1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Điền B huyện Chợ Mới hiện nay thực trạng và giải pháp

24 612 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 404,58 KB

Nội dung

Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 1 MỞ ĐẦU Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn của mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước tạo nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, Đảng ta chủ trương “…xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Khi nói tới văn hóa là nói tới việc phát huy năng lực, tính chất nhằm hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội ngày càng hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn. Trong hệ thống quan điểm chỉ đạo xây dựng, phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta, văn hóa nói chung, văn hóa cơ sở nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì đơn vị cơ sở, là nơi có khả năng lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống, giữ gìn tốt bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cơ sở cũng là nơi trực tiếp mà các âm mưu phá hoại về tư tưởng, chính trị thông qua các hoạt động tuyên truyền phản văn hóa làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Vì thế, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là có nhiệm vụ tạo ra các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, lâm trường, nông trường, trường học, đơn vị bộ đội,…) có đời sống văn hóa lành mạnh. Nhưng những năm qua trong quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không chỉ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp mà còn chịu ảnh hưởng những mặt tiêu cực từ bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đại hội XI của Đảng, đã chỉ ra “ Môi trường văn hóa bị xâm hại, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên rất đáng lo ngại” là tác nhân dẫn đến với các tệ nạn xã hội. Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 2 Vì vậy, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một mục tiêu chiến lược, là yêu cầu cực kỳ bức xúc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Xác định được điều này, địa phương đã hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nhằm xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, tạo động lực cho phát triển xã hội một cách bền vững và toàn diện. Tuy nhiên, còn có những hạn chế, tồn đọng… Từ những vấn đề nêu trên, nên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Điền B huyện Chợ Mới hiện nay thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Bài viết gồm 3 phần, kết cấu thành 3 chương. Chương 1.Tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Chương 2. Thực trạng việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Điền B. Chương 3. Mục tiêu, giải pháp Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Điền B huyện Chợ Mới đến 2015 Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 3 Chương 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ 1.1 Một số khái niệm liên quan: 1.1.1 khái niệm về văn hóa: Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, có thể hiểu văn hóa theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm vào sự phát triển lịch sử. Theo nghĩa hẹp: văn hoá là toàn bộ giá trị tinh thần, đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người và các thành tố văn hoá của nó. Văn hóa là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. 1.1.2 Khái niệm đời sống văn hóa cơ sở: Đời sống văn hóa cơ sở là một tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể và nhân cách văn hóa bao quanh con người, gây ra sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân trên một phạm vi không gian nào đó, trực tiếp hình thành nếp sống, lối sống của cộng đồng người. Vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là xây dựng văn hóa ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân, theo hướng chân, thiện, mỹ tạo nền tảng góp phần thúc đẩy xã hội đạt đến văn minh. * Ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì: + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thực chất là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, giữa người với xã hội, có nghĩa có tình, có thủy chung tạo ra môi trường sống hoàn toàn trong sáng và lành mạnh. Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 4 + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở coi như bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, không trừ một ai…Mỗi người sẽ tự điều chỉnh mình theo cuộc sống mới, là yếu tố quyết định cho sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nhằm tạo ra môi trường văn hóa mới, tăng cường ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, đồng thời nhằm bảo tồn và phát huy tính đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền trong cả nước. 