1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

văn hóa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng tại các vùng miền nông thôn việt nam

22 3,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 293 KB

Nội dung

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: tín ngưỡng thờ cúng của người dân nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ Khách thể nghiên cứu: Người dân nông thôn đồng bằng Bắc

Trang 1

I.Lý do lựa chọn đề tài:

Việt Nam tự hào là một đất nước có bề dày nghìn năm văn hiến đậm đà bản sắcphương Đông với những phong tục tập quán thú vị trong đó có tập quán tín ngưỡngthờ cúng Nhắc đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng liêng hoá một nhân vậtđược gửi gắm vào trong đó một niềm tin tưởng của con người Quá trình ấy có thể làquá trình huyền thoại hoá, lịch sử hoá nhân vật phụng thờ Mặt khác, giữa các tínngưỡng đều có những nét văn hoá đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớpvăn hoá lắng đọng

Một trong những loại tín ngưỡng là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng Đây là mộtloại hình tín ngưỡng có tự lâu đời, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ trong tâm thứcngười Việt và đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và phát huy những nét văn hoátruyền thống Hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng khá phổ biến đối với mỗi làng quê,trong các vùng nông thôn Việt Nam

Những năm gần đây, đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, hiệntượng đô thị hóa xâm nhập các vùng nông thôn với nhiều mặt tích cực nhưng cũngkhông ít mặt trái Đáng kể nhất là những nét văn hóa cổ truyền đang ngày càng maimột dần Không ít những đền thờ /thành hoàng bị dỡ bỏ lấn chiếm để xây dựng cácnhà máy công nghiệp, dành chỗ cho các dự án, các công trình xây dựng

Trước sự phát triển và đô thị hóa của xã hội, những hoạt động tín ngưỡng hơn baogiờ hết cần được Đảng và nhà nước tích cực tái tạo, phát triển rộng khắp các miềnquê Vì thế, để duy trì và phát huy tín ngưỡng Thành hoàng làng cần có cái nhìn đầy

đủ về nó, trên cơ sở đó rút ra những mặt cần phát huy, những mặt cần hạn chế, nhằmđóng góp thực hiện việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Do đó tôi lựa chọn đề tài: “Văn hóa tín ngưỡng thờ Thành hoàng khu vực nông thônđồng bằng Băc Bộ”

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: tín ngưỡng thờ cúng của người dân nông thôn vùng đồng

bằng Bắc Bộ

Khách thể nghiên cứu: Người dân nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

Phạm vi nghiên cứu:

Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện thuộc các tỉnh thành

vùng đồng bằng Bắc Bộ và một số huyện ngoại thành Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010

Trang 2

2 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu chung:

Phương pháp quan sát : Quan sát tín ngưỡng của người dân nông thôn đồng

bằng Bắc Bộ với tín ngưỡng thờ cúng thành Hoàng Làng

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn người dân đồng bằng Bắc Bộ về tín

ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng làng

2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton

Đối với đề tài này, chúng tôi áp dụng thuyết cấu trúc chức năng của Robert

Merton nhằm tìm hiểu vai trò của gia đình về giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cáitrong độ tuổi dậy thì hiện nay

Trong đó, cấu trúc được hiểu là mối quan hệ giữa con người và xã hội được địnhhình một cách ổn định, bền vững và chức năng được xem như là nhu cầu, lợi ích, sựcần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thựchiện để đảm bảo sự tồn tại, vận hành của cả hệ thống1 Nhìn chung trong thuyết này,ông nhấn mạnh đến sự loạn chức năng Theo đó, ông cho rằng một hiện tượng xã hộiđem lại những hệ quả tốt đẹp cho sự phát triển cấu trúc xã hội Mà mặt khác, nó cũngđem lại những sự tiêu cực, hể hiện qua sự loạn- phản chức năng Ngoài ra, ông cũngnhấn mạnh đến chức năng trội và chức năng lặn, trong đó thể hiện về ý nghĩa về việcphân biệt về hai loại chức năng này đối với xã hội Đặc biệt, ông cho rằng ngườinghiên cứu không nên tin ngay vào những tuyên bố công khai về tác dụng, mục đíchcủa hiện tượng mà cần phải đi tìm hiểu xem thực tế ẩn chứa bên trong thì hiện tượng

có chức năng ra sao và làm thay đổi cấu trúc ra sao Áp dụng lý thuyết này nó chỉ rađược mối quan hệ giữa con người với xã hội một cách ổn định bền vững, được xemnhư là nhu cầu lợi ích, sự tồn tại vận hành của cả một hệ thống mà ở đó nó tồn tạimột thực tế ẩn chứa bên trong các hiện tượng có chức năng ra sao và thay đổi cấutruc như thế nào

2 2 Lý thuyết hành vi của Hopmans và Moreno

Đại biểu cho lý thuyết này là hai nhà xã hội học người Mỹ Moreno(1892-1974)

và Hopmans(1910)

