Tâm lý học cộng đồng làng với những đặc điểm đặc trưng của nónhư: “tính cộng đồng được thể hiện qua quan hệ dòng họ và quan hệ làngxóm láng giềng”, “tính cộng đồng thể hiện qua việc tuân
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ
-BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài: Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ (tiếng địa
phương) của người dân xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Thu Hương
Sinh viên: Nguyễn Thanh Tùng
Lớp: K48-TLH
Hà Nội - 2006
Trang 2Tâm lý học cộng đồng làng với những đặc điểm đặc trưng của nónhư: “tính cộng đồng được thể hiện qua quan hệ dòng họ và quan hệ làngxóm láng giềng”, “tính cộng đồng thể hiện qua việc tuân thủ và giữ gìncác phong tục tập quán biểu hiện trong lễ hội làng Nói đến tính cộngđồng, chúng ta không thể không đề cập đến “tính cộng đồng thể hiện quaviệc sử dụng thổ ngữ” Thổ ngữ chính là một trong những nét đặc trưngcủa từng làng, là một yếu tố trong hệ thống những yếu tố làm nên văn hoálàng Thổ ngữ đóng vai trò tích cực trong việc liên kết những người cùnglàng và thổ ngữ còn là phương tiện rất quan trọng giúp người dân tronglàng có thể giao lưu và trao đổi kinh nghiệm trong lao động sản xuất cũngnhư giao tiếp trong văn hoá làng Làng ra đời sớm bao nhiêu thì giọng nóicủa làng đặc trưng bấy nhiêu Quan điểm lịch sử đã khẳng định rằng:
“Tâm lý của người là sự phản ánh những điều kiện sống: được hình thànhtrong những điều kiện sống kinh tế - xã hội nhất định, cho nên những điềukiện kinh tế - xã hội thay đổi thì tâm lý của con người cũng thay đổitheo”
Từ lâu, vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam “tiêntiến đậm đà bản sắc dân tộc” là vấn đề của toàn Đảng, toàn dân, Bởi lẽtính cộng đồng làng được hình thành và thể hiện trong văn hoá làng nên
Trang 3tất nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc giữ gìn những giá trị văn hoácủa dân tộc ta Vì vậy, khi nghiên cứu về chủ đề “tính cộng đồng thể hiệnqua việc sử dụng thổ ngữ” của người dân xã Quảng Cư- thị xã Sầm Sơn,Thanh Hoá là việc cần phải nghiên cứu Đề tài này không chỉ có ý nghĩa
về mặt lý luận mà còn góp phần bổ sung, hoàn chỉnh trong hệ thốngnghiên cứu về tính cộng đồng làng mà chúng tôi nghiên cứu nhằm tìm rabản chất, sự thực khi thực tiễn đất nước đang bước vào giai đoạn chínmuồi của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài: “Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá, thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ” chúngtôi nhằm thực hiện các mục đích sau:
-Trên cơ sở nghiên cứu lý luận - thực tiễn nhằm chỉ ra phương diệntâm lý cộng đồng của nông dân qua việc sử dụng thổ ngữ của người xãQuảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá
Từ đó đề xuất, khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị văn hoá màchúng tôi cho là phù hợp với văn hoá chuẩn mà Đảng và Nhà nước quantâm đề sướng, đồng thời hạn chế sẽ được làm rõ trong tính cộng đồng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thông qua việc hệ thống các tài liệu, xây dựng cơ sở lý luận về vấn
đề “tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ”
Điều tra thực trạng tính cộng đồng của người dân sống tại xã Quảng
Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá qua việc sử dụng thổ ngữ
Đề xuất một số kiến nghị và cách tiếp cận, đánh giá “tính cộng đồng
và định hướng sử dụng có hiệu quả các đặc điểm của tính cộng đồng”
4 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu “Tính cộng đồng của người dân sống tại xã Quảng Cư Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá”
