1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế bào gốc mỡ và ảnh hưởng của chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng trong điều trị vết thương

78 492 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 4,23 MB

Nội dung

Từ lâu, cấy ghép tế bào gốc đã được y học thế giới lựa chọn như là liệu pháp hữuhiệu để chữa khỏi một số căn bệnh mạn tính, hiểm nghèo liên quan đến máu, tủy,xương khớp…Trên thế giới, có

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-ĐOÀN HOÀNG THU

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TĂNG SINH CỦA TẾ BÀO GỐC MỠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN TẾ BÀO DA NUÔI CẤY ĐỊNH HƯỚNG TRONG ĐIỀU

TRỊ VẾT THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-ĐOÀN HOÀNG THU

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TĂNG SINH CỦA TẾ BÀO GỐC MỠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN

TẾ BÀO DA NUÔI CẤY ĐỊNH HƯỚNG TRONG ĐIỀU

TRỊ VẾT THƯƠNG

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm

Mã số : 60420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 TS Đinh Văn Hân

2 PGS TS Ngô Giang Liên

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Đinh Văn Hân và PGS TS Ngô Giang Liên – những người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn cũng như động viên, cổ vũ tinh thần cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã giảng dạy em trong những năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học, Bộ môn Sinh học Tế bào - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa học.

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Khoa Labo nghiên cứu ứng dụng trong điều trị Bỏng – Viện Bỏng Quốc Gia đã quan tâm,

hỗ trợ, tạo điều kiện để em thực hiện đề tài.

Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và tất cả những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học tập để

em hoàn thành bản luận văn này!

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2014

Học viên

Đoàn Hoàng Thu

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Các tế bào chủ yếu tham gia liền vết thương 3

1.2 Công nghệ mô – tế bào làm lành vết thương 6

1.2.1 Tổn thương da và nhu cầu chế tạo chế phẩm điều trị vết thương 6

1.2.2 Một số loại tế bào và vật liệu điều trị vết thương từ nuôi cấy tế bào 9

1.3 Vai trò tế bào gốc trong liền vết thương 11

1.4 Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ 15

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng, nguyên - vật liệu nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Hóa chất cơ bản cho nghiên cứu 19

2.1.3 Trang thiết bị và vật tư 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu: 20

2.2.1 Thu mô mỡ và phân lập tế bào 20

2.2.2 Nhân rộng tế bào 21

2.2.3 Xác định số lượng tế bào: 21

2.2.4 Xác định khả năng tạo dòng (colony) của tế bào 22

2.2.5 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến tế bào da nuôi cấy 22

2.2.5.1 Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến tăng sinh nguyên bào sợi 23

2.2.5.2 Đánh giá ảnh hưởng của tấm tế bào gốc mô mỡ lên khả năng di cư của nguyên bào sợi 24

2.2.5.3 Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến tăng sinh tế bào sừng 25

2.2.5.4 Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến sự di cư tế bào sừng 26

2.2.6 Phương pháp chế tạo tấm tế bào gốc mỡ cho thí nghiệm đồng nuôi cấy 28

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

3.1 Đặc điểm phân lập và hình thái tế bào 30

Trang 5

3.2 Khả năng tạo dòng của tế bào (CFU-F) 36

3.3 Ảnh hưởng tế bào gốc mỡ lên sự tăng sinh và di cư tế bào da qua thí nghiệm đồng nuôi cấy 40

3.3.1 Tác động của tế bào gốc mỡ đến nguyên bào sợi 40

3.3.2 Tác động của tấm tế bào gốc mỡ đến tế bào sừng 44

BÀN LUẬN 48

4.1 Về đặc điểm tế bào phân lập 48

4.2 Tinh lọc tế bào, đặc điểm hình thái và khả năng tạo colony 49

4.3 Ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ lên tế bào da nuôi cấy 50

4.3.1 Ảnh hưởng của tế bào gốc tới nguyên bào sợi da 51

4.3.2 Ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến tế bào sừng 53

4.4 Chế phẩm tấm tế bào gốc trên giá đỡ 56

KẾT LUẬN 59

KIẾN NGHỊ 60

Trang 7

Hình 3 Tạo vết thương in vitro Error: Reference source not found

Hình 4 Tách mô mỡ bằng enzym collagenase. Error: Reference source not found

Hình 5 Đĩa tế bào sau 48h nuôi cấy . Error: Reference source not found

Hình 6 Tế bào sau 4 và 10 ngày nuôi cấy. Error: Reference source not found

Hình 7 Tế bào gốc mỡ trên kính hiển vi đảo ngược 50X(A) và 100X(B). Error:Reference source not found

Hình 8 Hình thái tế bào gốc mỡ sau khi nhuộm Giemsa (100X) Error: Referencesource not found

Hình 9 Tế bào gốc mỡ tạo colony – ngày thứ 1 và 5 (50X) Error: Reference sourcenot found

Hình 10 Tế bào gốc mỡ tạo colony ở ngày thứ 10 và 20 (50X) Error: Referencesource not found

Hình 11 Các đĩa colony sau khi nhuộm giemsa Error: Reference source not found

Hình 12 Biểu đồ so sánh số lượng tế bào thu được giữa các thí nghiệm đồng nuôi cấy tấm tế bào gốc mô mỡ với nguyên bào sợi ở ngày thứ 2. Error: Reference sourcenot found

Hình 13 Tác động của tấm tế bào gốc mô mỡ lên sự tăng sinh của nguyên bào sợi (50X) Error: Reference source not found

Hình 14 Sự gia tăng số lượng nguyên bào sợi theo thời gian. Error: Referencesource not found

Hình 15 So sánh số lượng tế bào thu được giữa các thí nghiệm đồng nuôi cấy tấm

tế bào gốc với tế bào sừng Error: Reference source not found

Trang 8

Hình 16 Tác động của tấm tế bào gốc mô mỡ lên sự tăng sinh của tế bào sừng Error:Reference source not found

Hình 17 Tế bào sừng độ che phủ đạt 100% , tế bào sừng hình ovan và đa diện mọc dày xếp khít nhau ngay trước khi tạo vết cạo để đồng nuôi cấy với tấm tế bào gốc

mỡ và tấm nguyên bào sợi (50X). Error: Reference source not found

Hình 18 Ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ lên di cư và biệt hóa của tế bào sừng (50X).

ADSCs Adipose-Derived Stem Cells - Tế bào gốc mỡ

DMEM Dubeco’s Modified Eagle Medium

EGF Epidermal Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng biểu bì

FBS Fetal Bovine Serum - Huyết thanh bào thai bê

FGF Fibroblasts Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợiHGF Hepatocyte Growth Factor

ITS-X Insulin, Transferin, Selen - X

KGF Keratinocyte Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng tế bào sừngMCS Mesenchymal stem cells - Tế bào gốc trung mô

PBS Phosphat Buffer Saline - Dung dịch đệm phosphat

PDGF Pletelet-Derived Growth Factor

TGF Transforming Growth Factor

VEGF Vessle Endothelial Growth Factor

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay

Từ lâu, cấy ghép tế bào gốc đã được y học thế giới lựa chọn như là liệu pháp hữuhiệu để chữa khỏi một số căn bệnh mạn tính, hiểm nghèo liên quan đến máu, tủy,xương khớp…Trên thế giới, có một số nguồn tế bào gốc được đưa vào ứng dụngnhư tế bào gốc tủy xương và tế bào gốc máu cuống rốn, các tế bào gốc từ 2nguồn này chủ yếu là tế bào gốc tạo máu nên được ứng dụng trong nghiên cứu

và điều trị các bệnh về máu, còn các bệnh cần có sự tái tạo thuộc hệ thống trung

mô thì ít được ứng dụng Trong khi đó, các bệnh của trung mô lại rất thường gặpnhư các vết thương, vết loét, bệnh lý hệ mạch, não, tim…Một nguồn TB gốckhác đang được kỳ vọng nhiều chính là tế bào gốc phôi, mặc dù có tiềm năng lớnnhưng việc nghiên cứu và sử dụng còn rất khó khăn về công nghệ và đặc biệt là

bị cản trở bởi vấn đề y đức (sử dụng tế bào gốc phôi đồng nghĩa với việc hủy đimột phôi vốn có thể trở thành một con người) Gần đây, nhiều nghiên cứu tậptrung khai thác các tế bào gốc từ phần phụ của thai như bánh rau, dây rốn Thànhcông về công nghệ đã có thể tách và nhân lên các tế bào gốc nhưng chỉ có nhữngbệnh nhân có bảo quản dây rốn – bánh rau…khi sinh ra mới có hy vọng đượcdùng các nguồn tế bào gốc này Hiện nay, chỉ có số lượng rất ít người được lưugiữ dây rốn hay bánh rau sau khi sinh ra, đồng thời chi phí cũng rất tốn kém vàxác suất người lưu trữ mô lại có các bệnh cần được điều trị bằng các tế bào gốcnày cũng không phải cao

Tế bào gốc mỡ là quần thể tế bào vạn năng, chúng có thể biệt hóa thànhnhiều dòng khác nhau Mô mỡ là loại mô có sẵn với số lượng lớn và dễ dàng thuhồi nên đây là nguồn tế bào đầy hứa hẹn cho y học tái tạo trong tương lai có thể

sử dụng để ghép tự thân và đặc biệt là không gặp phải những vấn đề y đức Đốivới lĩnh vực nghiên cứu liền vết thương thấy rằng, tế bào gốc mô mỡ là mộttrong những dạng tế bào quan trọng di cư đến vùng tổn thương để thực hiệnnhiều khâu trong pha tăng sinh của quá trình liền vết thương

