liệu tập huấn giáo viên THCS ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

VÀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

MÔN ĐỊA LÍ

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Hà nội 6- 2009

(Đức 30-6-2009 MP 1/7/09)

Trang 2

đào tạo con người năng động, thích ứng, góp phần phát triển cộng đồng.

- Tính tích cực (TTC) trong hoạt động học tập về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng

ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

(những tri thức mà loài người đã tích luỹ được; khám phá những hiểu biết mới đối với bảnthân)

2 Phương pháp tích cực

- Phương pháp tích cực (PPTC) là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉnhững phương pháp giáo dục / dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa người học

- “Tích cực” trong PPTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa vớikhông hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

- PPTC hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học,nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học, chứ không phải tập trung vàophát huy TTC của người dạy, đành rằng để dạy học theo PPTC thì GV phải nỗ lực nhiều sovới dạy theo PP thụ động

3 Những dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực

3.1 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS

- GV là người tổ chức và chỉ đạo các hoạt động

- HS là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học (thông quacác hoạt động  tự lực khám phá và chiếm lĩnh kiến thức)

3 2 Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Rèn luyện PP học tập cho HS vừa là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học, vừa làmột mục tiêu dạy học

- Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học

3 3 Tăng cường dạy và học cá thể , phối hợp với dạy và học hợp tác

3 4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trang 3

Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá Trong PPTC, GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ

năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học và tạo điều kiện để HS được tham gia đánh giá lẫnnhau

Phụ lục 2:

1 Vì sao phải đổi mới PPDH Địa lí?

- Hiện nay dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh (HS), việc họctập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn, mà còn là quá trình HS tự khám phá,

tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức các hoạt độnghọc tập của giáo viên (GV) Vì vậy, day học ngày nay không còn đơn thuần chỉ là việctruyền đạt kiến thức của GV cho HS, mà phải tạo ra những cơ hội để phát triển ở học sinh khảnăng tự tìm kiếm , xử lí và thu thập thông tin, nói cách khác là phải rèn luyện cho học sinhkhả năng tự học để họ có thể tự bổ sung kiến thức của mình và có khả năng học tập suốt đời

- Trong mối quan hệ giữa ba thành tố của quá trình dạy học: mục tiêu (MT) – nội dung(ND) và phương pháp (PP) thì phương pháp dạy học phải nhằm thực hiện mục tiêu và phụthuộc vào nội dung dạy học

- Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, mụctiêu dạy học của môn Địa lí ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện

kĩ năng địa lí cho học sinh (HS), mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đàotạo ra những con nguời có năng lực hành động; tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và tráchnhiệm; năng lực cộng tác làm việc, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyếtnhững tình huống, vấn đề của cuộc sống, xã hội

Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung dạy học Địa lí ở trường THCS cũng đã có sự

thay đổi, một số nội dung mới được đưa vào chương trình, vì vậy chương trình hiện hành

toàn diện và cập nhật hơn so với chương trình cũ

Đồng thời với sự thay đổi nội dung chương trình (CT),việc thể hiện nôị dung chương

trình trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí của các lớp cũng có sự đổi mới, SGK không chỉ còn

là tài liệu trình bày kiến thức để HS dựa vào đó mà trả lời các câu hỏi GV nêu ra trên lớp, ghi nhớ, kiểm tra, thi cử, mà được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để GV tổ chức các hoạt

động học tập tự giác, tích cực, độc lập của HS Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, SGK cũng

chú trọng đến cách thức làm việc để HS có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức

Sự thay đổi của MT và ND dạy học đòi hỏi phương pháp dạy học (PPDH) cũng phải

thay đổi cho phù hợp, chỉ khi người giáo viên địa lí chuyển từ dạy học theo kiểu liệt kê, mô tả

và thông báo - tái hiện sang một theo kiểu dạy học mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều

hơn, suy nghĩ nhiều hơn thì khi đó mới có thể phát triển ở HS các năng lực tư duy, sáng tạo

và năng lực hành động như mục tiêu dạy học đã xác định , đồng thời mới đảm bảo được nội

dung dạy học

Trang 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

2 Quan điểm đổi mới PPDH Địa lí THCS

1 Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí (PPDHĐL) theo định hướng tích cực hoá hoạt động

học tập của HS không có nghĩa là loại bỏ các PPDH hiện có (hay còn gọi là các PPDH truyền thống) và thay vào đó là các PPDH mới ( hay còn gọi là PPDH hiện đại)

2 Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới PP dạy (cách dạy) của thầy mà còn phải quan tâm đến

PP học (cách học) của trò, phải dạy cách tự học cho HS.

