1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở xã Đình Tổ - huyện Thuận Thành_tiểu luận tốt nghiệp trung cấp chính trị

33 5K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

Trong các thành tựu của Nhànước Việt Nam có thành tích về công tác tôn giáo mà ưu điểm lớn nhất làvừa đảm bảo cho các sinh hoạt tôn giáo được diễn ra bình thường, tuân thủluật pháp vừa t

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

B PHẦN NỘI DUNG

Chương I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LEENIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh

II QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

III THỰC HIỆN TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA VÀ TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY.

1 Thực tiễn tôn giáo ở nước ta hiện nay

2 Thực tiễn tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ ĐÌNH TỔ, HUYỆN THUẬN THÀNH.

I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ.

1 Về phát triển kinh tế

2 Về xây dựng cơ sở hạ tầng

3 Về lĩnh vực văn hoá xã hội

4 Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân:

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Ở XÃ ĐÌNH TỔ.

1 Hoạt động tín ngưỡng dân gian

2 Hoạt động tôn giáo

Trang 2

3 Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

4.Đánh giá về thục trạng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của xã ĐìnhTổ

III ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ ĐÌNH TỔ.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở XÃ ĐÌNH TỔ.

I PHƯƠNG HƯỚNG.

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1 Đối với hoạt động quản lý Nhà nước

2 Công tác tuyên truyền giáo dục

3 Đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

III KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:

C KẾT LUẬN

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

Chúng ta đang tiến gần đến ngày kỷ niệm trọng đại: 67 năm thànhlập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2012).Sáu mươi bảy năm qua là quá trình xây dựng và trưởng thành của Nhànước kiểu mới của dân, do dân và vì dân Trong các thành tựu của Nhànước Việt Nam có thành tích về công tác tôn giáo mà ưu điểm lớn nhất làvừa đảm bảo cho các sinh hoạt tôn giáo được diễn ra bình thường, tuân thủluật pháp vừa tập hợp được đông đảo các tín đồ trong khối đại đoàn kếttoàn dân, chống lại âm mưu chia rẽ của kẻ thù Đồng thời cũng làm cho cáctôn giáo phát triển lành mạnh, gắn bó với cộng đồng dân tộc hơn Đây làmột lĩnh vực hết sức nhạy cảm, và phức tạp bởi nó không chỉ là quan hệgiữa Nhà nước với các tôn giáo mà còn là quan hệ giữa Đảng, chính quyền

và các đoàn thể xã hội với nhân dân là các tín đồ tôn giáo Nó cũng khôngchỉ bó hẹp trong nội bộ quốc gia mà còn có quan hệ quốc tế vì bản thânnhiều tôn giáo cũng mang tính quốc tế Hơn nữa, vấn đề này luôn bị nhiềuthế lực thù địch nhòm ngó, lợi dụng với những ý đồ kinh tế, chính trị khác.Tuy nhiên, công tác tôn giáo ở nước ta thời gian qua cũng bộc lộ nhữngthiếu sót mà Nghị quyết 25- NQ/TW “về công tác tôn giáo” đã chỉ ra Đểkhắc phục những thiếu sót này, chúng ta có thể tìm thấy những chỉ dẫn quýgiá trong các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vịtrí là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, chúng ta rất thuận lợi trong mốigiao lưu với các nước trên thế giới và đây cũng là điều kiện thuận lợi chocác luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới du nhập vào Việt Nam

Trang 4

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân

và đang tồn tại cùng dân tộc trong quá xây dựng CNXH ở nước ta Về khíacạnh văn hoá, sự đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã gópphần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc Về khía cạnh

xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần củanhân dân và ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Dướigóc độ quản lý Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chínhsách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theomột tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật củacông dân

Tuy nhiên, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo còn có nhữngdiễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định Vớinhiều loại hình tôn giáo như vậy đặt ra cho chúng ta không ít khó khăntrong việc đưa ra những chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung,từng tôn giáo cụ thể và việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Trong thời gian tới, chúng ta cần phải phát huy những kết quà đã đạtđược trong công tác tôn giáo và khắc phục những hạn chế còn tồn tại đểhoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, đúng pháp luật và có nhiều tácđộng tích cực đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trong giai đoạnhiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: " Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở Xã Đình Tổ - huyện Thuận Thành Thực trạng và giải pháp" làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu:

- Mục đích: Qua nghiên cứu, đề tài sẽ làm rõ hơn thực trạng hoạt

động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng

Trang 5

đời sống văn hoá ở xã Đình Tổ Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại vàphương hướng, giải pháp khắc phục.