Trang 4-5 Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu dưới 100 người dân từ 15 tuổi trở lên sống tại xã Quảng
Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá
6 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Thị xãSầm Sơn - Thanh Hoá qua việc sử dụng thổ ngữ
Khách thể nghiên cứu được giới hạn ở dưới 100 người dân sống tại
xã Quảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá
7 Giả thuyết nghiên cứu:
Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư thể hiện khá rõ nét.Tuy nhiên trong hoàn cảnh khác nhau thì mức độ thể hiện của tính cộngđồng là không giống nhau
Trong môi trường sinh sống và học tập và làm việc thì biểu hiện củatính cộng đồng qua việc sử dụng thổ ngữ là khác nhau
8 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu tâm lý học,văn hoá học, lịch sử học nhằm xây dựng bộ khái niệm công cụ của đề tài,chỉ ra những đặc điểm của làng xã Việt Nam truyền thống qua việc sửdụng thổ ngữ trong đời sống thường nhật
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi nhằm mụcđích nghiên cứu tìm hiểu tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư Thị
xã Sầm Sơn - Thanh Hoá Sự biểu hiện cụ thể và mức độ biểu hiện tínhcộng đồng của những người dân trên yêú tố thổ ngữ
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu kết hợp với bảng hỏi để tìmhiểu kỹ hơn tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 ForWindows để xử lý số liệu thu được, từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xéttính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư
Trang 5CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Vài nét sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tính cộng đồng là một vấn đề từ lâu đã được nghiên cứu không chỉ
ở lĩnh vực tâm lý mà còn là đối tượng của rất nhiều ngành khoa học nhânvăn khác Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy tính cộng đồng và tính
cá nhân là cặp phạm trù luôn tồn tại trong mỗi cá thể, chỉ có điều là tuỳthuộc vào mỗi nền văn hoá, hoàn cảnh cụ thể khác nhau mà biểu hiện củamặt nào là nổi trội hơn Chính vì vậy, nghiên cứu tính cộng đồng thường
đi liền với tính cá nhân Đây có thể coi là hai mặt của vấn đề Tuy nhiên,trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đềcập đến tính cộng đồng qua việc
sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương)
1.1 Nghiên cứu tính cộng đồng ở nước ngoài.
Ngành khoa học đi đầu trong việc nghiên cứu tính cộng đồng thìphải kể đến khoa học triết học “khoa học của mọi khoa học Ngay từ thế
kỷ V (trước công nguyên) thì Platon là Socrates đã phản đối quan điểmngụy biện Hylạp cho rằng: “Cá nhân có thể quyết định xem mình cần ứng
xử như thế nào không cần phải tuân theo chuẩn mực của nhóm” Platon vàSocrates cho là “không có các chuẩn mực thế nào là tốt và thích hợp” Sựtranh cãi là nền móng cho sự ra đời của các nghiên cứu về tính cá nhân vàtính cộng đồng Một trong những người ủng hộ cho tập thể luận làJócquos Kousean và J.Cam bell
Cùng với triết học, nhân học cũng xem xét tính cộng đồng cùng vớitính cá nhân khi nghiên cứu các bộ lạc, các tộc người sống ở các vùng vănhoá, địa lý khác nhau Họ cho rằng: “ở phương đông tính cộng đồngthường thể hiện trội hơn tính cá nhân và ở người Phương Tây thì ngượclại Người sống trong xã hội nông nghiệp thì thường gắn kết với nhau chặtchẽ, tôn trọng truyền thống tổ tiên, ưu tiên cho gia đình và cộng đồng,kìm hãm cái tôi phát triển
Trang 6Dưới góc độ tâm lý học cũng có rất nhiều công trình nghiên cứutính chính sách ở các cấp độ khác nhau.