3 Cần đa dạng hoá các hình thức dạy – học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp; học trong lớp và trên thực địa …)

4 Đổi mới PPDH phải chú ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của môn học

5 Đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của HS và sử dụng TBDH

3 Định hướng đổi mới PPDH

- Luật Giáo dục, điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

- Định hướng đổi mới PPDH Địa lí “Tích cực hoá hoạt động học tập của HS nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập"

- Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động

4 Một số giải pháp đổi mới PPDH Địa lí ở THCS

- Đổi mới trong việc soạn giáo án  Thiết kế kế hoạch bài học

- Đổi mới trong tổ chức dạy học trên lớp:

+ Tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động với các phương tiện dạy học địa lí (PTDHĐL)+ Tổ chức, hướng dẫn HS thu thập, xử lí thông tin trong SGK và trình bày lại

+ Tổ chức hoạt động của HS theo những hình thức học tập khác nhau

- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo định hướng đổi mới, đồng thời tăng cường áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới

5 Xác định mục tiêu của bài học

Xác định mục tiêu (MT) của bài là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất khi thiết

kế giáo án MT cần chỉ ra chính xác và cụ thể những gì mà HS phải đạt được sau bài học đó,

MT cũng cần được diễn đạt như thế nào để dễ dàng xác định được rằng mục tiêu đã đạt đượchay chưa Trên cơ sở nội dung của mỗi bài, GV cần nêu lên một cách cụ thể về các mặt kiếnthức, kĩ năng, thái độ mà HS cần có được sau bài học đó

Trang 5

Mục tiêu của dạy học địa lí hiện nay không chỉ nhằm làm cho HS hiểu và ghi nhớ kiếnthức, mà còn phải biết vận dụng kiến thức, biết cách làm việc (các thao tác) với các phươngtiện học tập và biết vận dụng các thao tác tư duy để phát hiện và giải quyết vấn đề, để tựchiếm lĩnh kiến thức Do đó, GV cần sử dụng các động từ khi xác định MT bài học (động từhoá mục tiêu) Như vậy MT bài học phải vừa phản ánh quá trình nhận thức bài học của HS,vừa thể hiện cả kết quả của quá trình đó.

6 Thiết kế kế hoạch bài học

- Kế hoạch bài học là bản thiết kế các hoạt động dạy học của GV và HS nhằm đạt được mục tiêu và thực hiện được nội dung bài học

- Thiết kế kế hoạch bài học có thể được tiến hành theo các bước:

+ Xác định mục tiêu bài học (Sử dụng động từ/ động từ hoá mục tiêu)

+ Xác định các kiến thức trọng tâm/ nội dung chính

+ Thiết kế các hoạt động của GV và HS (Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và PTDH)

Phụ lục 3:

VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI

1 Những điểm mới trong việc sử dụng các PPDH theo định hướng đổi mới

- Các PPDH truyền thống được cải tiến nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS

- Tăng cường sử dụng các PPDH có nhiều khả năng phát huy tính tích cực học tập của HS

- Phối hợp linh hoạt giữa các PPDH truyền thống với các PPDH hiện đại

- Việc sử dụng các PPDH được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các PPDH

Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ Bản chất Thông báo –

tái hiện.: thầy chủ động thông báo những kiến thức đã chuẩn

bị sẵn và HS thụ động tái hiện lại kiến thức

GV sử dụng

hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo

HS tìm hiểu

và lĩnh hội nội dung của bài học

Cách thức/ hệthống các cách sử dụng PTTQ để pháthiện, khai thác và lĩnh hội

kiến thức

Là PPDH đặt

ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS

Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là

PP tổ chức cho HS học tập theo các nhóm nhỏ để giải quyết các vấn đề / thực

Trang 6

pháp Thuyết trình Đàm thoại Trực quan Phát hiện và giải quyết

vấn đề

Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

vào tình huống có vấn

đề , kích thích

họ tự lực, chủđộng và có nhu cầu mongmuốn giải quyết vấn đề

hiện các nhiệm vụ có liên quan đến nội dung bài học

Quy trình - Bước 1: Mở

đầu

- Bước 2:

Làm việc với tài liệu mới

- Bước 3: GV

tóm tắt và chuẩn xác kiến thức

- Bước 1:

Giới thiệu/tìmhiểu về PTTQ

-Bước 2:

Quan sát các PTTQ và rút

ra những đặc điểm,thuộc tính, dấu hiệu của các đối tượng, hiện tượng Địa lí

-Bước 3: Nêu

biểu tượng, khái niệm địa

lí trên cơ sở các đặc điểm, thuộc tính, dấu hiệu; vận dụng kiến thức để giải thích đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng Địa lí

- Bước 1: Đặt

vấn đề (tạo tình huống có vấn đề)

- Bước 2:

Giải quyết vấn đề

- Bước 3: Kết

luận

- Bước 1: Hình thành

các nhóm

học tập

- Bước 2:

Các nhóm thực hiện công việc

- Bước 3:

Tổng hợp kết quả cuả các

nhóm - Bước

4:

GV tóm tắt ý kiến phản hồi

từ các nhóm

và chốt lại những nội dung chủ yếu

3 Các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề

Trang 7

Mức độ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1 Trình bày

nêu vấn đề - Nêu vấn đề- Giải quyết vấn đề (đề xuất

giả thuyết, giải quyết)

- Kết luận

- Theo dõi lôgic của con đườnggiải quyết và cách lập luận củagiáo viên

- Hiểu được cách đặt giả thuyết

4 Lưu ý khi vận dụng một số PPDH theo định hướng đổi mới

- PP thuyết trình: Trước và trong khi thuyết trình, cần nêu lên những vấn đề, tình huống

hoặc câu hỏi có liên quan đến nội dung thuyết trình, nhằm kích thích tư duy, định hướng hoạt động nhận thức của HS

- PP đàm thoại: Cần tăng cường sử dụng PP đàm thoại gợi mở và nâng cao chất lượng của

các câu hỏi

- PP trực quan: Sử dụng các PTTQ cần theo một quy trình hợp lí để có thể khai thác tối đa

kiến thức từ các PTTQ Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức

- PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề: Mấu chốt của PPDH phát hiện và giải quyết vấn

đề là tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS

- PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ: Không phải bài học nào cũng thích hợp với việc tổ chức

cho HS làm việc theo nhóm Cần lưu ý trách nhiệm của cá nhân trong nhóm

Phụ lục 4:

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI

Chúng ta thấy, có nhiều cách dạy học khác nhau Nếu lấy “giảng để dạy” thì người tathường dùng phương pháp thuyết trình; nếu lấy “hỏi để dạy” thì người ta thường dùngphương pháp vấn – đáp; còn lấy “làm để dạy” thì người ta thường tổ chức các hoạt động chongười học Và, người ta đã sử dụng nhiều cách dạy học khác nữa, chẳng hạn như: dạy họctheo mục tiêu, dạy học theo tình huống, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tương tác, dạy họckhám phá,… Trong thời kì mở cửa và hội nhập, nhiều phương pháp dạy học mới được dunhập và sử dụng, chẳng hạn như: dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học theogóc,…

1 Dạy học theo dự án

Trang 8

- Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

- Một trong những quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn Địa lí ở trườngTHPT là tăng tính hành dụng, tính thực tiễn của chương trình và quan tâm đến những vấn đề

về địa lí địa phương; vì vậy Địa lí là môn học mà nội dung gắn bó chặt chẽ với thực tiễn Đặcbiệt chương trình Địa lí lớp 12 (Địa lí Việt Nam) đề cập một cách khá đầy đủ về đặc điểm tựnhiên, dân cư, kinh tế, các vùng lãnh thổ củaViệt Nam Ngoài ra, chương trình còn dành mộtthời gian thích hợp cho phần địa lí địa phương (tỉnh/thành phố)