Trang 11

Tế bào gốc trung mô đã được nghiên cứu tách từ mô mỡ nhưng trongthành phần tế bào được tách còn nhiều dạng tế bào khác như bạch cầu, hồngcầu…Tỷ lệ tế bào gốc trung mô thay đổi nên khó xác định chính xác cần sử dụngbao nhiêu tế bào là cần thiết và bao nhiêu tế bào trong hỗn dịch tế bào mới tách

là đủ để cho một lần ghép điều trị vết thương Do đó, cần nghiên cứu xây dựnghoàn chỉnh quy trình tách và tinh lọc tế bào gốc trung mô Nếu như các tế bàogốc trung mô tách ra lại có tác dụng kích thích tăng sinh hoặc di cư của 2 loại tếbào chủ yếu của da thì đó sẽ là cơ sở khoa học cần thiết cho việc tiếp tục cácnghiên cứu ứng dụng tế bào gốc mô mỡ trên lâm sàng và định hướng cho cácnghiên cứu chế tạo các chế phẩm sinh học phục vụ điều trị các tổn thương thuộc

hệ thống trung mô đặc biệt là vết thương và vết bỏng

Ngày nay, nhu cầu điều trị vết thương bằng ghép tế bào gốc là rất lớn, cụthể tại Mỹ với 260 triệu dân thì hàng năm có khoảng 6,5 triệu người mang cácvết thương mạn tính Hàng năm tại miền tây Châu Âu có khoảng 150.000 ngườicần được điều trị bằng da nhân tạo Riêng tại Đức có khoảng 3 triệu người bị loét

và chi phí lên tới hơn 1 tỷ Euro dành cho điều trị

Tại Việt Nam hàng năm ước tính khoảng 791.000 người gặp tai nạn vềbỏng [8] Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng chỉ tính riêng tại Viện BỏngQuốc Gia, hàng năm có khoảng 5000 bệnh nhân bỏng điều trị thì nhu cầu vềghép da cũng đã chiếm khoảng 2500 bệnh nhân

Xuất phát từ những cơ sở khoa học và tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc

mỡ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế

bào gốc mỡ và ảnh hưởng của chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng trong điều trị vết thương” nhằm mục tiêu sau:

1 Đánh giá đặc điểm phân lập và sự tăng sinh của tế bào gốc mỡ trong điều kiện nuôi cấy invitro

2 Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến tế bào da nuôi cấy

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Các tế bào chủ yếu tham gia liền vết thương

Diễn biến liền vết thương nói chung đều trải qua các giai đoạn đông máu,viêm, tăng sinh, tái lập mô và liền sẹo [3] Tuy quá trình liền vết thương có nhiều

cơ chế phức tạp nhưng kết quả cuối cùng là tái lập lại các mô tế bào đã bị tổnthương Để duy trì chức năng bảo vệ cơ thể, con người cần có da Thành phần tếbào da người chủ yếu bao gồm 2 loại là nguyên bào sợi (Fibroblasts) và tế bàosừng (Keratinocytes) Nguyên bào sợi là tế bào tạo ra lớp trung bì còn tế bàosừng tạo ra lớp biểu bì Hai loại tế bào này có những chức năng khác nhau nhưnglại tương tác, kết hợp với nhau để tạo ra cấu trúc da hoàn chỉnh Hai loại tế bàonày cũng là những tế bào chủ yếu làm lành các tổn thương da Khi da bị tổnthương, nguyên bào sợi là tế bào tổng hợp nên đệm gian bào, tiết các yếu tố tăngtrưởng tạo điều kiện để tế bào sừng từ bờ mép vết thương tăng sinh che phủ bềmặt làm lành vết thương

Nguyên bào sợi (Fibroblasts) là tế bào quan trọng nhất trong giai đoạn

tăng sinh, chúng tạo ra các thành phần đệm gian bào làm nền cho quá trình biểu

mô hoá và cung cấp các sợi laminin, decorin, elastin, fibronectin để tế bào biểu

mô bám và trượt trên đó giúp tăng nhanh quá trình biểu mô hoá che phủ vếtthương Chúng tạo ra protein đệm mà trong đó collagen tạo nên sự bền vững vàtoàn vẹn của mô Đồng thời nguyên bào sợi là nguồn cung cấp quan trọng một sốyếu tố tăng trưởng (growth factors - GF) kích thích liền vết thương như TGF-β,PDGF, KGF [44], [45], [67], [76] Hơn nữa, nguyên bào sợi chuyển dạng thànhmyofibroblasts tạo nên sự co rút và liền vết thương nhanh hơn Nguyên bào sợicòn tham gia vào giai đoạn sửa chữa sẹo diễn ra trong nhiều năm sau khi vếtthương Ngày thứ 2 sau khi bị thương bị bỏng, nguyên bào sợi xuất hiện ở vếtthương do sự dịch chuyển từ mô liên kết bên cạnh Sản xuất các siêu sợi actin

Trang 13

của cơ trơn chuyển nguyên bào sợi thành myofibroblast, gây co kéo làm hẹp vếtthương (1-2 mm/24 giờ) Tổng hợp men Metalloproteinase, collagenase gâythoái huỷ protein khoảng kẽ; men Stomalysin thoái huỷ protein màng nền Điềuhoà tổng hợp và thoá biến collagen thông qua FGF-, TGF- Sắp xếp collagentheo cấu trúc mô Trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày, các nguyên bào sợi tăngsinh, và được kích thích tiết PDGF, TGF-beta để điều khiển quá trình tổng hợp

và lắng đọng các thành phần đệm gian bào bao gồm: fibronectin, laminin,glycosaminoglycans (GAGs) và collagen Nguyên bào sợi còn tham gia vào giaiđoạn sửa chữa sẹo diễn ra trong nhiều năm sau khi vết thương đã liền

Tế bào sừng (Keratinocytes) tạo nên lớp biểu bì bảo vệ cơ thể Biểu bì

gồm nhiều lớp tế bào biểu mô lát tầng sừng hóa, thành phần chính là các tế bàosừng gồm nhiều lớp tế bào sắp xếp chặt chẽ với nhau [1] Lớp mầm hay còn gọi

là lớp đáy chứa các tế bào gốc biểu bì có khả năng tự tồn tại, tự tái sinh nhiều lần

và nhanh trong suốt cuộc sống của con người Giữa các tế bào sừng có các cầunối gian bào làm kết nối chặt chẽ giữa chúng với nhau Các tế bào lớp đáy có cấutrúc cầu nối khác với các lớp ở trên, chúng có thể dễ dàng bị xoá bỏ và cũng tựtái tạo lại để các tế bào sừng mới sinh ra di chuyển lên trên tạo ra các lớp tế bàobiệt hoá ở phía trên Trong các tế bào của lớp mầm biểu bì thì chỉ có 10% là tếbào mầm biểu bì còn lại là các tế bào đang ở các giai đoạn gián phân Bìnhthường sự phân chia tế bào sừng lớp mầm cân bằng với sự sừng hoá bong vảycủa biểu bì nhưng khi da bị tổn thương thì chúng tăng cường phân chia để tạo ranhiều tế bào biểu mô Các tế bào biểu mô sẽ di cư vào trung tâm của vết thương

ở dạng đơn lớp cho đến khi các tế bào tiếp xúc trực tiếp với nhau thì tốc độ phânchia chậm lại và biệt hoá thành các lớp gai, lớp hạt, lớp sừng ở phía trên để thựchiện chức năng bảo vệ của biểu bì Trong quá trình di cư chúng cần đệm gianbào đủ chất lượng như trung bì, chúng cần có các sợi decorin, laminin…để bámvào và trượt dọc theo các sợi đó để di chuyển vào trung tâm vết thương Trongtrường hợp các vết thương mạn tính, cấu trúc đệm gian bào bị tổn thương không

Trang 14

hồi phục, vết thương trở nên xơ sợi, các nguyên bào sợi nghèo nàn hoặc khôngthể thực hiện đầy đủ chức năng nên các tế bào biểu mô không thể phân chia hay

di cư vào vết thương Chính các mối tương tác chặt chẽ giữa hai loại tế bào trên

mà trong điều trị cần chú ý tới các điều kiện để cả hai cùng tăng sinh, cùng biệthoá, cùng thực hiện chức năng liền vết thương thì vết thương mới nhanh liền

Hình 1 Sơ đồ sự tăng sinh của nguyên bào sợi trong các giai đoạn khác nhau

của quá trình liền vết thương

(Nguồn: Werner S et al (2003), Physiol Re;83:835-870), [79]

A 12-24 giờ sau bị thương, nguyên bào sợi quanh tổn thương được kích hoạt.

B Từ 3-7 ngày sau bị thương, nguyên bào sợi di cư vào vùng tổn thương, tăng sinh và tổng hợp đệm gian bào.