- Yêu cầu: Căn cứ trên quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê

nin, tư tưởng Hồ Chi Minh quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước vềcông tác tôn giáo và tình hình thực tế tại địa phương để chỉ ra những điểmmạnh đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại một cách trung thực, đề rađược những phương hướng và giải pháp thực hiện một cách có hiệu quả

- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận đề cập đến tình hình hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo, những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống vănhoá ở xã Đình tổ- huyện Thuận Thành Thời điểm nghiên cứu thực tiễn vàkhảo sát số liệu từ năm 2010 đến năm 2012

3 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, ngoài racòn vận dụng tổng hợp các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quáthoá, hệ thống hoá kết hợp phương pháp lô gíc với phương pháp lịch sử,phương pháp đối chiếu, so sánh; kết hợp giữa lý luận với thực tiễn khinghiên cứu đề tài

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

Đề tài là sự vận dụng lý luận vào thực tiễn của bản thân nhưng cũng

có giá trị nghiên cứu lý luận chính trị về tôn giáo, việc xây dựng đời sốngvăn hoá và quản lý Nhà nước về văn hoá ở cơ sở

Đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc giảiquyết vấn đề hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nóđến việc xây dựng đời sống văn hoá ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay

5 Kết cấu của tiểu luận:

A Phần mở đầu

B Phần nội dung: Gồm 3 chương:

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnhhưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở Xã Đình Tổ, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Chương 3: Phương hướng, giải pháp và đề xuất, kiến nghị

C Phần kết luận

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin:

Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một lựclượng siêu nhiên, thần bí Tôn giáo là một trong những hình thái của ý thức

xã hội, phản ánh một cách hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan; là sảnphẩm của con người phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tựnhiên và xã hội

Thế giới quan duy vật macxít và thế giới quan tôn giáo là đối lậpnhau Tuy nhiên Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ ra rằng: không bao giờ đượcphép xem thường hoặc trấn áp tôn giáo hợp pháp của nhân dân; phải tôntrọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân

Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, nó ra đời, tồn tại và phát triểntrong những điều kiện lịch sử nhất định Không phải loài người từ khi thoátthai khỏi loài vượn đã có tôn giáo, mà phải trải qua một thời kỳ khá lâu dài,khi loài người đạt đến một trình độ tư duy trừu tượng nhất định mới có tôngiáo Tôn giáo có nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và

nguồn gốc tâm lý

Trang 7

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo đó là trước những thách thức của

tự nhiên và xã hội đã tác động trực tiếp đến đời sống của con người, trong

đó có những hiện tượng tự nhiên, những vấn đề xã hội mà con người chưa

lý giải được Vì vậy họ tìm đến tôn giáo để lý giải những hiện tượng đó

Nguồn gốc tâm lý và tình cảm của tôn giáo đó là con người tìm đếntôn giáo như một niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của họ cả hai mặt trongcuộc sống, sự may mắn và rủi ro

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoangđường, hư ảo hiện thực khách quan, qua sự phản ánh của tôn giáo, nhữngsức mạnh tự nhiên, xã hội trở nên thần bí và chi phối hoàn toàn đời sốngcủa con người Khi bị giai cấp thống trị bóc lột, các thế lực phản độngxuyên tạc và lợi dụng tôn giáo để chống phá làm các khả năng nhận thức vàcải tạo thế giới của con người bị hạn chế

Những biến động trong đời sống chính trị - xã hội thế giới trong thờigian gần đây, nhất là sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông âu sụp đổlàm xuất hiện tâm trạng hoài nghi, hoặc khủng hoảng niềm tin vào xã hộitương lai nên tôn giáo có điều kiện để tồn tại và phát triển

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh:

