Xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Trang 56)

Căn cứ xây dựng mô hình

Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch số 07/KH-UBND ngày

52 17/7/2009 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Căn cứ quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến 2015 xác định khu du lịch sinh thái Vân Long là một trong 7 khu du lịch của tỉnh.

Căn cứ quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Căn cứ quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 18/12/2002 của UBND tỉnh về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.

Căn cứ quyết định số 341/QĐ-UB ngày 28/2/2002 của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng khu du lịch sinh thái Vân Long huyện Gia Viễn.

Căn cứ công văn số 528/CT-VP5 ngày 23 tháng 12 năm 2009 về việc thiết kế nhà mẫu phục vụ hoạt động du lịch của UBND tỉnh Ninh Bình.

Căn cứ thông báo số 138/TB-SVHTT&DL ngày 12/02/2010 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo kết luận hội nghị xin ý kiến các sở, ngành về thiết kế nhà mẫu phục vụ hoạt động du lịch nhằm phát triển loại hình du lịch ở nhà dân.

3.5.2.1. Quá trình xây dựng mô hình

Việc nghiên cứu, xây dựng và đề xuất một mô hình cơ cấu tổ chức để phát triển DLST dựa vào cộng đồng, đảm bảo cho phát triển bền vững tại KBTTN ĐNN Vân Long được tiến hành một cách khoa học theo một quy trình đồng bộ và khép kín từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển DLST, du lịch cộng đồng, du lịch bền vững; đến việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở trong nước và Quốc tế, tiếp đến là việc thu thập thông tin, nghiên cứu khảo sát thực tế các điều kiện cụ thể của KBTTN ĐNN Vân Long; điều tra xã hội học; tiếp thu các ý kiến của chính quyền địa phương các cấp, của các chuyên gia, các nhà quản lý, các công ty du lịch và đặc biệt là của cộng đồng dân cư…

53 Căn cứ trên điều kiện tự nhiên và tình hình hoạt động du lịch tại KBTTN Đất ngập nước Vân Long, đề tài nhận thấy các loại hình và sản phẩm du lịch như Homestay, Đưa khách đi tham quan, Du lịch lễ hội… hiện nay đang phát triển rất tốt. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại KBTTN ĐNN Vân Long nhằm phát triển loại hình du lịch Homestay.

a. Nghiên cứu tình hình du lịch Homestay

* Tình hình Du lịch Homestay trên thế giới

- Malaixia: Làm du lịch Homestay từ năm 1995, hiện Malaixia có 142 làng tổ chức loại hình du lịch này, khách đến các làng này được cùng ăn, cùng ở và được tận hưởng cuộc sống của người dân, học múa, học võ, khám phá cảnh đẹp, nấu ăn. Theo báo cáo Tổng cục Du lịch Malayxia tháng 12/2008 có 50.000 khách đặt tour chọn gói homestay chủ yếu là khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Úc và 64% khách đi theo chương trình này đều quay lại lần thứ 2.

- Dãy Himalayas: Tham gia du lịch ở đây, khách và chủ nhà thực sự hòa nhập. Cảnh quan môi trường sinh thái tuyệt đẹp. Khách du lịch đến đây được ở trong những nhà xây dựng bằng bùn và gạch. Du khách có thể được thưởng thức thực đơn độc đáo: Bánh mỳ có nhân thịt dê, thịt cừu băm nhỏ cùng với trà đặc biệt, được tham gia đi bộ, leo núi, học nấu ăn, đi chăn bò Tây Tạng.

- Nam Phi: Homestay ở thị trấn Cape town (thăm quan hang động, trại nuôi gia súc hoang dã như nuôi Báo gêpa, nuôi chó rừng và ở cùng với người dân.

- Thái Lan: Đến làng Kohpet (nhà ở trong vườn chuối và xoài): khách được ăn uống ở ngoài trời dưới bóng dâm, ăn những món ăn thông thường do chính chủ và khách chế biến từ gạo nếp, thịt lợn, rau, củ, quả. Cùng chủ nhà đi chợ mua sắm và đặc biệt được ăn bữa trưa tại cánh đồng lúa bạt ngàn.

