0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Kết quả nghiên cứu lần hai.

Một phần của tài liệu TÍNH CỘNG ĐỒNG THỂ HIỆN QUA VIỆC SỬ DỤNG THỔ NGỮ (TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG) CỦA NGƯỜI DÂN XÃ QUẢNG CƯ THỊ XÃ SẦM SƠN, THANH HÓA (Trang 25 -30 )

Nội dung khác nhau, tâm lý cũng diễn biến khác nhau, vậy chúng tôi đã đưa ra tình huống mang tính trắc nghiệm để khách thể biểu hiện những phản ứng để từ đó chúng tôi nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học. “Giả sử ông/bà (anh/chị) dùng tiếng địa phương để nói chuyện với một ng=ười nào đó, tuy nhiên người này tỏ ra chê cười, giễu cợt tiếng nói đó, ông/bà (anh/chị) sẽ:

STT Cách lựa chọn Tần suất %

1 Hết sức tức giận 26

2 Vẫn nói chuyện với người đó, nhưng sẽ giải thích cho họ hiểu đó là tiếng cha sinh mẹ đẻ là văn hoá của làng

6/4

3 Coi đó là chuyện bình thường, chẳng việc gì phải bận tâm

11,4

4 Không ý kiến 1.2

Hết sức tức giận được số lượng người lựa chọn là (26%) vì theo họ người đó là không tôn trọng văn hoá làng, không đồng nhất tính cộng

tới danh dự, thể diện của các làng. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi, nhóm khách thể này (26%) có thời gian sinh sống trong làng xã là lâu đời. Với con số khá cao (61,4%) người cho rằng cần phải giải thích cho họ - tức người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá có tấm lòng rất thân thiện, vị tha “trọng tình hơn lý” đã làm nổi bật tiền đề của tình thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã. Bên trong nhóm khách thể này tâm lý diễn biến cân bằng, có lẽ họ vẫn tức giận nhưng điềm tĩnh hơn nhóm khách thể trước. 11,4% còn lại cho rằng chuyện đó là bình thường, không ý kiến. Trong trường hợp này thì chủ nghĩa cá nhân vẫn song song tồn tại với tính tập thể, cộng đồng. Vì vậy, cộng đồng thường chịu tác động của yếu tố hoàn cảnh, và qua đó hoàn cảnh sẽ tác động lên những hành vi của từng thành viên.

Đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển, vì vậy đòi hỏi ở công dân Việt Nam cần phải có những nền tảng tốt về vốn tri thức, giao tiếp. Giao tiếp là quan trọng. Nhưng việc sử dụng ngôn ngữ nào là truỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp. Trong khi chúng tôi đặt ra trường hợp: trong thời đại ngày nay thì theo ông/ba (anh/chị) có cần phải thay đổi tiếng nói cho phù hợp không? phần lớn đều cho rằng vốn sử dụng tiếng địa phương, tuy nhiên là phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường giao tiếp. Còn nhóm khách thể chiếm (55,2%) trong tổng số cho rằng chỉ sử dụng tiếng địa phương khi gặp người cùng làng để khỏi bị đánh giá nọ kia; (32,3%) người cho rằng: không nên thay đổi vì đó là bản sắc riêng của làng, là nét đẹp truyền thống mang tính cộng đồng sâu sắc.

Theo nhận định chủ quan của chúng tôi, làng xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá nói riêng, làng xã Việt Nam nói chung đã có những biến thái nhất định trong thời đại ngày nay cả về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, nhưng người dân vốn chất phát, hiên hậu đoàn kết đã gìn giữ và tái tạo những yếu tố tích cực nhằm phát triển theo hướng hoà nhập chứ không hoà tan”. Tức tính hướng nội luôn được gìn giữ trong cộng đồng.

Với (12,5%) người cho rằng không nên sử dụng tiếng địa phương mà thay vào đó là tiếng toàn dân. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi điều kiện sống và làm việc của nhóm khách thể này có địa bàn rộng, phần lớn là lứa tuổi thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên nên họ có tư tưởng thoáng trong ngôn ngữ giao tiếp, đã dẫn đến thực trạng lớp trẻ ngày nay đang “chạy những bước rất dài theo kinh tế thị trường”.

