1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG của tổ CHUYÊN môn TRONG TRƯỜNG TRUNG học cơ sở lê QUÍ đôn – bến cát – BÌNH DƯƠNG

59 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 604,5 KB

Nội dung

đẩy mạnh phong trào chuyên môn

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ LÊ QUÍ ĐÔN – BẾN CÁT – BÌNH DƯƠNG

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Chất lượng giáo dục bậc học trung học cơ sở là một vấn đề nóng hỏi và cấp thiếttrong giai đoạn hiện nay, nhằm giải quyết bài toán nâng cao chất lượng giáo dục phổthông nói chung và chất lượng của bậc học trung học phổ thông, chất lượng giáo dụccác cơ sở dạy nghề nói riêng Bàn bạc, thảo luận, phân tích để tìm ra nguyên nhân làmcho chất lượng giáo dục còn thấp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của NgànhGiáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng Trong đó, tổ chuyên môn giữ vai tròrất quan trọng Thực tế, không ai khác ngoài tổ chuyên môn có thể nắm bắt chính xácchất lượng học tập của học sinh qua bộ môn mình giảng dạy, những nguyên nhân làmcho học sinh yếu kém bộ môn mình phụ trách Từ đó, mới có thể đưa ra những giảipháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Các hoạt động trong nhàtrường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục Hiện nay, chất lượng giáodục bậc học trung học cơ sở ở các khu vực khác nhau có sự chênh lệch khác nhau

Điều 16 trong điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành ngày 02tháng 04 năm 2007 có nêu rõ:

“Điều 16 Tổ chuyên môn

1 Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến

2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

Trang 2

2 Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

3 Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần »

Như vậy, tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trongviệc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường Có thể khẳng định hoạtđộng của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trunghọc đã qui định sẽ góp phần tích cực, mang tính quyết định đến việc nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mớigiáo dục

Tổ chuyên môn là tổ chức giữ vai trò rất quan trọng cùng các tổ chức khác trongnhà trường, là “đơn vị sản xuất” quyết định đến “chất lượng sản phẩm” Chất lượnghoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường,vào sự lãnh đạo của Hiệu trưởng, trực tiếp là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục đào tạo, của Phòng

GD - ĐT của trường năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị, trường học làm tốt côngviệc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây làmột trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào thựcchất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về hành chínhgiải quyết sự vụ, thi đua, phổ biến một số công tác của tổ chuyên môn do Hiệu trưởng

Trang 3

đề ra họp chuyên môn chưa đều, còn hình thức, còn rập khuôn, máy móc, chưa thật

sự linh động, sáng tạo, chủ động trong sinh hoạt tổ chuyên môn, chưa thực sự đẩy mạnhhoạt động dạy – học của các thành viên trong tổ chuyên môn, các giáo viên chưa thật sựthấy được tổ chuyên môn chính là nơi trau dồi, nâng cao tay nghể, có những lợi ích thiếtthực không khí những buổi họp tổ chuyên môn trở nên nặng nề Hoạt động dạy – học làhai hoạt động được tiến hành song song và có mối quan hệ khắng khít với nhau nhằmđưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên Vì vậy, giáo viên không chỉ làm nhiệm vụđơn thuần là truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách tổ chức điều khiển học sinhhứng thú học tập Trong bối cảnh hiện nay, chất lượng giáo dục học sinh còn thấp, họcsinh không ham học, vô lớp nói chuyện riêng không theo dõi bài giảng của thầy Đó

là nguyên nhân chính làm cho học sinh học yếu

Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơnnữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi mới, vàthực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ GD - ĐT: “Nói không với tiêu cực trongthi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lựccho địa phương, hưởng ứng tích cực thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản

lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Là người làm công tác quản lý của trường THCS,tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nângcao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần trong việc nâng cao chấtlượng dạy - học, thúc đẩy các tổ chuyên môn đi vào chiều sâu của hoạt động chuyênmôn, giải được bài toán nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở bậc học trung học cơ

sở Đó là một nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm của nội dung hoạt động tổ chuyên môn ởtrường THCS

Xây dựng tổ chuyên môn thực sự là tổ chức nồng cốt trong nhà trường giữ vai tròquan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Tổ chuyên môn là một bộ phận cấuthành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS nhằm thực hiện chiến lược pháttriển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt độngkhác hướng tới mục tiêu giáo dục

Trang 4

Trong bài viết này, tôi xin trình bày: Một số biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm nângcao hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trunghọc cơ sở Lê Quí Đôn.

II/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:

II.1) Từ đặ c điể m, tình hình c ủ a tr ườ ng THCS Lê Quí Đ ô n trong năm họ c 2011:

II.1.1 Cơ sở v ậ t ch ấ t ph ụ c v ụ cho d ạ y và h ọ c :

Tổng số phòng học : 19 phòng Trong đó có 1 phòng học tạm

Văn phòng : 01

Phòng bộ môn : 0

Phòng thư viện : 1

Phòng GV: 01, có trang bị 3 máy tính kết nối Internet (Năm học này sẽ trang bị máy

có cấu hình mạnh để GV truy cập trên mạng.)

