Ba Bể
a. Nguyên tắc xây dựng mô hình
Việc nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Ba Bể phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái tính đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa của cộng đồng.
- Hợp lý hóa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và trực tiếp được hưởng lợi một cách công bằng từ du lịch.
- Bồi dưỡng năng lực về phát triển du lịch cộng đồng và kiến thức bảo vệ môi trường cảnh quan của VQG Ba Bể cho người dân địa phương.
- Phát triển trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật mà không ảnh hưởng tới môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
b. Mô hình cơ cấu tổ chức phát triển DLST dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững tại VQG Ba Bể
Hình 4: Mô hình cơ cấu tổ chức phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Ba Bể Du lịch sinh thái Dựa vào cộng đồng Chính quyền địa phương Tài nguyên du lịch tại VQG Ba Bể Các nhân tố tác động khác
Ban quản lý VQG Các công ty du lịch
Khách du lịch Cộng đồng địa
40
Vai trò của các thành phần trong mô hình:
* Cộng đồng cư dân địa phương
Đây là nhóm "chủ nhân mới" chủ chốt trong hoạt động du lịch, bao gồm cộng đồng dân cư đang sinh sống trong vườn và các bản làng ở ngoài vườn. Họ có khả năng tham gia trực tiếp vào một phần của quy trình hoạt động du lịch như lưu trú tại nhà, hướng dẫn viên du lịch sở tại (local tourguide), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển khách, hỗ trợ dịch vụ mua quà lưu niệm, các dịch vụ văn hóa cộng đồng dân tộc… Thông qua tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch trong VQG người dân thấy được nguồn thu của gia đình là từ khách du lịch, giúp họ có đời sống ổn định, ngày càng được nâng cao về cả vật chất và tinh thần thì họ sẽ là người chủ bảo vệ Vườn và sẽ là người trực tiếp thu hút khách du lịch, đóng góp công sức bảo vệ Vườn. Do vậy cộng đồng phải được hưởng lợi trực tiếp tự hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch, gắn liền lợi ích kinh tế của người dân với môi trường và văn hóa. Từ đó, tạo thành sản phẩm du lịch bản địa đặc sắc, thu hút khách du lịch.
* Chính quyền địa phương các cấp
Cần xây dựng và phê duyệt khung quản lý quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ, kế hoạch hoạt động du lịch 5 năm và hàng năm tại Vườn, phải có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cấp tỉnh, Trung Ương, Tổng cục Du lịch về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nhân lực.
* Ban quản lý VQG Ba Bể: Đưa ra quy hoạch xây dựng bảo tàng hệ sinh thái của Vườn và định hướng khai thác bảo tàng trong công tác giáo dục môi trường và tạo thêm thu nhập, trợ giúp cho hoạt động bảo tồn và phát triển của Vườn.
Để khai thác DLST theo hướng bền vững BQL VQG cần lập kế hoạch phân vùng và các quy định nghiêm ngặt cho từng phân vùng tại VQG bao gồm:
- Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt - Khu tự nhiên có địa hình độc đáo
41 - Đặc khu giải trí, khu lưu trú, khu tham quan bổ sung, hoạt động thể thao..
* Các công ty du lịch: Tuyên truyền, giao dục du khách của công ty mình về yêu cầu và lợi ích của DLST. Các công ty này đã tăng thêm mức chi phí cho cộng đồng địa phương, sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương và giảm thiểu tối đa tác động của khách khi tới VQG.
* Khách du lịch: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm và lợi ích của du khách về mô hình DLST theo hướng bền vững, có các tiêu chí giúp khách lựa chọn tour du lịch sinh thái đích thực khi tham quan các khu vực trong VQG. Tăng thêm các đóng góp của khách trong nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa.
* Các nhân tố tác động khác: Bao gồm các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia, các tổ chức hoạt động tình nguyện… họ tư vấn kỹ thuật và tìm kiếm ngân sách cho các hoạt động đầu tư ban đầu của mô hình.
* Các nguồn tài nguyên du lịch ở VQG: Nếu các nhân tố trên được bảo đảm, các nguồn tài nguyên du lịch tại Vườn sẽ được duy trì bảo tồn và phát triển bền vững.