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định rằng chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa duy linh là trái ngược nhau, nhưng không phải như vậy là bàixích, kỳ thị nhau, cần phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tạo điều kiện cho cácgiáo sĩ, mục sư tu hành của các tôn giáo vì mục đích chung của xã hội đốivới con người Bác nghiêm khắc phê phán các giáo sĩ lợi dụng tôn giáo,ngược lại đối với các giáo sĩ cống hiến cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốcthì Bác mến mộ một cách thực sự Đối với các giáo chủ của các tôn giáo thìBác luôn tìm đến sự tương đồng các quan điểm chung của học thuyếtmacxít với mục tiêu của các tôn giáo, làm cho các tôn giáo gắn với CNXH

mà không đối lập, tách biệt nhau Bác ca ngợi lòng bác ái của Chúa Giê su,

Trang 8

tấm lòng vô nghĩa của đức phật Thích ca và sự tu dưỡng đạo đức cá nhâncủa Không Tử vì họ đã khuyên con người làm những điều thiện, không làmđiều ác, phải tôn trọng lẫn nhau, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất giữacác tôn giáo; các dân tộc phải có tình thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải tudưỡng đạo đức, phẩm chất của con người Mỗi con người đều có quyềnđược sống và bình đẳng như nhau, không được tuyên chiến và sát phạt lẫnnhau.

Đối với những quần chúng tín đồ các tôn giáo, Bác tôn trọng quyền

tự do tín ngưỡng của bà con có niềm tin tôn giáo, Bác sẵn sàng nhận tráchnhiệm và kiên quyết sửa chữa khi Đảng và Nhà nước mắc sai lầm trongviệc giải quyết vấn đề tôn giáo

II QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG

VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOAN HIỆN NAY:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(Khoá XI) ghi rõ: "Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dụng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc,

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ".

Công tác tôn giáo, thực hiện chính sách tôn giáo đòi hỏi phải quántriệt đầy đủ một số quan điểm, chính sách, từ đó để có những giải phápthích hợp trong tình hình hiện nay

Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo lợi ích vật chất, văn hoá, tinhthần để nâng cao trình độ về mọi mặt cho nhân dân nói chung và đồng bào

có đạo nói riêng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH cũng xác định: tín ngưỡng,tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhấtquán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng Chống mọi

Trang 9

hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tínngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích xã hội của Tổ quốc và nhân dân.

Đối với các tín đồ tôn giáo được đảm bảo sinh hoạt tôn giáo bìnhđẳng, có nơi thờ tự, có chức sắc để hướng dẫn việc đạo và có đồ dùng trongviệc đạo Bởi vì có như vậy thì đồng bào có đạo mới tin tưởng vào sự lãnhđạo của Đảng, Nhà nước và tin tưởng vào con đường đi lên CNXH, cùngnhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Đối với các chức sắc tôn giáo được thừa nhận để có quyền bình đẳngtrước pháp luật và được đối xử tương xứng với vị trí, trách nhiệm của họtrong tôn giáo Các chức sắc tôn giáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

và Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động của mình; được hoạt độngtôn giáo trong khuôn khổ pháp luật cho phép tại nơi mình phụ trách Cácgiáo hội được phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc và tu hànhtheo quy định của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước Được hoạt động

vì lợi ích của tổ quốc và nhân dân, những chức sắc, nhà tu hành có vi phạmpháp luật đều bị xử lý theo pháp luật

Đối với các tổ chức tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó vớidân tộc, có tôn chỉ mục đích, điều lệ phù hợp với pháp luật của Nhà nước,

có cơ cấu tổ chức hợp lý và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về hai mặt: đạo vàđời thì được xem xét từng trường hợp cụ thể để được phép hoạt động

Đối với các cơ sở hoạt động kinh tÕ- xã hội từ thiện của tôn giáo.Các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành được hoạt động kinh tế,văn hoá, xã hội theo quy định của pháp luật như mọi công dân Việc tổchức lao động sản xuất, làm dịch vụ của các chức sắc, nhà tu hành theođúng chính sách pháp luật của Nhà nước được khuyến khích Các hoạtđộng nhân đạo, từ thiện xã hội trong lĩnh vực được Nhà nước cho phépkhuyến khích

III THỰC TIỄN TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA VÀ TỈNH BẮC

Trang 10

NINH hiÖn NAY:

1 Thực tiễn tôn giáo ở nước ta hiện nay:

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộcđều lưu giữ được những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình.Người Kinh (Việt) có các hình thức tín ngưỡng dân gian như: gia đình thờcúng tổ tiên, cộng đồng thờ Thành hoàng làng, thờ những người có côngvới cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dânnông nghiệp lúa nước Đồng bào dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡngnguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo,

Sa man giáo Quốc gia thờ Vua Hùng, các vị Vua , việc duy trì các hoạt

động tín ngưỡng này chính là góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hoácủa dân tộc

Theo Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 7 - Khoá IX, nước ta

có khoảng hơn 20 triệu tín đồ tôn giáo của 6 tôn giáo chính, trong đó: Phậtgiáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Đạo hồi là những tôn giáo ngoại nhập; ĐạoCao đài (ra đời vào năm 1926), Hoà hảo (ra đời vào năm 1939) là nhữngtôn giáo nội sinh Đến nay có thêm 6 tôn giáo nữa được Nhà nước cho phéphoạt động, có những tôn giáo hoàn chỉnh, có những hình thức tôn giáo còn

sơ khai, có những tôn giáo đã phát triển và đang hoạt động ổn định

Tín đồ có niềm tin tôn giáo thiêng liêng, bao dung, cởi mở, khônghẹp hòi, vị kỷ, sẵn sàng tiếp nhận sự du nhập của các tôn giáo mới nếukhông ảnh hưởng đến bản thân và lợi ích quốc gia

Ước tính hiện nay nước ta có khoảng hơn 80% dân số có đời sống tínngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng hơn 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáochính đang hoạt động bình thường, ổn định chiếm khoảng 25% dân số, cụthể

- Phật giáo: là một tôn giáo thế giới, xuất hiện ở Ấn Độ từ thế kỷ VItrước công nguyên và được truyền vào Việt Nam vào những thế kỷ đầu

Trang 11

công nguyên, theo hai con đường từ ấn Độ và Trung Quốc Đây là một tôngiáo có quá trình phát triển gắn bó với dân tộc từ lâu đời, góp phần quantrọng vào việc hình thành, phát triển đạo đức, phong tục, tập quán và vănhoá của nhân dân ta Số lượng tín đồ tôn giáo hiện nay có khoảng 11 triệu(những người quy y Tam bảo) có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành trong cảnước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Khánh

Hoà, thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai, Lâm Đồng, Trà Vinh

- Công giáo: cũng là một tôn giáo thế giới, xuất hiện cách đâykhoảng 2000 năm, được du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVI Hiện nay cókhoảng hơn 6 triệu tín đồ, có mặt ở khoảng 50 tỉnh, thành phố, trong đó cómột số tỉnh, thành phố tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, TháiBình, Hải Phòng, Nghệ An, Kom Tum, Đắc Lắc, Tiền Giang, Vĩnh Long,

thành phố Hồ Chí Minh

- Đạo Tin lành: xuất hiện vào thế kỷ XVI ở châu Mỹ, được du nhậpvào nước ta từ năm 1911, do tổ chức Tin lành Mỹ (CMA) truyền vào Hiệnnay cả nước ta có khoảng trên 450.000 tín đồ đạo Tin lành tập trung ở cáctỉnh phía Nam và Tây Nguyên Như thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng,

Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước

- Hồi giáo: là một tôn giáo thế giới ra đời vào đầu thế kỷ VII và đượctruyền vào Việt Nam Hiện nay ở nước ta có khoảng 95.000 tín đồ, baogồm khối: Hồi giáo chính thống (Islam) Ở An Giang, thành phố Hồ ChíMinh, Đồng Nai, Tây Ninh và Hồi giáo Bà ni ở Ninh Thuận, Bình Thuận

- Đạo Cao đài: là tôn giáo bản địa ra đời ở Nam bộ vào năm 1926,hiện nay có khoảng hơn 2 triệu tín đồ với nhiều hệ phái khác nhau, nhưngphần lớn là hệ phái Cao đài Tây Ninh

Đạo Hoà hảo: cũng là một tôn giáo ở nước ta ra đời vào năm 1939 ở

An Giang, chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo nên được gọi là Phật giáo Hoàhảo