Phòng vi tính HS : 25 máy

Máy tính phục vụ văn phòng: 06 máy

Máy in : 4 máy

Máy Photocopy : 2 trong đó có 1 máy vừa in và photo

Máy chiếu Projector : 3 (02 sử dụng tốt)

Máy tính xách tay : 02

Trang 5

Về quy mô trường, lớp : gồm có 38 lớp (vượt tiêu chuẩn của trường loại 1), số học sinhtrong mỗi lớp từ 45 học sinh trở lên đối với các lớp 6 các lớp con lại khoảng trên 40học sinh

c / Trình độ chuyên môn , hệ đào tạo của GV :

Trên chuẩn : 44 GV , tỉ lệ : 54,3%, nữ 30 , chia ra :

Đạt chuẩn: 37 GV ; tỉ lệ : 45,7%

d) Tình hình học sinh:

Học sinh : 1612 ( Nữ : 792 )

Trang 6

- Được sự quan tâm của UBND địa phương , Phòng GD ĐT Bến Cát

- Được sự hỗ trợ và tín nhiệm của CMHS

- Cơ sở vật chất sân chơi khá tốt trang thiết bị phục vụ dạy và học

Đội ngũ CBGV nhiệt tình, đa số giáo viên có tuổi đời còn trẻ tham gia tốt cáchoạt động toàn diện của nhà trường

2/ Khó khăn :

Trang 7

 Số phòng học và các phòng chức năng, phòng hiệu bộ chưa đủ đáp ứng cho nhucầu dạy và học như: phòng làm việc của hiệu phó, phòng thí nghiệm, thực hành,phòng bộ môn, phòng nghe nhìn và các phòng học để tổ chức phụ đạo cho họcsinh yếu kém, bồi dưỡng cho học sinh giỏi.

 Học kỳ 1 trường phải dạy học ở 2 cơ sở việc quản lý dạy học và tổ chức hoạtđộng dạy học cũng gặp khó khăn

 Số giáo viên : số lượng giáo viên đáp ứng cho các bộ môn không đồng đều

 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS

 Các thiết bị dạy học : nhiều nhưng có một số thiết bị không chuẩn

 Các phương tiện giảng dạy còn thiếu: máy chiếu, máy tính xách tay để áp dụngcông nghệ thông tin để giảng dạy

 Trường THCS Lê Quí Đôn được nằm trong vùng kinh tế phát triển, các khu côngnghiệp và các dịch vụ chiếm đa số nên phần đông học sinh là con em cán bộcông chức, công nhân, người buôn bán, số nhập cư từ nơi khác đến

 Số lượng giáo viên nữ đông, một số có con nhỏ, số đông tuổi nghề còn non chưa

có nhiều kinh nghiệm

Thuận lợi thì ít mà khó khăn thì nhiều nhưng người quản lý phải nắm lấy và pháthuy tối đa sức mạnh những thuận lợi có tính quyết định đến chất lượng giáo dục, khắcphục những khó khăn tạm thời

II.3 Dựa vào các kết quả của năm học 2009-2010 những việc đã làm được và những việc chưa làm được.

1) Nề nếp học sinh : Nề nếp học sinh tiến bộ hơn, ít vi phạm nội qui, giảm so vớinăm học trước, tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học giảm tuy nhiên vẫn còn ở tỷ lệ cao

2) Kết quả học tập: năm học 2009-2010 sẽ có những biện pháp tích cực khắcphục tình trạng học sinh yếu kém có tỷ lệ cao nên tỉ lệ học sinh yếu kém giảm rõ rệt

Trang 8

3) Hoạt động các tổ chuyên môn đi vào nề nếp và đang nâng dần chất lượng sinhhoạt tổ chuyên môn Tuy nhiên, chưa thực sự đi vào chiều sâu hoạt động chuyên môn,chưa mạnh dạn trong đánh giá và nhận xét, giúp đỡ nhau trong chuyên môn nghiệp vụ,chưa mạnh dạn lọc ra những bài giảng khó truyền thụ cho học sinh để đưa ra tổ thảoluận bàn bạc.

Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế của trường, bản thân hoạch định kếhoạch phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :

1) Biện pháp thứ nhất:

a) Những văn bản mang tính pháp lý, qui chế chuyên môn phải được triển khai kịp thời

và đầy đủ nhất đến các tổ trưởng chuyên môn:

Ngay từ đầu năm Hiệu phó chuyên môn phổ biến và cập nhật đầy đủ các văn bảncủa Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT, các quy chế chuyên môn, phổ biến các biểu mẫu có tínhtiện ích cao như mẫu thống kê báo cáo về hoạt động của tổ chuyên môn, mẫu kế hoạchnăm có hình thức và nội dung khái quát, cô động những nhiệm vụ chính, biện phápchính, các chỉ tiêu thi đua của tổ cho các tổ chuyên môn (đính kèm với phụ lục a) Thường xuyên bồi dưỡng cho các tổ trưởng chuyên môn về năng lực và phẩm chấtquản lý Đóng tập các văn bản quy chế mới gửi các tổ chuyên môn Nhờ vậy, các Tổtrưởng chuyên môn tự tin hơn, chủ động sáng tạo hơn trong việc đề ra kế hoạch, nhữnghình thức và nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn hiệu quả nhất

 Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn: Phó hiệu trưởng chuyên môn phổbiến triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàntrường

Trang 9

 Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể, do tổ trưởngchuyên môn triển khai thực hiện.

