Thực trạng phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Trang 33)

Trong những năm gần đây, tại khu du lịch sinh thái Vân Long đã đón khách du lịch trong và ngoài nước đến đây với số lượng khá cao. Các doanh nghiệp du lịch đã chủ động phối hợp với các hãng lữ hành trong và ngoài nước đưa Vân Long thành một điểm du lịch không thể thiếu trong tour du lịch của khách quốc tế khi đến Việt Nam. Thông qua các hoạt động du lịch khu vực đất ngập nước Vân Long đã được du khách đánh giá cao về tài nguyên đa dạng sinh học cũng như cảnh quan tự nhiên hấp dẫn.

Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái Homestay đang được chú trọng phát triển tại KBTTN ĐNN Vân Long. Homestay là loại hình du lịch khách du lịch đến nghỉ ngơi sinh hoạt ngay chính tại ngôi nhà của người bản địa trong chuyến đi du lịch của mình. Homestay là hình thức du lịch bền vững, đặc biệt phù hợp với các quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Homestay thu hút mạnh khách du lịch là những lớp trẻ ham mê khám phá và trải nghiệm cuộc sống đa dạng. Doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao phối hợp với các công ty lữ hành tổ chức Homestay cho khách đến ở nhà dân, cùng người dân đi làm. Hiện tại đã có 2 hộ gia đình tham gia đón tiếp khách du lịch là hộ: bà Nguyễn Thị Chè, xã Gia Hòa; Ông Phạm Văn Khoan, xã Gia Vân. Các hoạt động mà du khách đến đây được khám phá như:

+ Tát nước gầu sòng, gầu dây, đi móc cua ở bờ ruộng, cất vó, đánh dậm cua. + Cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm vùi vùng do.

+ Tổ chức cho khách đi xe đạp, xe trâu vào các thôn xóm.

Các chương trình này khách du lịch rất ưa thích, khách được trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt khách ấn tượng nhất là được tìm hiểu phong tục tập quán của cư dân địa phương, phương thức sản xuất truyền thống cùng với những nông cụ thô sơ nhưng hữu ích đã gắn bó hàng ngàn đời nay tại Vân Long.

Bên cạnh đó, ở đây đã được giải quyết được phần nhiều lao động như các hộ gia đình tham gia phục vụ dịch vụ vận chuyển xe trâu (15 hộ) cho khách nước

29 ngoài và thu nhập bình quân của người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch là 1,5 triệu đồng/tháng.

Các hoạt động và vai trò của cộng đồng địa phương tham gia phục vụ phát triển du lịch tại KBTTN ĐNN Vân Long:

- Đưa khách đi tham quan trên đầm nước: Du khách sẽ được người dân chèo lái trên các chiếc thuyền nan thô sơ không có động cơ, máy nổ. Trên hành trình tham quan đầm nước, người dân địa phương chính là người hướng dẫn viên du lịch đồng thời là các tuyên truyền viên về giáo dục bảo tồn cũng như giám sát và nhắc nhở du khách các hoạt động gây hại đến môi trường.

- Cung cấp dịch vụ lưu trú: Cộng đồng địa phương sẽ cung cấp các dịch vụ lưu trú cho du khách tại chính ngôi nhà của mình. Qua đó, cộng đồng có thể giới thiệu cho du khách về nét văn hóa của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động: Tại Vân Long cộng đồng có thể tổ chức biểu diễn một số loại hình văn hóa dân gian như hát, đốt lửa trại, kéo co, trò chơi dân gian.

- Hướng dẫn viên tại chỗ: Cộng đồng địa phương tuy là những người không có các kỹ năng du lịch nhưng họ lại là người hiểu về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi, các phương thức canh tác, sản xuất… với hiểu biết của mình họ sẽ lôi cuốn du khách một cách tự nhiên hơn so với các hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

- Làm việc tại cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành

- Sản xuất mặt hàng thủ công, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng…

3.2.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý Nhà nƣớc về du lịch

Trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền việc quản lý nhà nước về du lịch tại đây đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét theo chiều hướng tích cực; tổ chức thực hiện các chương trình hành động theo định hướng chung; kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh nhằm hoàn thành kế hoạch, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Gia Viễn, phù hợp với định hướng chung của tỉnh, cũng như của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình.

30 Triển khai Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị Định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, tạo hành lang pháp lý để các tổ chức cá nhân tham gia làm du lịch cùng thực hiện.

UBND huyện Gia Viễn đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch, trong đó các thành viên là cán bộ đầu ngành đóng trên địa bàn nhằm tập trung chỉ đạo phát triển du lịch của huyện; phối kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long – là một trong hai khu du lịch trên địa bàn tỉnh đã thực hiện quy hoạch chi tiết. Tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư tại khu du lịch.

