1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang huyện Chợ Mới hiện nay, thực trạng và giải pháp

26 575 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 419,67 KB

Nội dung

Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 1 PHẦN MỞ ĐẦU Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn của mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước tạo nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, Đảng ta chủ trương “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Nói tới văn hóa là nói tới việc phát huy năng lực, tính chất nhằm hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội ngày càng hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn. Trong hệ thống quan điểm chỉ đạo xây dựng, phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta, văn hóa nói chung, văn hóa cơ sở nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì đơn vị cơ sở, là nơi có khả năng lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống, giữ gìn tốt bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cơ sở cũng là nơi trực tiếp mà các âm mưu phá hoại về tư tưởng, chính trị thông qua các hoạt động tuyên truyền phản văn hóa làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Vì thế, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có nhiệm vụ tạo ra các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, lâm trường, nông trường, trường học, đơn vị bộ đội,…) có đời sống văn hóa lành mạnh. Nhưng những năm qua trong quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không chỉ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp mà còn chịu ảnh hưởng những mặt tiêu cực từ bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đại hội XI của Đảng, đã chỉ ra “ Môi trường văn hóa bị xâm hại, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên rất đáng lo ngại” là tác nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội. Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 2 Vì vậy, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một mục tiêu chiến lược, là yêu cầu cực kỳ bức xúc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Xác định được điều này, địa phương đã hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nhằm xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, tạo động lực cho phát triển xã hội một cách bền vững và toàn diện. Tuy nhiên, còn có những hạn chế, tồn đọng… Từ những vấn đề nêu trên, nên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang huyện Chợ Mới hiện nay, thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Bài viết gồm 3 phần, kết cấu thành 3 chương. Chương 1. Lý luận chung về văn hóa. Chương 2. Thực trạng việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang - huyện Chợ Mới. Chương 3. Mục tiêu, giải pháp Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang - huyện Chợ Mới đến 2015 Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA 1.1 Một số lý luận về văn hóa và đời sống văn hóa: * Khái niệm về văn hóa: Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, có thể hiểu văn hóa theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm vào sự phát triển lịch sử. Theo nghĩa hẹp: văn hoá là toàn bộ giá trị tinh thần, đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người và các thành tố văn hoá của nó. Văn hóa là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. * Khái niệm đơn vị cơ sở: Theo tinh thần Nghị quyết TW 5 Khóa VIII đơn vị cơ sở là hình thái tổ chức cơ bản của xã hội như gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, lâm trường, nông trường, trường học, bệnh viện, đơn vị bộ đội, lực lượng vũ trang …và những cộng đồng xã hội tương đương. Đó là những cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày. Như vậy, có thể khái quát là mỗi cộng đồng dân cư có địa bàn sinh sống cố định, tổ chức hành chính và quản lý xã hội ổn định được coi là một đơn vị văn hóa cơ sở. * Vậy, đời sống văn hóa cơ sở là gì: Đời sống văn hóa cơ sở là một tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể và nhân cách văn hóa bao quanh con người, gây ra sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân trên một phạm vi không gian nào đó, trực tiếp hình thành nếp sống, lối sống Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 4 của cộng đồng người. Vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là xây dựng văn hóa ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân, theo hướng chân, thiện, mỹ tạo nền tảng góp phần thúc đẩy xã hội đạt đến văn minh. * Ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì: + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thực chất là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, giữa người với xã hội, có nghĩa có tình, có thủy chung tạo ra môi trường sống hoàn toàn trong sáng và lành mạnh. + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở coi như bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, không trừ một ai…Mỗi người sẽ tự điều chỉnh mình theo cuộc sống mới, là yếu tố quyết định cho sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nhằm tạo ra môi trường văn hóa mới, tăng cường ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, đồng thời nhằm bảo tồn và phát huy tính đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền trong cả nước. 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về văn hóa như sau: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Trên cơ sở nhận thức vai trò, sức mạnh của văn hóa, Hồ Chí minh đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. Đó là các kế sách chống giặc dốt, xây Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 5 dựng đời sống mới, đạo đức mới, tín ngưỡng tự do, ý thức pháp luật. Tinh thần văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào tâm lý quốc dân, góp phần sửa đổi để chống tham nhũng, phù hoa, xa xỉ, lười biếng. Người gắn kết chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ “xây” và “chống” trong việc xây dựng một xã hội nhân cách – đạo đức. Kết hợp hài hòa cốt cách văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đã cho ta một thông điệp về cái chung tốt đẹp của con người, đó là hạnh phúc, tự do cho loài người. Đó cũng là điểm trung tâm của nền văn hóa tương lai mà nhân loại cần đạt tới. Bản thân Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn, làm nổi bật tinh thần khoan dung văn hóa của một nền văn hóa hòa bình. Với tất cả những cống hiến của mình, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một nền văn hóa mới, một sức mạnh văn hóa mới, sức mạnh văn hóa thời đại Hồ Chí Minh, với một xung lực mới đưa tới thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng, kháng chiến và xây dựng đất nước. 1.