Trang 12

Hiện nay có khoảng trên 1,2 triệu tín đồ, chủ yếu ở An Giang và cáctỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài 6 tôn giáo chính đang hoạt động, còn có một số nhóm tôn giáođịa phương mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo hoặc đang nhập

từ nước ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bưu Sơn, Kỳ Hương, Tứ ân Hiếu

Nghĩa

Hầu hết tín đồ các tôn giáo là nhân dân lao động, họ là những người

bị áp bức, bóc lột dưới chế độ cũ nên ở họ có nhu cầu giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp Từ lòng yêu nước, thương nòi, cần cù lao động, yêuhoà bình, tự do, bình đẳng nên đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo đã gópphần tích cực cùng toàn dân đấu tranh giành độc lập dân tộc Từ khi đấtnước bước vào xây dựng CNXH, nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xâydựng được hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo đượcNhà nước công nhận, đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín

đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, sống "tốt đời, đẹp đạo", góp phần vàocông cuộc đổi mới đất nước

*Nguyên nhân tồn tại tôn giáo ở nước ta:

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, sự tồn tại của nền kinh tế nhiềuthành phần, kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên cạnh những yếu tốtích cực, còn có cả những yếu tố tiêu cực, tính tự phát hoặc những yếu tốngẫu nhiên, "may", "rủi" tác động vào đời sống xã hội, niềm tin vào tôngiáo vẫn còn trong một bộ phận quần chúng

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, nhất là khi chúng ta tiến hànhcông cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta vẫn còn có những khiếm khuyết.Bên cạnh đó là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trong vàngoài nước làm cho một bộ phận nhân dân giảm sút niềm tin, mơ hồ về conđường đi lên CNXH nên tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển

2 Thực tiễn tín ngưỡng, tôn giáo ở Bắc Ninh hiện nay:

Trang 13

Hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh diễn ra rất sôi động, phongphú, nhiều lễ hội được tổ chức tại các đền, chùa như: Hội Lim, Hội Đền

Đô, Đền Bà Chúa Kho, hội dâu, hội chùa bút tháp đặc biệt là lễ hội thủy tổtại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành đã thu hút hàng ngàn người dân thamgia Ở các làng quê, hoạt động tín ngưỡng dân gian như thờ cúng ông, bà,

tổ tiên, thờ các anh hùng liệt sỹ được quan tâm Điều này đã tạo nên mộtnét đẹp văn hoá mới trong cuộc sống của vùng quê Kinh Bắc

Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, vẫn còntồn tại các hoạt động mang tính mê tín dị đoan như: lập các điện thờ tại

nhà, tổ chức lên đồng, xem bói, lập các đạo tràng gây ảnh hưởng đến đời

sống tinh thần của nhân dân

Ngoài sự đa dạng về thành phần dân cư, chưa có vùng nào trên đấtnước mà tôn giáo lại mang sắc thái phong phú, đa dạng như tôn giáo ởNam Bộ nói chung và tôn giáo ở Bắc Ninh nói riêng Dần dần để tồn tại vàphát triển, tôn giáo đã thay đổi, thích ứng với người dân nơi đây; ngày cànggắn bó chặt chẽ giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần tập thể cao trong cáchoạt động xã hội và lao động sản xuất

Bắc Ninh là một tỉnh có mật độ dân số đông, khoảng trên 1000người/km2, dân số khoảng trên 1 triệu người Có 3 tôn giáo chính hoạtđộng: Phật giáo, Thiên chúa giáo và Tin lành với khoảng trên 22.000 ngườitheo đạo

Những năm gần đây, đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao,hoạt động tôn giáo cũng phong phú hơn Nhìn chung các tín đồ tôn giáotrong tỉnh chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, sống "tốt đời, đẹp đạo"

* Tóm lại:

Tín ngưởng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một lựclượng siêu nhiên, thần bí Tôn giáo là một trong những hình thái của ý thức

Trang 14

xã hội, phản ánh một cách hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan; là sảnphẩm của con người phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tựnhiên và xã hội.

Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, nó ra đời, tồn tại và phát triểntrong những điều kiện lịch sử nhất định Việt Nam là một quốc gia đa tôngiáo, tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọngquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, hoà hợpdân tộc Công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, trong giaiđoạn cách mạng mới, đây là yêu cầu hết sức quan trọng nhất là việc quản lýhoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đờisống văn hoá ở cơ sở

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ NHŨNG ẢNH HƯÓNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở XÃ ĐÌNH TỔ, HUYỆN THUẬN THÀNH

I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI.