Với những người theo thuyết hành vi thì tất cả hay phần lớn hành vi của conngười đều được giải thích theo mô hình: (S) kích thích-phản ứng (R), và những phảnứng này độc lấp với động cơ chủ quan của con người; tức là lý thuyết này khôngquan tâm tới những tác động trong nội tâm con người, cái mà họ quan tâm chính lànhững cái bộc lộ ra bên ngoài, là những hành vi của con người Hành vi rời khỏi đấtnước mình để tới xứ người còn kéo theo hàng loạt các hành vi khác, có thể lệchchuẩn hoặc không Khi nghiên cứu những hành vi này thì không những nghiên cứunhững tác nhân bên trong mà còn coi trọng những biểu hiện bên ngoài Dựa trên

1

Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB KHXH, 2008, trang 242

Trang 3

cách tiếp cận này chúng ta có thể nghiên cứu những hành vi thực hiện hành vi thờcúng Thành Hoàng làng được phản ánh bằng niềm tin, tín ngưỡng thờ cúng

2.3 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý:

Con người luôn hành động vì có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng cácnguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đam con người là chủ thể quyếtđịnh một cách hợp lý trong điều kiện khan hiếm nguồn lực Trên cơ sở xem xét đánhgiá lợi ích của từng cách lựa chọn Áp dụng trong đề tài này cho thấy con ngườiquyết định lựa chọn vào niềm tin tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng làng

1.2 Tín ngưỡng:

Là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và đểmang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng Đó có thể là niềm tin vào thế giới siêunhiên

1.3 Thành Hoàng:

“Thành hoàng” là một từ Hán, nghĩa gốc ban đầu là hoà bao quanh thành, nếuhào có nước gọi là trì (thành trì) Khi nói đến Thành hoàng làng là chỉ vị thần bảo hộmột thành quách cụ thể Tục thờ cúng vị thần bảo trợ thành quách – tức là Thầnthành hoàng đã có ở Trung Quốc từ xưa Nói như Pham Kế Bính trong “ Việt namphong tục” là có từ thời Tam Quốc Dấu tích của việc thờ cúng ở Trung Quốc, người

ta nhớ tới sự kiện năm 550, Mộ Dung Nghiễm thờ Thần thành hoàng ở Việt Nam,thời Bắc thuộc, Lý Nguyễn Gia, sau đó là Cao Biền, đã coi thần Sông Tô Lịch làmThần thành hoàng của thành Đại La

1.4 Làng:

Suốt nhiều thế kỷ, làng là đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn ngườiViệt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam Từ thời HùngVương, làng được gọi là chạ Đơn vị này có thể coi tương đương với sóc của ngườiKhơme, bản, mường (của các dân tộc thiểu số phía Bắc), buôn (của các dân tộc thiểu

số Tây Nguyên-Trường Sơn) Làng của những người làm nghề chài lưới được gọi làvạn hay vạn chài

Làng truyền thống điển hình thời trung và cận đại là một tập hợp những người có thể

có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định Làng ̣đượcxem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớnnên mới có câu "Hương đảng, tiểu triều đình" Năm 1428, Lê Thái Tổ phân chia lãnhthổ thành các đơn vị, gọi là tiểu xã, trung xã và đại xã Thời nhà Lê đánh dấu việcnhà nước tăng cường kiểm soát làng xã Viên quan cai trị làng lúc đó gọi là "xã

quan" Năm 1467 thì bỏ "xã quan", thay bằng "xã trưởng"[1] Viên chức này khôngcòn do triều đình bổ nhiệm nữa mà là do dân làng tuyển cử Từ đó trở đi triều đìnhchỉ kiểm soát từ cấp huyện trở lên còn xã được coi như tự trị Xã trưởng đến triềuMinh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi là "lý trưởng"

1.5 Nông thôn:

Trang 4

là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ mà người dân sống chủ yếu bằng nôngnghiệp Một định nghĩa khác cho rằng nông thôn là những vùng dân cư chủ yếu sinhsống bằng nông nghiệp hoặc có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến nông nghiệp

2 Đặc điểm tín ngưỡng Thành hoàng làng:

2.1 Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào

bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ,bảo trợ cho cái thành[1] Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: Ông thần ở đình làng gọi

là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành Thoạt tiên là thần ngự trịnơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh

Cũng theo Sơn Nam, thần Thành hoàng, theo thông lệ, thờ thần đàn ông, vì khíDương đem sức mạnh cho muôn loài, muôn vật.[2]Và gọi ông Thần hoàng là sainghĩa, vì cái tên này chỉ là thứ nghi lễ đốt tờ giấy vàng, tức bản sao sắc phong do nhàvua tặng cho cha mẹ, ông bà đã qua đời của quan chức cao cấp thời phong kiến; vàtục này ở trong Nam Bộ không có[3]