C Từ 1-2 tuần sau bị thương, mô hạt hình thành, nguyên bào sợi chuyển

dạng thành myofibroblast gây co hẹp vết thương và tiết collagen

Trang 15

1.2 Công nghệ mô – tế bào làm lành vết thương

1.2.1 Tổn thương da và nhu cầu chế tạo chế phẩm điều trị vết thương

Như chúng ta đã biết da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và có vai trò là một

cơ quan bảo vệ cơ thể trước các tác động với môi trường xung quanh Da bảo vệcác cơ quan phía dưới da và bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh và vi sinhvật Da trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố độc hại tiềm tàng như vi khuẩn, nhiệt,các tác động cơ học và hóa học Trong 25 năm qua, các cố gắng lớn đã tạo ra cácvật liệu thay thế mang tính bắt chước da người [50] Ở da công nghệ mô, các vậtliệu tổng hợp hay sinh học được kết hợp với các tế bào nuôi cấy để tạo ra các mô

có chức năng của da [74]

Các vật liệu thay thế da này được chế tạo dựa trên các tiến bộ về công nghệ

mô và đã được ứng dụng trong lâm sàng, chúng thúc đẩy sự liền vết thương cấp

và mạn tính và được sử dụng như một cơ quan phức hợp cho hệ thống thử

nghiệm cơ bản hoặc các nghiên cứu về dược [59] Một vấn đề chính trong việc tăngsinh tế bào là đáp ứng yêu cầu cần đạt đủ số lượng các tế bào cần thiết, trong khivẫn đảm bảo được tính chất bình thường của tế bào và cả chức năng của chúng Các

tế bào này sau đó chỉ được sử dụng cho các mục đích hoặc là tạo vật liệu thay thế daphù hợp cho cấy ghép hoặc là cho các thử nghiệm in vitro [27], [66]

Có rất nhiều lý do gây nên tổn thương da bao gồm các hội chứng do gen,chấn thương cấp tính, vết thương mạn tính hoặc các can thiệp ngoại khoa Mộttrong các lý do phổ biến nhất là tổn thương da do bỏng Ngay khi da bị tổnthương, hàng loạt các vấn đề phức hợp bắt đầu diễn ra: các tế bào miễn dịch bịlôi kéo tới vùng thương tổn, mô đệm mới được sinh ra bởi nguyên bào sợi, tiếptheo là tái biểu mô hóa do tế bào sừng đảm nhiệm và cuối cùng là sự tái phân bốmạch của vết thương [54] Quá trình liền vết thương phức tạp này được kíchthích và kiểm soát bởi các cytokine và các yếu tố tăng trưởng khác nhau [25].Kích thước vết thương là yếu tố chủ đạo cho biểu mô hóa Tổn thương toàn bộlớp da với kích thước lớn hơn 1 cm đường kính thì cần phải ghép da để đề phòng

Trang 16

tạo sẹo dẫn đến di chứng về chức năng hay thẩm mỹ [55] Mảnh ghép hoàn hảonên phải sẵn có, không gây đáp ứng miễn dịch, che phủ và bảo vệ nền vếtthương, làm tăng nhanh liền vết thương, ít gây đau và ít tạo sẹo.

Trong trường hợp tổn thương diện tích rộng các tế bào có chức năng liềnvết thương của bệnh nhân không đủ khả năng làm lành tổn thương mà cần phảighép da tự thân nhưng nguồn da tự thân cũng không phải vô hạn nên ghép da tự

thân cũng chỉ cứu được những bệnh nhân bỏng sâu 50% diện tích cơ thể là chủ yếu

Trong lĩnh vực điều trị bỏng và chấn thương lớn, mặc dù đã có nhiều tiến

bộ trong cứu chữa như cắt hoại tử - ghép da ngay, tăng độ giãn rộng của da ghép[14], sử dụng da đồng loại hay các vật liệu thay thế da khác nhau [9], [10], [11],[12] nhưng các rối loạn về protein, thay đổi hệ thống miễn dịch làm cho vếtthương trở nên chậm lành hay rất khó lành [2], [7]

Ngoài ra chúng ta còn gặp các loại vết thương mạn tính rất khó lành nhưcác vết loét do tiểu đường, loét do viêm tắc tĩnh mạch, loét điểm tỳ, loét xạ trị…

mà không thể can thiệp bằng phẫu thuật ghép da nguy cơ thất bại rất cao do khảnăng tiếp nhận mảnh ghép của vết thương rất kém và tình trạng bệnh nhân khôngcho phép phẫu thuật Số lượng bệnh nhân này ngày càng tăng cao cùng sự pháttriển kinh tế - xã hội và tuổi thọ con người [10], [26] Các vết thương này bị giánđoạn giai đoạn tăng sinh hoặc tế bào tham gia liền vết thương bị chuyển dạng[7], [9], [13], [23], [38] Để khắc phục hạn chế này nhằm thay thế các tế bào đãtổn thương, công nghệ nuôi cấy tế bào da phát triển

Từ những năm trước, một số nhà nghiên cứu cho rằng điều trị vết thươngvết bỏng trong tương lai sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng che phủtổn thương sau cắt hoại tử Nhưng thực tế, điều đó còn rất xa vời Khái niệm này

đã dẫn đến một số quan niệm sai trầm trọng dẫn đến việc đưa ra những hứa hẹnquá sớm về công nghệ mô da mà chậm được nhận ra trên thực tế lâm sàng Kháiniệm sai này là coi da như một mô giống như xương sụn và sẽ liên quan đơngiản tới nơi có thay đổi về công nghệ mô Dù da không phải là một mô nhưng là

Trang 17

một tổ chức hoàn toàn tổng hợp mang đến bởi sự kết hợp tế bào từ 3 nguồn gốcphôi gồm ngoại bì trung bì và ống thần kinh Những thành công hiện đại về tạo

ra những sản phẩm thay thế da đã trở nên bị hạn chế hơn so với mong đợi và bâygiờ những sản phẩm da công nghệ mô đang được mô tả như vật liệu thay thế dagiúp liền vết thương và sửa chữa, thay thế da tạm thời và thường hỗ trợ cho việctái sinh Quá trình liền vết thương, vết bỏng có nhiều cơ chế phức tạp nhưng kếtquả cuối cùng là tái lập các mô tế bào đã bị tổn thương Do đó, quan niệm mớitrong điều trị các tổn thương ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể là các tế bào tổnthương phải được thay thế bằng các tế bào khỏe mạnh [4]

Cho đến ngày nay, người ta đã chế tạo được các tấm nguyên bào sợi, tấm tếbào sừng, thậm chí cả các tấm vật liệu chứa cả hai loại tế bào trên mà người tagọi là các vật liệu tương đương da hoặc da nhân tạo…[57], [70] Tuỳ theo nguồngốc tế bào sừng trên tấm vật liệu là tự thân hay khác gen đồng loài (gọi tắt làđồng loài) mà người ta chế được vật liệu có tính chất vĩnh viễn (không thải ghép)hoặc tạm thời

Các tấm tế bào da nuôi cấy hoặc vật liệu tương đương da được ứng dụngtrong điều trị bỏng, vết thương mạn tính trong thẩm mỹ và nghiên cứu thuốc…

So với ghép da tử thi, các vật liệu này có thuận lợi lớn là không phụ thuộc nguồn

da người cho, việc sản xuất chúng gần như vô hạn và hầu như không có nguy cơlây nhiễm bệnh do có thể kiểm soát trước được nguồn cho tế bào bằng các xétnghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua ghép mô/tế bào Có hai thành phầnchính của vật liệu tương đương da là thành phần khuôn và thành phần tế bào.Thành phần khuôn hay được sử dụng là collagen, acid hyaluronic, polymer tổnghợp hoặc sinh tổng hợp Thành phần tế bào bao gồm các tế bào da như nguyênbào sợi, tế bào sừng là hai tế bào chủ yếu, ngoài ra có thể có tế bào sắc tố… Đã

có những sản phẩm thương mại sẵn có trên thị trường như Epicell, Integra,Transcyte, Apligraft, Dermagraft…

Trang 18

1.2.2 Một số loại tế bào và vật liệu điều trị vết thương từ nuôi cấy tế bào

Trị liệu tế bào nói chung đã mang lại một số kết quả đáng kể trong lâmsàng, một số tế bào được nuôi cấy và ứng dụng phổ biến là:

Tế bào sừng (Keratinocyte) Trong vài thập niên trở lại đây, cấy ghép tế

bào sừng tự thân nuôi cấy đã được triển khai tại các trung tâm điều trị bỏng lớn ởAnh, Mỹ, Nhật Việc cấy ghép tế bào sừng lên vết thương góp phần giải quyết

sự thiếu hụt nguồn da lành Thành công do ghép tế bào sừng nuôi cấy còn nhiềuhạn chế, do khi đặt tế bào sừng nuôi cấy lên vết thương bỏng sâu, nền vết thươngthiếu các yếu tố trung bì do chưa hoặc hình thành chậm màng đáy Để khắc phụcđiều đó, người ta đã sử dụng cấy ghép kết hợp fibroblasts và tế bào sừng [40].Ứng dụng tế bào sừng nuôi cấy, người ta đã chế tạo ra các tấm vật liệu thay thếbiểu bì Để sản xuất vật liệu thay thế biểu bì, một mẩu da sinh thiết khoảng 2-5cm2 cần phải được lấy từ bệnh nhân Công việc này có thể phải kết hợp với lầnphẫu thuật cắt hoại tử của bệnh nhân bỏng Rồi sau đó, biểu bì được tách khỏilớp trung bì và các tế bào sừng đơn lẻ được phân lập nhờ enzyme và nuôi cấycùng với nguyên bào sợi chuột đã bất hoạt khả năng phân chia Môi trường nuôicấy tăng sinh được sử dụng có chứa FBS và các chất cần thiết khác; tuy nhiên,cũng có thể làm tăng sinh các tế bào này trong điều kiện không có tế bào dị loại.Hiện nay, đã có các vật liệu thay thế biểu bì tự thân được thương mại hóa cho sửdụng trên lâm sàng như: Epicel, EpiDex, EpiBase, MySkin, Laserskin, Bioseed-S

Đã có một số nghiên cứu thử nghiệm ghép tế bào biểu bì đồng loại nhưCeladerm [17], [42]; tuy nhiên, hiệu quả và tính an toàn của các sản phẩm nàyphải được khẳng định bằng nghiên cứu lâm sàng có đối chứng Các sản phẩmđồng loại có lợi ích là giảm chi phí sản xuất so với chi phí sản xuất sản phẩm tựthân Hơn bao giờ hết, sự thiếu sót của cả hai sản phẩm là chúng khó bám và do