- Guantanamo: thăm núi lửa và sống cùng gia đình đa thế hệ, học tiếng Tây Ban Nha.

54 * Tình hình Du lịch Homestay ở Việt Nam

Homestay ở Việt Nam ban đầu xuất phát từ nhu cầu của các vị khách Tây balo. Khách Tây balo muốn tìm hiểu khám phá phong tục tập quán, lối sống của người dân Việt Nam. Khách tây balo ưa thích đến các vùng núi Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay khách du lịch nội địa cũng ưa thích loại hình này, nhất là khách du lịch là giới trẻ như sinh viên. Homestay đang trở thành xu hướng du lịch và tiếp cận văn hòa ngày càng phát triển và có xu hướng mở rộng ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam có một số nơi tổ chức homestay khá tốt như: Vân Đồn, Nha Trang, Quan Lạn, Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hòa Bình (Bản lác – Mai Châu – Hòa Bình), Hà Giang, Sapa – Lào Cai…

- Bản Lác (Mai Châu – Hòa Bình): Bản Lác, bản có 23/112 hộ đăng ký làm du lịch, khách quốc tế, nội địa đến bản lác cùng ăn, cùng ở với dân địa phương như:

+ Ngủ nhà sàn, tìm hiểu kiến trúc nhà sàn.

+ Ăn cơm lam, xem người dân tộc biểu diễn múa khèo,múa nón, múa xạp, thổi kèn lá…

+ Đốt lửa trại.

+ Đi rừng với người dân (hái nấm, quan sát thực vật) + Học dệt thổ cẩm, sản xuất các đồ thủ công.

+ Uống rượu cần.

Điểm đặc biệt ở đây là mỗi người dân ở Bản Lác là một hướng dẫn viên: khách có thể tìm hiểu phong tục tập quán của người dân, cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tục lệ cưới hỏi, cách làm nông nghiệp, trồng rừng để kiếm sống, cách bài trí nhà của người dân tộc thông qua hướng dẫn viên.

- Sapa – Lào Cai:

Tổ chức cho khách ở nhà sàn người Mông, cùng ăn, cùng ở, cùng dệt thổ cẩm, học nấu ăn, học cách sưởi ấm quanh bếp lửa nhưng chống được nẻ da vào mùa đông. Học cách làm bánh, học múa, hát, cùng chủ nhà đi xem chợ tình…

55 - Hà Giang: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức cho khách ăn, ở cùng vời người dân tộc, đi bộ, đạp xe đạp qua các nương lúa ruộng bậc thang, thăm phong cảnh các bản làng, tắm nước thuốc của người Dao...

- Khu du lịch Vinh Sang – Đồng Bằng sông Cửu Long:

Khách đến khu du lịch Vinh Sang, sẽ biến mình thành nông dân thứ thiệt với trang phục quần áo bà ba, khăn dằn quấn cổ để tham gia chương trình khách được tham gia các dịch vụ:

+ Tát mương, bắt cá (tát nước gàu dây, úp cá bằng nơm) tại kênh rạch trong vườn.

+ Thưởng thức các món cá nướng (nướng rơm), uống rượu thần nông. + Tham gia tắm sông, câu cá sấu, cỡi đà điểu Nam Phi.

+ Tập đi qua cầu khỉ, thi vẽ, tham gia các trò chơi dân gian. + Tổ chức cho khách đạp xe vào các đường làng.

