1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Giáo trình môn học Quản lý đổi mới

31 910 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 756,5 KB

Nội dung

Đổi mới có tầm quan trọng đang gia tăng và thay đổi như một nguồn lực của lợi thế cạnh tranh và phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, cho đến nay thuật ngữ “đổi mới” và “hệ thống đổi mới” là những thuật ngữ không mới nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi và có nhiều cách hiểu khác nhau.

Trang 1

Mục lục

Mục lục 1

CHƯƠNG 1 TỔNG LUẬN VỀ ĐỔI MỚI 2

1 Khái niệm đổi mới 2

2 Phân loại đổi mới 5

3 Đặc trưng cơ bản của đổi mới 6

3.1 Tính tổng thể 6

3.2 Tính thị trường 6

3.3 Tính đa dạng 6

3.4 Về tính không tuần tự 7

3.5 Tính hệ thống 7

3.6 Tính phức tạp 7

3.7 Khả năng tự tiến hóa và tự tổ chức 8

3.8 Doanh nghiệp là chủ thể và là trung tâm của các hoạt động đổi mới 8

4 Tác động của đổi mới 9

5 Hệ thống đảm bảo cho đổi mới 10

6 Mô hình quá trình đổi mới 10

CHƯƠNG 2 TỔNG LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI 11

1 Khái niệm hệ thống đổi mới 11

1.1 Khái niệm hệ thống 11

1.2 Khái niệm Hệ thống đổi mới 12

2 Chức năng của hệ thống đổi mới 13

2.1 Chức năng chính của Chính phủ 13

2.2 Chức năng thực hiện 14

3 Top down và Bottom up 15

3.1 Khái niệm 15

3.2 Các cách tiếp cận 15

3.3 Tiếp cận môi trường 20

3.4 Các tác nhân 21

3.5 Các nmối liên hệ 22

3.5.1 Hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp 22

3.5.2 Quan hệ hàn lâm – công nghiệp 22

3.5.3 Truyền bá công nghệ 24

3.5.4 Huy động và sử dụng cán bộ 25

CHƯƠNG 3 ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẬP TRUNG VÀO DOANH NGHIỆP 26

1 Khái quát về hoạt động KH&CN và đổi mới, Quản lý KH&CN và quản lý đổi mới 26

1.1 Phân biệt hoạt động đổi mới và hoạt động KH&CN 26

1.2 Sự khác biệt giữa Quản lý đổi mới và quản lý KHCN 26

1.3 Khái quát về Doanh nghiệp KHCN 27

1.4 Thực trạng Đổi mới cơ chế quản lý KHCN 27

2 Đổi mới cơ chế Quản lý KHCN tập trung vào DN 28

2.1 Tại sao đổi mới cơ chế quản lý KH&CN lại tập trung vào doanh nghiệp? 28

2.2 Các biểu hiện 29

3 Kinh nghiệm của Trung Quốc 29

4 Kết luận, khuyến nghị 30

Trang 2

CHƯƠNG 1 TỔNG LUẬN VỀ ĐỔI MỚI

Đổi mới có tầm quan trọng đang gia tăng và thay đổi như một nguồn lựccủa lợi thế cạnh tranh và phát triển của tổ chức Tuy nhiên, cho đến nay thuậtngữ “đổi mới” và “hệ thống đổi mới” là những thuật ngữ không mới nhưng vẫncòn gây nhiều tranh cãi và có nhiều cách hiểu khác nhau

1 Khái niệm đổi mới

Theo cách hiểu truyền thống và mang tính học thuật về phân công laođộng trong xã hội có nhiều loại hoạt động mang tính chuyên môn hóa như hoạtđộng NCKH, phát triển công nghệ, sản xuất kinh doanh, thương mại và nhiềuloại hoạt động xã hội khác Mỗi một loại hoạt động xã hội này có những đặcđiểm riêng về mục đích, phạm vi và chịu sự chi phối của những quy luật nội tại,đặc thù và được tiến hành bới một đội ngũ chuyên gia trong những tổ chức độclập