đó dễ dẫn đến việc tạo thành nốt phồng [80]

Nguyên bào sợi (Fibroblasts) là tế bào có nguồn gốc trung mô, chúng sản

sinh ra collagen có vai trò quan trọng trong quá trình sửa chữa vết thương, phục

Trang 19

hồi cấu trúc và chức năng của mô [5] Ở mức độ phân tử, lớp trung bì rất quantrọng cho các tế bào biểu bì phát triển và trưởng thành chúng tiết ra các yếu tốnhư các sợi fibrin gắn kết, các yếu tố kết dính để gắn biểu bì vào trung bì Vếtbỏng sâu thiếu các thành phần trung bì hoặc lớp trung bì chưa hình thành hoặchình thành chậm Cần thiết phải tạo ra một lớp trung bì mới để tạo điều kiện cho

da ghép tự thân hoặc tế bào sừng nuôi cấy che phủ lên vết thương cho kết quả tối

ưu nhất [40] Hiện nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, vật liệu thay thế da lýtưởng nhất là phải thay thế được cả lớp trung bì và biểu bì Sự tương tác giữacác yếu tố thuộc lớp biểu bì và trung bì sẽ kích thích sự trưởng thành của từnglớp Boyce và Hansbrough đã tạo ra vật liệu thay thế da hỗn hợp (compositesubtitues) gồm nguyên bào sợi người nuôi cấy được cấy lên tấm màng collagen-glycosaminoglycan sau đó cho tế bào sừng phát triển lên trên, vật liệu này đãđược thử nghiệm thành công trên mô hình chuột, nhưng còn một số hạn chế khithử nghiệm lâm sàng Một xu hướng khác, đơn giản hơn và không đòi hỏi cao vềcông nghệ đó là sử dụng fibroblasts nuôi cấy đưa lên vết thương Nguyên bàosợi sẽ tổng hợp các thành phần của trung bì, tạo điều kiện cho việc ghép da tựthân hoặc cấy ghép tế bào sừng thành công [33], [40], [70]

Để điều trị bỏng sâu, cả lớp biểu bì và lớp trung bì của da cần được thaythế, việc điều trị bằng tấm tế bào biểu bì đơn thuần sẽ dẫn đến chất lượng liềnvết thương thấp Tương phản với tấm biểu bì nuôi cấy, các cấu trúc trung bì từcông nghệ có thể dự phòng co kéo vết thương và tạo ra tính bền vững cơ học tốthơn Vật liệu tương đương trung bì và biểu bì phải được ghép kế tiếp nhau việclàm cho tuần hoàn hóa trung bì tốt sau khi loại bỏ nền vết thương là cần thiếttrước khi ghép lớp biểu bì [35] Một số vật liệu này là mảnh ghép đồng loại đãđược xử lý bằng hóa chất, ví dụ Alloderm không có thành phần tế bào gây ra đápứng miễn dịch thải ghép [77] Ngược lại, Dermagraft lại có các nguyên bào sợi

từ da bao quy đầu của người được nuôi cấy trên lưới polyglactin có khả nănggiáng hóa [72] Trong các vật liệu này, các tế bào tiết protein đệm gian bào, hàng

Trang 20

loạt các yếu tố tăng trưởng và cytokin vào trong vết thương cho đến khi chúngtrải qua quá trình tự hủy bình thường sau vài tuần ghép

Purdue (1997) sử dụng tấm fibroblasts nuôi cấy là Dermagraft và so sánhvới ghép da tử thi cho 66 bệnh nhân bỏng sâu được cắt hoại tử Tác giả nhậnthấy, tấm fibroblasts nuôi cấy có kết quả tốt tương đương với da tử thi trong việchình thành mô hạt, kết quả về da ghép tự thân là tương đương, nhưng tấmfibroblasts dễ bóc khỏi mô hạt để ghép da tự thân nên không gây chảy máu như

da tử thi Tiếp tục theo dõi di chứng bỏng, tác giả nhận thấy vùng ghépfibroblasts có kết quả rất tốt về thẩm mỹ [61] Hansbrough (1997) đã đánh giákhả năng của Dermagraft che phủ vết bỏng sau cắt hoại tử trên 10 vết thương có

so sánh với da tử thi Tác giả nhận thấy, khả năng bám dính, khả năng sống củaDermagraft là tương đương da tử thi, kết quả da ghép sống tương đương vùngghép da tử thi Không thấy có biểu hiện thải loại miễn dịch trong khi 4/10 vùngghép da tử thi có biểu hiện thải loại lớp thượng bì [33]

1.3 Vai trò tế bào gốc trong liền vết thương

Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong y tế và chăm sóc vết thương bằng cáccan thiệp ngoại khoa, việc điều trị các tổn khuyết da diện rộng và vết thương mạntính vẫn còn là thách thức lớn với y học hiện nay Trong liền vết thương, tế bàogốc trung mô được xác định là chúng biệt hóa thành các dạng tế bào da khácnhau [65] Đã và đang có rất nhiều người quan tâm cả về khoa học nghiên cứu vàlĩnh vực lâm sàng điều trị vết thương về tiềm năng và vai trò của các trị liệu tếbào dựa trên MSC trong việc kích thích tăng nhanh quá trình sửa chữa và tái tạo

mô vết thương Các nghiên cứu với MSC tủy xương đã cho thấy việc điều trị vếtthương bằng tế bào MSC tủy xương đều làm tăng nhanh quá trình liền vếtthương, tăng quá trình biểu mô hóa và tăng tạo mạch [26], [82] Người ta thấy.MSC làm tăng nhanh liền vết thương ở cả vết thương cấp tính ở chuột có tăng vàkhông gây tăng đường máu và cả ở vết thương cấp tính trên người [26]

Trang 21

Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng, MSC có khả năng tiết ra nhiềucytokin và các chất hóa ứng động khác nhau vốn có vai trò quan trọng cho hoạtđộng sửa chữa mô, thậm chí trên cả các mô hình tổn thương thận và não [73].MSC làm nhanh quá trình liền vết thương là do ít nhất có 2 cách thức khác nhaubao gồm thông qua tăng biệt hóa tế bào và thông qua các tín hiệu ngoại lai CácMSC tủy xương đã được báo cáo là có thể biệt hóa thành tế bào sừng trong cácnghiên cứu có sử dụng EGFP [82] Trong các vết thương này, một phần trăm các

tế bào có biểu hiện EGFP dương tính ở cả trung bì và biểu bì cũng có biểu hiệnvới keratin vốn là marker chuyên biệt của tế bào sừng Tuy nhiên, với tỷ lệ đượcđưa ra là quá thấp nên MSC vẫn chưa được coi chắc chắn là có trách nhiệm đốivới quá trình sửa chữa mô thông qua tăng biệt hóa chuyển dạng và tái sinh hoặcphá hủy mô [58], [82] Những chứng cớ tích cực hơn cũng đã cho thấy, MSC cóthể thúc đẩy liền vết thương thông qua các tín hiệu ngoại lai được tiết ra mà cảithiện các đáp ứng với tổn thương của các tế bào da cư trú tại đó Các báo cáo gầnđây bắt đầu xác định những tương tác ngoại lai này giữa MSC và các dạng tế bàochuyên biệt khác trong vết thương da [15], [22], [81] Khi nghiên cứu các vếtthương được điều trị bằng dịch nổi nuôi cấy MSC (dịch chiết ngoại bào MSC),các tác giả nhận thấy dịch chiết ngoại bào MSC đã làm vết thương nhanh đóngkín và nó tăng hấp dẫn với các đại thực bào và các tế bào nội mô đầu dòng thâmnhập đến vết thương [22] và các thí nghiệm in vitro chỉ ra rằng dịch ngoại bàoMSC cũng thúc đẩy tế bào sừng và tế bào nội mô tăng sinh Hơn nữa, MSC tủyxương còn tiết ra các chất hóa ứng động với đại thực bào, tế bào sừng và các tếbào nội mô Các quan sát này rõ ràng chỉ ra rằng MSC tủy xương là một nguồncác tín hiệu ngoại lai có tác dụng điều khiển các đáp ứng tế bào quan trọng trongsửa chữa vết thương da

Do đó, một trong những hướng nghiên cứu khác trong điều trị vết thương

là sử dụng các tế bào gốc Người ta thấy chúng đảm nhiệm việc đánh giá sự thiếuhụt sinh lý học về các thành phần đệm và các cytokine, chúng sửa chữa các thiếu

Trang 22

hụt đó bằng cách tạo ra những yếu tố thích hợp thúc đẩy liền vết thương Điềunày có nghĩa là tế bào gốc hoạt động như một cỗ máy có kiểm soát tương tác cácthông tin ngược một cách thông minh có thể tự điều chỉnh hệ thống sinh học.Tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn đều đã được nghiên cứu sử dụng trongđiều trị vết thương mạn tính để thúc đẩy các đáp ứng liền vết thương [75].