-Tâm lý học Xô Viết
Từ lâu tâm lý học Xô Viết đã nghiên cứu rất nhiều về tính cộngđồng và tính cá nhân
Thoe V.h.Chontsicos, người Nga có tính cộng đồng khá cao, cónguồn gốc từ thế kỷ IX cho đến nay Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt(mùa đông lạnh kéo dài, nhiều đầm lầy, đất có độ axit cao…) vì tình trạngphân tán, biệt lập của các làng ở vùng nông thôn đã làm cho người Ngaliên tục phải đối phó với những khó khăn và rủi ro Cuộc sống khó khănkéo dài đã làm cho nhóm có ưu thế hơn cá nhân Vì sự sinh tồn của cảcộng đồng Biểu hiện của tính cộng đồng đầu tiên là dòng tộc, thổ ngữ…”Sau đó đến cộng đồng nông thôn
Sau này, khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga XôViết ra đời, tâm lý học xô Viết thường đề cập đến tính cộng đồng trongkhuôn khổ của nghiên cứu về lối sống mà cụ thể là những sinh hoạt trong
xã hội chủ nghĩa Theo đó xã hội chủ nghĩa được nói đến là lối sống dựatrên nền tảng của chủ nghĩa tập thể, định hướng tập thể trong đó conngười hành động vì lợi ích tập thể,cộng đồng
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: Trong hơn một thập kỷ qua,
kể từ khi Liên Xô bị sụp đổ, nước Nga đã có nhiều thay đổi mang tínhbước ngoặt, định hướng giá trị và hành vi trong mối quan hệ giữa cá nhân
và cộng đồng của người Nga đã thay đổi căn bản Nghiên cứu về “tính íchkỷ” trong nhân các của người Nga đã được Muzôđưbaev tiến hànhvàonăm 2000 cho thấy: có thể hiện rõ hơn ở những người trẻ tuổi, nhữngngười làm dịch vụ trong khu vực kinh tế tư nhân, những người quản lý vàsinh viên Thể hiện rõ nhất là trong nhóm thanh niên Nga dưới 30 tuổi
Theo ĐônXốp, khi nghiên cứu cá nhân và tập thể thì đáng lưu ýnhất là nghiên cứu tính cố kết, mà tính cố kết trên ba phương diện Một
Trang 7là: hành vi hợp tác, sự tương đồng về định hướng giá trị và cách nhìnnhận và cuối cùng là lòng tin đối với các thành viên khác.
Ngoài ra, các nhà khoa học phương Tây và phương Đông đã tiếnhành nghiên cứu và có những quan điểm khác nhau nhưng nội dung củanhững quan điểm ấy mang tính tương đối đồng nghĩa Theo Tai-Hocha(người Hàn Quốc) khi nghiên cứu các thay đổi và định hướng giá trị, hành
vi của người Hàn Quốc trong một thế kỷ (1870 - 1970) đã đi đến kết luậnrằng: Trong tính cộng đồng ở một số khía cạnh có yếu đi và sự thay đổidiễn ra theo xu hướng cá nhân, nhưng tính cộng đồng trong xã hội HànQuốc khá nổi trội Các nghiên cứu của Kim và đồng nghiệp cũng cho thấyquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nhật Bản đã làm cho mối quan
hệ giao tiếp qua lại với làng xóm láng giềng của người Nhật ngày cànglạnh nhạt, lỏng lẻo và thưa thớt, nhưng nhìn chung nó không làm thay đổimột cách đáng kể các giá trị văn hoá cơ bản vốn nhấn mạnh với mối quan
và ngược lại… Nhờ các nhà nghiên cứu ấn Độ Hàn Quốc, Nhật Bản… đãnhà nghiên cứu đã nhận ra rằng: cả tính cá nhân và tính cộng đồng đều cóthể tồn tại ở một nước ở một cá nhân tuy chúng mang tính lưỡng cực,tương phản nhưng không loại trừ nhau với tính cộng đồng Các nghiêncứu đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết về các đặc điểm của tính cộngđồng và tính cá nhân
Trang 81.2 Nghiên cứu tính cộng đồng ở Việt Nam.