Đặc điểm chủ yếu của quan niệm và tổ chức hoạt động KH &CN truyềnthống này là chuyên môn hóa, bên cạnh nhau, tuần tự của các hoạt động trongchuỗi NC&PT theo một chiều duy nhất đi từ nghiên cứu cơ bản đến phát triểncông nghệ rồi đưa vào ứng dụng trong sản xuất Mô hình tuyến tính này vẫn tồntại, ít nhất trong tư duy, quan niệm của nhiều nhà KH&CN và cả giới lãnh đạo,quản lý tại nhiều tổ chức và quốc gia, nhất là ở các nước đang chuyển dổi do ảnhhưởng của mô hình kế hoạch hóa tập trung kiểu Liên Xô trước đây

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế mà quan niệm này có được như manglại năng suất cao thì nó cũng dẫn đến những tách biệt thái quá và gây khó khăncho liên kết các hoạt động NC&PT, đồng thời dẫn đến những sai lầm trongchiến lược và chính sách đầu tư và phát triển KH&CN tại một số quốc gia đangphát triển

Quan niệm và mô hình tổ chức hoạt động KH&CN theo kiểu chuyên mônhóa và tuyến tính đã dẫn đến máy móc, đơn điệu và sai lầm trong hoạch địnhchiến lược và chính sách đầu tư cho KH&CN, gây khó khăn cho quản lý và điềuphối, giảm hiệu quả và gây lãng phí lao động xã hội

Những năm gần đây, nhiều nỗ lực về phương pháp đã được dành cho cácbiện pháp gắn kết, liên kết các hoạt động NC&PT với sản xuất, thương mại vàdịch vụ xã hội nhưng chưa dẫn đến những chuyển biến đột phá trong nâng caohiệu quả đầu tư và hiệu lực quản lý NC&PT Nguyên nhân quan trọng là do vẫnduy trì khuôn khổ của mô hình tuyến tính trong liên kết các hoạt động NC&PTđược chuyên môn hóa với các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ xã hộikhác

Trang 3

Sự xuất hiện của khái niệm đổi mới (Innovation) thể hiện một cách tiếpcận mới đối với các hoạt động NC&PT Theo đó, các hoạt động NC&PT, nhânlực NC&PT, tổ chức NC&PT chuyên môn hóa không được quan niệm là đốitượng riêng biệt và duy nhất cho quản lý và chính sách NC&PT Đối tượng củaquản lý và chính sách NC&PT truyển thống được xác định là các hoạt động đổimới và các hệ thống đổi mới.

Thuật ngữ đổi mới đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX khi nhà kinhtế học Schumpeter (1911) đã phân biệt giữa việc hình thành một ý tưởng cho sảnphẩm hoặc qui trình (phát minh/sáng chế) và việc ứng dụng ý tưởng đó đến quátrình kinh tế (đổi mới) Có thể thấy, điểm xuất phát của cách tiếp cận mới là nằmtrong sự phân biệt giữa đổi mới (Innovation) và phát minh (Invention) Nếu nhưphát minh là kết quả của các hoạt động R&D, là việc đưa ra và thực hiện một ýtưởng mới, phát hiện ra cái có thể về mặt kỹ thuật, hoặc khoa học thì đổi mới lại

là cả một quá trình: "Chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới/hoàn thiện để đưa ra

thị trường, thành một quy trình được đưa vào hoạt động hoặc được hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra một cách tiếp cận mới trong các dịch vụ xã hội" Nói theo Arthur J Carty: "Đổi mới là một quá trình năng động, bao gồm trong đó các hoạt động phát minh khoa học, nghiên cứu ứng dụng, triển khai, đào tạo, đầu tư, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm." Và như tác giả Smail-

Ait-El-Hadj đã viết: "Đổi mới là chỗ gặp nhau giữa cái có thể về mặt kỹ thuật

với cái có thể về mặt kinh tế - xã hội (KT-XH)"

Đến năm 1939 Schumpeter mở rộng khái niệm đổi mới như là tập hợp cácchức năng mới trong sản xuất, bao gồm cả tạo ra hàng hoá mới, hình thái tổchức mới (như sáp nhập), mở ra những thị trường mới, sự kết hợp các nhân tốtheo một cách mới hoặc tiến hành một sự kết hợp mới Lundvall (1992), Elam(1992) cũng có những quan điểm tương tự

Nelson và Rosenberg (1993), Carlsson và Stankiewicz (1995) xác định

đổi mới theo một khái niệm rộng bao gồm các qui trình mà các doanh nghiệp

làm chủ và đưa vào thiết kế những sản phẩm và qui trình chế tạo mới đối với các doanh nghiệp, bất luận mới ở quy mô quốc tế hoặc quốc gia Ở đây khái

niệm đổi mới không chỉ là việc giới thiệu một công nghệ lần đầu tiên mà còn làsự truyền bá các công nghệ đó