Với lượng thông tin đa dạng tràn vào Việt Nam bằng các con đường khác nhau đã tạo theo trào lưu “tây hoá” đó là nhược điểm, còn ưu điểm là sự tiếp thu có chọn lọc vào những nguyên tắc, chuẩn mực của dân tộc ta, đã làm cho tính cộng đồng được trẻ hoá trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Khi chúng tôi đưa ra tình huống “theo ông/bà (anh/chị) khi chuyển tới một nơi khác sinh sống thì có nhất thiết phải thay đổi ngôn ngữ địa phương cùa làng mình không? Có tới 67,8% người lựa chọn cần thay đổi, có phải là do tính chất hai mặt của thời đại kinh tế thị trường đã kéo theo tâm lý quan điểm của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá (đặc thù du lịch). Còn lại (32,3%) người cho rằng không nên thay đổi tiếng nói của địa phương mình. Với kết quả thu được chúng tôi nhận thấy người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá là có cách suy nghĩ, nhận thức trong việc sử dụng thổ ngữ là cô cùng phức tạp, người già có thiên hướng hướng về cộng đồng, trung niên thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà họ định hướng theo, còn lứa tuổi thanh thiếu niên có định hướng phát triển theo chủ nghĩa cá nhân.

Từ kết quả một chúng tôi kết hợp với một phần của kết quả hai đã rút ra kết luận: Tầng lớp thanh, thiếu niên xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá rất ngại ngừng khi sử dụng tiếng địa phương của quê mình khi đến nới khác sinh sống và học tập. Người trung niên, người già có hướng tới sử dụng thổ ngữ ở bất kì nơi nào? là điều kiện hình thành và duy trì tính cộng đồng làng xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá,

Với câu hỏi mang tính nhận thức về giới trẻ, trung niên của những người làng ông/bà (cha/mẹ…) khi có con em họ sau một thời gian đi xa về mà không nói tiếng địa phương nữa, ông/bà (anh/chị) nghĩ gì trong trường hợp này:

STT Cách lựa chọn Tần suất %

1 Bắt buộc người đi phải sử dụng tiếng địa phương không được thay đổi đá là truyền thống văn hoá làng xã cần giữ gìn

9,4

2 Cho phép dùng tiến nói khác nhưng về làng buộc phải dùng tiếng của làng vì sợ dân làng cho là a dua, mất gốc

47,9

3 Chẳng có ý kiến gì, ở đâu thì phải theo đó 39,6

4 ý kiến khác 3,1

Trong tổng số 96 phiếu có tới 46 phiếu lựa chọn phương án 2 (47,9%). Mất gốc, a dua phản ánh lối sống thực dụng, lối sống ấy không phù hợp với chuẩn mực của người Việt đặc biệt là tầng lớp nông dân. Có thể là do điều kiện kinh tế, môi trường sống quyết định nhân cách của con người. Vậy những người dân xã Quảng cư có thể cho phép con cháu họ sử dụng tiếng nói khác nhưng với môi trường giao tiếp không phải là quê hương mình, còn khi về quê thì cần phải nói tiếng của cha sinh mẹ đẻ để khỏi bị dân làng cho là a dua, mất gốc. Theo nhận định của chúng tôi, thì hầu như người dân xã Quảng Cư khi xa quê hương đều khát khao được về quê để được thoả mãn sự giao tiếp bằng tiếng nói của làng mình. Theo họ sử dụng tiếng địa phương họ cảm thấy tự tin, gần gũi với gốc đa, bụi tre, giếng làng hơn, từ đó tạo nên tình cảm giữa các thành viên trong làng với nhau tốt đẹp.

Với những gì thu được ở kết quả 2 chúng tôi kết luận “tính cộng đồng” của người dân xã Quảng Cư là trội hơn so với tính cá nhân, nhưng

tính cá nhân có xu hướng tăng lên trong tương lai và tính cộng đồng giảm đi.

Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá thể hiện khá rõ nét, trên nhiều phương diện và cách thức khác nhau có liên quan đến hành vi sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương). Việc sử dụng thổ ngữ của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là kết quả mà chúng tôi cần nghiên cứu, mục đích là làm rõ tính cộng đồng trội hay tính cá nhân trội qua việc sử dụng thổ ngữ của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá. Từ kết quả lần 1 và lần 2m chúng tôi có kết luận sau: Song song bên tính cộng đồng là sự tồn tại tính cá nhân, nhưng tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là trội hơn tính cá nhân. Với tương lại thì cần phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường mà chúng thể hiện những liều lượng khác nhau về tính cá nhân và tính cộng đồng. Hiện tại ở thực tiễn nghiên cứu chúng tôi cho rằng tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là yếu tố trội hơn, chiếm ưu thế hơn.

Một phần của tài liệu TÍNH CỘNG ĐỒNG THỂ HIỆN QUA VIỆC SỬ DỤNG THỔ NGỮ (TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG) CỦA NGƯỜI DÂN XÃ QUẢNG CƯ THỊ XÃ SẦM SƠN, THANH HÓA (Trang 25 -30 )

×