- Từ đặc trưng nội dung môn học cho thấy hình thức dạy học theo dự án có thể sử dụngđược và sử dụng có hiệu quả trong giảng dạy và học tập Địa lí Hình thức dạy học này sẽ tạođiều kiện cho học sinh gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành và vận dụng kiếnthức đã học vào giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn; từ đó góp phần hình thành và pháttriển các năng lực của học sinh như năng lực hoạt động, tham gia, hoà nhập với cộng đồng vàbiết vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộcsống

- Suy giảm tài nguyên đất, rừng

- Ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn

- Ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón

* Bước 2: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc

- Xác định mục đích khảo sát

- Lựa chọn địa điểm khảo sát (mang tính điển hình)

- Dự kiến công việc và xác định phương pháp tiến hành

* Bước 3: Thực hiện

HS làm việc nhóm theo kế hoạch; các nhóm có thể làm các công việc sau:

Trang 9

- Khảo sát thực tế và ghi chép lại hiện trạng của môi trường (hiện trạng suy thoái, ônhiễm ; nguyên nhân; hậu quả; đề xuất biện pháp giải quyết)

- Phóng sự ảnh:

+ Chụp ảnh tư liệu về hiện tượng ô nhiễm nước, tàn phá rừng

+ Sắp xếp các ảnh theo thứ tự và làm thuyết minh về phóng sự ảnh

- Làm phim về môi trường

+ Lựa chọn chủ đề;

+ Xây dựng kịch bản;

+ Quay các cảnh;

+ Dựng phim, lồng tiếng.

*Bước 4: Giới thiệu sản phẩm trước lớp

- Sản phẩm của các nhóm ngoài phần bài viết, nên có thêm ảnh chụp hoặc đoạn phimminh hoạ

- Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu

- Cả lớp thảo luận, góp ý

* Bước5: Đánh giá

- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề

đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm

- Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từngnhóm

2 Dạy học theo hợp đồng

Dạy học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó HS làm việc theo “một gói cácnhiệm vụ” trong một khoảng thời gian nhất định Sinh viên chủ động xác định khoảng thờigian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ Mỗi hợp đồng phải bao gồm các nhiệm vụ bắt buộc vànhiệm vụ tự chọn Tuỳ theo nội dung bài học của từng môn học mà tổ chức dạy học theo hợpđồng cho phù hợp Ví dụ như các giờ thực hành, ôn tập, luyện tập, học kiến thức mới,… Các bước dạy học theo hợp đồng:

Bước 1: Lựa chọn nội dung

Bước 2: Xây dựng hợp đồng

+ Biên soạn văn bản hợp đồng+ Thiết kế các nhiệm vụ/hoạt động bao gồm cả phương tiện, tài liệu (tư liệu nguồn, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, đáp án,…)

Bước 3: Tổ chức kí kết và thực hiện hợp đồng.

Bước 4: Tổ chức nghiệm thu hợp đồng (trao đổi, chia sẻ ; thực hiện linh hoạt)

Trang 10

3 Dạy học theo góc

- Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể

- Kích thích HS tích cực hoạt động, thông qua hoạt động mà học tập

- Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động

- Được tổ chức với mục đích để HS được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi hoạt động

 Học theo góc: Một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm

vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể

Ví dụ về góc học tập:

- Góc mĩ thuật: Nơi để học sinh tới vẽ, thiết kế, ….

- Góc trải nghiệm: Trang bị nhiều đồ dùng học tập cho HS thử nghiệm, hoạt động,

nghiên cứu,… (sỏi đá, nam châm, tay lái,…)

- Góc thảo luận: Nơi HS có thể tới để bàn luận, nói chuyện,…

- Góc đọc: Nơi HS tới để tự đọc thầm (Yêu cầu có nhiều sách, báo, tài liệu,…).