Bởi vậy, khi trích lại đoạn viết về tục "thờ thần" ở trong sách Việt Nam phongtục của Phan Kế Bính, nhà văn Sơn Nam đã sửa từ "Thần hoàng" ra "Thành

hoàng"[4] cốt để người đọc không còn lầm lẫn giữa hai thứ Tuy nhiên, xét trong sáchViệt Nam phong tục, lễ Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục trong gia tộc; cònviệc thờ phụng Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục hương đảng, thì rõ là tác giảsách đã chỉ ra đó là hai thứ khác nhau

Điểm đáng chú ý khác nữa, vì là vùng đất mới, nên ở Nam Bộ nhiều đình làng, thầnchỉ có tên là Bổn cảnh Thành hoàng hay Thành hoàng Bổn cảnh ( ) Theo sáchMinh Mạng chính yếu, quyển thứ 12, năm Minh Mạng thứ 20 (1839), thì nhà vua đãchuẩn y lời tâu của Bộ Lễ xin hạ lệnh cho các địa phương lập thêm thần vị Bổn cảnh.Đây là chức vụ mới, lúc trước không phổ biến Lê Phục Thiện, người dịch sách trênchú giải: Thành hoàng là vị thần coi một khu vực nào Bổn cảnh là cõi đất nơi mìnhđược thờ Nhà văn Sơn Nam cho biết bởi đây là dạng viên chức được vua ủy quyềntrừu tượng, trong rất nhiều trường hợp, không phải là con người lịch sử bằng xươngbằng thịt Do vậy, đa phần không có tượng mà chỉ thờ một chữ "thần" ( ) và thườngcũng chỉ có mỹ hiệu chung chung là "Quảng hậu, chính trực, đôn ngưng" (tức rộngrãi, ngay thẳng, tích tụ)[5]

2.2 Nguồn gốc

Bên trong Đình Mỹ Phước, Long Xuyên

Sách Việt Nam phong tục chép:

Xét về cái tục thờ Thần hoàng (hiểu là thần Thành hoàng) này từ trước đờiTam Quốc (Trung Quốc) trở về trước vẫn đã có, nhưng ngày xưa thì nhà vua nhân cóviệc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế mà thôi Đến đời nhà Đường, Lý Đức Dụ làmtướng, mới bắt đầu lập miếu Thần hoàng ở Thành Đô; kế đến nhà Tống, nhà Minh,thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ

Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kếđến Đinh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành rồi

Nhưng cứ xét cái chủ ý lúc trước, thì mỗi phương có danh sơn (ngọn núi có tiếng),đại xuyên (sông lớn); triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên (núi sông) ấy để làmchủ tể (người đứng đầu) cho việc ấm tí một phương thôi Kế sau, triều đình tinh biểu(làm cho thấy rõ công trạng, tiết tháo) những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người

Trang 5

có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đấu thờ đấy Từ đó dân gianlần lần bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng

mình Dân ta tin rằng: Đất có Thổ công, sông có Hà bá; cảnh thổ nào phải có Thầnhoàng ấy; vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc thờ thầnmột thịnh [6]

Còn ở trong văn học Việt, theo các nhà nghiên cứu, thì việc thờ Thần hoàngđược đề cập lần đầu tiên ở bài Chuyện thần Tô Lịch trong sách Việt điện u linh[7]:Thời Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh thứ 2 (năm 822) tên Đô hộ LýNguyên Hỷ (hoặc Gia) thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có một dòng nước chảyngược mà địa thế khả quan, mới tìm khắp, chọn một nơi cao ráo tốt, để có dời phủ lỵđến đó Nhân dịp ấy, y mới giết trâu đặt rượu, mời khắp các vị kỳ lão hương thônđến dùng và thuật rõ là muốn tâu vua Tàu xin phụng Vương (ý nói đến thần sông TôLịch) làm Thành Hoàng Trên dưới đều đồng lòng Đến khi Cao Biền đắp thành Đại

La, nghe đủ sự linh dị, thì lập tức sắm lễ điện tế, dâng cho hiệu là Đô Phủ ThànhHoàng Thần Quân Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô, thường mộng thấy một cụ đầu bạc,phảng phất trước bệ rồng (Sau khi hỏi rõ lai lịch) nhà vua liền khiến quan Thái Chúc(chức quan lo việc cầu đảo phúc lành) đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc ĐôThăng Long Thành Hoàng Đại Vương Dân cư (đến) cầu đảo hay thề nguyền điềuchi, thì lập tức họa phúc linh ứng ngay [8]

2.3 Các thứ hạng

` Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần

hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần

Phúc Thần có ba hạng:

Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thầnnhư Đông thiên vương[9], Sóc thiên vương, Sử đồng tử[10], Liễu Hạnh công

chúa Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi

là Thiên thần Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng

Đạo Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởinhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ.Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tựbao phong làm Thượng đẳng thần

Trung đẳng thần là những vị thần ân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõcông trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh

vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào

tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần

Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưngcũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm

Trang 6

từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.

Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơihội họp (đình), phía trong là miếu [12]

Cũng giống như việc thờ cũng tổ tiên, việc thờ cũng Thành hoàng làng ở ViệtNam vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có côngvới làng xóm, đất nước Việc thờ cúng Tổ tiên là một đạo lý thể hiện ý thức hướng vềcội nguồn của gia đình, dòng họ thì việc thờ cũng Thành hoàng làng cũng là sự tônvinh các bậc tiền bối, luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là cầu nối giữa quá khứ,hiện tại, tương lai

Ở kỷ nguyên độc lập, các vương triều như Lý, Trần, Lê đều duy trì tục thờThần thành hoàng của thành Thăng Long Nhà Nguyễn cho xây dựng các miếu thờThần thành hoàng ở các tỉnh và lập bài vị thờ Thần thành hoàng các tỉnh trong miếuthờ ở kinh đô Huế

Với người dân ở cộng đồng làng xã, vị thần thành hoàng làng được coi nhưmột vị thánh Mỗi làng quê có một vị thánh của mình: “trống làng nào làng ấy đánh,thánh làng nào làng ấy thờ” Vị thánh đó là vị có công với dân, với nước, có thể làtướng lĩnh xông pha mặt trận, có thể là vị khai khoa của làng, có công khai hoang lập

ấp, có thể là vị được vua sắc phong và cũng có thể là vật thiêng, là đấng siêu nhiên

mà dân làng thờ phụng, thậm chí là yêu thần, tà thần như thần ăn trộm, thần ăn xin,thần chết trôi

Như vậy, có thể thấy, thần linh không hẳn là các đối tượng trừu tượng, xa xôi

mà trái lại rất gần gũi với con người, cùng chung sống cộng đồng, và có khác chăng

là ở khả năng bảo vệ, bảo hộ cho dân làng khỏi những bất trắc của cuộc đời Vì thế,nhiều vị thần được dân chọn thờ và cũng có thể vị phế bỏ nếu thấy không đủ sự uynghiêm phù hộ độ trì cho họ nữa

Thần Thành hoàng làng ở các làng quê được phụng thờ trong đình làng vànghè (hay miếu tuỳ theo các gọi của từng địa phương)

Thành hoàng là nhân vật trung tâm của mọi sinh hoạt văn hoá mà dân các làngquê cũng như nhà nghiên cứu văn hoá dân gian gọi là các lễ hội Đó là ngày tưởngniệm vị thánh của làng Đối với mỗi người dân, thành hoàng làng là chỗ dựa tinhthần, nơi gửi gắm niềm tin cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sốngđầy sóng gió

Tìm hiểu tình hình thờ thành hoàng làng ở các vùng nông thôn thuộc tỉnh BắcNinh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh

Phúc và một số làng ngoại thành Hà Nội, cho thấy việc thờ thành hoàng của nhiềulàng thực ra là thờ một sức mạnh tự nhiên nào đó (như thần sông, thần núi, thần sấm,thần sét, thần mây, thần mưa) Trong số các vị thần này, nơi nào thờ loại thần gì là

Trang 7

tùy thuộc vào đặc điểm cư trú của làng đó Chẳng hạn, những làng ở hai bên bờ cáccon sông thường là thờ các vị thuỷ thần; những làng ở trên sườn núi thường thờ thầnnúi Căn cứ vào cuốn Trương tôn thần sự tích thì vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, ngoạithành Hà Nội có đến 308 làng thờ thánh Tam Giang Còn các làng miền núi của cáchuyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hòa, thì thờ thần núi (màtrong thần tích thường gọi là Cao Sơn - Quý Minh Đại vương) Những vị thần nàyđược lịch sử hóa bằng cách điển hình hóa thành những vị anh hùng, mà sự nghiệp củanhững anh hùng này được gắn liền với thời đại các vua Hùng.

Một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm thành hoàng làng mình là những vịanh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho dântộc, như các vị: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Hoàn, Dương Đình Nghệ, Lê Văn Thịnh, TôHiến Thành, Lý Thường Kiệt, Trần Nhật Duật,

Một số làng thờ vị có công truyền dạy cho dân làng một nghề thủ công nào đó, như vị

tổ nghề gốm Bát Tràng, làng Phù Lãng là Hứa Vĩnh Kiều, vị tổ nghề đúc đồng ở ĐạiBái là Nguyễn Công Truyền, ở Quảng Bố là Nguyễn Công Nghệ,

Một số làng thờ những quan lại phương Bắc đã từng cai trị nước ta làm thànhhoàng như: Triệu Đà, Sĩ Nhiếp, Cao Biền, Đào Hoàng,