Việt Nam là nước châu á, lại là một dân tộc có nên nông nghiệp lúanước, hơn nữa chúng ta có lịch sử chống giặc ngoại xâm lâu dài Tất cảnhững yếu tố đó đã góp phần làm nên con người Việt mang tinh thần đoànkết, tương trợ nhau khá rõ nét, và tính cộng đồng có thể xem là một néttính cách của người dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân Chính vìvậy, việc nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết Tuy nhiên phải thừa nhậnrằng, hiện nay có rất ít nhà nghiên cứu tâm lý học Việt Nam nói riêng vàcác nhà tâm lý học nước ngoài nói chung nghiên cứu về thái độ hay tìnhcảm của người Việt Nam đối với cộng đồng mà chủ yếu là tính cộngđồng vẫn chỉ là những phần nhỏ lẻ nằm trong các nghiên cứu của dân tộchọc, sử học hay văn hoá học
Các nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, các ngành khoa học chuyên ngànhđều đưa đến nhận định: “người Việt Nam có tính cộng đồng chính tínhcộng đồng là nguyên nhân của hàng loạt cái hay cũng như cái dở trongtính cách của người Việt”
Nhà tâm lý học Đỗ Long đã chú ý nghiên cứu tính cộng đồng ở ViệtNam Trong những công trình nghiên cứu của ông về tính cộng đồng (vàtính cá nhân) của người Việt Nam Tác giả và các cộng sự đã khẳng địnhrằng: Người Việt Nam có tính cộng động và tinh thần cộng đồng là mộtđặc điểm nổi bật trong tầm thức của người Việt Nam Ông chỉ ra tínhcộng đồng qua hàng loạt các yếu tố của văn hoá làng như: Hội làng,hương ước, quan hệ dòng họ và yếu tố thổ ngữ Tính cộng đồng cũngđược ông nhấn mạnh khi nghiên cứu trên đối tượng cụ thể là người nôngdân Tác giả khẳng định rằng: tinh thần cộng đồng của người nông dânViệt Nam chính là một trong những yếu tố làm nên sức mạnh chiến thắng
cả thiên tai, cả địch hoạ
Phan Thị Mai Hương nghiên cứu đề tài “tính cộng đồng, tính cánhân và cái tôi của người Việt Nam ngày nay” trên mẫu chọn là sinh viên
và kết quả cho thấy “Mạc dù tính cộng đồng trong thanh niên vẫn nổi trội,
Trang 9nhưng cái “tôi của thanh niên càng thể hiện khá cao, khá rõ nét Điều đócũng phù hợp với kết quả nghiên cứu mà nhiều tác giả đã tiến hành trongnhiều năm trước đây.
Ngoài ra tính cộng đồng và tính cá nhân cũng được Lê Văn Hảo rấtquan tâm, tác giả này có nhiều tác phẩm như:
* “Xung quanh một số nghiên cứu về tính cá nhân và tính tập thể”tạp chí Tâm lý học số 2/4/2001
* “Khái niệm về tính cộng đồng và tính cá nhân” tạp chí tâm lý học,
số 8, tháng 8/2002
* Một số lý thuyết về tính cộng đồng và tính cá nhân” tạp chí tâm lýhọc, số 10, tháng 10/2004
* Tính cộng đồng và tính cá nhân từ góc độ nhận thức và mô tả vềcái tôi” Tạp chí Tâm lý học, số 10, tháng 11/2004
Tuy vậy, đăng kí phải nói đến công trình cá nhân của người dân xãTam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội” của ông Đây có thể coi là công trình lớn
và qui mô nhất, cụ thể nhất về tính cá nhân và tính cộng đồng biểu hiệntrên ba mặt nhận thức: định hướng giá trị và hành vi, khách thể nghiêncứu là 415 người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội Kết quả cho thấy:tính cộng đồng tồn tại song song cùng với tính cá nhân, tính cá nhân biểuhiện khá rõ nét, nhưng tính cộng đồng (tập thể) vẫn chiếm ưu thế hơn,tính cá nhân của những khách thể nghiên cứu gắn với hoàn cảnh, tìnhhuống Các kết quả này đồng nhất với các kết quả của các tác giả khác
2 Khái niệm cơ bản của đề tài.
a.Khái niệm về tính cộng đồng.