 Đối với các tài liệu tham khảo: phát hành in sao cho các tổ trưởng chuyên môn đểhọc tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ quản lý

 Tham mưu với Hiệu trưởng mỗi tháng dành riêng 1 buổi Sinh hoạt chuyên môncho toàn thể Hội đồng Sư phạm (sau các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn trongtháng) Vì thực ra, xét cho cùng các nội dung và hình thức họat động của Nhàtrường là cùng hướng đến mục đích là hình thành và phát triển năng lực, phẩmchất, định hướng giá trị cho học sinh, nâng cao hiệu quả của hai hoạt động dạy –học (hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của học sinh) Vì vậy, việc dành thờigian cho hoạt động chuyên môn nhiều hơn để tạo thuận lợi cho toàn thể giáo viênđược tham gia đóng góp tích cực, cùng nhau mổ xẻ, phân tích, suy xét, tổng hợpcác vấn đề khó khăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục để đề ra những biệnpháp giáo dục hiệu quả nhất trong các hoạt động, các lĩnh vực có liên quan đếngiáo dục hình thành và phát triển nhân cách học sinh (phẩm chất và năng lực củahọc sinh) Sau đó, Phó hiệu trưởng (PHT) sẽ tổng hợp thành chương trình hànhđộng cụ thể, các thành viên hội đồng sư phạm cùng nhau thực hiện Điều này thểhiện được tính thống nhất cao trong toàn thể CB-GV-NV trong nhà trường tạothành sức mạnh đoàn kết trong sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong nhàtrường

b) Tổ chức trình bày và sắp xếp không gian và thời gian sao cho các tổ chuyên mônhoạt động có hiệu quả nhất:

 Ngoài triển khai kịp thời và đầy đủ nhất các văn bản pháp qui, những qui chếchuyên môn đến các tổ trưởng chuyên môn, còn phải chú ý đến hình thức trangtrí, trình bày trong phòng họp của giáo viên sao cho những văn bản chuyên mônquan trọng, những văn bản mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thựchiện Trong phòng họp giáo viên, dành riêng vị trí thuận lợi, thích hợp nhất chomỗi tổ chuyên môn dùng để niêm yết các văn bản, kế hoạch của tổ, ghi các nộidung thông báo của tổ sao cho giáo viên dễ nhìn thấy nhất

Trang 10

 Ngoài không gian ra, còn phải dành thời gian cho các tổ chuyên môn sinh hoạttheo như điều lệ phổ thông qui định “… Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần » cụ thể như sau:

o Tuần thứ 2 và tuần thứ 3 trong tháng các tổ sinh hoạt chuyên môn

o Sáng thứ hai hàng tuần có buổi họp giao ban trong đó có các tổ trưởngchuyên môn (nhằm kịp thời thông báo, triển khai, kiến nghị những vấn đềcấp bách về chuyên môn)

o Mỗi tháng có 1 buổi họp chuyên môn toàn trường nhằm đánh giá hoạtđộng chuyên môn tháng qua và triển khai hoạt động chuyên môn tháng tới,giải quyết những vướng mắc ở tổ chuyên môn đề nghị

Người tổ trưởng chuyên môn giữ vai trò như một nhạc trưởng điều khiển dànnhạc hòa tấu để mang lại những bản nhạc hay nhất đó là giáo dục nhân cách cho họcsinh

2) Biện pháp thứ hai: Hiệu phó chuyên môn vừa là người chỉ đạo vừa là người hỗ trợ cho các tổ chuyên môn bằng các hoạt động sau:

Phó hiệu trưởng chuyên môn xây dựng được kế hoạch hoạt động chung về côngtác chuyên môn cho cả năm học và kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng tháng (phụ lụcb), ngoài triển khai trong phiên họp chuyên môn của Hội đồng sư phạm, còn niêm yếttrên bảng để toàn thể giáo viên, các tổ trưởng học tập và thực hiện

- Sẵn sàng hỗ trợ cho các tổ chuyên môn về việc giải quyết những vướng mắctrong tổ như tổ chức đăng ký thi đua, thi chọn đội tuyển học sinh giỏi để tham gia cáccác cuộc thi từ cấp huyện đến cấp tỉnh: cuộc thi học sinh giỏi Olympic, giải toán trênmáy tính cầm tay, học sinh giỏi – Toán – giải thưởng Lương Thế Vinh, học sinh giỏi