Tế bào gốc là những tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, chúng có tiềmnăng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và có khả năng tự thay mới.Đây là các tế bào còn chưa hay rất ít biệt hoá nên chúng có khả năng biệt hoátheo nhiều hướng và tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau Ngoài ra, chúng cũng cókhả năng tự sinh ra các tế bào giống hệt nó Thông thường các tế bào phân chiatheo phương thức nhân đôi đối xứng tạo ra hai tế bào giống hệt nhau về mức độbiệt hoá Tế bào gốc không chỉ có khả năng phân chia đối xứng mà còn có khảnăng phân chia không đối xứng thành hai tế bào khác nhau, trong đó một tế bàogiữ nguyên mức độ biệt hoá cũng như giữ nguyên vai trò là tế bào gốc và một tếbào thứ hai đã biệt hoá hơn, chúng sẽ tiếp tục biệt hoá thành các tế bào tiền thân

để sau đó phát triển thành tế bào chuyên biệt tham gia vào cấu trúc và chức năngcủa mô, cơ quan Nhờ đó mà số lượng tế bào gốc được duy trì hoặc tăng lên chứkhông mất đi do quá trình biệt hoá tế bào

Những nghiên cứu về tế bào gốc đã chứng minh, hàng ngày cơ thể chúng

ta thay thế những tế bào già chết là do nguồn tế bào gốc biệt hoá thành những tếbào chức năng Khi bị thương các tế bào gốc từ các ổ (niche) có thể ở gần vếtthương hoặc từ các mô khác nhau như tuỷ xương… sẽ di cư đến và biệt hoáthành các tế bào chuyên biệt có chức năng liền vết thương Khi nguồn tế bào gốcnày không đủ đáp ứng với những tổn thương tế bào do tổn thương diện tích rộng,

do cơ thể bị suy yếu… thì hậu quả là gây ra những vết thương vết loét lâu lành,thậm chí không liền được Do đó công nghệ tế bào gốc đang mang lại những hyvọng lớn trong việc khắc phục những nan giải hiện nay trong liền vết thương Những tế bào gốc phôi có tiềm năng lớn thay thế toàn bộ các tế bào chức

Trang 23

năng của cơ thể Nhưng việc sử dụng tế bào gốc phôi vào lĩnh vực liền vết thươnghay bất cứ lĩnh vực nào khác đang gặp phải những vấn đề về đạo đức, cần cónguồn thay thế Hơn nữa, một báo cáo gần đây cho thấy tế bào gốc phôi của ngườitrong nuôi cấy có biểu hiện protein không phải của người và giả thiết đặt ra là cóthể từ protein chuột từ fibroblasts chuột của lớp nuôi (feeder layer), do đó tính antoàn của tế bào gốc phôi còn phải tiếp tục nghiên cứu [51].

Một số nguồn tế bào gốc khác nhau từ máu cuống rốn, tế bào gốc máungoại vi và tuỷ xương cũng đang được nghiên cứu [19], [32], [37], [75] Mộtnghiên cứu trên in vivo chỉ ra rằng sự tổng hợp collagen và mức độ bFGF vàVEGF trong tế bào Stroma của tuỷ xương cao hơn rất nhiều so với fibroblaststrung bì Điều này gợi ý khả năng sử dụng tế bào tuỷ xương tại chỗ vết thương

để thúc đẩy liền vết thương

Một nghiên cứu trên in vivo chỉ ra rằng sự tổng hợp collagen và mức độbFGF và VEGF trong tế bào Stroma của tuỷ xương cao hơn rất nhiều so vớifibroblasts trung bì Điều này gợi ý khả năng sử dụng tế bào tuỷ xương tại chỗvết thương để thúc đẩy liền vết thương [32]

Tuy nhiên có tác dụng liền vết thương vết bỏng nhưng các nguồn tế bàogốc từ các mô của cơ thể như máu tuỷ xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, não,

mỡ, gan… đều rất hạn chế về số lượng nên tính ứng dụng chưa cao Trong khi

đó, khai thác các nguồn tế bào gốc trung mô trưởng thành cũng đang là mộttrong những hướng nghiên cứu điều trị vết thương Ngoại trừ các trường hợpghép tế bào gốc trung mô đồng loại vốn sẵn có nguồn tế bào rất trẻ như tế bàogốc trung mô từ màng ối, dây rốn và máu cuống rốn thì đối với các trường hợpghép tế bào gốc trung mô tự thân chỉ có thể lấy từ 2 nguồn chính là tủy xương và

mô mỡ, các nguồn khác từ mô gan, não và cơ hầu như không có khả năng ứngdụng trong điều trị vết thương Nguồn tế bào gốc từ tuỷ xương chủ yếu là tế bàogốc tạo máu đã và đang được ứng dụng trong điều trị các bệnh về cơ quan tạomáu nhưng chúng có rất ít các tế bào trung mô vốn tham gia vào việc tái tạo vết

Trang 24

thương Tuy có một số nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trung mô tủy xương làmtăng khả năng liền vết thương mạn tính nhưng tính ứng dụng chưa cao bởi rấthạn chế về số lượng tế bào trung mô Do đó tế bào gốc trung mô từ mô mỡ đượccoi là nguồn tế bào gốc trưởng thành tự thân lý tưởng cho các nghiên cứu về yhọc tái tạo, công nghệ mô và liền vết thương.

1.4 Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ

Tế bào gốc mô mỡ được xác định là tế bào gốc trung mô Tế bào gốc trung

mô lần đầu tiên được mô tả là dạng tế bào từ tủy xương có khả năng tạo dòng,bám dính bề mặt nuôi cấy [31] mà có khả năng biệt hóa thành tế bào mỡ, tế bàosụn và tế bào xương [56] Sau đó , chúng được xác định là có mặt ở rất nhiều mô

cơ quan khác nhau như cơ, não, và mô mỡ [52] Ngày nay, tế bào gốc trung mô

từ tủy xương và mô mỡ được xác định là rất giống nhau về quần thể tế bào vàkiểu hình tế bào [52]

Tế bào gốc đa tiềm năng đã được phát hiện trong mô mỡ của người và đượcgọi là tế bào gốc mô mỡ Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng tế bàogốc mô mỡ có thể điều trị một số bệnh về khớp, mà liệu pháp điều trị kháckhông thành công Mô mỡ còn được sử dụng để tạo hình một số bộ phận trong

cơ thể như ngực, má, cằm Đây được coi như là cuộc cách mạng trong lĩnh vựctạo hình thẩm mỹ Tế bào gốc mô mỡ thể hiện các đặc điểm của tế bào gốc trung

mô như hình thái dạng nguyên bào sợi, là tế bào bám bề mặt nuôi cấy, có cácdấu ấn biệt hóa của tế bào trung mô, có khả năng biệt hóa thành tế bào mỡ, tếbào sụn, tế bào cơ…Do mô mỡ là loại mô sẵn có với số lượng lớn và dễ dàng thuhồi mà ít gây những bất lợi cho bệnh nhân nên tế bào gốc mô mỡ có thể sẽ lànguồn tế bào đầy hứa hẹn cho y học tái tạo trong tương lai đặc biệt các trườnghợp sử dụng ghép tự thân Các nhà nghiên cứu đề xuất nhiều cách thức phân lập

tế bào gốc mô mỡ khác nhau, có tác giả phân lập theo cách kinh điển là nuôi mô

mỡ trong đĩa nhựa có môi trường dinh dưỡng và chờ cho tế bào tự mọc từ cácmẩu mô ra và thu các tế bào có hình sao hoặc hình thoi là tế bào gốc trung mô

Trang 25

Có tác giả lại dùng collagenase để phá hủy cấu trúc mô sau đó ly tâm lọc lấy các

tế bào Môi trường nuôi cấy cũng được công bố theo nhiều công thức khác nhau,các tác giả dùng môi trường cơ bản khác nhau như DMEM, DMEM-F12,CMRL1066 ngay DMEM thì cũng có tác giả dùng môi trường cơ bản làDMEM có hàm lượng glucose cao nhưng có tác giả dùng môi trường có hàmlượng glucose thấp, hoặc như thành phần các yếu tố bổ sung cũng chưa thốngnhất Khối tế bào thu được có thành phần tế bào khác nhau gồm tế bào gốctrung mô, tế bào máu có tác giả sử dụng nguyên khối tế bào sau khi phân lập

để điều trị vết thương nhưng cũng có tác giả sử dụng có chọn lọc chỉ tế bào gốctrung mô thuần nhất Cách thức sử dụng tế bào để tăng tối đa hiệu quả các lầnghép điều trị vết thương cũng khác nhau, có tác giả dùng khối tế bào tiêm vàovết thương, có tác giả phun hỗn dịch tế bào lên vết thương nhưng cũng có tác giảnuôi cấy tế bào gốc trung mô trên giá đỡ và ghép vào bề mặt vết thương Chính

vì các lý do trên mà cần có những nghiên cứu đánh giá để xây dựng nên quytrình phù hợp cũng như tiêu chuẩn khối tế bào dùng điều trị cũng như chỉ địnhhay cách thức sử dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị vết thương

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng của tế bào gốc mỡ đối vớicác bệnh liên quan đến liền vết thương Theo Hyoju Kim và cộng sự (2012) điềutrị bằng laser công suất thấp với cấy ghép tế bào gốc mỡ trên chuột hủy miễndịch Nhóm tác giả cho rằng sự kết hợp này tăng cường phản ứng của tế bào vềbiểu hiện gen và sự bài tiết của các yếu tố tăng trưởng và phát triển tế bào thôngqua màng ty thể, giúp tăng đáng kể số lượng nang lông và tuyến bã nhờn[39].Sheng-Ping Huang (2013), trên chuột Sprague-Dawley bị gây loét bằng chùm tiađiện tử sau đó được điều trị bằng ghép tế bào gốc mỡ Kích thước vết thương saukhi điều trị nhỏ hơn đáng kể sau 3 tuần Tác giả cho rằng tế bào gốc mỡ có liênquan với sự phát triển của các mạch máu mới [69] Ann Katharin Reckhenrich

và cộng sự (2014), chậm liền vết thương và hình thành sẹo là một trong nhữngbiến chứng thường gặp nhất sau khi can thiệp phẫu thuật Do vậy sử dụng tế bào

Trang 26

gốc trung mô từ mô mỡ như một nhân tố trung gian trong việc kích hoạt vật liệusinh học giúp liền các vết khâu phẫu thuật [62].