Định nghĩa tính cộng đồng.
Tính cộng đồng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng của con người,tính cộng đồng xuất hiện ở mỗi cá nhân văn hoá khác nhau thì tính cộngđồng này thể hiện ở các mức độ không giống nhau Nó có ảnh hưởng rấtlớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội
Trang 10Tác giả Trần Ngọc Thâm (21.191) định nghĩa: “Tính cộng đồng là
sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướngtới những người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại” Theođịnh nghĩa này, mỗi người trong cộng đồng đều hướng tới những ngườikhác Đó chính là một biểu hiện dẫn đến sự liên kết ở cấp độ làng
Tác giả H.Trianchs cho rằng: “tính cộng đồng tập thể là xu hướngcủa con người, nhấn mạnh (ưu tiên) cho cách nhìn nhận nhu cầu, mục đíchcủa nhóm nội hơn là bản thân; niềm vui làm mình hoà chung với nhómnội hơn là niềm tin phân biệt mình với nhóm nội; Sự sẵn sàng hợp tác vớithành viên nhóm nội; gắn bó về mặt cảm xúc với nhóm nội” Nhìn vàođịnh nghĩa của H.triandis chúng ta thấy định nghĩa của ông những hạn chế
là ông quá nhấn mạnh đến tính cộng đồng trong nhóm nội, nhưng trongmột số hoàn cảnh nhất định thì nhóm ngoại cũng có thể được ưu tiên
S.Yamaguchi khi nghiên cứu về tính cộng đồng của người Nhật Bảncũng đưa ra định nghĩa: “Tính cộng đồng là xu hướng coi trọng các mụcđích của nhóm hơn các mục đích của cá nhân, khi các mục đích này cómâu thuãn” theo chúng tôi thì định nghĩa này quá đơn giản, không nêuđược hội hàm của khái niệm, nó chỉ nhấn mạnh đến biểu hiện của tínhcộng đồng trong hoàn cảnh cụ thể là khi mục đích cá nhân và mục đíchcủa nhóm bị mâu thuẫn, chứ không bao quát được hoàn cảnh khác
Đỗ Long cho rằng: tính cộng đồng là một đặc trưng tâm lý xã hộicủa nhóm, thể hiện năng lực phối hợp, kết hợp ở sự thống nhất của cácthành viên trong hành động và làm cho các quan hệ qua lại của các hoạtđộng diễn ra một cách nhịp nhàng nhất” Theo định nghĩa này tính cộngđồng chính là một đặc điểm tâm lý của nhóm, một cộng đồng gồm nhiều
cá thể người hợp thành Nó là một yếu tố tạo nên sức mạnh của nhóm vàsức mạnh ấy được thể hiện qua năng lực phối hợp hành động của các cánhân trong nhóm Nó không phải là phép cộng đơn thuần các đặc điểm cánhân, mà khi đã có tính cộng đồng thì nhóm sẽ có sức mạnh lớn hơn rấtnhiều so với sức mạnh của tất cả các thành viên gộp lại
Trang 11Từ quá trình tìm kiếm và phân tích các định nghĩa của các nhànghiên cứu chúng tôi đã rút ra được kết luận: “Tính cộng đồng là một đặcđiểm tâm lý thể hiện xu hướng đặt người khác, tập thể, cộng đồng vào vịtrí ưu tiên trong nhận thức của cá nhân” Ưu tiên, coi trọng các giá trịcộng đồng, tập thể hơn là định hướng vào các giá trị cá nhân, từ đó dẫnđến hoạt động ứng xử vì tập thể cộng đồng hơn và vì cá nhân”.