Tìm hiểu tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộchúng tôi cũng được biết hầu hết các làng đều thờ hai loại thành hoàng, trong đó một

vị là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên, một vị là nhân vật lịch sử hoặc người có côngvới làng

Nhưng điều lý thú của tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng Việt cổ là ởchỗ, dù thời cuộc có biến đổi như thế nào, dù làng có chuyển nơi cư trú bao nhiêu lần,

dù chính sách tôn giáo của Nhà nước có chặt chẽ hay cởi mở, dù dân làng giàu sanghay nghèo túng, thì người được làng thờ làm thành hoàng vẫn không thay đổi, màtồn tại mãi mãi, suốt từ đời này đến đời khác

3 Để việc thờ thành hoàng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, không bao giờ dứt, việc làm không thể thiếu được là phải soạn thần tích (còn gọi là Thần phả

hay Ngọc phả).Chúng tôi may mắn được đọc gần 200 bản Thần tích (hoặc Thần phả,hay Ngọc phả, Phả lục, Sự tích) của các làng thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thì thấychúng giống nhau và đều mang đậm phong cách của truyền thuyết Sự giống nhaucủa các bản Thần tích thể hiện trên các điểm:

- Thành hoàng được sinh ra trong một gia đình có bố mẹ nghèo, ăn ở phúc đức, haylàm điều thiện nhưng có con muộn

- Bà mẹ đi cầu tự, hoặc nằm mộng gặp thần nhân, hoặc ra đồng ướm chân vào vếtchân thần, rồi về thụ thai, mang thai nhiều tháng hơn người bình thường

- Đứa trẻ được sinh ra trong ánh sáng lạ hoặc hương thơm đặc biệt, có tướng mạo đặcbiệt và mồ côi sớm; có sức khỏe và có tài văn võ khác thường

- Được nhà vua biết đến và được cử đi (hoặc xung phong) đi đánh giặc và giành đượcchiến thắng; được nhà vua phong thưởng

- Vị tướng đó sau khi thắng trận, về thăm quê hương, gặp gỡ các vị phụ lão, tặngthưởng vàng bạc cho làng rồi hóa

Trang 8

- Dân làng làm biểu tâu về triều đình Triều đình cho lập đền thờ, cấp ruộng, đểdân làng bốn mùa cúng tế.

- Thành hoàng hiển thánh, giúp vị tướng trong những lần chống giặc sau đó và cuộcchiến đấu nhờ đó giành thắng lợi

- Các triều đại đều bao phong mỹ tự, ghi vào tự điển và phong là thượng đẳnghay trung đẳng thần, tùy theo công trạng của thành hoàng

Các bản Thần tích cũng không quên ghi việc tổ chức tế thành hoàng vào ngày nào, kỵhúy chữ gì, kiêng cúng lễ vật gì, kiêng màu sắc gì

Một số bản Thần tích có những chi tiết khác đôi chút, nhưng nhìn chung, về cơbản, các Thần tích đều có chung cái cốt trên đây

Về mặt văn bản, hầu như tất cả các bản Thần tích mà chúng tôi được đọc đềuthấy ghi là soạn thảo vào năm Hồng Phúc nguyên niên và được sao lục nhiều lần vàocuối thời Lê và thời Nguyễn Người soạn, sao lục Thần tích đều thấy ghi là NguyễnBính hoặc Nguyễn Hiền, hoặc Lê Tung

4 Như trong Thần tích đã ghi và từ kết quả thu được của những cuộc đi thực tế

về các làng cổ vùng đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình, chúng tôi được biếtrằng, ở thời kỳ đầu, thành hoàng được thờ ở đền (hay miếu) Sau này vị đó được thờ

cả ở đền và hậu cung đình làng Vì là nơi thành hoàng ngự ở đó nên đền hay miếu vàhậu cung đình làng, không ai cũng có thể tự do đến được; mặt khác, việc thờ tự thànhhoàng là việc tối hệ trọng của làng, cần phải được thực hiện hàng ngày Vì vậy, làngphải có một người chuyên trách làm việc sự thần Người đó là ông Đám (còn gọi làcai Đám, quan Đám) Ông Đám được hưởng một số quyền lợi do làng quy định (nhưđược cấy một số diện tích ruộng để phục vụ việc thờ cúng thành hoàng, ) nhưng ông

ta cũng phải thực hiện một số điều kiêng kỵ hết sức chặt chẽ mà nếu vi phạm sẽ bịlàng phạt rất nghiêm khắc (như trong suốt thời gian làm ông Đám, người đó khôngđược gần gũi vợ, không được sờ mó vào vật uế tạp, ra ngoài trời không được đi chânđất, để đầu trần, không được đến các đám ma và ăn cỗ đám ma, ) Tìm hiểu tụckiêng kỵ của nông dân đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi thấy không có loại kiêng kỵ nàocủa làng Việt cổ lại chặt chẽ và nghiêm ngặt như đối với thành hoàng2