UBND huyện Gia Viễn đã có quyết định thành lập trạm du lịch Địch Lộng, nhằm quản lý khai thác tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả; Hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức cá nhân doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch và các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Tạo mọi điều kiện cho các tổ chức cá nhân doanh nghiệp đầu tư phát triển tại khu du lịch sinh thái Vân Long.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân tại những xã có tiềm năng du lịch trong khu du lịch sinh thái Vân Long như: Xã Gia Vân, Gia Hưng, Gia Thanh và Gia Hoà. Thông qua chương trình này, ngay từ đầu nhân dân đã được nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch, tập trung chú trọng đến công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch.

Chính quyền sở tại các xã trong khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long phối hợp với Ban quản lý rừng Đặc dụng Hoa Lư Vân Long luôn chú trọng, tập trung triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch trong khu vực.

31

3.2.4. Đánh giá thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên du lịch

* Ưu điểm:

Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã dần từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, quản lý có hiệu quả các hình thức cung cấp dịch vụ du lịch của người dân địa phương.

Về công tác định hướng phát triển của khu bảo tồn: Đây là khu du lịch thứ 2/7 khu du lịch đã có quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh phê duyệt. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư vào đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh du lịch.

Dự án đầu tư CSHT đã hoàn thành hạng mục đầu tư đường vào khu trung tâm bến thuyền Vân Long nối với đường 477 tạo điều kiện thuận lợi vào tham quan trong khu du lịch sinh thái Vân Long.

Các dự án đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh bước đầu đã đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả như doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao, công ty TNHH Thảo Sơn. Các dịch vụ du lịch tuy chưa được đa dạng hóa nhưng mang đậm nét văn hóa đặc trưng, gây được cảm tình tốt đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhân dân sống trong khu du lịch sinh thái Vân Long đã nhận thức đúng đắn về công tác bảo tồn và lợi ích từ các hoạt động du lịch mang lại.

* Những điểm còn hạn chế

Còn một số dự án đầu tư phát triển du lịch triển khai các hạng mục công trình đầu tư chậm so với tiến độ. Các tuyến đường thủy, đã tiến hành nạo vét nhưng tiến độ còn chậm.

Đường trong thôn để phục vụ cho mục đích du lịch làng quê hiện tại đã xuống cấp, một số đoạn đường chưa làm theo đúng quy hoạch nên hiện tại tuyến du lịch này hiện đi chưa đúng tuyến.

3.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số Vƣờn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên bảo tồn thiên nhiên

3.3.1. Kinh nghiệm của Vƣờn Quốc gia Gunung Halimun của Indonesia

Vườn quốc gia Vườn quốc gia Gunung được thành lập năm 1992 trên một dải đất rừng rộng thấp ở phía Tây Java với diện tích 40.000 ha, có 237 loài động

32 vật trong đó có nhiều loại động vật quý hiếm đang bị đe dọa như, Vượn Java, Khỉ lá Ebony, Thằn lằn Gai và một số loài báo, sư tử... Hệ thực vật có khoảng 500 loài cây có hoa. Chim có tới 204 loài có loài nổi tiếng như: Đại Bàng Java biểu tượng của Indonesia...Trong khu vườn quốc gia có người Kasepuhan bản xứ, họ là người nông dân có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhất là quan điểm của người dân đối với rừng là tài sản được tổ tiên để lại nên phải bảo vệ để hổ trợ cho cuộc sống bộ lạc chứ không phải để khai thác. Người Kasepuhan có một nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống độc đáo như múa, âm nhạc, võ thuật đã thu hút được một lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan.

a. Các yêu cầu cấp thiết phải xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Gunung Halimun

- Là vườn quốc gia có vùng đất còn nguyên sơ với đa dạng hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa cần được bảo vệ và bảo tồn giữ gìn. Là đầu nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt cho cả khu vực Java. Tài nguyên thiên nhiên ở đây đang bị đe dọa bởi rất nhiều nhân tố thi công các công trình giao thông, các doanh nghiệp kinh doanh khai thác vàng trong vùng, khai thác gỗ trái phép và áp lực từ việc di dân, tăng dân số đến ở trong khu vực.

- Khoảng cách từ Jakarta đến Vườn quốc gia chỉ mất 3 tiếng đồng hồ, vì vậy vào những ngày nghỉ cuối tuần số lượng khách đến đây vượt quá trên 10.000 người gây áp lực rất lớn đối với tài nguyên thiên nhiên.

- Lượng khách du lịch đến Vườn quốc gia tăng nhiều nguồn thu đã mang lại cho khu vực và chính phủ, nhưng dân cư địa phương không được hưởng lợi từ hoạt động du lịch nên vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không đảm bảo và dân cư không cho phép khách đến tham quan sinh hoạt cộng đồng đã có ít nhiều tác động đến tài nguyên thiên nhiên, khách du lịch và cộng đồng dân tộc trong vùng.