Trang 11

Văn – giải thưởng Sao Khuê, Học sinh giỏi – giải toán trên Internet, Học sinh giỏi thínghiệm thực hành Lý, Hóa, Sinh, Hội khỏe Phù Đổng

- Tổ chức quản lý và theo dõi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên thật chặtchẽ, tham mưu với Hiệu trưởng về công tác khen thưởng khích lệ tinh thần nhiệt tìnhgiảng dạy cho giáo viên có học sinh đạt giải

- Kế hoạch hoạt động chuyên môn phải thật sát, phù hợp với đặc điểm, tình hìnhcủa trường, phải mang tính khoa học, khái quát, đầy đủ các nội dung thể hiện toàn bộ kếhoạch nhằm hoàn thành nhiệm vụ năm học của Sở GDĐT, Phòng GDĐT , Trường (phụlục c)

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về Tin học ứng dụng, lên kếhoạch, phân công giáo viên Tin học giảng dạy cho giáo viên các phần mềm phục vụ chocông tác thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, truy cập internet để thamkhảo và nghiên cứu bổ sung nguồn tư liệu cho giảng dạy, bồi dưỡng các phần mềmViolet, Powerpoint… soạn ra bài giảng điện tử có sử dụng máy chiếu Để tiến tới trongthời gian không xa giáo viên các tổ chuyên môn sẽ nhận thức rằng lợi ích và hiệu quảcủa việc sử dụng công nghệ thông tin, thật sự say mê thiết kế bài giảng điện tử thật sinhđộng để truyền thụ kiến thức một cách hiệu quả nhất làm cho học sinh hứng thú, say

mê, ham thích học Nếu có phòng học trống sẽ bố trí hẵn phòng chuyên dạy có trang bịsẵn máy chiếu và máy tính, khi dạy giáo viên chỉ có di chuyển học sinh, giáo viên lênlớp ngoài những đồ dùng dạy học cần thiết giáo viên chỉ cần sử dụng bộ nhớ ngoài làđĩa USB thật gọn nhẹ, giảm bớt việc chuẩn bị đồ dùng trực quan thật lỉnh kỉnh như bản

đồ, tranh ảnh

- Tham mưu với Hiệu trưởng và đã kết nối Internet cho các bộ phận Kế toán,Hiệu phó, Hiệu trưởng, Thư viện Riêng phòng họp giáo viên có trang bị 3 máy tính cókết nối Internet với cấu hình máy tính tốt nhất để phục vụ cho công tác truy cập, thamkhảo, nghiên cứu cho giáo viên

Trang 12

- Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thành lập đầy đủ các hồ sơ sổ sách qui địnhtrong đó có các loại sổ như: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ trong đó lưu ý đến phâncông thao giảng - dự giờ, sổ ghi biên bản họp tổ, sổ thống kê , báo cáo Đặc biệt lưu ý

kế hoạch phân công thao giảng – dự giờ: để nhằm thúc đẩy giáo viên tăng cường côngtác thao giảng dự giờ qua đó rút kinh nghiệm cho người dạy và người dự nhằm nângcao tay nghề cho giáo viên thực hiện theo chỉ tiêu của Sở GD-ĐT mỗi giáo viên dự giờ

ít nhất 2 tiết/tháng dựa theo thời khóa biểu

- Bản thân tự nghiên cứu ứng dụng phần mềm xếp thời khóa biểu để sắp xếp thờikhóa biểu thật khoa học, phục vụ cho sinh hoạt chuyên môn, hội họp, dự giờ thao giảng.Nhờ ứng dụng phần mềm xếp thời khóa biểu miễn phí có sáng tạo thêm chương trìnhkiểm tra trùng tiết nên việc xếp thời khóa biểu nhanh hơn, khoa học hơn, kịp thời giảiquyết trường hợp thay đổi phân công do giáo viên nghỉ ốm đau, thuyên chuyển côngtác, (Phụ lục d)

- Bản thân tự lập ra chương trình quản lý điểm học sinh bằng chương trình Excel

để quản lý toàn bộ điểm học sinh, sao cho giáo viên dễ sử dụng nhất nhờ đó tránh đượcnhững hiện tượng tiêu cực trong việc nâng điểm, sửa điểm sai qui chế, đồng thời thống

kê kết quả học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình chất lượng học tập của học sinh trongtừng đợt để có biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn đề ra những giải pháp tốt nhất giúp đỡhọc sinh yếu kém, nâng chất lượng học tập học sinh cho đợt lên điểm sau Đối với giáoviên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của học sinh thật kịp thời để phụ huynh theodõi và cùng với nhà trường nhắc nhở và động viên con em mình học tốt, hỗ trợ cho giáoviên để có thời gian tập trung cho công tác soạn giảng (phụ lục e)

3) Biện pháp thứ ba:

- Lên kế hoạch tổ chức báo cáo học tập chuyên đề dạy - học theo tinh thần đổi mớiphương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, có kèm theo tiết thao giảng

Trang 13

minh họa Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, vàphương pháp dạy - học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tích cực họctập của học sinh, tăng hứng thú cho học sinh trong tiết học, trực tiếp góp phần làm hạnchế học sinh nghỉ bỏ học Hiệu phó chuyên môn gợi ý cho các tổ chuyên môn nên lấycác đề tài sáng kiến kinh nghiệm do giáo viên đăng ký trong năm học hoặc các đề tài cógiải trong kỳ dự thi báo cáo và thao giảng minh họa để đồng nghiệp góp ý và xây dựngcho đề tài sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên thêm phong phú, các đồng nghiệp họctập.

- Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ chuyên môn triển khai báo cáohọc tập chuyên đề có thao giảng minh họa Kế hoạch học tập chuyên đề, thao giảngđược hiệu phó chuyên môn thể hiện kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể Bên cạnh vớiviệc tổ chức thao giảng tập trung, luôn yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện tốt kếhoạch chỉ tiêu dự giờ đã đưa ra ít nhất 2 tiết/tháng/giáo viên (tiết học có giáo viên dựgiờ sẽ thúc đẩy giáo viên soạn, giảng kỹ hơn, học sinh học nghiêm túc hơn Tất nhiênkết quả tiết học sẽ cao hơn) Đưa vào tiêu chuẩn xét thi đua hàng tháng Chỉ đạo cho tổtrưởng chuyên môn hàng tháng lên kế hoạch và phân công nhóm giáo viên dự giờ đồngnghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệmtrong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng, có nội dungnhiều

- Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công táchọc tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học, chỉ đạo các tổ trưởng

Trang 14

chuyên môn lên kế hoạch phân công giáo viên được cử đi tập huấn nghiệp vụ chuyênmôn triển khai lại cho giáo viên trong tổ.

- Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch thi giảng giáo viên giỏi vòng trườngtheo kế hoạch chung của trường, thường xuyên tạo điều kiện, động viên giáo viên đăng

ký thi giáo viên giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm Có kế hoạch giúp đỡ cho giáo viênthật cụ thể như góp ý chuyên môn, thao giảng thử, đồng nghiệp dự góp ý kiến, hỗ trợkinh phí làm đồ dùng dạy học

4) Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn

- Nhà trường lên lịch họp tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học bình quân 1 tháng tổchuyên môn họp 2 lần trong buổi chiều thứ năm

- Đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học, như thao giảng, học tậpchuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học; chuẩn bịcho việc đánh giá kiểm tra

+ Xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo vềnội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học yêu cầu tất cả các bài dạy đều được thốngnhất trao đổi trong sinh hoạt Rút kinh nghiệm qua kết quả bài kiểm tra chung 45 phút,kiểm tra học kỳ Từ đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng cao chất lượngdạy - học Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần theo chuẩn kỹ năngkiến thức mới được tập huấn trong hè, chuẩn bị cho kiểm tra sắp tới (nếu có)

+ Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…Tổ trưởngchuyên môn có các môn được phân công giảng dạy như môn Toán, môn Tiếng Anh,môn Văn (3 môn này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xếp loại học lực của học sinh,thường ở các khối lớp các em mất kiến thức cơ bản các môn học này) phải thườngxuyên nắm bắt tình hình dạy và học phụ đạo bao gồm kết quả tiếp thu của học sinh.Trường tổ chức tập trung dạy học phụ đạo giúp đỡ học sinh học các môn này

Trang 15

5) Biện pháp thứ năm: Xây dựng, bồi dưỡng cho các tổ trưởng chuyên môn về năng

lực quản lý, phong cách làm việc, giải quyết sự vụ, sự việc, những tình huống xẩy rathấu tình, đạt lý, xây dựng tổ chuyên môn thành một “gia đình” để trau dồi, chia sẻkinh nghiệm, nâng cao tay nghề, đoàn kết hướng đến mục đích chung là nâng cao chấtlượng giáo dục Tin học hóa một số công việc để giảm bớt áp lực, tạo sự hưng phấn chogiáo viên, để có những sản phẩm từ trí tuệ tốt nhất phục vụ cho công tác dạy – họctrong điều kiện về vật chất còn hạn chế

Ban giám hiệu thường xuyên chia nhau luân phiên tham dự các buổi sinh hoạtchuyên môn của các tổ Chuyên môn nhằm để nắm bắt kịp thời nội dung, tinh thần họp

tổ cũng như ý kiến của các tổ viên đồng thời thúc đẩy cho tổ trưởng chuyên môn chủđộng, phát huy vai trò quản lý tổ chuyên môn sao cho hiệu quả nhất

Cụ thể : mỗi tuần chuyên môn tham dự họp 1 tổ/1 người trong Ban giám hiệu,như vậy, Ban giám hiệu đã tham dự sinh hoạt chuyên môn được 3 tổ/tuần lễ sinh hoạtchuyên môn

6) Biện pháp thứ sáu: Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh

6.1/ NHỮNG NHẬN ĐỊNH KHÁCH QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNHGIÁ HỌC SINH:

Từ trước đến nay, giáo viên thường thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng học tậpmôn học của học sinh qua kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết Tuy nhiên, một số giáo viênchưa có sự sáng tạo trong việc thực hiện các hình thức kiểm tra này Cụ thể như: kiểmtra miệng còn thực hiện máy móc, nội dung kiểm tra chủ yếu nhắc lại các kiến thức củabài cũ Cũng chính vì điều này, học sinh có thói quen học bài thuộc lòng Còn kiểm tra

15 phút thực tế giáo viên thường sử dụng với mục đích chính là thực hiện theo quy địnhcủa kế hoạch dạy học để lấy cho đủ số điểm quy định, nên tác dụng đích thực của loạibài này chưa phát huy đầy đủ Ở dạng bài kiểm tra 1 tiết cũng vậy, tuy được thực hiệnkhá đầy đủ và có ý thức trách nhiệm, nhưng nội dung kiểm tra không bảo đảm được sốlượng và chất lượng Về nội dung, gần đây giáo viên đã quan tâm đánh giá kỹ năng,

Trang 16

nhưng chưa thường xuyên Giáo viên thường chỉ kiểm tra một vài nội dung cho là quantrọng, học sinh có thể đoán, sau đó học tủ, học vẹt

Trong nhà trường hiện nay, việc xếp loại đánh giá năng lực và báo cáo kết quả, thànhtích học tập của học sinh, dạy học của giáo viên, kết quả thi đua của lớp được căn cứtrên điểm số Vì chạy theo điểm số, giáo viên chỉ chú trọng dạy, học sinh học những gì

sẽ kiểm tra, thi, bỏ qua những những nội dung kiến thức kỹ năng không phục vụ cho thi

cử Hậu quả, kết quả kiểm tra khó đo lường và phản ánh đúng năng lực, trình độ họcsinh

Các tổ chuyên chuyên môn chưa thực sự mạnh dạn và tích cực thay đổi cách kiểm tra,đánh giá và cứ kiểm tra đánh giá theo lối mòn vì vậy tổ chức điều khiển học sinh chưacao Học sinh tiếp thu bài học một cách thụ động, không kích thích được sự phát triển

tư duy

Các câu hỏi kiểm tra miệng và 15 phút thường giáo viên chuẩn bị không kỹ hoặc sưutầm trên mạng nhưng chưa thực sự quan tâm và đặt vấn đề đưa ra những câu hỏi phảnbiện để khi đưa ra kiểm tra học sinh không phù hợp, không đánh giá được kỹ năng tiếpthu và vận dụng kiến thức của học sinh

6.2/ NHỮNG CHỈ ĐẠO CỤ THỂ VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HẦU HẾTCÁC MÔN, ĐẶC BIỆT CHÚ TRỌNG CÁC MÔN XÃ HỘI NHƯ : NGỮ VĂN, SỬ,ĐỊA , GIÁO DỤC CÔNG DÂN,

1) Triển khai các nội dung văn bản:

Đầu năm học, nhà trường tiến hành lọc và chọn các văn bản để triển khai cho giáo viên

ở các tổ chuyên môn như:

 117/TB-BGDĐT về: “Thông báo: Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại hội thảo “Chỉ đạo quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông”

Trang 17

 Số 287/TB-BGDĐT về thông báo: Kết luận của thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội thảo về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp

2) Một số gợi ý về thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá:

Đối với kiểm tra miệng, không nhất thiết phải kiểm tra đầu mỗi tiết học Vì như thế vừamất thời quan, vừa mang tính công thức thủ tục và đặt học sinh vào tình thế căng thẳng,bắt buộc học để đối phó Thay vào đó, giáo viên có thể linh hoạt về thời gian và hìnhthức kiểm tra Cụ thể như, trong quá trình giảng bài mới, khi cần liên hệ đến kiến thứccủa bài học các tiết trước, giáo viên nêu câu hỏi, sau đó gọi học sinh phát biểu, giáoviên nhận xét và cho điểm Nội dung kiểm tra, không chỉ kiểm tra bài tiết học trước, màgiáo viên có thể kết hợp vừa kiểm tra bài cũ, vừa kiểm tra phần chuẩn bị bài mới Trongquá trình dạy, có những câu hỏi cần học sinh tư duy trả lời, nếu các em trả lời đúng,giáo viên vẫn cho điểm 10 Tất nhiên, phải có câu hỏi đánh giá về kỹ năng của học sinh

Đối với môn Ngữ văn:

Đối với kiểm tra 15 phút, vừa kiểm tra nội dung vừa kết hợp thực hành, vận dụng vàoviết đoạn văn với vấn đề mang tính xã hội được mọi người quan tâm, như: vấn đề môitrường, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Giáo viên còn cho điểmhọc sinh tham gia trả lời những câu hỏi nâng cao để khuyến khích học sinh; cho điểmnhững bài sưu tầm, tranh ảnh phục vụ cho tiết học Kiểm tra học kỳ có trắc nghiệm từ3-4 điểm, tùy theo khối lớp, đề ra có ma trận nhưng mới chỉ ở mức ban đầu

Đối với môn Địa:

Để tránh kiểu học tủ, học vẹt của học sinh, nội dung kiến thức kiểm tra trọng tâm cùngvới khả năng liên hệ thực tế, làm, học sinh biết sử dụng mô hình, đọc bản đồ, lược đồ giáo viên kiểm tra kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh

Đối với môn lịch sử

Việc ra đề kiểm tra có sự phân bố tỷ lệ phù hợp giữa các câu hỏi ở mức độ nhận biết(55-60%), thông hiểu (25-30%), vận dụng (15-20%)

Trang 18

Sử dụng các sơ đồ và lược đồ để minh hoạ, phân tích.