- Quảng Bình: Năm 2007 tổ chức Couter park internation (Việt Nam – Hoa Kỳ) đã khảo sát lập mô hình home stay đầu tiên tại thôn Chày Lập – Phong Nha, kẻ Bàng. Mục tiêu là giảm sự xâm hại đến tài nguyên qua đó tạo kế sinh nhai cho 1/3 trong tổng số 160 hộ gia đình trong vườn quốc gia. Những năm qua các công ty lữ hành Hương Giang Huế, Intrepid (Hội An), Green Trail tour Hà Nội đã được nhiều khách du lịch đến thôn Chày Lập ―ba cùng‖ với chủ nhà ―cùng ăn, cùng kiếm kế sinh nhai, cùng khám phá‖. Khách du lịch đến thôn Chày Lập được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ sẵn có, được cùng ăn, cùng ở với người bản địa. Du lịch Homestay ở đây đã góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.

b. Tình hình hoạt động của loại hình du lịch Homestay tại Vân Long

- Lưu trú: Cung cấp các sản phẩm là phòng đủ tiêu chuẩn đón tiếp khách du lịch theo tiêu chuẩn quốc gia về phòng có đủ tiêu chuẩn cho khách du lịch thuê. Mỗi hộ gia đình tham gia kinh doanh có từ một đến ba phòng cho thuê, dự kiến bước đầu có khoảng từ 120- 150 phòng cho thuê.

56 Các phòng cho thuê sẽ được thiết kế theo mẫu chung do Sở Xây Dựng cung cấp mẫu thiết kế để đảm bảo chất lượng, tiện dụng cho khách du lịch nhưng không ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như kiến trúc truyền thống của ngôi nhà.

- Tham quan: Đối tượng tham quan chủ yếu:

+ Khách có thể tham quan những cảnh đẹp tại khu du lịch.

+ Kiến trúc truyền thống của người dân vùng đồng bằng Bắc bộ truyền thống như: nhà cổ, làng nghề, cảnh quê, đình, chùa, nhà thờ, nơi làm nghề.

+ Các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của người dân địa phương. Chủ nhà sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn viên du lịch để có thể hướng dẫn có khách đến các điểm tham quan trong khu vực.

- Sinh hoạt với người dân: Khách du lịch sẽ sinh hoạt, ăn ở cùng người dân để khám phá nét văn hóa của người dân địa phương. Các sản phẩm cụ thể như: đi cày, đi cấy, đi gặt lúa, đi bắt cua, đi kéo vó tép, thổi cơm bằng bếp rơm…

- Các trò chơi và hoạt động: Tại Vân Long có thể tổ chức biểu diễn một số loại hình văn hóa dân gian như hát chèo tập trung ở các nơi công cộng của làng như Đình làng, nhà văn hóa, chùa... Có thể tổ chức các hoạt động tập thể thông thường cho khách du lịch như đốt lửa trại, kéo co, trò chơi dân gian.

3.5.2.2. Mô hình tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại Vân Long

Hình 6: Mô hình tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại Vân Long

Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) Cộng đồng Quản lý Nhà nước Doanh nghiệp Ban quản lý Khu bảo tồn Chính quyền địa phương Khách du lịch

57

a. Vai trò của các thành phần trong mô hình

* Cộng đồng dân cư địa phương: Đây là nhóm chủ chốt trong hoạt động du lịch, họ có vai trò cung cấp các sản phẩm du lịch như lưu trú tại nhà, đưa khách đi tham quan, sinh hoạt với người dân, các trò chơi và hoạt động giải trí… và đặc biệt, cộng đồng địa phương sẽ là nhân tố bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường tích cực nhất, họ coi tài nguyên du lịch như tài sản của mình và ra sức bảo vệ, duy trì, tôn tạo từ đó hình thành các sản phẩm du lịch bản địa đặc trưng thu hút được khách du lịch.

Cộng đồng địa phương là người tổ chức các hoạt động du lịch như đưa khách đi tham quan, tổ chức các trò chơi,… do vậy, cộng đồng đóng vai trò lớn trong việc giáo dục môi trường và giám sát các hành vi tác động đến môi trường của khách du lịch.

* Quản lý nhà nước: Chính phủ và các bộ, ngành liên quan: Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch DLST quốc gia; ban hành, chỉnh sửa, bổ sung các qui định pháp luật liên quan đến các khu BTTN và DLST, các nguyên tắc hợp tác và trách nhiệm trong hoạt động DLST, cơ chế chia sẻ lợi ích và đầu tư cho các KBTTN, tiêu chí về DLST.