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về văn hóa: 1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh văn hóa là: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Trên cơ sở nhận thức vai trò, sức mạnh của văn hóa, Hồ Chí minh đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. Đó là các kế sách chống giặc dốt, xây dựng đời sống mới, đạo đức mới, tính ngưỡng tự do, ý thức pháp luật. Tinh thần văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào tâm lý quốc dân, góp phần sửa đổi để chống tham nhũng, phù hoa, xa xỉ, lười biếng. Người gắn kết chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ “xây” và “chống” trong việc xây dựng một xã hội nhân cách – đạo đức. Kết hợp hài hòa cốt cách văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đã cho ta một thông điệp về cái chung tốt đẹp của con người, đó là hạnh phúc, tự do cho loài người. Đó cũng là điểm trung tâm của nền văn hóa tương lai mà nhân loại cần đạt Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 5 tới. Bản thân Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn, làm nổi bật tinh thần khoan dung văn hóa của một nền văn hóa hòa bình. Với tất cả những cống hiến của mình, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một nền văn hóa mới, một sức mạnh văn hóa mới, sức mạnh văn hóa thời đại Hồ Chí Minh, với một xung lực mới đưa tới thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng, kháng chiến và xây dựng đất nước. 1.2.2 Quan điển của Đảng: Đảng và Nhà nước ta đã nhận định văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa là yếu tố góp phần hình thành tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dan tộc. Nền văn hóa Việt nam cần được giữ gìn, phát huy và tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại. Vì thế, Nghị quyết TW 5 khóa VIII nhấn mạnh một số mặt quan trọng về xây dựng “ Tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa” đã nhấn mạnh đây là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể vào cộng đồng dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người, nâng cao đời sống tinh thần, trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ XI một lần nữa khẳng định củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú đa dạng cụ thể như là “ Đưa phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực hiệu quả; Xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, đánh bạc, số đề … Sớm có chiến lược quốc gia về gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa của con người Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 6 Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú. Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đới sống văn hóa; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. 1.3 Một số văn bản pháp lý: + Chỉ thị số 27 – CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. + Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. + Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ VII, nhiệm kỳ 2005 – 2010 tháng 03/2006 triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. + Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Mới, nhiệm kỳ 2005 – 2010. Về đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. + Quyết định và quy chế của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, về việc thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội,… + Kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” của UBMTTQ Việt Nam huyện Chợ Mới, năm 2006 – 2010. + Nghị quyết và Chương trình hành động của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Long Điền B về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”. Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 7 + Kế hoạch triển khai và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của Ủy ban Mật trận xã Long Điền B huyện Chợ Mới, giai đoạn 2006 – 2010. + Căn cứ vào kế hoạch nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2006 – 2010 của Đảng ủy xã Long Điền B. Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 8 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ LONG ĐIỀN B 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÃ LONG ĐIỀN B Xã Long Điền B thuộc địa bàn nông thôn đất hẹp người đông, nằm cận trung tâm huyện, tiếp giáp thị trấn Chợ Mới, có chiều dài trục lộ giao thông chính chạy dọc theo dòng sông Ông Chưởng khoảng 11 km; phía Đông giáp xã Long Điền A và thị trấn Mỹ Luông, phía Tây giáp xã Kiến Thành và Long Giang, phía Nam giáp xã Long Kiến và Long Giang, phía Bắc giáp thị trấn Chợ Mới và xã Long Điền A; Được chia làm có 8 ấp. Tổng diện tích tự nhiên là 1.788 ha, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 1.246 ha. dân số gồm 5.092 hộ với tổng số nhân khẩu là 20.753 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông nghiệp chiếm khoảng 52,8%. Người Kinh chiếm 99,95%, số còn lại là người Hoa, Khmer và Chăm. Đa số người dân theo đạo Hòa Hảo chiếm 80%, đạo Phật 10% và Thiên Chúa là 5%, còn lại là các tôn giáo khác. Có 1 chợ chính và 5 chợ nhỏ; có 5 trường học (gồm 1 trường Trung học cơ sở, 3 trường Tiểu học và 1 trường Mẫu giáo). Về hệ thống chính trị, xã có 17 chi bộ ( gồm 8 chi bộ ấp, 4 chi bộ trường học và 5 chi bộ ngành). Tình hình kinh tế địa phương ổn định có xu hướng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,72%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 22,96%; Công nghiệp – TTCN 24,02%; Thương mại – Dịch vụ chiếm 53,02,%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 34,02 triệu đồng/người/năm. Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Chất lượng giáo dục ở các cấp học từng bước được nâng lên, thực hiện tốt công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và Trung học cơ sở. Tình hình học sinh bỏ học có chiều hướng giảm. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 9 khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được thực hiện khá tốt, mở được 33 lớp dạy nghề với 1.627 học viên tham dự, giải quyết việc làm cho 638 lao động. Công tác chính sách xã hội thực hiện tốt, nhất là giải quyết kịp thời các chế độ cho gia đình chính sách. Xây dựng mới 46/56 căn nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Chính phủ; tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã là 262 giảm còn 180 hộ. Đã xét bổ sung hộ nghèo năm 2011 là 26 hộ, nâng tổng số hộ nghèo hiện nay là 206 hộ chiếm tỷ lệ 4,04%. Trong năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,15%. Hoạt động thông tin, tuyên truyền ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Hoạt động thể dục thể thao phát triển mạnh, ý thức rèn luyện sức khỏe được nâng cao. Đời sống văn hóa ngày càng phát triển đến từng hộ gia đình, từng khu, cụm dân cư. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được giữ gìn tốt bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục. Các thiết chế văn hóa thường xuyên được xây dựng và sửa chữa tương đối tốt. Cảnh quang môi trường ngày thêm xanh, sạch, đẹp, bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ LONG ĐIỀN B TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY 2.2.1 Những kết quả đạt được từ năm 2011 đến nay: * Những kết quả đạt được: Từ khi, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII phát triển thành phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” thì đến nay, ở địa phương đã đạt được kết quả: + Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp: Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 GVHD: Dương Xuân Dũng HV: Nguyễn Thị Đẹp 10 Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, góp phần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thông qua đó, đã hình thành và phát triển nhiều cơ sở sản xuất, ngành nghề hoạt động có hiệu quả, giải quyết tốt công ăn việc làm ổn định cho nhiều người lao động ở địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập. Bình quân đầu người đến nay là 34,02 triệu đồng/người/năm. Toàn xã hiện có 5.092hộ, trong đó có 4.703 hộ có đời sống ổn định. Có 4.903 lượt hộ sản xuất, kinh doanh giỏi (cấp xã 3.066 hộ; cấp huyện 1.230 hộ và 607 hộ cấp tỉnh). Hộ gia đình có nhà bán kiên cố, kiên cố là 4.511 hộ đạt 95,76% không có nhà tranh, tre dột nát. Các tuyến lộ liên xã, liên ấp đều được nhựa hóa. Điện nông thôn được phủ khắp toàn xã đạt 93,8%. tỷ lệ hộ nghèo trong năm giảm 1,15%. + Đoàn kết thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân đạo từ thiện, pháy huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân tương ái”: Thông qua cuộc vận động quỹ “Vì người nghèo – xã hội từ thiện”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và quỹ khuyến học do các cấp phát động, đã huy động được với số Tiền, của, hiện vật với tổng số tiền lên tới trên 1 tỷ đồng. Trong đó, đã xây dựng mới và sửa chữa 34 căn nhà chính sách, nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho hộ nghèo với số tiền là trên 252 triệu đồng, hỗ trợ cặp, sách, vở, quần áo, xe đạp cho hàng trăm học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 120 triệu đồng, tặng quà tết cho 723 lượt hộ nghèo vui tết cùng cộng đồng với số tiền trên 152 triệu đồng, cứu trợ đột xuất cho 691 lượt hộ với số tiền 77 triệu. Ngoài ra còn hỗ trợ để giúp cho các cụ già neo đơn, những người tàn tật, trẻ mồ coi, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.v.v… Thực hiện các chính sách xã hội về chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tính đến nay ngành Lao Động – Thương Binh xã hội đã cấp cho 206 sổ hộ nghèo, 95 xuất trợ cấp xã hội, hàng ngàn sổ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Từ [...]... đạt 1,5%, b nh quân phát triển 15 đảng viên/năm Duy trì công tác tuyên dương gia đình văn < /b> hóa < /b> tiêu biểu và khen thưởng kịp thời 3.2 Giải pháp nâng cao xây < /b> dựng < /b> đòi sống < /b> văn < /b> hóa < /b> ở < /b> xã < /b> Long < /b> Điền B đến 2015: GVHD: Dương Xuân Dũng 18 HV: Nguyễn Thị Đẹp Tiểu luận tốt nghiệp Lớp TCTCHC A61 Xuất phát từ tình hình thực trạng xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa < /b> ở < /b> xã < /b> Long < /b> Điền B Bản thân xin nêu ra một số giải pháp sau... tiêu xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa < /b> ở < /b> xã < /b> Long < /b> Điền B đến 2015: * Mục tiêu chung: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng b , hiệu lực quản lý của Nhà nước xây < /b> dựng < /b> phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa< /b> đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây < /b> dựng < /b> nếp sống < /b> văn < /b> hóa < /b> trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn < /b> hóa < /b> thấm sâu vào mọi mặt của đời.