Edquist (1997) đưa ra khái niệm đổi mới như là việc đưa ra nền kinh tế tri

thức mới hoặc sự kết hợp mới của những tri thức đang có Điều này có nghĩa là

đổi mới được xem xét chủ yếu như là kết quả của qui trình học hỏi có tương tác.Mặc dầu trong nền kinh tế sự tương tác những phần tri thức khác nhau đượcthực hiện theo các cách mới để tạo ra tri thức mới, hoặc đôi khi là các qui trình,sản phẩm mới Những tương tác như vậy không chỉ diễn ra trong mối liên quanđến NC&PT mà còn liên quan đến những hoạt động kinh tế thường nhật như

Trang 4

việc mua bán, sản xuất và marketing Sự tương tác xuất hiện trong các doanhnghiệp (giữa các cá nhân hoặc phòng ban khác nhau), giữa các doanh nghiệp vớingười tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp khác nhau hoặc giữa doanh nghiệp vớicác tổ chức khác thậm chí cả cơ quan công quyền

Tóm lại, mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau, khái niệm về đổi

mới bao gồm việc đưa ra được sản phẩm/qui trình mới mang lại lợi ích trên thị

trường Với cách hiểu như vậy thì định nghĩa của OECD (2005) có thể xem là

khá đầy đủ (NISTPASS, 2005): Đổi mới sản phẩm và qui trình công nghệ bao

gồm các sản phẩm và qui trình mới về công nghệ được thực hiện và cải tiến công nghệ đáng kể trong sản phẩm và qui trình Một đổi mới sản phẩm và qui

trình công nghệ được thực hiện nếu nó đưa được ra thị trường (đổi mới sảnphẩm) hoặc được sử dụng trong qui trình sản xuất (đổi mới qui trình) Đổi mớisản phẩm và qui trình công nghệ bao gồm một loạt các hoạt động khoa học,công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại

Tóm lại: Đổi mới là kết quả cuối cùng của hoạt động đổi mới dưới dạng sản phẩm mới, sản phẩm hoàn thiện, quá trình CN mới hoặc được hoàn thiện dịch vụ mới

Hoạt động đổi mới là hoạt động sử dụng và thương mại hóa kết quả NC-TK nhằm tạo ra sản phẩm và dich vụ mới có sức cạnh tranh trên thị trường.

Quá trình đổi mới là quá trình có liên quan tới việc tạo ra, nắm vững và phổ cập các đổi mới Đây có thể là quá trình tuyến tính hoặc phi tuyến theo

mô hình công nghệ đẩy hoặc thị trường kéo hoặc cả hai

Doanh nghiệp thực hiện đổi mới sản phẩm và qui trình công nghệ là đơnvị đã thực hiện các sản phẩm hoặc qui trình mới về công nghệ hoặc cải tiến đángkể về công nghệ trong khoảng thời gian nhất định được xét Để đổi mới thànhcông (đưa sản phẩm mới ra thị trường hoặc qui trình mới được áp dụng trongsản xuất), doanh nghiệp cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau tuỳ thuộc vàobản chất của đổi mới đó Tuỳ thuộc tính chất các hoạt động này được phânthành:

Thứ nhất là tiếp nhận và tạo tri thức phù hợp mới đối với doanh nghiệp

- NC&PT;

- Tiếp nhận công nghệ và bí quyết tách rời dưới dạng sáng chế, giấy phép,bí quyết được công bố, thương hiệu, thiết kế, khuôn mẫu, dịch vụ máy tính vàcác dịch vụ KH&CN khác liên quan đến việc thực hiện đổi mới;

- Tiếp nhận công nghệ gắn kèm dưới dạng máy móc, thiết bị với tính năng

Trang 5

Thứ hai là các khâu chuẩn bị sản xuất

-Trang bị máy móc và xây dựng công nghiệp: các thay đổi trong thủ tục,phương pháp và tiêu chuẩn về sản xuất và kiểm soát chất lượng và các phầnmềm cần thiết để tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến về công nghệ, hoặc để sửdụng qui trình mới hoặc cải tiến về công nghệ;