4 Như trên đã đề cập, chốn đình chung không phải ai cũng tự do đến được mànơi đó chỉ dành cho một số đối tượng nhất định Và chính những đối tượng đó cũngphải ngồi đúng vị trí của mình Vị trí chỗ ngồi này được quy định bởi chức sắc, tuổitác Chẳng hạn, cụ nhất và những người có phẩm hàm, bằng sắc thì ngồi ở gian giữa,ngay trước hương án đình; các cụ ở bàn hai và chức dịch thì ngồi ở hai gian bên, cácngười ở bàn ba thì ngồi ở hai gian bên tiếp theo, ) Từ đây tục khao lão xuất hiện vàliên tục được duy trì (còn gọi là lên lão, trình lão) Hầu hết các làng Việt cổ mà chúngtôi đến tìm hiểu, người ta đều tổ chức khao lão 80,90 tuổi Theo truyền thống trọnglão, người càng cao tuổi, càng có vị trí trang trọng trong chốn đình chung, và phần cỗcủa người đó cũng là nhiều nhất (Có lẽ vì vậy mà trong dân gian có câu “Đa thọ tắc

đa nhục” - Nhiều tuổi ắt được nhiều thịt)

5 Tìm hiểu tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng Việt cổ vùng đồng bằngchâu thổ Bắc Bộ, chúng tôi thấy bên cạnh hiện tượng mỗi làng thờ một thành hoàng,

Trang 9

còn có hiện tượng một số làng cùng thờ một thành hoàng (Chẳng hạn: các làng BảoTháp, Cứu Sơn, Yên Việt, Hương Vinh, Hiệp Sơn - xã Đông Cứu huyện Gia Bình,làng Bút Tháp xã Đình Tổ huyện Thuận Thành cùng thờ Lê Văn Thịnh; các làng: ĐạiThan, Tiểu Than, Bình Than, Phù Than, Văn Than, Đông Trung, Mỹ Lộc của tổngVạn Ty cũ cũng thờ Cao Lỗ Vương; các làng Lũng Khê, Thanh Tương, Tam Á, ĐềCầu huyện Thuận Thành; làng Đại Trung huyện Tiên Du cùng thờ Sỹ Nhiếp ) Do

có chung một thành hoàng, nên những làng đó kết chạ với nhau3 Từ tục kết chạ, cáclàng lại xuất hiện tục lệ đón rước, tiếp đãi chạ anh - chạ em và những phong tục giaotiếp, ứng xử, quan hệ giữa các thành viên của hai chạ

6 Việc thờ cúng thành hoàng được làng tổ chức vào những ngày nhất địnhhàng năm mà Thần tích đã quy định Nghi lễ thể hiện sự tôn nghiêm trong thờ cúngthành hoàng là các cuộc rước và tế Trước ngày chính hội, làng tổ chức một đoànngười mang long ngai, bát bửu, chiêng chống, cờ quạt từ đình đến đền để rướcthành hoàng Nếu nhiều làng cùng thờ một thành hoàng thì các làng phụ thuộc (làngem) phải rước long ngai, bát bửu từ làng mình về làng chính (làng anh) để tế côngđồng Hết hội, dân làng lại rước thành hoàng từ đình về đền Sở dĩ có hai cuộc rước là

vì thành hoàng được thờ chính là ở đền, còn đình chỉ là nơi thờ vọng Để ly kỳ hoá sựlinh thiêng của thành hoàng làng mình, làng nào cũng có những truyền thuyết về sựkhác thường của thời tiết hôm đó (chẳng hạn như: các làngxung quanh hôm đó đều cómưa - hay nắng to, chỉ duy có đám rước là trời dâm mát), hoặc sự quở phạt của thànhhoàng đối với những ai dám có hành vi xúc phạm hay báng bổ ngài (chẳng hạn: có ai

đó trong người không sạch sẽ đi trong đám rước, bỗng nhiên bị lăn ra bất tỉnh, hoặc ai

đó chỉ trỏ, chê bai một chi biết, một nghi lễ nào đó liền bị hộc máu mồm )

Nghi lễ tế thành hoàng của làng là cả một chuỗi những quy định rất chặt chẽ của làng,

từ khâu chọn người chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xướng, cho đến các động tác, cửchỉ, y phục, của những người được tham gia cuộc tế và tuần tự các động tác củanhững ngưồi này trong cuộc tế Làng cũng quy định trong cuộc tế, bắt đầu từ tiết mục

“Khởi chinh cổ” cho đến “Tế tất” có bao nhiêu động tác, vị đông xướng xướng câu

gì, vị chủ tế xướng câu gì, mỗi chức danh trong cuộc tế đứng ở đâu, Tất cả nhữngđiều này đều được ghi chép tỷ mỷ trong điển lễ của làng

