Kinh nghiệm của bản Sín Chải, Sa Pa Lào Cai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Trang 46)

Năm 2001, tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cùng với tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại bản bản Sín Chải trong khuôn khổ dự án ―Tăng cường năng lực cho các sáng kiến về du lịch bền vững‖. Tiêu chí của mô hình là thúc đẩy cộng đồng tham gia các dịch vụ du lịch nhằm góp phần phát triển bền vững cộng đồng, bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa cộng đồng. Chính vì thế mô hình du lịch tại bản Sín Chải còn được gọi là Du lịch sinh thái cộng đồng (Comumty - Based Ecotourist).

a. Quá trình xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

- Lựa chọn điểm phát triển mô hình. Ban quản lý chương trình đã nghiên cứu tổng hợp các vấn đề có liên quan đến chương trình như: đặc điểm dân cư, đặc điểm tài nguyên để đưa ra đánh giá được độ hấp dẫn, tính nhạy cảm và khả năng tham

42 gia của cộng đồng. Trong quá trình nghiên cứu lựa chọn điểm có sự tham gia phối hợp của cộng đồng dân cư.

- Tiến hành nghiên cứu khả thi, nghiên cứu khả năng có thể bảo tồn được tài nguyên, bảo tồn giá trị văn hoá phong tục tập quán. Cũng như khả năng phát triển du lịch, thu hút khách du lịch, các lợi ích do du lịch mang lại cho cộng đồng, nghiên cứu khả năng nguồn tài chính giúp đỡ cộng đồng và nguồn lực khác có ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình.

- Xác định tiềm năng và nhu cầu thị trường. Xác định khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch của cộng đồng, xu hướng thị trường khách du lịch.

- Hoạch định đường lối chính sách và lập kế hoạch thực hiện. Nêu ra các định hướng phát triển du lịch, định hướng bảo tồn tài nguyên và môi trường để có các chính sách thích hợp.

- Phát triển cơ cấu tổ chức và lao động. Xác định khâu điều hành quản lý trực tiếp của cơ quản quản lý, vai trò tham gia cộng đồng và cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động của mô hình.

- Xây dựng bồi dưỡng trình độ chuyên môn và năng lực cho cộng đồng. Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực thông qua các chuyến tham quan, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về các nghiệp vụ dịch vụ du lịch.

- Quảng cáo các sản phẩm dịch vụ du lịch. Đây là vấn đề khó khăn đối với cộng đồng vì hạn chế về trình độ; cơ sở vật chất cũng như tài chính vì vậy cần có sự đóng góp của các cán bộ dự án.

- Đánh giá, rà soát lại các bước quá trình thực hiện, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá các mục tiêu, tiêu chí đặt ra ban đầu về công tác bảo tồn hệ sinh thái, văn hoá truyền thống của địa phương, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống và lợi ích kinh tế, xã hội của cộng đồng.

43

b. Mô hình phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng dân tại bản Sín Chải – Lào Cai.

Hình 5: Mô hình phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng tại bản Sín Chải – Lào Cai

Các bên tham gia: UBND các cấp có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch địa phương thông qua Sở du lịch, phòng du lịch và ban hỗ trợ phát triền du lịch. Vai trò khởi xướng và tư vấn của các tổ chức Phi chính phủ như IUCN, SNV, FF và BRFW. Các tổ chức phi chính phủ này là nguồn cung cấp kỹ thuật. Tư vấn các vấn đề kinh tế và cung cấp tài chính. Vai trò của các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội nông dân gương mẫu đi đầu trong việc vận động các thành viên cộng đồng tham gia phát triển du lịch.

- Cơ chế hoạt động của mô hình: Mô hình hoạt động và phát triển chịu sự tác động như sau:

+ Nhân tố tổ chức hỗ trợ và quản lý: Bao gồm Tổ chức phi chính phủ và chính quyển các cấp.

+ Nhân tố tác động là tài nguyên thiên nhiên và nhân văn tại bản Sín Chải và khách du lịch.

+ Nhân tố tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách và tham gia bảo Chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể Cộng đồng dân cư thực hiện Các tổ chức Phi chính phủ (IUCN, SNV) Tài nguyên thiên nhiên Phát triển du lịch tại bản Sín Chải Thị trường khách Du lịch

44 tồn tài nguyên môi trường thiên nhiên của cộng đồng dân tộc H'mông.

- Kết quả đạt được về phát triển du lịch.

+ Khoảng 40 hộ gia đình tham gia các hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách khi đến tham quan du lịch tại bản Sín Chải:

+ Dân bản đã tổ chức cung cấp nhà trọ, ăn uống và một số hộ đã sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh.

+ Hướng dẫn, đưa đường khách thực hiện chương trình du lịch leo núi. Tổ chức các chương trình du lịch cho khách tham quan tìm hiểu về hệ sinh thái tại các dãy núi Phanxiphang.

+ Tổ chức hướng dẫn khách tham quan làng bản tìm hiểu về văn hoá, phong tục, tập quán và cuộc sống cộng đồng dân tộc.