- Thiết kế công nghiệp: các sơ đồ và bản vẽ nhằm xác định các thủ tục,tính năng kỹ thuật và đặc điểm vận hành cần thiết cho việc sản xuất các sảnphẩm mới về công nghệ và thực hiện các qui trình mới;

- Tiếp nhận các tư liệu sản xuất khác: tiếp nhận nhà xưởng, máy móc,công cụ, thiết bị tuy không có cải tiến về tính năng công nghệ nhưng cần thiếtcho việc thực hiện các sản phẩm hoặc qui trình mới hoặc cải tiến về công nghệ;

- Khởi động sản xuất: điều chỉnh sản phẩm hoặc qui trình, đào tạo lạinhân viên về kỹ thuật mới hoặc cách sử dụng máy móc mới và bất kỳ sản xuấtthử nào chưa được tính vào NC&PT

Thứ ba là tiếp thị các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm được cải tiến: cáchoạt động liên quan đến việc chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới hoặc cải tiếnvề công nghệ như nghiên cứu sơ bộ thị trường, thử nghiệm thị trường, quảng cáogiới thiệu sản phẩm song không bao gồm việc xây dựng các mạng lưới phânphối để tiếp thị đổi mới

2 Phân loại đổi mới

Tùy thuộc vào dấu hiệu phân loại chúng ta có rất nhiều loại đổi mới khác nhau:

Tính chất đổi mới 1 Đổi mới tiệm tiến (incremental inn.)

2 Đổi mới xuyên xuất lĩnh vực (radical inn.)

3 Đổi mới hệ thống công nghệ

4 Đổi mới hình thái KT-CN (paradigma)Trình độ đổi mới 1 Đổi mới cơ bản

2 Đổi mới theo sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sảnxuất

Đổi mới theo từng khâu

của quá trình nghiên cứu

– sản xuất

1 Đổi mới môi trường nghiên cứu

2 Đổi mới trong nghiên cứu thị trường

3 Đổi mới trong chuẩn bị sản xuất, nắm vững

Trang 6

công nghệ mới

4 Đổi mới các khâu cung cấp dịch vụ khoa họccông nghệ

Theo quy mô đổi mới 1 Đổi mới ở tầm quốc tế, khu vực

2 Đổi mới trong nước, ngành, doanh nghiệp…

Đổi mới theo ngành kinh

tế quốc dân

1 Đổi mới giáo dục

2 Đổi mới xã hội

3 Đổi mới văn hóa…

Theo lĩnh vực đổi mới 1 Đổi mới trong nội bộ doanh nghiệp

2 Đổi mới chuyên để bánTheo tần suất đổi mới 1 Đổi mới đơn lẻ

2 Đổi mới phổ dụng (lan tỏa)Theo dấu hiệu quản lý đổi

mới

1 Đổi mới quản lý khoa học công nghệ

2 Đổi mới quản lý hệ thống đảm bảo

3 Đổi mới trong chủ thể quản lýTheo quy trình đổi mới 1 Đổi mới công nghệ

2 Đổi mới quy trìnhTheo đổi mới sản phẩm 1 Đổi mới hàng hóa

2 Đổi mới dịch vụ

3 Đặc trưng cơ bản của đổi mới

3.1 Tính tổng thể

Đổi mới được quan niệm là một hoạt động tổng thể bao gồm nhiều loạihoạt động khác nhau từ NC&PT đến thiết kế, chế tạo, sản xuất, thương mại hóa,trao đổi và tiêu dùng sản phẩm mới và dịch vụ mới trên thị trường

3.2 Tính thị trường

Một ý tưởng hay một dự án chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ được xemlà đổi mới khi một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình công nghệ mới được đưa ra

Trang 7

thị trường và được thị trường chấp nhận, được mua – bán và sử dụng trong xãhội Thị trường, lợi nhuận vừa là mục đích vừa là động lực chủ yếu, trực tiếpcủa hoạt động đổi mới.