Trong công nghệ sinh học da, mục đích cuối cùng trong nghiên cứu vàđiều trị là để nhanh chóng tạo ra một cấu trúc hoàn hảo phục hồi hoàn toàn chứcnăng da

Trong số bệnh nhân bỏng, có nhiều bệnh nhân bỏng nặng không đủ nguồn

da thay thế đã dẫn đến suy mòn, suy kiệt và tử vong Viện Bỏng Quốc Gia trong

5 năm đã nghiên cứu trị liệu tế bào trong điều trị vết thương vết bỏng, các tấm tếbào da nuôi cấy đã được chế tạo và sử dụng trong điều trị đạt nhiều kết quả tốtgóp phần cứu sống những bệnh nhân bỏng sâu diện rộng hoặc tổn thương khuyết

da rộng hoặc những bệnh nhân vết thương mạn tính lâu liền

Viện Bỏng Quốc Gia hiện nay đã nuôi cấy thành công nguyên bào sợi và tếbào sừng để điều trị vết thương và vết bỏng Tuy nhiên, việc nuôi cấy tế bào da

tự thân không đáp ứng kịp nhu cầu lâm sàng do quy trình cần thời gian dài, việcnuôi cấy các tế bào da đồng loại đáp ứng kịp thời về mặt thời gian nhưng gặpphải vấn đề thải ghép Mô mỡ tự thân dễ dàng lấy hơn, nhất là vùng bụng rấtthích hợp để nuôi cấy tế bào gốc mỡ [41]

Xuất phát từ các cơ sở khoa học và thực tiễn về tiềm năng ứng dụng của tếbào gốc trung mô từ mô mỡ, cần thiết phải nghiên cứu thiết lập quy trình chuẩn

và có hiệu quả tách tế bào cao nhất, các tế bào cần được tinh lọc và thể hiện tínhgốc như khi chúng tồn tại trong cơ thể người Việc đánh giá tác động của nguồn

tế bào gốc sau khi tách tới sự tăng sinh và di cư của cả 2 loại tế bào da gồmnguyên bào sợi và tế bào sừng là cơ sở tiếp tục cho việc định hướng và chế tạochế phẩm điều trị vết thương trong tương lai

Tế bào gốc mô mỡ là quần thể tế bào vạn năng, chúng có thể biệt hóa thànhnhiều dòng tế bào khác nhau như tế bào xương, tế bào tiết insulin, tế bào sụn[45], [84], [85] Tác giả Xu W (9-2014) đã biệt hóa tế bào gốc trung mô từ mô

mỡ thành tế bào dạng nguyên bào sợi để điều trị vết thương ở thanh quản [36]

Trang 27

Đối với lĩnh vực nghiên cứu liền vết thương thấy rằng, tế bào gốc mô mỡ làmột trong những dạng tế bào quan trọng di cư đến vùng tổn thương để thực hiệnnhiều khâu trong pha tăng sinh của quá trình liền vết thương

Trước khi ứng dụng tế bào gốc trung mô vào lĩnh vực điều trị vết thương,cần đánh giá tiền lâm sàng bằng các thử nghiệm trong labo về tác động củachúng đối với các tế bào da như nguyên bào sợi và tế bào sừng Nếu như các tếbào gốc trung mô tách ra lại có tác dụng kích thích tăng sinh hoặc di cư của 2loại tế bào chủ yếu của da thì đó sẽ là cơ sở khoa học cần thiết cho việc tiếp tụccác nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc mô mỡ trên lâm sàng và định hướng cho cácnghiên cứu chế tạo các chế phẩm sinh học phục vụ điều trị các tổn thương thuộc

hệ thống trung mô đặc biệt là vết thương và vết bỏng

Tế bào gốc trung mô có các dấu ấn bề mặt và dấu ấn gen tương tự như tếbào gốc trung mô tủy xương Điều thuận lợi hơn là tế bào gốc mô mỡ lại dễ phânlập và có khả năng tăng sinh mạnh hơn so với tế bào gốc trung mô tủy xương

Do đó, tế bào gốc mô mỡ có nhiều hy vọng được ứng dụng rộng rãi trong sửachữa và tái tạo mô

Khám phá vai trò của tế bào gốc mô mỡ đối với liền vết thương da, chúngtôi khảo sát liệu tế bào gốc mô mỡ và sự tương tác qua tiếp xúc tế bào giữa tếbào gốc mô mỡ với nguyên bào sợi da và tế bào sừng của người có thúc đẩy sựtăng sinh và di cư không Hơn nữa, sự tiết collagen được đánh giá và hoạt động

di cư của nguyên bào sợi cũng như tế bào sừng được nghiên cứu trên mô hìnhvết thương thực nghiệm in vitro

Trang 28

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, nguyên - vật liệu nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

ADSCs: tế bào gốc được phân lập từ mẫu mô mỡ 30 mẫu mô mỡ được thu

từ bệnh nhân di chứng bỏng cần phẫu thuật ghép da

Tế bào sừng và nguyên bào sợi đã được phân lập từ mẫu da thu từ phẫuthuật cắt bỏ bao quy đầu của 05 trẻ em

Các bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân này đều đồng ý hiến phần mỡhoặc phần da bỏ đi dùng cho nghiên cứu và được chấp nhận bởi ban đạo đứcnghiên cứu y sinh bệnh viện Tiêu chuẩn người hiến mô đạt yêu cầu về sàng lọcHIV, HBsAg, HCV và giang mai với test nhanh âm tính

Tiêu chuẩn về pháp lý: Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý hiếnphần mô bỏ đi trong các phẫu thuật điều trị di chứng bỏng Các mẫu hồ sơ hiến

mô được ghi chép theo quy định của Bộ Y tế được hội đồng đạo đức trongnghiên cứu sinh y của Viện Bỏng Lê Hữu Trác thông qua

2.1.2 Hóa chất cơ bản cho nghiên cứu

- DMEM và DMEM-F12 do hãng Gico/Life tech cung cấp

- Huyết thanh bào thai bê (FBS) do hãng Gico/Life tech cung cấp

- Collagenase do hãng Gico/Life tech cung cấp

- Epilife do hãng Gico/Life tech cung cấp

- EDGS do hãng Gico/Life tech cung cấp

- Antibiotic/Antimycotic do hãng Gico/Life tech cung cấp

- Trypsin/EDTA do hãng Gico/Life tech cung cấp

- Phosphate bufferd saline (PBS) do hãng Gico/Life tech cung cấp

2.1.3 Trang thiết bị và vật tư

- Máy ly tâm, bể ổn nhiệt

Trang 29

- Tủ ấm CO2 (Incubator) hoạt động ở 370C, CO2 5%

- Tủ lạnh, tủ lạnh sâu

- Kính hiển vi đảo ngược

- Thiết bị để thanh trùng khô, thiết bị thanh trùng ướt (nồi hấp áp lực)

- Ống ly tâm falcol thể tích 15ml, 50ml, falcol do hãng Corning cung cấp

- Đĩa petri đường kính 60mm, 100mm do hãng Corning cung cấp

- Pipet aid, đầu pipet loại 5ml, 10ml, 25ml

- Găng tay vô trùng

- Các dụng cụ khác

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Thu mô mỡ và phân lập tế bào

Mô mỡ dưới da được lấy vô trùng từ phòng mổ và bảo quản ngay trong tube môitrường, giữ ở 40C và vận chuyển về labo Môi trường bảo quản mô mỡ bao gồm

DMEM có 500U/ml penicillin, 500microgam/ml streptomycin và amphotericin B

Xử lý mô mỡ và phân lập tế bào gốc tại labo nuôi cấy tế bào:

- Rửa mô mỡ 3 lần bằng PBS để loại bỏ các cấu trúc thuộc mạch máu, da

- Mô mỡ được phân tách bằng Collagenase, nồng độ collagenase trong tube

- Cấy vào đĩa petri sao cho đạt 20.000 TB/cm2 bề mặt nuôi cấy

- Mỗi đĩa d=100mm sau đó được bổ sung ít nhất đủ 8ml môi trườngDMEM/1% kháng sinh/10% FBS

- Đặt đĩa vào incubator ẩm, nhiệt độ 370C và CO2 5%

- Quan sát tế bào và tiến hành thu tế bào bằng quy trình sử dụng trypsin khimật độ tế bào đạt 80% diện tích che phủ

Trang 30

- Các tế bào thu được sau đó được đếm xác định số lượng Sau đó, bảoquản lạnh sâu hoặc cấy trở lại đĩa nuôi với mật độ 5000 TB/cm2 cho tới thế hệthứ 5 để cung cấp cho nghiên cứu tiếp theo.