< /b> .. hội hóa < /b> trên lĩnh vực văn < /b> hóa,< /b> thể thao và khu vui chơi giải trí trên địa b n xã < /b> Tổ chức triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cuộc vận động, tránh tình trạng hình thức, chạy theo chỉ tiêu thành tích… Trong việc b nh xét công nhận gia đình văn < /b> hóa,< /b> ấp văn < /b> hóa < /b> Chương 3 MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ LONG < /b> ĐIỀN B HUYỆN CHỢ MỚI ĐẾN NĂM 2015 GVHD: Dương Xuân Dũng 17 HV: Nguyễn... chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống < /b> và nhân cách văn < /b> hóa,< /b> đáp ứng yêu cầu đặt ra của giai đoạn hiện nay Phải thực hiện việc xây < /b> dựng < /b> phát triển một cách đồng b có hiệu quả ở < /b> các trường, cơ quan, đơn vị, các điểm văn < /b> hóa < /b> và ở < /b> các khu dân cư Xây < /b> dựng < /b> và thực hiện tốt việc biểu dương, khen thưởng và nêu gương người tốt, việc tốt Phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến tạo tinh thần phấn khởi, thu hút... xã < /b> luôn đi đầu trong chỉ đạo và thực hiện chỉ đạo góp phần đạt kết quả rất khả quan Cùng với sự phấn đấu của 8 ấp trong việc quyết tâm thực hiện cho được Nghị quyết đã đề ra 2.2.2 Những tồn tại, yếu kém: * Những tồn tại, yếu kém trong việc xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa < /b> ở < /b> xã < /b> Long < /b> Điền B: Từ những kết quả đã đạt được trong việc xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa < /b> ở < /b> xã < /b> Long < /b> Điền B, b n cạnh đó vẫn còn tồn tại một số... xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa < /b> ở < /b> khu dân cư” huyện cần phải thường xuyên xuống địa b n hỗ trợ, hướng dẫn giúp đỡ xã < /b> trong quá trình thực hiện cuộc vận động Qua đó, cần kiểm tra đánh giá đúng thực trạng của từng loại hình văn < /b> hóa < /b> ở < /b> cơ sở và từng khu dân cư * Đối với Đảng ủy – UBND xã:< /b> + Cấp ủy Đảng, chính quyền xã < /b> phải xác định rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong việc xây < /b> dựng < /b> và phát triển đời < /b> sống.< /b> .. nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây < /b> dựng < /b> và b o vệ Tổ quốc xã < /b> hội chủ nghĩa, xây < /b> dựng < /b> và phát triển nền văn < /b> hóa < /b> Việt Nam tiến tiến, đậm đà b n sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn < /b> hóa < /b> nhân loại, làm cho văn < /b> hóa < /b> thấm sâu vào toàn b đời < /b> sống < /b> và hoạt động xã < /b> hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa b n dân cư, vào mọi lĩnh... nạn xã < /b> hội, cải thiện và nâng cao từng b ớc mức hưởng thụ văn < /b> hóa < /b> của nhân dân và thực sự trở thành phong trào thi đua, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã < /b> hội của địa phương Nhận thức rõ ý nghĩa và hiệu quả của công tác xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa < /b> ở < /b> cơ sở Đảng ủy, chính quyền cùng toàn thể cán b , công nhân viên chức, và nhân dân xã < /b> Long < /b> Điền B huyện Chợ Mới quyết tâm phát huy hơn nữa những ưu... hướng xây < /b> dựng < /b> và phát triển văn < /b> hóa < /b> đúng mục tiêu của Đảng đề ra Tổ chức xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa < /b> ở < /b> cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng Vì thông qua các phong trào xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa,< /b> quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn, tính năng động sáng tạo được phát huy mạnh hơn, nhiều nét đẹp đạo đức, văn < /b> hóa < /b> được hình thành, góp phần hạn chế, đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã < /b> hội, cải thiện và nâng... triển khai và theo dõi việc thực hiện quy chế dân chủ ở < /b> cơ sở Công tác hòa giải được quan tâm giải quyết kịp thời không để tồn đọng và kéo dài, cũng như hạn chế thấp nhất đơn thư gửi vượt cấp Trong hòa giải luôn đảm b o tính công minh, có lý có tình nhằm giữ gìn đoàn kết nội b nhân dân ở < /b> địa b n dân cư trong toàn xã < /b> + Đoàn kết xây < /b> dựng < /b> đời < /b> sống < /b> văn < /b> hóa,< /b> giữ gìn và phát huy b n sắc văn < /b> hóa < /b> dân tộc; . việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Chương 2. Thực trạng việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Điền B. Chương 3. Mục tiêu, giải pháp Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Long Điền B huyện Chợ. nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì: + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thực chất là xây dựng mối quan hệ. dựng đời sống văn hóa ở cơ sở coi như b ớc đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa đậm đà b n sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w