3.3 Tính đa dạng

Hoạt động đổi mới so với hoạt động NC&PT truyển thống, chuyên mônhóa đa dạng và phong phú hơn Nó có thể diễn ra ở các tổ chức NC&PT vàngoài NC&PT Nó có thể diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp với quy môkhác nhau từ các tập đoàn đến các công ty vừa và nhỏ Hoạt động đổi mới cũngcó thể diễn ra khắp các vùng, các khu vực

3.4 Về tính không tuần tự

Đổi mới là loại hoạt động không diễn ra theo một trình tự đã định, biếttrước nghĩa là bắt đầu từ nghiên cứu tìm ra quy luật, nguyên lý khoa học, rồitrên cơ sở đó phát triển công nghệ sau đó mới đưa công nghệ vào sản xuất đưa

ra sản phẩm và dịch vụ mới

Mô hình hoạt động đôi mới theo tuyến tính

Trong hoạt động đổi mới có thể tiến hành theo mô hình tuyến tính hoặctheo mô hình phi tuyến tính Do đó, đổi mới có thể bắt đầu từ bất kỳ một côngđoạn nào trong chu trình trên

3.5 Tính hệ thống

Với chủ thể là doanh nhân và doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận, hoạtđộng đổi mới là loại hoạt động mang tính hệ thống, diễn ra thông qua hệ thốngbao gồm nhiều tác nhân tham gia và quan hệ giữa tác nhân với nhau trong quátrình tạo ra tri thức mới, sản phẩm và dịch vụ mới Thành phần các tác nhântham gia hoạt động đổi mới bao gồm các nhà doanh nghiệp, nhà KH&CN, các

Nghiên cứu

Triể

n khai

Ứng

dụng

Thiết kế thử nghiệm Sản xuất thử

nghiệm

Chuẩ

n bị

sản xuất

Thử nghiệm thị

trường

Sản xuất 0

Sản xuất đại trà

Tiêu thụ

bả

n

Trang 8

cơ quan quản lý nhà nước, các thiết chế thị trường (tổ chức và luật lệ), nhà sảnxuất, khách hàng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ đổi mới.

3.6 Tính phức tạp

Như là hệ quả của các đặc tính tổng thể, tính không tuần tự và tính hệthống, hoạt động đổi mới có cấu trúc phức tạp, rất khó đo lường, không thể ápdụng các phương pháp giản quy hoặc các chỉ số thô sơ để đánh giá và dự báo.Tính phức tạp của hoạt động đổi mới thể hiện ở số lượng các tác nhân tham giavà sự đan xen cũng như chiều hướng của các tương tác diễn ra trong quá trìnhđổi mới; đồng thời thể hiện ở bản chất rất bất định không thể dự báo, đoán trướcthời điểm xảy ra, phạm vi ảnh hưởng, tác động của đổi mới đến các lĩnh vực đờisống xã hội, kinh tế, môi trường

3.7 Khả năng tự tiến hóa và tự tổ chức

Đây là đặc tính quan trọng của hoạt động đổi mới Tuy có cấu trúc phứctạp nhưng được quan niệm giống như các cơ thể sống, hoạt động đổi mới có khảnăng tự tổ chức, tự liên kết, tự tìm đến những đối tác cần thiết để tạo gắn cungvới cầu, gắn công nghệ với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà không cần có sự canthiệp từ bên ngoài và tự tiến hóa trong các môi trường thể chế xã hội khác nhau.Sự can thiệp hành chính, máy móc của các cơ quan quản lý thường cản trở dokhông nuôi dưỡng và phát huy khả năng tự tổ chức của các hoạt động đổi mới.Về cơ bản, đổi mới là hoạt động tự diễn ra, tự tổ chức và nhà nước chưa bao giờlà chủ thể của hoạt động đổi mới

3.8 Doanh nghiệp là chủ thể và là trung tâm của các hoạt động đổi mới

Khác với các hoạt động NC&PT chuyên môn hóa, chủ thể của hoạt độngđổi mới không phải là các nhà KH&CN, các tổ chức NC&PT mà là các doanhnhân và doanh nghiệp Có thể hình dung doanh nhân và doanh nghiệp là “đầutàu” của hoạt động đổi mới, là chủ thể đầu tư cho hoạt động đổi mới, là ngườiđặt ra nhu cầu và huy động, tổ chức, liên kết các tác nhân liên quan trong đó cócác nhà KH&CN tham gia hoạt động đổi mới