7 Sau nghi lễ rước và tế thành hoàng là các cuộc thi, trò diễn, trò chơi dângian Các cuộc thi, trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội bao giờ cũng có nội dung

mô tả lại sự tích hay chiến tích của thành hoàng Địa điểm diễn ra các cuộc rước, tế

và các trò diễn là đình và đền (hoặc miếu) của làng

Mở đầu cho các cuộc thi là cuộc thi đọc Mục lục Bài văn Mục lục có nội dung

ca ngợi cuộc sống hòa mục và sự yêu nghề, sung túc của tứ dân, ca ngợi cảnh đẹp củalàng và ngôi đình làng, được trình bày bằng thể phú, viết trên miếng lụa vàng đặt trêngiá gỗ, trước hương án đình Người dự thi đọc Mục lục phải ăn mặc chỉnh tề, cógiọng tốt, biết ngừng, ngắt, lên giọng, xuống giọng đúng chỗ, đọc không vấp, khônglỗi Ban Giám khảo cuộc thi là những bô lão và những vị túc nho của làng Tìm hiểuthực tế các làng cổ của tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi thấy rằng làng nào cũng có văn Mụclục và bài văn Mục lục của các làng có nội dung và kết cấu rất giống nhau, chỉ có độdài, ngắn là có khác nhau một chút Như vậy, việc viết văn Mục lục và thi đọc văn

Trang 10

Mục lục trong dịp lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của làng và là nguồngốc xuất hiện của nó từ tín ngưỡng thờ thành hoàng làng.

Sau cuộc thi đọc Mục lục là cuộc thi dệt vải, thi nấu cơm, thi làm bánh, thi bơi chải,thi đánh phết, thi kéo co, thi đá cầu, đánh vật, những cuộc thi này hầu hết có liênquan đến một giai đoạn nào đó trong cuộc đời của thành hoàng làng

Hoạt động gây hào hứng nhất cho người dự hội là các trò diễn Cũng như cáccuộc thi, các trò diễn trong lễ hội của các làng là nhằm diễn tả lại một sự tích hay mộtchiến công nổi bật nào đó của thành hoàng Nhưng cái khác của các trò diễn với cáccuộc thi trong lễ hội là ở chỗ, nếu các cuộc thi có nội dung mô phỏng lại sự tích cóliên quan đến thành hoàng một các tượng trưng, ước lệ, thì các trò diễn lại diễn ra lại

sự tích hay chiến công của thành hoàng tương đối cụ thể và sinh động hơn (thí dụ tròdiễn đuổi bệt, trò diễn lộn tồng rồng của hội Tiểu Than, trò diễn múa rồng ở làng ĐạiBái trước đây )

Một số các loại hình văn nghệ dân gian tuy không trực tiếp liên quan đến tínngưỡng thờ thành hoàng làng nhưng thường được diễn ra vào dịp hội làng, đó là cácsinh hoạt hát dân ca (hát quan họ, trống quân, diễn chèo, tuồng, hát xoan, ) mà nộidung của những loại hình văn nghệ dân gian này là ca ngợi cuộc sống thanh bình, cangợi cảnh đẹp quê hương,tình yêu đôi lứa, ca ngợi những vị minh quân lương tướngcủa các thời, đề cao sự trinh bạch, thuỷ chung của người con gái, Các loại hình vănnghệ dân gian này của các làng thường thường được tổ chức ở sân đình, sân đền - nơithờ thành hoàng làng

8 Do có tín ngưỡng thờ thành hoàng và có nơi thờ tự ngài - đó là ngôi đình vàngôi đền - mà tại các làng Việt có hoạt động văn hoá - hay hoạt động có tính văn học

- rất độc đáo Đó là hoạt động viết và thưởng thức giá trị nhiều mặt của các loại

hoành phi, câu đối Chúng tôi chưa được biết các nhà nghiên cứu văn học có xếpnhững sáng tác thể hiện những tình cảm yêu quý đối với làng quê một cách tinh tế vàhàm súc, được viết bằng các ký tự khối vuông trên những tấm gỗ quý được sơn sonthiếp vàng và chạm trổ những hoạ tiết trang trí rất nghệ thuật là văn học hay không,

và nếu có thì xếp chúng vào loại hình văn học gì, dân gian hay bác học Nhưng theocách suy nghĩ của chúng tôi thì nghệ thuật sử dụng ngôn từ và cách sử dụng thủ phápđối (đối từ, đối ý, đối thanh) của các câu đối trong các ngôi đình, đền thờ thành hoàngthực sự có giá trị văn học và có thể xếp chúng vào bộ môn văn học dân gian Vì sao?