2.2.2 Nhân rộng tế bào

- Kiểm tra tình trạng tế bào, đánh giá mức độ che phủ của tế bào trên bềmặt đĩa nuôi cấy (độ che phủ đạt khoảng 70% có thể cấy chuyển làm thí nghiệm)

- Hút bỏ dịch nổi trong đĩa nuôi cấy rồi đem rửa bằng dung dịch đệm PBS

- Thêm dung dịch Trypsin/EDTA 1X với thể tích 0,1ml/cm2, đặt đĩa nuôicấy vào tủ ấm với tiêu chuẩn nhiệt độ 370C, CO2 5% trong 5 phút Sau khi lấy rangừng quy trình trypsin bằng 0,1 ml/cm2 môi trường nuôi cấy, thu tế bào vào ống

ly tâm, đếm số lượng tế bào

- Ly tâm ở tốc độ 1600 vòng/phút trong 5 phút Hút bỏ dịch nổi sau ly tâm

và bổ sung môi trường nuôi cấy

- Khối tế bào thu được cấy chuyển sang đĩa khác để gia tăng số lượng tếbào hoặc sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo

2.2.3 Xác định số lượng tế bào:

Phương pháp này sử dụng buồng đếm hồng cầu Neubauer

Sau khi tiến hành quy trình trypsin, lấy 1ml hỗn dịch tế bào đã trypsin pha

tỷ lệ 1:1 với chất nhuộm màu Trypan-blue Hút hỗn dịch tế bào và chất nhuộmmàu bằng đầu pipet pasteur, bơm nhẹ hỗn dịch TB vào mép buồng đếm và đểhỗn dịch tự chảy đầy vào buồng đếm Đếm số lượng tế bào dưới kính hiển vi

Số lượng TB được tính theo công thức: C = n/v

n: số lượng TB đã đếm được trong buồng đếm v: thể tích đếm (ml)

C: mật độ tế bào (TB/ml)

Buồng đếm Neubaeur có thể tích 0,1mm3 = 1.10-4 ml do đó công thức tính là:

C = n x 10 4 /ml 2.2.4 Xác định khả năng tạo dòng (colony) của tế bào

Để xác định tính gốc của tế bào thông qua khả năng tự đổi mới của chúng,hỗn dịch các tế bào đơn lẻ được chuẩn bị và cấy trong đĩa nuôi cấy nhựa có

Trang 31

đường kính 60mm ở mật độ là 50 TB/cm2 Đĩa nuôi cấy sau đó được duy trìtrong 2-3 tuần để theo dõi sự phát triển của các colony Đĩa tế bào nuôi cấy sau

đó được cố định bằng cồn tuyệt đối và nhuộm giemsa, một nhóm tế bào đượcxác định là đơn vị colony khi có ít nhất là 50 tế bào Khả năng tạo dòng đượctính toán theo tỷ lệ % số colony đạt được so với số tế bào được cấy Cụ thể cácbước tiến hành như sau:

Bước 1 Cấy tế bào cần làm thí nghiệm trong đĩa có đường kính 60mm vớimật độ tế bào 50TB/cm2, mỗi đĩa cho 4mm môi trường nuôi cấy, thay môitrường sau mỗi 3 ngày

Bước 2 Theo dõi tạo colony trong 3 tuần, ghi chép số liệu 5 ngày/ lần về:

- Hình thành colony chưa?

- Mỗi colony có khoảng bao nhiêu tế bào?

- Hình thái tế bào?

Bước 3 Nhuộm giemsa sau 3 tuần

Bước 4 Tính tỷ lệ % số colony/số tế bào được cấy, mỗi colony khi đó được

xác định là có từ 50 tế bào trở lên

2.2.5 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến tế bào

da nuôi cấy

Để xác định hiệu quả của các yếu tố hòa tan bởi ADSCs lên sự tăng sinh và

di cư của hai loại tế bào, nguyên bào sợi da và tế bào sừng được đồng nuôi cấyvới tế bào gốc mô mỡ trong 2 khoang đĩa để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa cácloại tế bào nhưng lại cho phép sự trao đổi các yếu tố có khả năng khuếch tán

Trang 32

Hình 2 Mô phỏng thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ

bằng phương pháp đồng nuôi cấy

Tế bào gốc mô mỡ được cấy trên insert chứa màng polycarbonate của đĩatranswell, màng polycarbonate có kích thước lỗ là 0,45micromet và được trángcollagen, nguyên bào sợi và tế bào sừng được cấy ở khoang phía dưới Ảnhhưởng của tấm tế bào gốc mỡ đến hai loại tế bào da nuôi cấy này được đánh giáqua sự tăng sinh tế bào da và khả năng di cư của chúng theo cách thức mô tảdưới đây

2.2.5.1 Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến tăng sinh nguyên bào sợi

Với tất cả các thí nghiệm, nguyên bào sợi da được cấy trong đĩa 6 giếng ởmật độ 5×104 TB/giếng và duy trì trong môi trường tăng sinh tế bào gốc trung

mô bao gồm DMEM/1%FBS/1%AB

Nguyên bào sợi được cấy trong 3 ngày trước khi đồng nuôi cấy để phântích tăng sinh

Tế bào MSC được cấy trên insert với mật độ 5000 TB/cm2 và duy trì trongmôi trường tăng sinh tế bào gốc trung mô như trên trong 11 ngày trước khi đồngnuôi cấy với nguyên bào sợi, khi đó MSC đạt 70-80% độ che phủ và vẫn ở tìnhtrạng chưa biệt hóa

Tấm tế bào gốc trung mô chứa cả insert sau đó được đặt vào các giếngnguyên bào sợi và bổ sung ngập trong môi trường nuôi cấy MSC mới

Trang 33

Thí nghiệm đối chứng gồm:

1 Nguyên bào sợi đồng nuôi cấy với insert không có tế bào

2 Insert có tế bào là nguyên bào sợi da cấy ở mật độ 5x103TB/insert và duytrì trong môi trường tăng sinh MSC trong 6 ngày trước khi đồng nuôi cấy

Tại các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ, các giếng nguyên bào sợi đượctrypsin và đếm số lượng tế bào cũng như xác định tỷ lệ sống/chết của tế bào thuđược

2.2.5.2 Đánh giá ảnh hưởng của tấm tế bào gốc mô mỡ lên khả năng di cư của nguyên bào sợi

Với tất cả các thí nghiệm, nguyên bào sợi da được cấy trong đĩa 6 giếng ởmật độ 5×104 TB/giếng và duy trì trong môi trường tăng sinh tế bào gốc trung

mô bao gồm Dulbecco's Modified Eagle’s Medium (DMEM) được bổ sung2mM L-glutamine, 100 U/ml penicillin, 100 μg/ml streptomycin, 0.25 μg/mlg/ml streptomycin, 0.25 μg/ml streptomycin, 0.25 μg/mlg/mlamphotericin B (Invitrogen/GIBCO), 10% FBS (PAA)

Nguyên bào sợi được cấy trong 6 ngày (đạt 90% độ che phủ) trước khiđồng nuôi cấy để phân tích di cư làm liền vết cạo

Mô hình thí nghiệm đồng nuôi cấy

Đồng nuôi cấy, nguyên bào sợi/tế bào sừng và

tấm MSCTạo vết cạo nguyên bào sợi

- Phân tích thời gian liền vết cạo

- Đếm số lượng tế bào

Nguyên bào sợi/ tế

bào sừng nuôi cấy

trong giếng trong 6

ngày, mật độ cấy

50.000TB/giếng

MSC nuôi cấy tronginsert trong 11ngày, mật độ cấy50TB/cm2

Môi trườngnuôi cấy MSC

Trang 34

Từ các thí nghiệm phân tích chúng tôi xây dựng được quy trình các bước thí nghiệm đánh giá tác động của tấm tế bào gốc mô mỡ như sau:

DMEM/10%FBS/1%ABThay môi trường sau mỗi

2 ngày

D2 Cấy nguyên bào sợi vào

khoang dưới giếng

transwel với số lượng

DMEM/1%FBS/1%AB

Cấy nguyên bào sợi vàokhoang dưới giếngtranswel với số lượng50.000TB/giếng trong

DMEM/1%FBS/1%AB D5 Đồng nuôi cấy, đặt

insert có TB gốc mỡ vào

giếng

Đồng nuôi cấy, đặt insert

có nguyên bào sợi vàogiếng

Đồng nuôi cấy, đặtinsert không có tế bàovào giếng

D7 - Trypsin nguyên bào

sợi ở khoang dưới và

- Chụp ảnh trước khitrypsin

- Trypsin nguyên bàosợi ở khoang dưới vàđếm số lượng

- Chụp ảnh trước khitrypsin

2.2.5.3 Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến tăng sinh tế bào sừng

Với tất cả các thí nghiệm, tế bào sừng được cấy trong đĩa 6 giếng ở mật độ3×104 TB/giếng trong môi trường Epilife được bổ sung EDGS trong 24 giờ để tếbào bám dính vào bề mặt nuôi cấy Sau đó tế bào sừng chỉ được nuôi cấy trongmôi trường Epilife mà không có EDGS Tế bào sừng được cấy trong 3 ngàytrước khi đồng nuôi cấy để phân tích tăng sinh

Trang 35

Tế bào gốc mỡ trên insert với mật độ 5000 TB/cm2 và duy trì trong môitrường tăng sinh tế bào gốc trung mô như trên trong 5 ngày trước khi đồng nuôicấy với tế bào sừng, khi đó tế bào gốc mỡ đạt 80%-90% độ che phủ

Tấm tế bào gốc mỡ cả insert sau đó được đặt vào các giếng tế bào sừng và bổsung ngập trong môi trường nuôi cấy tế bào gốc mô mỡ là DMEM chỉ có 2% FBS

Thí nghiệm đối chứng gồm:

1 Nguyên bào sợi đồng nuôi cấy với insert không có tế bào

2 Insert có tế bào là nguyên bào sợi da cấy ở mật độ 5x103 TB/insert vàduy trì trong môi trường tăng sinh MSC trong 5 ngày trước khi đồngnuôi cấy

Tại các thời điểm 24, 48 giờ và 72 giờ, các giếng tế bào sừng được trypsin

và đếm số lượng tế bào cũng như xác định tỷ lệ sống/chết của tế bào thu được

2.2.5.4 Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến sự di cư tế bào sừng

Tế bào sừng được cấy trong 3 ngày trước khi đồng nuôi cấy để phân tích di

cư Với tất cả các thí nghiệm, tế bào sừng được cấy trong đĩa 6 giếng ở mật độ3x104 TB/giếng và duy trì trong môi trường Epilife được bổ sung EDGS Môitrường nuôi cấy được thay thế sau mỗi 2 ngày và theo dõi cho đến khi tế bàosừng đạt 100% độ che phủ (3 ngày) thì dùng đầu pipet cạo bề mặt tế bào để tạocác khoảng trống tương tự nhau, rửa tế bào bằng PBS Sau đó, tế bào sừng chỉđược nuôi cấy trong môi trường Epilife mà không có EDGS

Tế bào gốc mô mỡ trên insert với mật độ 5000 TB/cm2 và duy trì trong môitrường tăng sinh tế bào gốc trung mô như trên trong 5 ngày trước khi đồng nuôicấy với tế bào sừng, khi đó tế bào gốc mỡ đạt 80%-90% độ che phủ và vẫn ởtình trạng chưa biệt hóa

Tấm tế bào gốc mô mỡ cả insert sau đó được đặt vào các giếng tế bào sừng.Khoang trên là tấm tế bào gốc mô mỡ được bổ sung ngập trong môi trường nuôicấy tế bào gốc mô mỡ là DMEM với 2% FBS Khoang dưới là tế bào sừng vớivết cạo đồng kích thước được duy trì trong môi trường Epilife đơn thuần

Trang 36

Thí nghiệm đối chứng gồm 1/ nguyên bào sợi đồng nuôi cấy với insertkhông có tế bào, 2/ insert có tế bào là nguyên bào sợi da và duy trì trong môitrường tương tự với tế bào gốc mô mỡ là DMEM với 2% FBS.