Các kiến thức, nội dung mang tính lịch sử Tránh kiểm tra một cách khô khan như kiểmtra bài học về môn Chính trị

Đối với môn GDCD:

Tổ chức cho học sinh dàn dựng, đóng kịch sắm vai theo từ từng nhóm theo từng tìnhhuống sau đó giáo viên có thể đánh giá và cho điểm cả nhóm

Giáo viên nên đặt ra nhiều tình huống diễn ra trong thực tế cuộc sống để các em tự vạch

ra biện pháp xử lý tình huống làm cho tiết học trở nên sinh động hơn

Đối với các môn khác: cũng tương tự phải tự thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá

học sinh không nên quá gò bó, cứng ngắt, mà phải linh hoạt Có nhiều hệ thống câu hỏithích hợp

Nói tóm lại, giáo viên từng bộ môn tuỳ theo đặc trưng của bộ môn mà mình có thể thayđổi cách thức kiểm tra đánh giá qua kỹ năng hiểu và vận dụng kiến thức trong thực tiễnvới nội dung từng kiểu bài lên lớp thật linh hoạt để tạo không khí lớp học sinh động, vui

tươi, phấn khởi cũng cần có những câu hỏi kiểm tra đánh giá dành riêng từng đối

tượng học sinh để khuyến khích các em cùng tham gia đóng góp bài học

Những chỉ đạo về biện pháp hình thức nội dung đổi mới về kiểm tra đánh giá học sinh

đề nghị các tổ chuyên môn nghiêm túc đem việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh rathảo luận trong tổ chuyên môn Nhằm đưa ra những cách thức chung về kiểm tra, đánhgiá học sinh theo từng môn học nhằm góp phần nâng chất lượng giáo dục

7) Biện pháp thứ 7: Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ cho giáo viên

trong tổ trong một tháng Do đặc điểm số lớp nhiều : 38 lớp, với 79 giáo viên trực tiếpđứng lớp, số học sinh trong lớp đông, Hơn nữa, để thúc đẩy giáo viên và học sinh giảngdạy và học tốt, giáo viên chuẩn bị bài tốt hơn, học sinh học nghiêm túc hơn (vì có giáoviên dự giờ), việc dự giờ của giáo viên trong tổ có kế hoạch và chủ động hơn Qua đó,giáo viên có điều kiện trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau góp phần nâng cao chất

Trang 19

lượng giáo dục , mỗi tổ phải lên được bảng kế hoạch phân công dự giờ giáo viên hàngtháng (phụ lục f)

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

I/.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :

Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện bước đầu thu được những kếtquả Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ, nhómchuyên môn, và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:

- Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tínhchất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặctrưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học

- Các tổ chuyên môn nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong công tác, chủ độngvạch ra kế hoạch phù hợp với thực lực của tổ

- Nội dung công việc của tổ chuyên môn nhiều hơn nhưng nhờ sự hỗ trợ của các phầnmềm ứng dụng như quản lý điểm, được sự tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và các phầnmềm hỗ trợ cho công việc soạn giảng, nhờ có các loại sổ sách , biểu mẫu (như đã trìnhbày) in sẵn, phát cho từng tổ Do đó, khá thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nộidung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễtheo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy - học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp

- Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo đượctính chủ động sáng tạo trong hoạt động của từng tổ chuyên môn phù hợp với đặc trưngcủa bộ môn

- Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc:

+ Về phía cá nhân:

Số tiết giáo viên sử dụng bài giảng điện tử (máy chiếu và máy tính) tích cực hơn, say

mê hơn, nhiều hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành nhu cầu và say mê của

Trang 20

giáo viên, có những giáo viên trước đây chưa từng sử dụng máy chiếu và máy tính đểgiảng dạy thì nay say mê hơn.