Trang 9

Hệ thống đổi mới theo OECD

Như vậy, đổi mới là hoạt động tìm kiếm và theo đuổi lợi nhuận của cácdoanh nghiệp và doanh nhân trên thị trường thông qua quá trình tạo ra nhữngsản phẩm và dịch vụ mới được thị trường chấp nhận Đó là một tổng thế baogồm nhiều loại hoạt động xã hội rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhaunhư nghiên cứu, triển khai công nghệ, thiết kế chế tạo, tiếp thị và thương mạihoá, giáo dục, đào tạo được tiến hành bởi hàng loạt tổ chức, tác nhân liên quannhư viện NC&PT, doanh nghiệp, trường ĐH, cơ quan quản lý nhà nước, hiệphội nghề nghiệp,v.v… Hệ thống các tác nhân và quan hệ diễn ra trong hoạt độngđổi mới có cấu trúc phức tạp, diễn tiến không tuần tự nhưng có khả năng tự tổchức, tự liên kết, tự tiến hoá đòi hỏi những môi trường và thiết chế quản lý thíchhợp, những không gian liên kết đủ rộng để có thể diễn 1

1 Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Hồng Việt 2006 Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết đổi mới (theory innovation) trong đánh giá và dự báo công nghệ ở Việt Nam Báo cáo đề tài cấp cơ sở năm 2005, NISTPAS.

Môi trường quốc tế

Công nghiệp

Doan

h nghiệp

Chính phủ

Các chính sách

Hệ thống

Hạ tầng KH&CNCác trường

Đại học

Các viện N/

C

Trang 10

4 Tác động của đổi mới

Tác động ở đây được hiểu như là một hiệu quả, một kết quả của đổi mớimang lại

Các nhóm, yếu

tố tác động

Tác động cản trở Tác động tích cực

Kinh tế – công

nghệ

-Không đủ tàichính

-Không có dự trữcông nghệ

Có đầy đủ tài chính, công nghệ và dự trữcông nghệ

Ở Việt Nam tồn tại một loạt các tổ chứcKHCN như các trường đại học, các việnnghiên cứu để tiến hành nghiên cứu vàsản xuất, ứng dụng công nghệ được gọilà dự trữ công nghệ nhằm thay đổi mặthàng và cạnh tranh đối thủ

Pháp lý Hệ thống các bảo

đảm, pháp lý yếu,thiếu

Hệ thống pháp lý bảo đảm tính hướngdẫn, đảm bảo đổi mới

Tổ chức quản lý Quá tập trung

quan liêu, bao cấp,cứng nhắc

Các cơ chế mềm dẻo, thay đổi phù hợpvới cơ chế tập trung, dân chủ, luôn điềuchỉnh, coi trọng tự chủ của doanh nghiệp,cộng đồng

Tâm lý xã hội chống lại đổi mới

và ngại đổi mới

Khuyến khích đổi mới, khen thưởng đổimới, cung cấp các ưu đãi cho đổi mới

5 Hệ thống đảm bảo cho đổi mới

5.1 Hệ thống sản xuất và công nghệ: bao gồm các hệ thống công nghệ,các trung tâm đầu tư công nghệ, các tổ hợp công nghiệp, các khu/vùng côngnghệ, các trung tâm sử dụng thiết bị, các vườn ươm công nghệ

5.2 Hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ: bao gồm các trung tâm chuyểngiao công nghệ và các trung tâm tư vấn

Trang 11

5.3 Hệ thống tài chính: bao gồm hệ thống ngân sách, ngoài ngân sách,quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư khởi phát….

5.4 Hệ thống thông tin: bao gồm hệ thống thông tin quốc gia, vùng,internet, lan, các trung tâm triển lãm, các mạng lưới trao đổi…

5.5 Hệ thống các cơ sở đào tạo: các trường đại học, các trung tâm đàotạo, các trường đại học cộng đồng, các trường đại học chuyên ngành công nghệ

6 Mô hình quá trình đổi mới

Khoa học & công nghệ

Nhu cầu thị trường Áp dụng – lan tỏa

Sản xuất, tiêu thụ

Áp dụng

Giải phápCNR&D

Giảiphápnguyênlý

Trang 12

CHƯƠNG 2 TỔNG LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI

1 Khái niệm hệ thống đổi mới

1.1 Khái niệm hệ thống

Lundvall đã đưa ra một định nghĩa rất rộng về hệ thống, với sự tích hợpnhiều yếu tố cần thiết để lý giải sự khác biệt trong hoạt động đổi mới công nghệ

của các quốc gia: "Định nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các bộ phận và khía cạnh

của cơ cấu kinh tế và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng tới sự học hỏi cũng như tìm kiếm và thăm dò - những hệ thống như hệ thống sản xuất, tiếp thị, tài chính bản thân chúng là những bộ phận có rất nhiều điều cần phải học hỏi Định nghĩa về

hệ thống đổi mới phải luôn luôn mở và linh hoạt để kết hợp tất cả những bộ phận và quá trình có liên quan".