Cứ sau mỗi 24 giờ, các vết cạo ở khoang tế bào sừng được chụp ảnh vàphân tích khoảng cách thu hẹp do tế bào sừng di cư

Hình 3 Tạo vết thương in vitro Nguyên bào sợi được nuôi cho đến khi

đạt 100% độ che phủ (A), tạo vết cạo với kích thước đồng nhất 2mm bằng dụng

cụ nhựa (B) Tế bào sừng được nuôi cho đến khi đạt 100% độ che phủ (C) Tạo vết cạo với kích thước đồng nhất 2mm bằng dụng cụ nhựa (D).(50X)

Từ các thí nghiệm phân tích chúng tôi xây dựng được quy trình các bước thínghiệm đánh giá tác động của tấm tế bào gốc đến tế bào sừng như sau:

Trang 37

Lô A Lô B Lô C

DMEM/10%FBS/1%ABThay môi trường sau mỗi

2 ngày

D2 Cấy tế bào sừng vào

khoang dưới giếng

transwell với số lượng

30.000TB/giếng trong

môi trường Epilife

Cấy tế bào sừng vàokhoang dưới giếngtranswell với số lượng30.000TB/giếng trongmôi trường Epilife

Cấy tế bào sừng vàokhoang dưới giếngtranswell với số lượng30.000TB/giếng trongmôi trường Epilife

D5 Đồng nuôi cấy, đặt insert

có TB gốc mỡ vào giếng

Đồng nuôi cấy, đặt insert

có nguyên bào sợi vàogiếng

Đồng nuôi cấy, đặtinsert không có tế bàovào giếng

- Chụp ảnh trước khitrypsin

- Trypsin tế bào sừng ởkhoang dưới và đếm sốlượng

- Chụp ảnh trước khitrypsin

2.2.6 Phương pháp chế tạo tấm tế bào gốc mỡ cho thí nghiệm đồng nuôi cấy

Tế bào gốc được cấy trên các giá đỡ là các tấm vật liệu nuôi cấy hoặc chephủ vết thương Khi tế bào bám dính và đạt mật độ yêu cầu, tấm vật liệu được sửdụng trong phân tích và đánh giá tác dụng Các bước cụ thể như sau:

- ADSCs được tinh lọc và nhân rộng nhờ các lần cấy chuyển đến P5 thì sửdụng để chế tạo tấm tế bào gốc

- Tế bào được cấy trên màng polycarbonat có kích thước lỗ 3µm và đượctráng collagen typ I Mật độ tế bào cấy ban đầu là 50TB/cm2

Trang 38

- Duy trì tế bào trong môi trường nuôi cấy ADSCs như đã mô tả bao gồm:DMEM có 10% FBS, 100 U/ml penicillin, 100 μg/ml streptomycin, 0.25 μg/mlg/ml streptomycin, 0.25 μg/ml streptomycin, 0.25 μg/mlg/mlamphotericin B.

- Các đĩa nuôi cấy được đặt trong tủ ấm ẩm ở 370C có 5% khí CO2

- Môi trường nuôi cấy được thay sau mỗi 3 ngày và theo dõi sự phát triểncủa tế bào qua kính hiển vi đảo ngược

- Khi tế bào đạt 90% độ che phủ thì coi như tấm tế bào đã được chế tạo vàbắt đầu cho các thử nghiệm tiếp theo

Trang 39

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm phân lập và hình thái tế bào

Xử lý mô mỡ để phân lập tế bào gốc trung mô

Hình 4 Tách mô mỡ bằng enzym collagenase (A) Thu mô mỡ (B) Rửa sạch

mô mỡ theo quy trình (C) Cắt lọc mô mỡ (D) Mô mỡ sau khi tách bằng enzym collagenase phân thành 3 lớp đặc trưng sau khi ly tâm: (1) lớp mỡ, (2) dịch nổi, (3) sinh khối tế bào.

1

2

3

Ngày đăng: 17/06/2016, 20:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Bình, Phạm Phan Địch, Đỗ Kính (2002), Mô học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô học
Tác giả: Trịnh Bình, Phạm Phan Địch, Đỗ Kính
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2002
2. Phùng Quốc Đại, Phạm Mạnh Hùng (1997), “Sự thay đổi các globulin miễn dịch ở bệnh nhân bỏng”, Thông tin bỏng, 2, tr. 27-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thay đổi các globulin miễn dịch ở bệnh nhân bỏng”, "Thông tin bỏng
Tác giả: Phùng Quốc Đại, Phạm Mạnh Hùng
Năm: 1997
3. Trần Văn Hanh (1997), “Quan điểm mô học hiện đại trong quá trình liền vết thương”, Tài liệu đào tạo sau đại học – chuyên đề mô học, Đại học Y Hà Nội, tr. 141-156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm mô học hiện đại trong quá trình liền vết thương”, "Tài liệu đào tạo sau đại học – chuyên đề mô học
Tác giả: Trần Văn Hanh
Năm: 1997
4. Đinh Văn Hân, Nguyễn Thị Hương (2014), “Nghiên cứu chế tạo hỗn dịch tế bào da tự thân không qua nuôi cấy dể điều trị vết thương và vết bỏng”, Tạp chí y học thảm học & Bỏng, 3, tr. 40 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chế tạo hỗn dịch tế bào da tự thân không qua nuôi cấy dể điều trị vết thương và vết bỏng”, "Tạp chí y học thảm học & Bỏng
Tác giả: Đinh Văn Hân, Nguyễn Thị Hương
Năm: 2014
5. Đinh Văn Hân, Trần Ngọc Diệp, Nguyễn Tiến Dũng (2013). “Đánh giá tác dụng dung dịch chiết nguyên bào sợi da nuôi cấy trong điều trị vết thương mạn tính”, Tạp chí y học thảm hoạ & Bỏng, 2, tr 47 – 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác dụng dung dịch chiết nguyên bào sợi da nuôi cấy trong điều trị vết thương mạn tính”, "Tạp chí y học thảm hoạ & Bỏng
Tác giả: Đinh Văn Hân, Trần Ngọc Diệp, Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2013
6. Nguyễn Văn Huệ, Đinh Văn Hân và CS (2006), Hợp tác nghiên cứu áp dụng công nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi trong điều trị vết thương vết bỏng , Đề tài cấp nhà nước về Nghị định thư hợp tác với Liên Bang Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác nghiên cứu áp dụng công nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi trong điều trị vết thương vết bỏng
Tác giả: Nguyễn Văn Huệ, Đinh Văn Hân và CS
Năm: 2006
7. Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Hải An (2000), “Nhận xét về giảm bạch cầu máu ngoại vi ở trẻ em bỏng nặng”, Tạp chí thông tin y dược, 10, tr. 92-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về giảm bạch cầu máu ngoại vi ở trẻ em bỏng nặng”, "Tạp chí thông tin y dược
Tác giả: Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Hải An
Năm: 2000
8. Nguyễn Viết Lượng (2009), “Tình hình bỏng tại Việt Nam trong 3 năm 2005 -2007”, Tạp chí y học thảm hoạ & bỏng, 1, tr. 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bỏng tại Việt Nam trong 3 năm 2005 -2007”, "Tạp chí y học thảm hoạ & bỏng
Tác giả: Nguyễn Viết Lượng
Năm: 2009
9. Phạm Quang Ngọc (1990), “Màng ối được đông khô và diệt khuẩn bằng tia gama dùng làm băng sinh học để điều trị vết bỏng”, Tạp chí Y học thực hành, (2)285, tr. 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Màng ối được đông khô và diệt khuẩn bằng tia gama dùng làm băng sinh học để điều trị vết bỏng”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Phạm Quang Ngọc
Năm: 1990
10. Phạm Đình Phú (1994), “Ghép da đồng loại 3 lần góp phần cứu sống 1 bệnh nhân bỏng sâu diện rộng”, Thông tin bỏng, 2, tr. 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghép da đồng loại 3 lần góp phần cứu sống 1 bệnh nhân bỏng sâu diện rộng”, "Thông tin bỏng
Tác giả: Phạm Đình Phú
Năm: 1994
11. Nguyễn Hữu Phùng, Dương Ngọc (1994), “Sử dụng da ếch và màng ối đông khô trong điều trị bỏng nặng”, Thông tin bỏng, 2, tr. 15-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng da ếch và màng ối đông khô trong điều trị bỏng nặng”, "Thông tin bỏng
Tác giả: Nguyễn Hữu Phùng, Dương Ngọc
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w