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: * Quan điểm của Đảng ta về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: Đảng và Nhà nước ta đã nhận định văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa là yếu tố góp phần hình thành tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dân tộc. Nền văn hóa Việt nam cần được giữ gìn, phát huy và tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại. Vì thế, Nghị quyết TW 5 khóa VIII nhấn mạnh một số mặt quan trọng về xây dựng “ Tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa” đã nhấn mạnh đây là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể, vào cộng đồng dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người, nâng cao đời sống tinh thần, trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ XI một lần nữa đã khẳng định củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú đa dạng cụ thể như là “ Đưa phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực hiệu Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 6 quả; Xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, đánh bạc, số đề … Sớm có chiến lược quốc gia về gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa của con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng các giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú. Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đới sống văn hóa; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. *Chính sách, pháp luật của nhà nước ta về văn hóa: Trong thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chăm lo phát triển văn hóa như sau: - Văn bản Trung ương: + Tại chương III, Điều 30 và 31 của Hiến pháp năm 1992 có quy định: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nề văn hóa các dân tộc Việt Nam, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. + Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tháng 4/2006: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội” Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 7 + Chỉ thị số 27 – CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. + Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. - Văn bản địa phương: + Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ VII, nhiệm kỳ 2005-2010 tháng 03/2006 nêu: Hoàn thiện các quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thông tin; ưu tiên đầu tư cho các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng như: bảo tàng, thư viện, công viên, khu vui chơi giải trí. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân vùng sâu, vùng xa. Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. + Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Mới, nhiệm kỳ 2005-2010. Về lĩnh vực văn hóa xã hội: Tăng cường xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, lối sống cộng đồng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, là động lực để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Đẩy mạnh phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. + Quyết định và quy chế của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, về việc thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội,… + Kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” của UBMTTQ Việt Nam huyện Chợ Mới, năm 2006 – 2010. + Nghị quyết và Chương trình hành động của Đảng ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân xã Long Giang về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”. + Kế hoạch triển khai và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của Ủy Ban Mặt Trận xã Long Giang huyện Chợ Mới, giai đoạn 2006 – 2010. Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 8 + Căn cứ vào kế hoạch nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2006 – 2010 của Đảng ủy xã Long Giang ngày 15/10/2005. Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 9 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ LONG GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÃ LONG GIANG Xã Long Giang, là một xã cù lao nằm dọc theo dòng sông Ông Chưởng, thuộc địa bàn nông thôn đất hẹp người đông, có tuyến lộ nhựa liên xã chạy dài khoảng 13 km; phía Bắc tiếp giáp xã Kiến Thành, phía Đông giáp xã Long Kiến, phía Tây tiếp giáp xã Nhơn Mỹ, phía Nam giáp Sông Hậu xã Mỹ Hòa Hưng thành phố Long Xuyên; Toàn xã được chia làm 10 ấp với 144 tổ tự quản. Tổng diện tích tự nhiên là 1.873,09 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 1.504 ha, nuôi trồng thủy sản là 60,5 ha còn lại là vườn tạp và thổ cư, dân số gồm 4.802 hộ với 21.713 nhân khẩu. Trong đó số hộ sống bằng nghề nông nghiệp chiếm khoảng 74%, còn lại 26% là nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Người Kinh chiếm 99%, số còn lại là người Hoa và Khmer. Đa số người dân theo đạo Hòa Hảo chiếm 95%, đạo Phật, Thiên Chúa và Cao Đài là 5%. Toàn xã hiện có 3 chợ chính, 5 trường học (gồm 1 trường Trung học cơ sở, 3 trường Tiểu học và 1 trường Mẫu giáo được chia làm 03 điểm). Về hệ thống chính trị, xã có 20 chi bộ trực thuộc ( gồm 10 chi bộ ấp, 5 chi bộ giáo dục và 5 chi bộ ngành; Văn phòng Đảng Ủy, Văn phòng Ủy ban, Công an, Quân Sự và chi bộ Y tế). Về nơi thờ tự và sinh hoạt lễ hội trên địa bàn xã có 02 Chùa, 03 Mếu và 01 Ngôi thờ vị Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại ấp Long Thạnh 2. Có 02 cơ sở y tế (01 phòng khám đa khoa khu vực và 01 trạm y tế). Tình hình kinh tế địa phương ổn định có xu hướng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 22,96%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 24,02%; Thương mại – Dịch vụ chiếm 53,02%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 54,2 triệu đồng/người/năm. Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa HV: Lê Kim Thu 10 Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Chất lượng giáo dục ở các cấp học từng bước được nâng lên, thực hiện tốt công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và Trung học cơ sở. Tình hình học sinh bỏ học có chiều hướng giảm. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được thực hiện khá tốt. Toàn xã hiện có 02 làng nghề đan đát và mộc gia dụng gồm 230 hộ, về sản xuất gạch ngói có 42 chủ cơ sở với 187 miệng lò góp phần giải quyết việc làm cho 4.500 lao động. Hợp tác xã và tổ dịch vụ chuyên bơm tưới phục vụ cho nông nghiệp đã góp phần giảm chi phí sản xuất cho nông dân. Hội nông dân kết hợp với Phòng nông nghiệp huyện và công ty thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đến địa bàn tổ chức nhiều mô hình chuyển giao khoa học để áp dụng vào đồng ruộng như: 11 cuộc hội thảo đầu bờ với khoảng 386 nông dân tham dự, mở 02 lớp nuôi trồng thủy sản có 40 nông dân tham gia học, 02 lớp tập huấn nuôi lươn và cá lóc với 80 học viên tham dự. Các ban ngành đoàn thể mở 01 lớp trang điểm với 30 học viên theo học, 01 lớp xây dựng dân dụng có 30 học viên dự học. Thông qua các lớp học bà con đã áp dụng vào thực tiễn làm ăn có lãi cải thiện đời sống. Công tác chính sách xã hội được thực hiện tốt, nhất là giải quyết kịp thời các chế độ cho gia đình chính sách. Hoạt động thông tin, tuyên truyền ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Hoạt động thể dục thể thao phát triển mạnh, ý thức rèn luyện sức khỏe được nâng cao. Đời sống văn hóa ngày càng phát triển đến từng hộ gia đình, từng khu, cụm dân cư. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được giữ gìn tốt bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục. Các thiết chế văn hóa thường xuyên được xây dựng và sửa chữa tương đối tốt. Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa’’ đã vận động nhân dân làm hàng rào đạt 87%, cột cờ đạt 100%, tráng xi [...]... với sự phấn đấu của 10 ấp trong việc quyết tâm thực hiện cho được Nghị quyết đã đề ra 2.2.2 Những tồn tại, yếu kém trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang huyện Chợ Mới từ năm 2010 đến nay * Những tồn tại, yếu kém trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang: Từ những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số yếu... công nhận gia đình văn hóa, ấp văn hóa GVHD: TS Nguyễn Hoàng Sa 19 HV: Lê Kim Thu Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 Chương 3 MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ LONG GIANG HUYỆN CHỢ MỚI ĐẾN NĂM 2015 3.1 Mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang đến 2015: * Mục tiêu chung: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, hiệu lực quản lý của Nhà nước xây dựng phong trào “... viên/năm Duy trì công tác tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu và khen thưởng kịp thời GVHD: TS Nguyễn Hoàng Sa 20 HV: Lê Kim Thu Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp TCLLCT-HC A61 3.2 Giải pháp nâng cao xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang đến 2015: Xuất phát từ tình hình thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang Bản thân xin nêu ra một số giải pháp sau đây: 3.2.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo... hướng xây dựng và phát triển văn hóa đúng mục tiêu của Đảng đề ra Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng Vì thông qua các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn, tính năng động sáng tạo được phát huy mạnh hơn, nhiều nét đẹp đạo đức, văn hóa được hình thành, góp phần hạn chế, đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội, cải thiện và nâng... vào lĩnh vực quản lý văn hóa cho cán bộ cơ sở + Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” huyện cần phải thường xuyên xuống địa bàn hỗ trợ, hướng dẫn giúp đỡ xã trong quá trình thực hiện cuộc vận động Qua đó, cần kiểm tra đánh giá đúng thực trạng của từng loại hình văn hóa ở cơ sở và từng khu dân cư * Đối với Đảng ủy – UBND xã: + Cấp ủy Đảng, chính quyền xã. .. hội, cải thiện và nâng cao từng bước mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân và thực sự trở thành phong trào thi đua, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Nhận thức rõ ý nghĩa và hiệu quả của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Đảng ủy, chính quyền cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, và nhân dân xã Long Giang huyện Chợ Mới quyết tâm phát huy hơn nữa những ưu điểm,... xây dựng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống nhân dân Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối... trong sự nghiệp đổi mới hiện nay đã được Đảng ta xác định là: phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người,... măng và đỗ đá taluy lộ liên xã đạt 85% Nhờ làm tốt các mặt công tác trên nên bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc 2.2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ LONG GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 2.2.1 Những kết quả đạt được từ năm 2010 đến nay * Những kết quả đạt được: Từ khi, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII phát triển thành phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống. .. quả Xây dựng xã, cơ quan xanh, sạch, đẹp, góp phần tạo vẽ mỹ quan, làm trong sạch môi trường tự nhiên 3.2.6 Xây dựng và củng cố thư viện, bưu điện văn hóa xã: - Hiện nay, xã đã có nhà bưu điện văn hóa và đang tranh thủ xây dựng thêm thư viện Điều đầu tiên là phải phối hợp các bộ phận này để phát huy hiệu quả cơ sở vật chất và các tài liệu, sách báo Kêu gọi những người của địa phương đang sinh sống ở . nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì: + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thực chất là xây dựng mối quan hệ. của Đảng và nhà nước ta về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: * Quan điểm của Đảng ta về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: Đảng và Nhà nước ta đã nhận định văn hóa vừa. Kim Thu 20 Chương 3 MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ LONG GIANG HUYỆN CHỢ MỚI ĐẾN NĂM 2015 3.1 Mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Giang đến 2015: * Mục tiêu chung:

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w