+ Tổ chức các chương trình văn nghệ biểu diễn phục vụ khách. Trình diễn các hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thêu và dệt.

+ Về kinh tế: Sự thành công bước đầu của mô hình là thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan làng bản. Doanh thu các dịch vụ du lịch 70% thuộc về dân bản, 15 % thuộc về Ban quản lý và hỗ trợ phát triển du lịch của làng, 15 % còn lại đóng góp vào quỹ phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Về mặt văn hoá: Hoạt động du lịch đã nâng cao niềm tự hào của người dân trong bản về giá trị văn hoá bản địa đặc biệt cho thế hệ trẻ, cộng đồng dân cư nhận thấy trách nhiệm của mình đối với công tác bảo tồn nền văn hoá dân tộc.

+ Về mặt xã hội, nâng cao được vai trò làm chủ của cộng đồng, trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên và toàn xã hội, cải thiện được điều kiện sinh hoạt nông thôn, tạo ra sự đổi mới quan hệ và nhận thức tình cảm trong bà con người dân tộc, lòng hiếu khách của người dân, nâng cao được điều kiện sinh hoạt cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi.

+ Về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của bà con dân bản ngày càng được nhận thức cao hơn, có trách nhiệm đối với tài nguyên thiên nhiên. Môi trường vệ sinh trong bản ngày càng đẹp, gọn gàng ngăn nắp, rác thải được thu gom thường xuyên.

45

3.4.5. Bài học kinh nghiệm phát triển DLST của VQG Cúc Phƣơng

a. Về xây dựng tuyến, điểm tham quan và các sản phẩm du lịch

Cúc Phương đã mở nhiều tuyến, điểm tham quan mới. Đặc biệt trong những năm gần đây, tiếp cận với phương thức tổ chức các hoạt động DLST, trên cơ sở quy hoạch các phân khu chức năng, Cúc Phương đã tổ chức khai thác hợp lý các tuyến, điểm tham quan nhằm tạo ra nhiều hình thức du lịch hấp dẫn hơn, như: Đi bộ xuyên rừng, ngủ bản, đạp xe trong rừng, xem chim, xem động vật hoang dã ban đêm, xem côn trùng, tổ chức giao lưu văn nghệ… Nhiều dịch vụ du lịch được mở mang, cũng đã làm tăng khả năng kinh doanh du lịch, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa bản địa và ăn nghỉ của du khách.

Với việc mở rộng tuyến, điểm tham quan cho du khách nên đã giảm tải sự tập trung tại một số tuyến điểm truyền thống trước đây, hạn chế tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường của du khách. Việc mở rộng này còn làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch, tạo cơ hội thu hút khách đến với Cúc Phương.

b. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên cho du khách

Để phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên, sự nghiệp xây dựng và phát triển Vườn những năm qua VQG Cúc Phương đã tiến hành một số nội dung cụ thể như sau:

- Xây dựng Trung tâm du khách

Đến thăm du khách sẽ hiểu thêm về những mối đe dọa làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, du khách sẽ trân trọng hơn những giá trị thiên nhiên nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những giá to lớn của tài nguyên thiên nhiên và những giá trị sinh thái nhân văn, giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường sống.

- Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên

Nội dung của các bảng thông tin được thiết kế với thông tin ngắn gọn, đơn giản, gây sự tò mò và gợi tính tư duy, tạo cho du khách những hứng khởi và sự chú

46 ý trên tuyến tham quan. Những biển chỉ dẫn đã cung cấp thêm thông tin về thiên nhiên đồng thời gợi lên ý thức trân trọng và gìn giữ thiên nhiên cho du khách; cách làm này có ý nghĩa giáo dục rất cao và hấp dẫn du khách.

- Các công trình nghiên cứu và kết quả các hoạt động bảo tồn là sản phẩm du lịch rất hấp dẫn

Cúc Phương có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu và bảo tồn các nhóm loài động, thực vật quý hiếm, tiêu biểu như Trung tâm cứu hộ Linh trưởng, Trung tâm bảo tồn thú ăn thịt nhỏ, Trung tâm bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt, Vườn Thực vật...

- Xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề

Từ lâu Cúc Phương đã xây dựng được nhiều tuyến du lịch chuyên đề. Đó là các tuyến xem chim, xem côn trùng, xem dơi, xem trà hoa vàng, tuyến xuyên rừng ngủ bản Mường, năm 2005, Cúc Phương đã bắt đầu triển khai tuyến xem động vật hoang dã ban đêm. Qua một thời gian thực hiện cho thấy, đây là những tuyến hấp dẫn và thu hút khách rất cao. Thông qua các tuyến du lịch chuyên đề để giới thiệu và giúp khám phá những giá trị còn tiềm ẩn của thiên nhiên Cúc Phương.

- Tổ chức dịch vụ hướng dẫn:

Việc có hướng dẫn viên cho các đoàn khách, đặc biệt đối với KBTTN là rất cần thiết và trong một số trường hợp phải là bắt buộc. Thông qua việc hướng dẫn trên các tuyến, điểm tham quan sẽ cung cấp được nhiều hơn những thông tin cho du khách, giúp cho du khách có được những thông tin mới trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, góp phần tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách.