Thành tích của các cá nhân trong tổ chuyên môn đã được nâng lên rõ rệt

Năm học Giáo viên giỏi và

chiến sĩ thi đua cơ sở

Giáo viên đạt lao động tiên tiến, huyện, Sở GDĐT

Trang 21

Năm học Số giỏi cấp tỉnh Học sinh giỏi Học sinh tiên tiến Lên lớp thẳng

2008 – 2009 4 165(10,7%) 360 (23,3%) 1156 (74,7%)

2009 – 2010 5 201(13,1%) 461(30,1%) 1344(87,44%)Học kỳ I – 2010-

II BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

Bản thân tôi qua thực tế công tác quản lý được 4 năm , đã rút ra các bài học kinhnghiệm trong công tác chỉ đạo chuyên môn trong trường trung học cơ sở như sau:

- Hiệu phó chuyên môn vừa là người chỉ đạo vừa là người hỗ trợ nhiệt tình cho tổtrưởng chuyên môn, làm việc phải có kế hoạch gồm có kế hoạch chung năm học, kếhoạch cụ thể năm học, kế hoạch từng tháng (Riêng kế hoạch từng tháng có đánh giá,nhận xét, kiểm điểm công việc của tháng qua) những kế hoạch ấy phải thật khoa học,kịp thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xâydựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi

- Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ chuyênmôn hoạt động Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ, nhóm chuyên môn, tránh nặng

về giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội dungnhằm nâng cao chất lượng dạy - học

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học là một trong công tác quan trọng nhất củangười làm công tác quản lý; do vậy cần tập trung xây dựng và có nhiều biện pháp phùhợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất Từ đó, mới có các giải pháp đúng,khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học

- Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời Từ đó,điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp

- Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao chất lượng dạyhọc là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác quản lý trường học

Trang 22

- Nhà trường cần hỗ trợ và tạo điều kiện thật thuận lợi cho giáo viên và tổ chuyên mônhoạt động với khối lượng công việc ngày càng nhiều.

- Bổi dưỡng năng lực và phẩm chất cho tổ trưởng chuyên môn

Trang 23

PHỤ LỤC APhịng GD-ĐT Bến Cát CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LÊ QUÍ ĐƠN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tổ : Bến Cát, ngày _ tháng _ năm _

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MƠN

Năm học 2010-2011

- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học _ của Trường THCS

Lê Quý Đơn

- Căn cứ vào tình hình thực tế

Tổ : _ đề ra những nội dung kế hoạch như sau:

A ĐẶC ĐIỂM – TINH HÌNH CHUNG CỦA TỔ

1) Danh sách các thành viên

Trang 24

STT HỌ VÀ TÊN GV

HỆ Đ.TẠO MÔN

PHÂN CÔNG GIẢNG DẠY

2) Tình hình chung:

a) Mặt mạnh:

_ _ _

b) Mặt hạn chế:

_ _ _

B CÔNG TÁC CỤ THỂ:

I/ CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG

_

Trang 25

II/ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

1) Về thực hiện hồ sơ sổ sách chuyên môn của tổ và cá nhân

_2) Về công tác soạn giảng:

3) Thao giảng, dự giờ: (tiết/năm/GV (HKI, HKII))

- Thao giảng :

_

Dự giờ :

- 4) Bồi dưỡng học sinh thi thực hành Lý, Hoá, Sinh, giải toán trên máy tính CaSiO, Thi HS giỏi Olympic lớp 9, Thi Olympic Toán – Giải thưởng Lương Thế Vinh, thi Olympic Văn – Tiếng Việt – giải thưởng Sao Khuê

STT HỌ TÊN HỌC SINH LỚP MÔN GV HƯỚNG

DẪN

THỜI GIANBỒI DƯỠNG

Trang 26

5) Viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

HOÀN THÀNH

6) Thi giáo viên giỏi

7) Làm đồ dùng dạy học:

HOÀN THÀNH

8) Kế hoạch kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ giáo viên trong tổ:

Tháng Tuần Số lượng GV được kiểm tra, dự giờ GHI CHÚ

Trang 27

9) Chỉ tiêu phấn đấu của bộ môn: (Tỉ lệ % HS đạt giỏi, khá, TB, yếu)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ (Kể cả chuyên đề của tổ)

1) Báo cáo chuyên đề: (2 chuyên đề)

Tên đề tài 1 :

Người báo cáo: _Thời gian báo cáo: _Tên đề tài 2:

Người báo cáo: _Thời gian báo cáo: _ 2) Các chuyên đề hoạt động ngoại khoá khác

IV/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỦA TỔ TRƯỞNG:

Trang 28

V/ CÔNG TÁC THI ĐUA

Đăng ký danh hiệu thi đua:

Số: 02 /KH-THCS LQĐ Mỹ Phước, ngày 26 tháng 8 năm 2010

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2010-2011

A NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC :

Trang 29

I - Từ đặc điểm, tình hình của trường THCS Lê Quý Đôn trong năm học 2010-2011:

1/ Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học :

Tổng số phòng học : 23 phòng Trong đó, 5 phòng học ở cơ sở 2 (Trung tâmGDTX- DN Bến Cát)

Máy Photocopy : 2 trong đó có 1 máy vừa in và photo

Máy chiếu Projector : 3 (02 sử dụng tốt)

Máy tính xách tay : 02

Về quy mô trường, lớp : gồm có 38 lớp (vượt tiêu chuẩn của trường loại 1), sốhọc sinh trong mỗi lớp từ 45 học sinh trở lên đối với các lớp 6 các lớp con lạikhoảng trên dươi 40 học sinh

Ngày đăng: 04/02/2015, 19:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w