3 Một số đặc trưng của làng xã Việt Nam truyền thống.
Trần Ngọc Thêm cho rằng [21] làng là một hình thức tổ chức nôngthôn theo địa bàn cư trú do nhu cầu liên kết với nhau chặt chẽ của nhữngngười sống gần nhau ở nông thôn, nhằm đối phó với môi trường tự nhiên
và xã hội Nó bộc lộ sự gắn bó với nhau không chỉ bằng các quan hệ máu
mủ mà cả bằng các quan hệ sản xuất của các thành viên trong làng
Hai tác giả Đỗ Long và Trần Hiệp [12] thì cho rằng: Làng ở ViệtNam là một đơn vị tương đối nhỏ của những cộng đồng định cư lâm -nông nghiệp và “sự tồn tại lâu dài trong mấy nghìn năm lịch sử của làngnhư một đơn vị hành chính, kinh tế, văn hoá, dân cư… cho phép nói tớiranh giới của nó Như vậy, có thể cho làng là một đại lượng tâm lý trongnhững không gian xác định
Có thể cho rằng, làng xã chính là một thực thể, một nhóm lớn với sốlượng người đông đảo chủ yếu là làm nghề nông, có một truyền thống vănhoá, dân cư…cho phép nói tới ranh giới của nó Như vậy, có thể cho làng
là một đại lượng tâm lý trong những kông gian xác định
Có thể cho rằng, làng xã chính là một thực thể, một nhóm lớn với sốlượng người đông đảo chủ yếu là làm nghề nông, có một truyền thống vănhoá riêng và có đầy đủ các đặc trưng tâm lý của nó Nó có vai trò và quan
hệ trực tiếp nhất đối với mỗi người nông dân
Do ý thức được vai trò của các mối quan hệ của những thành viêntrong làng mà người nông dân thường có lối sống ứng xử rất linh hoạtnhằm điều hoà mối quan hệ giữa mình với một bên là dòng họ và một bên
Trang 12là làng xóm láng giềng Nguyên tắc ứng xử này được thể hiện trong cáccâu ca dao, tục ngữ như: “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “hàng xómláng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau”, hay “Một giọt máu đào hơn ao nướclã”, “chẳng gì cũng là máu mủ ruột già”… nội dung hàm ý của các câu cadao, tục ngữ ấy chẳng mâu thuẫn với nhau mà nó còn thể hiện lối ứng xửcủa người Việt hết sức linh hoạt “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.
Sống trong làng lại biết rõ về nhau qua quá trình dài sinh hoạ, nênngười Việt thường “vị tình chứ không vị lý”, “một bồ cái lý không bằngmột tí cái tình”; “có tình, có lý”… Những người sống trong cùng một làngluôn luôn có sự hợp tác tương trợ dưới nhiều hình thức khác nhau như đổicông, giúp đỡ nhau trong các dịp hiếu, hỷ… điều này dẫn đến một hệ quả
là người Việt có thói quen thích chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, yếu
tố này làm nên tình cảm cộng đồng
Phạm Minh Thảo [ 19, 145 - 146] cho rằng: trước đông người dânsống quanh quẩn ở làng, chỉ làm ruộng là chủ yếu nên tâm thức tiểu nôngphát triển Đó là sự an phận thủ thường, ít chất phiêu lưu, chỉ dự trữ theolối sống “ăn chắc, mặc bền” cuộc sống ấy có ưu điểm là “cố kết mọingười”, nhưng nhược điểm của nó là sức ỳ rất lớn, không muốn có sự xáotrộn, thay đổi Cộng đồng có tính cố kết nhưng lại xét nét Con ngườitrước đây sinh ra sống và chết đi đều ở làng Còn nay “cơ sở xã hội đã có