- Phối hợp với đoàn thanh niên, nhóm nâng cao nhận thức bảo tồn tạo sân chơi cho du khách:

- Xây dựng đội văn nghệ

Đội văn nghệ được xây dựng và phát triển theo hướng bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Mường, bản sắc của Cúc Phương.

47

c. Tổ chức du lịch có sự tham gia của cộng đồng

Du lịch có sự tham gia của cộng đồng là một nguyên tắc quan trọng của DLST, nhằm góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá địa phương, tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn và góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội và văn hoá là nguyên tắc cốt lõi chủ yếu của DLST, vì vậy phát triển du lịch cộng đồng chính là một giải pháp bảo tồn.

d. Thực hiện cơ chế khoán cho các khâu dịch vụ

Trước đây dịch vụ du lịch ở Cúc Phương được giao cho Ban du lịch trực tiếp quản lý kinh doanh theo hình thức tập thể, năm 2002 theo hình thức cá nhân. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện cơ chế khoán cho cá nhân trong khâu dịch vụ ăn uống và hàng hóa đã bộc lộ nhược điểm là không hài hòa được lợi ích của người lao động, dẫn đến không phát huy được tinh thần trách nhiệm của tập thể người lao động. Do vậy, năm 2005 Cúc Phương đã chuyển đổi thành cơ chế khoán cho nhóm người lao động. Cơ chế này đang được coi là phù hợp vì nó vừa phát huy được tính năng động vừa hài hòa được lợi ích của người lao động.

Đối với dịch vụ hướng dẫn, vì mục tiêu của hoạt động này nhằm thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn là chính, không coi trọng mục tiêu lợi nhuận, do vậy hiện tại cơ chế khoán cho lực lượng này được thực hiện như sau:

- Mức phí tham quan cho từng đối tượng khách được quy định theo quyết định của Bộ tài chính, Trung tâm du lịch xây dựng tiền công lao động cho hướng dẫn theo số lượng và chất lượng của từng tour mà hướng dẫn viên đã thực hiện. Tổng số tiền thu hướng dẫn hàng tháng được trích nộp 10% cho Vườn để chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tham quan học tập, mua sắm một số thiết bị phục vụ cho hoạt động hướng dẫn, số còn lại 90% được chi trả cho hướng dẫn viên và trích lập quỹ khen thưởng của Tổ hướng dẫn.

48

e. Đào tạo nguồn nhân lực

Người dân địa phương vốn là những người sống dựa nhiều vào tự nhiên, với lối sống truyền thống nên họ chưa có đủ kiến thức và kĩ năng về bảo tồn và hoạt động du lịch. Bởi vậy, Cúc Phương đã phối hợp với các đơn vị hữu quan, các chương trình, dự án để tổ chức các lớp tập huấn cho cộng động về DLST và nghiệp vụ du lịch.

f. Quản lý rác thải và tiếng ồn

Đây là việc làm thường xuyên và được chú trọng ở VQG Cúc Phương. Để làm tốt việc này, trước hết phải quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến cho du khách về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Tổ chức phổ biến nội quy tham quan; đặt các biển chỉ dẫn trên các tuyến, điểm tham quan và khu vực nhà nghỉ. Một số quy định được in trong tập ảnh gấp…

Về thu gom và xử lý rác thải: Tại các điểm tham quan, trên tuyến đường và khu vực nhà nghỉ đều đặt các thùng rác. Hàng ngày rác thải được thu gom trên toàn địa bàn du lịch và được tập trung tại 3 địa điểm để xử lý (khu trung tâm Bống, khu Hồ Mạc, khu cổng Vườn).

Tiếng ồn cũng là vấn đề luôn được quan tâm. Để giảm thiểu tiếng ồn, đối với phương tiện giao thông được quy định chạy với tốc độ phù hợp và hạn chế dùng còi trong khu vực khu bảo tồn, các hoạt động vui chơi của khách được quy định về thời gian và địa điểm nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống thiên nhiên hoang dã.

g. Quản lý hoạt động của khách du lịch

Việc tham quan, ăn uống, ngủ nghỉ và các hoạt động khác của du khách được thực hiện thông qua Quy chế hoạt động, Nội quy tham quan của Vườn và sự hướng dẫn trực tiếp của Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho chuyến đi của du khách. Đối với khách nghỉ lại qua đêm được thực hiện khai báo tạm trú theo quy định hiện hành.

49

3.5. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nƣớc Vân Long nƣớc Vân Long

3.5.1. Cách tiếp cận để xây dựng mô hình

a. Các yêu cầu cấp thiết phải xây dựng mô hình

- KBTTN ĐNN Vân Long là vùng đất ngập nước còn nguyên sơ với đa dạng hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa cần được bảo vệ và bảo tồn giữ gìn, là nơi tập trung nhiều nhất của loài Vọoc Quần đùi trắng.

- Tài nguyên thiên nhiên ở đây đang bị đe dọa bởi rất nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội đặc biệt là hoạt động khai thác đá của người dân khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)