Như vậy, quan điểm hệ thống đã đề cập đến mối quan hệ cấu trúc đã từngbị bỏ qua trước đây đối với các biến số liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động đổimới Ý tưởng sử dụng "hệ thống" khẳng định rằng đổi mới là kết quả của mộtquá trình năng động ở trong một môi trường có cấu trúc Đó không phải là mộthành động tách biệt, cũng không phải diễn ra theo kiểu tuyến tính (từ nghiên cứu

cơ bản đến phát triển rồi đến ứng dụng) Hệ thống chứa đựng nhiều yếu tố củaquá trình đổi mới Những yếu tố này không tách rời mà tương tác và thay đổithông qua sự học hỏi Việc học hỏi bao hàm những phản hồi từ thị trường vànhững kiến thức thu được từ những người dùng kết hợp nhuần nhuyễn với kiếnthức được tạo ra và những sáng kiến kinh doanh ở phía cung cấp Như vậy đổimới được xem là một quá trình học hỏi tương tác và tích luỹ kiến thức Địnhnghĩa này nói lên rằng đổi mới phản ánh kiến thức hiện đã có, nhưng được kếthợp theo những phương thức mới (Lundvall)

1.2 Khái niệm Hệ thống đổi mới

Hệ thống đổi mới quốc gia theo nghĩa rộng là một quá trình tích lũy liêntục, bao hàm không chỉ những đổi mới cơ bản và những cải tiến mà còn cả việcphổ biến, hấp thụ và sử dụng đổi mới Đổi mới được coi là sự phản ánh sự họctập tương tác trong quá trình sản xuất và kinh doanh

Hệ thống Đổi mới Quốc gia” (National Innovation System-NIS) là mộtcông cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CNnói riêng và của toàn nền kinh tế quốc gia nói chung, chủ yếu thông qua việc đổimới công nghệ Đó là một mạng lưới bao gồm tất cả các cơ sở KH&CN, các tổchức quy hoạch chiến lược, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức quản lý KH&CNnối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành,doanh nghiệp với sự phối hợp ngang, dọc, trong phạm vi toàn quốc gia

Trang 13

Khái niệm "Hệ thống Đổi mới Quốc gia" lần đầu tiên được Nelson,Freeman và Lundvall đưa ra để tạo cơ sở cho Chính phủ hoạch định và thực hiệncác chính sách nhằm tăng cường đổi mới công nghệ Bảng sau đây hệ thống hóaquan điểm của một số tác giả chính.

Các quan niệm về HTĐM

Freeman,

1987

Là mạng lưới tổ chức thuộc khu vực Chính phủ và tư nhân,hoạt động và tương tác để tạo lập, du nhập, cải tiến và phổ biếncông nghệ mới

Lundvall,

1992

Là các bộ phận và quan hệ tương tác lẫn nhau trong sản xuất,phổ biến và sử dụng tri thức mới, đem lại lợi ích về kinh tế Trithức này hoặc được đưa vào, hoặc bắt nguồn từ trong nước

Metcalfe,

1995

Là tập hợp các tổ chức khác nhau, liên kết hoặc cá lẻ, góp phầnvào việc phát triển và phổ biến công nghệ mới; tạo nên cơ sởđể Chính phủ hoạch định và thực thi các chính sách đổi mớicông nghệ Đó là hệ thống các tổ chức có quan hệ với nhau đểtạo lập, lưu trữ và chuyển giao kiến thức, kỹ năng về côngnghệ mới

Theo định nghĩa của OECD, HTĐM là một hệ thống các cơ quan thuộccác lĩnh vực công và tư, mà hoạt động của nó nhằm khai phá, du nhập, biến đổivà phổ biến các công nghệ mới Đó là hệ thống có tính tương hỗ của các doanhnghiệp công và tư, các trường đại học và các cơ quan Chính phủ, nhằm hướngtới sự phát triển của khoa học và công nghệ trong phạm vi quốc gia Tính tươnghỗ của các đơn vị này có thể là về mặt kỹ thuật, thương mại, luật pháp và tàichính, nhằm những mục đích phát triển, bảo trợ hay thực hiện các hoạt độngkhoa học và công nghệ