Xã Đình Tổ nằm ở phía tây bắc huyện Thuận Thành, phía Đônggiáp xã Trí Quả, phía Tây Nam giáp xã Lệ chi huyện gia lâm Thành Phố

Hà Nội, phía Bắc giáp xã đại đồng thành Có diện tích đất tự nhiên khoảng9,1km2 và 10.000 nhân khẩu

Đảng bộ xã có 301 Đảng viên sinh hoạt ở 07 chi bộ Hàng năm đượcrèn luyện, học tập và nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Hoạt động của các đoàn thểchính trị - xã hội đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảngcác cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ

2010 - 2015 đề ra Trong các năm từ 2010 đến 2012 Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên đều được cấp

Trang 15

chuyên môn hoạt động tốt, có hiệu quả, hoàn thành tốt các chỉ tiêu cấp trêngiao, được cấp trên đánh giá tốt.

1 Về phát triển kinh tế:

Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong công tác lãnhđạo, phát triển kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khácnên Đảng uỷ, UBND xã Đình Tổ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc pháttriển kinh tế của xã, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp -dịch vụ - công nghiệp sang theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nôngnghiệp, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá phục vụ khu côngnghiệp khi đi vào hoạt động, tập trung chỉ đạo phát triển các loại dịch vụnhư: dịch vụ vận tải, may mặc, thương mại Tốc độ tăng trưởng kinh tếluôn đạt mức khá, bình quân từ năm 2010 đến năm 2012 là 75,2% so vớichỉ tiêu Đại hội đề ra, thu nhập bình quân đầu người là 15,5 triệuđồng/người/năm

2 Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ khóa XXII, trong năm qua đãtập trung xây dựng một số công trình như: trụ sở làm việc của Đảng ủyHĐND – UBND, các tuyến đường giao thông, nhà văn hóa của các thôn,công trình phúc lợi xã hội khác Các công trình đề chấp hành đúng trình tựpháp luật vừa đưa vào sử dụng đều mang lại hiệu quả tốt Hiện nay đangtiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp các trường tiểu học và các trường mầmnon của các thôn, trạm y tế xã…

3 Về lĩnh vực văn hóa - xã hội.

a Công tác giáo dục-đào tạo:

Đảng uỷ đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục-đào tạo, do đó quy mô giáo dục phát triển nhanh Nhìn chung chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, học sinh tốt nghiệp ở các cấp

Trang 16

học đạt từ 97,8% trở lên, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, THCN tăng 62,98% so với năm 2008.

Quy mô trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được tăng cường, môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp Các trường luôn giữ vững danh hiệu trường tiên tiến các cấp, trường trung học cơ sở, trường Tiểu học số 2, được Bộ giáo dục - đào tạo tặng Bằng khen Phong trào khuyến học, khuyến tài, phong trào xã hội hoá giáo dục được mở rộng ở khắp các thôn, các dòng họ để cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, khơi dậy truyền thống hiếu học của quê hương Hàng năm, Hội khuyến học thị trấn và các chi hội đều tổ chức hội nghị biểu dương khen thưởng các em học sinh đạt thành tích cao trong học tập.

b Sự nghiệp y tế, dân số, GĐTE:

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các gia đình chính sách, người cao tuổi và học sinh luôn được chú trọng, quan tâm 5 năm qua cấp uỷ đã lãnh đạo thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác y tế dự phòng và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, tổ chức tốt tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, không để lây lan dịch bệnh Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế luôn được tăng cường nhằm phục vụ tốt hơn đối với người bệnh đến khám và điều trị tại trạm Trong những năm qua trạm Y tế tiếp tục giữ vững đơn vị đạt 10 chuẩn quốc gia về Y tế

c Công tác VHTT- TDTT:

Công tác thông tin tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ đã được quan tâm chỉ đạo Trong những năm qua, đã tăng cường đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống đài truyền thanh nhằm chuyển tải các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tới quần chúng nhân dân Đồng thời, có nhiều bài viết tuyên truyền biểu dương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến nhằm động viên các

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w