33

b. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Gunung Halimun

Để cân bằng giữa bảo tồn và lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch. Các tổ chức phi chính phủ đã phối hợp với Ban quản lý xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Hình 2: Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Gunung Halimun - Indonesia

* Cơ chế hoạt động của mô hình

Mô hình hoạt động dưới sự tác động của các nhân tố bao gồm:

- Nhân tố tổ chức và quản lý bao gồm: Chính phủ thông qua Ban quản lý, các Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước là đơn vị tổ chức ra mô hình, tài trợ về vật chất và giúp đỡ kinh nghiệm và là đơn vị quản lý thông qua một đơn vị trực thuộc là Ban quản lý.

- Nhân tố tác động để xây dựng và phát triển mô hình Nhóm phát triển và Ban

quản lý Vườn QG

Phát triển du lịch Vườn quốc gia Gunung Indonesia Các nhân tố tác động khác Tài nguyên vùng Gunung Cộng đồng người Kasepuhan GHNP Consortium

34 + Tài nguyên thiên nhiên (nhân tố tác động và bị tác động) có ý nghĩa đến việc thu hút khách du lịch tạo điều kiện cho hoạt động cung cấp dịch vụ của cộng đồng.

+ Khách du lịch bao gồm số lượng, thành phần có ý nghĩa đến thu nhập của cộng đồng.

+ Các nhân tố tác động khác (các công ty lữ hành, các tổ chức Phi chính phủ), mức độ tham gia của các công ty lữ hành có tác động đến thu hút khách du lịch.

* Cơ chế chia sẻ lợi ích

Chia sẻ lợi ích cho các bên tham gia là vấn đề quan tâm hàng đầu phát triển du lịch ở đây. Các bên tham gia phát triển du lịch đã phối hợp xây dựng các nhà nghỉ cộng đồng do người dân bản địa quản lý và kinh doanh, mỗi làng có sự hỗ trợ về kinh nghiệm của nhân viên dự án, mỗi nhà nghỉ đều có một tài khoản tại ngân hàng, mọi tích lũy chi tiêu của mỗi nhà được thảo luận giữa các bên có liên quan do chủ nhà đứng ra tổ chức, phân chia lợi nhuận được tính như sau:

Bảng 3: Phân chia lợi nhuận của các bên trong dự án phát triển du lịch cộng đồng tại Gunung Halimun- Indonesia

Đơn vị: %

TT Thành phần Nhà phía Bắc Nhà phía Nam Nhà phía Đông

1 Thuế của chính phủ 5 5 5 2 Lương cộng đồng 30 30 30 3 Bảo quản 15 15 15 4 Quỹ cộng đồng 13,3 15 15 5 Bảo tồn VQG 10 25 10 6 Quảng cáo 10 10 10 7 Thuế đất 6,7 - 12,5 8 Chi phí khác 10 10 10

35

c. Bài học kinh nghiệm

- Du lịch dựa vào cộng đồng nhận được sự giúp đỡ của Tổ chức Phát triển du lịch sinh thái (Consortium of Ecotourism development) gồm 5 đơn vị tham gia: Câu lạc bộ sinh học (BScC), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (Widlife Preservation Irust International- WPTI), Trường đại học Indonesia (UI) và nhà hàng McDonald's ở Indonesia. Nhờ sự giúp đỡ của các thành viên về tài chính và kinh nghiệm nên đã huy động được hai nhóm dân tộc đang sống trong khu vực là người Kasepuhan và người dân mới di cư tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Thành lập một ban quản lý tham gia với cộng đồng. Ban quản lý được gọi là GHNP Consortium đã tích cực hỗ trợ cộng đồng chủ động tiến hành các công việc như hoạch định, quản lý, thực thi các kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

- Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn và bảo vệ tài nguyên nhằm vào khía cạnh của tính bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là hai vấn đề cần được quan tâm song song.

- Bảo tồn đi đôi với việc chú trọng quảng cáo về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn có trong vườn quốc gia để thu hút khách du lịch.

- Để cho phát triển bền vững, cộng đồng cần được tham gia các buổi huấn luyện về phục vụ, hướng dẫn viên du lịch và phương pháp bảo vệ tài nguyên du lịch, tham gia đào tạo chuyên sâu học cách tạo ra những sản phẩm thủ công địa phương, tạo ra các mẫu mã mang đậm nét bản địa hàng thủ công để bán được nhiều cho khách du lịch, tập huấn về vệ sinh an toàn.

- Giao quyền cho cộng đồng có nghĩa là cộng đồng địa phương được khuyến khích tham gia, được đảm nhận trách nhiệm các công việc có liên quan đến phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên

- Đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ lợi ích từ việc phát triển du lịch. - Được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách như 5 năm không thu thuế, chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu là đường, điện và nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)