* Chính quyền địa phương các cấp: Cần xây dựng được khung quản lý quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ, kế hoạch hoạt động du lịch của năm và hàng năm tại KBT. Chính quyền địa phương cấp xã, huyện phải có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cấp tỉnh, Trung ương, Tổng cục Du lịch về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nguồn nhân lực…

* Ban quản lý khu bảo tồn: UBND Tỉnh Ninh Bình thống nhất quản lý nhà nước, giao cho Ban quản lý rừng đăc dụng Hoa Lư-Vân Long tổ chức quản lý khu bảo tồn và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Để phát triển DLST theo hướng bền vững, BQL cần phải lập kế hoạch phân vùng chức năng và quy định nghiêm ngặt cho từng vùng.

58

* Các doanh nghiệp: Các công ty du lịch trong nước và ngoài nước cung cấp những tour cho khách DLST; có thể tham gia xây dựng các sản phẩm DLST và quảng bá DLST. Các doanh nghiệp này cần nhận thức và có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục du khách của công ty mình về yêu cầu, trách nhiệm và lợi ích của DLST. Sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương, phối hợp với địa phương để tăng thêm mức phí các hoạt động du lịch dịch vụ cho cộng đồng địa phương.

* Các tổ chức Phi chính phủ (NGOs): có vai trò hỗ trợ tổ chức mô hình, tài trợ về vật chất, hướng dẫn các công nghệ và giúp đỡ kinh nghiệm.

* Khách du lịch: thể hiện ở số lượng, thành phần, mức độ chi tiêu có ý nghĩa đến thu nhập của cộng đồng và các nhân tố khác. Khách du lịch được tham quan, nghiên cứu khu bảo tồn đất ngập nước theo các tuyến du lịch đã được cơ quan nhà nước quy hoạch cho phép tham quan. Khách du lịch không được thu thập các loại tiêu bản nếu không được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn rừng đặc rụng Hoa Lư - Vân Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Cơ chế hoạt động của mô hình

* Cơ chế liên kết: chính quyền và các tổ chức phối hợp liên kết với cộng đồng địa phương tổ chức các hoạt động du lịch, xây dựng nhà đón tiếp khách du lịch kiểu mẫu và mang tính chất đặc trưng cho vùng, những ngôi nhà này nằm trên phần đất của người dân và do người dân quản lý.

* Cơ chế hoạt động: Các cơ quan quản lý chủ trì thực hiện, xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khác có vai trò giúp đỡ cộng đồng thực hiện, thể hiện qua các hoạt động như đào tạo kỹ năng, hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn khách, xúc tiến quảng bá khu du lịch… Cộng đồng địa phương cam kết đón tiếp khách và phục vụ khách du lịch theo đúng các nguyên tắc của hoạt động DLST, đồng thời tránh hiện tượng chặt chém khách du lịch hoặc làm mất đi giá trị văn hóa của KBTTN ĐNN Vân Long. Cộng đồng địa phương có trách nhiệm đóng góp 1 phần thu nhập từ hoạt động du lịch cho Ban quản lý. Với phương thức hoạt động

59 như trên cộng đồng giữ vai trò chủ động, lợi ích thu được từ hoạt động du lịch tương đối cao, họ sẽ phải gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa để duy trì và phát triển hoạt động du lịch, các hộ gia đình chưa tham gia vào mô hình này sẽ có cơ hội để làm du lịch, do vậy sẽ giảm thiểu việc khai tác tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường và đa dạng sinh học.

* Cơ chế chế độ chính sách

Cộng đồng làm chủ: Chủ yếu là cộng đồng dân cư trong khu bảo tồn, là người trực tiếp cung cấp các sản phẩm du lịch cho khách và là người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

* Cơ chế chia sẻ lợi ích: đây là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động phát triển du lịch sinh thái, người dân phải là người hưởng lợi chủ yếu, cộng đồng là người tự quyết định thu nhập và mức độ tham gia của mình chứ không phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Trang 56)