Trang 14

2 Chức năng của hệ thống đổi mới

2.1 Chức năng chính của Chính phủ

- Giám sát, kiểm tra và xây dựng các chính sách, các kế hoạch liên quanđến các hoạt động KH&CN quốc gia

- Liên kết các ngành liên quan (kinh tế thương mại, giáo dục, y tế, môitrường, quốc phòng)

- Phân bổ các nguồn lực, ngân sách cho các ngành KH&CN, các hoạtđộng theo thứ tự ưu tiên

- Thiết lập các chương trình khuyến khích nhằm thúc đẩy đổi mới và cáchoạt động KH&CN khác

- Đảm bảo khả năng thực hiện các chính sách và điều phối các hoạt đông

- Đảm bảo khả năng dự bào và đánh giá các xu hướng của sự thay đổicông nghệ

- Dùng sức mua của Chính phủ để khuyến khích sản xuất, cung cấp dịchvụ

- Cung cấp các chương trình cho đào tạo đội ngũ KH&CN

-Thiết lập, vận hành, duy trì chính sách hoạt động thông tin, các cơ sởthiết bị KH&KT dùng chung

-Thiết lập hệ thống đo lường, tiêu chuẩn và kiểm định quốc gia

- Thiết lập hệ thống quốc gia nhận dạng và bảo vệ sở hữu trí tuệ

- Thiết lập hệ thống quốc gia đảm bảo an ninh, y tế và môi trường

2.2 Chức năng thực hiện

- Quản lý các hệ thống tài chính phù hợp cho việc thực hiện các chứcnăng khác của hệ thống

- Sử dụng sức mua của Chính phủ để thúc đẩy đổi mới trong sản xuấthàng hóa và dịch vụ mà Chính phủ cần

- Thực hiện các chương trình KH&CN, gồm tất cả các loại nghiên cứu vàphát triển công nghệ

- Đảm bảo các dịch vụ KH&CN

- Đảm bảo các cơ chế thiết lập liên kết nghiên cứu phát triển và ứng dụng

- Tạo ra các liên kết hoạt động KH&CN vùng và quốc tế

- Lập các cơ chế đánh giá, thu thập và phổ biến các công nghệ tốt nhất

Trang 15

- Tạo ra các sản phẩm, quy trình và các dịch vụ mới từ các kết quả hoạtđộng KH&CN

- Đảm bảo các chương trình và quản lý các cơ quan trong ngành giáo dụcvà

đào tạo nhân lực KH&CN

- Phát huy tiềm năng của các cơ quan KH&CN

- Đảm bảo cơ chế cho phép duy trì hoạt động của cộng đồng KH&CN

- Khơi dậy lợi ích quốc gia cho KH&CN và những sáng kiến quốc gia vềKH&CN

- Thiết lập, quản lý cập nhật các dịch vụ thông tin

- Thiết lập, quản lý và cập nhật các dịch vụ kỹ thuật

- Thiết lập, quản lý và cập nhật hệ thống cấp phát, đăng ký và bảo vệ sởhữu trí tuệ

3 Top down và Bottom up

3.1 Khái niệm

Theo từ diển mở tiếng Anh Wikipedia thì top down và bootom up lànhững chiến lược của quá trình xử lý thông tin và thứ bậc kiến thức, phần lớn làphần mềm nhưng cũng thêm vào đó là cả phần nhân văn (humanistic) và lýthuyết khoa học (sciences theories)Trong thực tế, chúng có thể được xem như làmột phong cách tư duy và giảng dạy Trong nhiều trường hợp top down đượchiểu đồng nghĩa với sự phân tích và phân hủy còn bootom up là sự tổng hợp

3.2 Các cách tiếp cận

3.2.1 Tiếp cận trên xuống

Tiếp cận trên chức năng chung, tổng quát của hệ thống, rồi phân rã dầnxuống các cấp thấp hơn Ở mỗi cấp đều lặp lại xuống (Top - down approach),cách thức giải quyết vấn đề xuất phát từ việc mô tả một cách giải quyết vấn đềnhư vậy và làm mịn dần cho tới khi đi tới các đối tượng có thể lập trình được

(http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn)

Theo từ điển mở Wikipedia tiếng Anh tôi lược dịch ra:

Ngày đăng: 04/02/2015, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w