sự thay đổi cơ bản về chất - cuộc sống ồn ảo, khẩn trương và quan niệm
về tự do cá nhân phát triển đã khiến cho trật tự trên dưới không còn cótính bất di bất dịch như trước Theem nữa ngày nay ở nông thôn, do cơchế khoán, do các phương tiện thông tin đại chúng và sự giao lưu văn hoáthì làng xã không còn như trước nữa, vẫn còn có những tập tục mà dânlàng phải theo nhưng với cuộc sống hiện đại thì con người có nhu cầu điđây đi đó rồi lại về làng đã làm thay đổi bầu không khí tâm lí trong làng
Từ đó, các quan hệ chặt chẽ liên đới giữa các cá nhân trong làng lỏng lẻohơn trước
Trang 13Tóm lại: đặc trưng nổi bật của làng xã Việt Nam truyền thống làtính cộng đồng (tính tự trị), được hình thành và duy trì trong nhiều thế kỷ
là do cơ cấu tổ chức đặc biệt của làng xã cũng như do điều kiện tự nhiênkhắc nghiệt, do nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đã buộc con người phải
có sự đoàn kết cao để chống lại thiên tai, bảo vệ mùa màng, chống giặcngoại bang bảo vệ làng mạc, đất nước nên đã tạo nên tình cảm cộng đồngtrong làng xã Việt Nam
3.1 Dư luận làng:
là một trong những cơ chế duy trì và củng cố tính cộng đồng
Dư luận làng có thể coi là một thành tố tâm lý của cộng đồng làng
Nó chịu sự chi phối của các đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội, đạo đức,văn hoá làng Từ đó nó chịu sự chi phối mạnh mẽ đến hành vi của ngườinông dân Bằng sự đánh giá tốt hay xấu, khen hay chê, khích lệ hay lên
án, dư luận làng có tác động trực tiếp tới phương thức ứng xử của mọingười dân trong làng
Dư luận làng được hình thành do cơ cấu làng xã Việt Nam Mỗilàng là một thực thể khép kín, trong đó tồn tại, nhiều nhóm xã hội khácnhau (gia đình, dòng họ, hàng xóm, hội…) với các chuẩn mực giá trị, lợiích, trách nhiệm là nghĩa vụ riêng Tính khép kín và quan h chằng chịt làđiều kiện khiến cho các thành viên trong làng hiểu rõ nhau
Bên cạnh những mẩu chuyện về mùa màng, thời tiết, thì tất cảnhững sự kiện lớn nhỏ xảy ra trong làng đều trở thành nyhững mẩuchuyện của làng, được dân làng nhỏ to bàn tán mỗi khi gặp gỡ Ngườitrong làng bình phẩm từ chuyện hay hay dở trong làng, trong xom, trongtừng gia đình, cho đến hành vi của từng cá nhân trong sinh hoạt đờithường Những lời bàn luận, bình phẩm ấy đã tạo nên dư luận làng
Bởi thế, người nông dân luôn “trông trước nhìn sau”, trong ứng xử,
“ăn vuông ở tròn” phòng khi người trên trông xuống, người ta trông vào
Trang 14phòng “thiên hạ đàm tiếu”, phòng “kẻ cười người chê”, phòng “miệng đờimỉa mai”.
Hành vi của người nôgn dân được thông qua sự thẩm định của dưluận làng, của bà con lối xóm Mọi cử chỉ của họ phải tuân theo ý nuốncủa những người xung quanh - bị dư luận dẫn dắt, điều khiển
3.2 Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng.