4 Dạy học vi mô

Dạy học vi mô được khởi xướng từ trường Đại học Stanford (Hoa Kì) vào năm 1963 vớimục đích là để bồi dưỡng GV mới vào nghề một cách cấp tốc và hiệu quả hơn cách làmtruyền thống Dạy học vi mô được coi là một phương pháp đào tạo lấy hoạt động của ngườihọc làm trung tâm rất hiệu quả trong việc đào tạo, bồi dưỡng GV nắm chắc từng kĩ năng riêngbiệt, hình thành các năng lực của nghề dạy học

Người ta chọn từng đoạn ngắn từ 15 đến 20 phút trong các tiết học ở phổ thông do cácgiáo viên già dặn kinh nghiệm hoặc các giáo viên tập sự tiến hành – cũng có thể là tiết tập dạycủa giáo sinh – với dụng ý rèn luyện cho học viên một kĩ năng, năng lực xác định trong hệthống các năng lực sư phạm của chương trình đào tạo Bài học ngắn được ghi hình, phát lạitrên màn hình với số lần cần thiết để từng nhóm học viên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên,tập dượt quan sát sâu sắc, phân tích tỉ mỉ, thảo luận rút kinh nghiệm, đề xuất cải tiến theohướng vận dụng những kiến thức lí luận đã học

Phương án đã sửa chữa được một vài học viên trong nhóm thể hiện, được ghi hình, đem raphân tích, thảo luận lần thứ hai, qua đó sinh viên thấy được mình trên màn hình, tự đánh giámức độ đạt được và những điểm yếu cần rèn luyện tiếp

Chu trình trên có thể được tái diễn nhiều lần, theo nhóm hoặc từng cá nhân, cho đến khihọc viên làm chủ được kĩ năng, năng lực sư phạm cần rèn luyện

Camera, đầu video, tivi là những phương tiện thuận lợi cho dạy học vi mô Không có cácphương tiện này cũng có thể tiến hành những bài học ngắn có quan sát, ghi chép, thảo luận,sau đó tập dạy lại trước nhóm hoặc tập dạy một mình để rút kinh nghiệm Ghi hình là phươngtiện phản hồi giàu thông tin và hiệu quả cao, giúp cho học viên tự soi, tự thấy mình tronghành động, điều chỉnh các hành vi ứng xử sư phạm, tự đánh giá thành tích tập dượt rèn luyện

Trang 11

của mình Nếu đầy đủ phương tiện, dạy học vi mô sẽ trở thành phương thức tự đào tạo theonhu cầu và khả năng của mỗi học viên Dạy học vi mô khắc phục được tình trạng chỉ thiên về

lí thuyết, giúp cho học viên hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp một cách tuần

tự, vững chắc, chuẩn bị cho giáo viên có thể đương đầu với thực tế lớp học

Trong khi vận dụng dạy học vi mô cần đề phòng khuynh hướng rập khuôn, máy móc,buộc mọi giáo viên phải hành động theo một mẫu cứng nhắc, ngăn cản sự hình thành phongcách sư phạm của mỗi cá nhân Cũng cần đề phòng sai lầm chia cắt quá trình rèn luyện nănglực nghề nghiệp thành những mảnh vụn rời rạc; phải tôn trọng tính hệ thống có chủ định,hướng tới hình thành những năng lực cơ bản đòi hỏi ở một giáo viên

PHẦN HAI:

ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ĐỊA LÍ

Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

Phụ lục 1:

QUAN NIỆM VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá (KTĐG) là một hoạt động tất yếu, không thểthiếu Trong đó, KT là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, từ đó đánhgiá hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục Căn cứ mục tiêu dạy học để quyết định nội dung,hình thức KTĐG

Do đó, có thể quan niệm KTĐG như sau:

- KT là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạyhọc; ĐG là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học; ĐG đúng haychưa đúng tùy thuộc ở mức độ khách quan, chính xác của KT;

- KTĐG phải căn cứ mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục, cụ thể là căn cứ chuẩn kiếnthức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của học sinh (HS) đã được quy định trong Chương trìnhgiáo dục phổ thông (CTGDPT); KT và ĐG là 2 khâu trong một quy trình thống nhất nhằmxác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, trong đó KT là khâu đi trước (không KT thìkhông có căn cứ ĐG, chỉ KT không ĐG thì không thực hiện được mục tiêu của hoạt độngKTĐG);

- Trong quá trình dạy và học, phải kết hợp ĐG của GV và tự đánh giá của HS để pháthuy vai trò tích cực, chủ động trong học tập (biết mình đang ở loại nào, có những mạnh yếunào và phải vươn lên với mức độ nào?);

- KTĐG chỉ có hiệu lực sư phạm thuyết phục và thân thiện khi bảo đảm yêu cầu kháchquan, chính xác, công bằng, động viên HS phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w