Vì mấy lẽ sau:

Một là, trong những lần đi thực tế về các làng cổ vùng đồng bằng châu thổsông Hồng và sông Thái Bình, chúng tôi được đọc gần 1000 câu đối trong các ngôiđình, đền thì thấy tất cả những đôi câu đối và những bức hoành phi đó đều có nộidung ca ngợi, đề cao đức độ, công trạng của vị thành hoàng làng hoặc là ca ngợi vẻđẹp về mặt phong thuỷ của ngôi đình làng

Hai là, mặc dù những đôi câu đối đó được các bậc đại khoa, các nhà nho viết rabằng chữ Hán (hoặc chữ Nôm), dù họ viết theo lối triện, lệ, khải, hành hay thảo, dướidạng đối thơ hay đối phú, nhưng tất cả đều chỉ được lưu ở đình hay đền làng đó màkhông chuyển hoành phi câu đối từ làng này sang làng khác và cũng không bao giờphổ biến một cách rộng rãi

Trang 11

Ba là, sáng tác câu đối và viết hoành phi không phải là công việc thường xuyên

có tính chuyên nghiệp của nhà nho mà đó chỉ là công việc làm do sự nhờ cậy củalàng hay của cá nhân ai đó

9 Cũng xuất phát từ tín ngưỡng thờ thành hoàng mà ở một số làng vùng đồngbằng sông Hồng và sông Thái Bình có những câu thành ngữ và ca dao có liên quanđến thành hoàng và ngôi đình làng Xin đơn cử một số câu tương đối phổ biến

- Chuông làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ - Thứ nhất VănThai Thứ hai Ngọc Trì

- Trống Chờ, chuông Chõ, Mõ Phù Lưu - Thứ nhất là đình Đông Khang, Thứnhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm - Ra đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêungói thương tình bấy nhiêu

Điều này cũng cho chúng ta biết thêm rằng, ngoài nguồn gốc từ lao động sản xuất vàđấu tranh với các lực lượng tự nhiên, ca dao - tục ngữ còn được bắt nguồn từ vẻ đẹpcủa làng quê, trong đó có vẻ đẹp của ngôi đình làng

10 Quan sát những bức chạm khắc trong các chi tiết kiến trúc của những ngôiđình, đền cổ vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây ai cũng thấy những tác phẩm điêukhắc của các nghệ nhân dân gian mô tả hình tượng con rồng trên bờ nóc dình, trêncác bức cốn, đầu dư, trên các cửa võng, diềm án thư, diềm bia, Hình tượng rồng cómặt ở khắp mọi nơi trong các ngôi đình, ngôi đền chính là sự xác lập địa vị của thànhhoàng đối với dân làng, bên cạnh tâm lý thiêng hoá người được dân làng phụng

thờ.11 Quy định của làng được ghi chép trong Hương ước (hay Hương lệ, Khoán lệ,Khoán ước, Hương biên), với nhiều điều khoản nhằm điều chỉnh các mối quan hệtrong cộng đồng làng xã Tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (Hà Bắc cũ), chúng tôi đượctiếp xúc với hơn 500 bản Hương ước cổ, trong đó đa số là Hương ước được biên soạnvào thời Nguyễn, một số biên soạn vào thời kỳ cải lương Hương chính (1927-1942),một số ít được biên soạn vào thời Lê (1705-1752) Tìm hiểu các bản Hương ước đượcbiên soạn vào thời Lê và đầu thời Nguyễn, chúng tôi thấy số điều khoản có nội dungquy định về việc sự thần nhiều hơn những nội dung quy định về việc đánh cướp, vềviệc bảo vệ đồng điền, về việc xử phạt trai gái có hành vi “tiền dâm - hậu thú”, Điều đó nói lên rằng, vào thời Lê, đầu Nguyễn, việc phụng thờ thành hoàng rất đượccộng đồng làng xã coi trọng

Cũng ở nhiều bản Hương ước cổ, chúng tôi đã thấy câu “thần linh chu diệt”,nếu có điều nào đó bị ai đó vi phạm Làng Phù Lưu, xã Tân Hồng huyện Từ Sơn tỉnhBắc Ninh, câu trên đây không những đã được ghi vào Hương ước mà năm 1798, Hộiđồng Kỳ mục của làng còn khắc lên thân xà góc, nơi gần cửa hậu cung đình câu: “Từnay nếu ai còn cho bọn thương gia đến ngụ ở trong đình thì thần thánh chu diệt”.Chúng tôi nghĩ rằng những điều khoản trong Hương ước của các làng có ghi nhiều vềnội dung sự thần là để thiêng hoá vai trò của thành hoàng và tín ngưỡng thờ thànhhoàng làng Có thể nói, đó cũng là một trong những nét đẹp trong phong tục củangười Việt

Trong thực tế, hầu như tất cả các phong tục tập quán và các loại hình văn hoátruyền thống trên đây của làng Việt cổ vùng đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bìnhđều còn được bảo lưu về cơ bản, cũng như các nghi lễ, thể thức của tín ngưỡng thờthành hoàng làng Đây là một trong những vấn đề lý thú khi tìm hiểu làng Việt cổ ởđồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình

Ngày đăng: 04/02/2015, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w