Làng xã Việt Nam cổ truyền với đặc trưng là khép kín đã tạo nênbầu khong khí thanh bình, êm ả, đầm ấm Bầu không khí tâm lý chính làcác phản ánh các mối quan hệ (quan hệ giữa các thành viên trong nhómvới nhau, quan hệ giữa các thành viên với lãnh đạo…) trong một nhóm,một tập thể Mặt khác tính chất của cá mối quan hệ trong làng cũng là yếu
tố phản ánh tính cộng đồng Vì vậy, nghiên cứu tính cộng đồng làngkhông thể không xem xét đến bầu không khí tâm lý làng
Trong cuộc sống, làng xã cổ truyền Việt Nam thì những xung độttrong làng thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày Tuy nhiên, cách thức
tổ chức của làng xã và những sinh hoạt cộng đồng như: hội phụ nữ, hộicựu chiến binh, hội thanh niên… đã góp phần xoa dịu những xung đột,căng thẳng trong làng
Mặt khác, trong sinh hoạt hằng ngày quan hệ làng xóm, láng giềng,gia đình thông qua giao lưu bằng thổ ngữ (tiếng địa phương) cũng đã gópphần tạo dựng tâm lý đàm ấm, cố kết của những người dân trong làng Vìtheo người nông dân, thì khi nói tiếng địa phương họ cảm thấy gần gũi, tựtin hơn Mặc dù do hoàn cảnh sinh sống và học tập ở nơi khác có làm thayđổi hành vi sử dụng ngôn ngữ địa phương, nhưng hầu hết khi họ trở vềquê hương thì họ vẫn dùng tiếng thổ ngữ để trò chuyện Vì vậy, yếu tố thổngữ đã tác động và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý trong làng
Tóm lại: tính cộng đồng là tập hợp những yếu tố như: dòng họ, quan
hệ làng xóm, láng giềng, qua việc sử dụng thổ ngữ, qua việc tuân thủ vàgiữ gìn phong tục tập quán của làng, lễ hội làng đã duy trì và nuôi dưỡng
Trang 15bầu không khí tâm lý làng Nếu bầu không khi làng tích cực thì phản ánhtính cộng đồng cao Mọi người quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau.Ngược lại, nếu bầu không khí tâm lý tiêu cực thì ở đó sự ích kỷ, cá nhânhẹp hòi đã len lỏi và lấn át cái cộng đồng Những yếu tố đó cũng là tiêuchí giúp chúng ta thiết lập bảng hỏi và phân tích kết quả trong phầnnghiên cứu thực tiễn.
3.3 Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng.
Nói đến tính cộng đồng, không thể không nhắc đến một hệ quả rấtquan trọng của nó đó là tình cảm cộng đồng Như đã đề cập đến, hoạtđộng và giao tiếp là hai phạm trù rất quan trọng của tâm lý, chính chúng
là những điều kiện tiên quyết để làm xuất hiện và phát triển tâm lý người
Do đó tính cộng đồng được coi là một nét tính cách của người Việt Nam.Nếu không có hoạt động và giao tiếp thì không thể hình thành nét tínhcách ấy Trong điều kiện làng là một hệ thống khép kín với sự tồn tạitương đối độc lập về nhiều lĩnh vực cho nên hoạt động và giao tiếp khôngthể vượt ra khỏi phạm vi của làng và chi phát huy tác dụng trong nội bộcủa nó, có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình hoạt động sốngcủa mỗi người Trên thực tế, quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân đềuphụ thuộc trực tiếp vào các hình thức đặc thù của làng; sự tác động qua lạiảnh hưởng lẫn nhau chỉ diễn ra trong phạm vi chật hẹp của làng Tâm lýcộng đồng làng sẽ qui định mức độ tiếp thu kinh nghiệm, phạm vi học hỏi,trình độ, bề rộng, chiều sâu của các tri thức của các thành viên trong làng
Giao tiếp, thực hiện chức năng rất quan trọng, đó là chức năng cảmxúc, tình cảm Cần phải khẳng định rằng: tính cộng đồng được hình thành
và biểu hiện qua hoạt động giao tiếp, nhưng một khi nó đã trở thành đặctrưng của làng xã, ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người nôngdân thì nó cũng sẽ tác động lại hoạt động và giao tiếp của người dân tronglàng Tính cộng đồng chính là biểu hiện ở mức độ cao của tính cộng đồnglàng