quản lý đổi mới
1.1. Phân biệt hoạt động đổi mới và hoạt động KH&CN
Một là, Hoạt động KH&CN là hoạt động chuyên môn, tiến hành bởi các nhà KH&CN. Còn hoạt động ĐM là hoạt động thực tiễn, mang tính chất liên ngành, đa ngành, mang tính chất lợi nhuận, giá trị gia tăng về kinh tế và thường do các doanh nhân tiến hành. Tổ chức tạo ra ĐM, biến các ý tưởng, kết quả nghiên cứu R&D thành sản phẩm mới, dịch vụ mới và đưa ra thị trường là các DN chứ không pải tổ chức KH&CN.
Thứ hai, hoạt động KH&CN thì mục tiêu trực tiếp, sản xuất ra các sản phẩm đầu ra là sáng chế, công nghệ. Trong khi, hoạt động ĐM là các sản phẩm, dịch vụ mới được thị trường chấp nhận.
Thứ ba, hoạt động KH&CN là hoạt động chuyên môn hóa, muốn gắn kết với KT_XH cần có sự gắn kết hành chính bên ngoài phức tạp. Nhưng hoạt động ĐM: tự gắn kết, tổ chức trong khuôn khổ các hệ thống xã hội, không cần các điều chỉnh theo kiểu hành chính.
1.2. Sự khác biệt giữa Quản lý đổi mới và quản lý KHCN
Về đối tượng Quản lý: QL KHCN lấy bản thân các hoạt động KH&CN là đối tượng QL; còn quản lý đổi mới là lấy mối liên kết giữa hoạt động KH&CN với các hoạt động ngoài KH&CN.
Về chủ thể Quản lý: KHCN được quản lý bởi 1 bộ( Bộ KHCN) QL ngành như VN và 1 số nước trong khu vực; Quản lý đổi mới về cơ bản không thể do riêng một bộ ngành QL, do bản chất đa ngành và liên ngành.
Về cơ chế QL: Quản lý KHCN đòi hỏi cơ chế điều phối, phối hợp những nỗ lực gắn kết một cách hành chính giữa hoạt động KHCN với hoạt động KT_XH của các cơ quan QL nhà nước có liên quan. Chính phủ đảm nhiệm vai trò như trung tâm, chỉ huy hoạt động, gắn kết giữa các bộ ngành với nhau. Trong khi, QL đổi mới có cơ chế tự tổ chức, tự tiến hóa. Vai trò của cơ quan QLNN không là chủ huy cũng như đầu tư các hoạt động R&D như một doanh nghiệp mà chủ yếu để tạo kênh, khơi dòng cho các liên kết giữa các yếu tố của quá trình ĐM.
Về công cụ QL: QL KHCN có công cụ là các kế hoạch ngành 5 năm và hàng năm từ trung ương cho đến các địa phương, gắn với vai trò chỉ huy của nhà nước. Còn QL đổi mới không thể thông qua các kế hoạch ngắn hạn cứng nhắc
mà bằng tầm nhìn dài hạn, có cơ chế điều chỉnh thường xuyên gắn liền với vai trò tham dự của các tác nhân tham gia quá trình ĐM, tức là QL bằng sự đồng thuận, liên kết tất cả các tác nhân tham gia qúa trình ĐM, trong đó có CQQLNN, cộng đồng các nhà KH&CN, công cụ chính là tiếp cận nhìn trước
Về khía cạnh chính sách: QL KHCN sẽ chỉ vì KH&CN nếu thiếu các chính sách gắn kết KH&CN với chính sách kinh tế, tài chính, thương mại...Nhưng QLĐM thì tự nó đã bao hàm khả năng gắn kết đó.Do đó, thay thế chính sách KH&CN bằng chính sách ĐM liên ngành hoặc gắn chính sách KH&CN với khuôn khổ chính sách ĐM.
1.3. Khái quát về Doanh nghiệp KHCN
Định nghĩa: Theo nghị định số 80/2007/ NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày19 tháng 5 năm 2007, DN KHCN được hiểu là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này thì không biết có DN nào không phải là DN KHCN. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa DNKHCN và DN nói chung ở một số điểm sau: DNKHCN là DN hoạt động chính trong lĩnh vực KH&CN, có đặc thù riêng liên quan đến hoạt động trí óc, lao động trừu tượng và công cụ lao động chủ yếu là bộ não con người- tài sản trí tuệ. Do đó, sản phẩm mà DNKHCN tạo ra cũng là hàng hóa đặc biệt( sản phẩm, dịch vụ KH&CN và quyền SHTT), tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình. Do đặc thù của lao động khoa học, hàng hoá KH&CN là loại hàng hoá mang tính công cộng, nhanh lạc hậu, dễ bộc lộ bí quyết công nghệ, mang nhiều tính rủi ro, khó định giá, đòi hỏi đầu tư lớn và khi đưa vào sử dụng có độ trễ về thời gian. Và thị trường để lưu thông hàng hoá KH&CN được gọi là thị trường công nghệ, đây là thị trường bộ phận trong hệ thống thị trường, nhưng thị trường công nghệ hình thành muộn hơn và có nhiều điểm khác biệt so với các thị trường hàng hoá khác.
1.4. Thực trạng Đổi mới cơ chế quản lý KHCN
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, cơ chế QLKHCN bước đầu đã có kết quả như việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo hướng trọng tâm, trọng điểm, sát hơn với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội; cơ chế quản lý các tổ chức KHCN theo hướng xã hội hóa và gắn kết với sản xuất, kinh doanh; cơ chế chính sách tài chính cho KHCN được đổi mới theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho KH &CN trong tổng chi NSNN…
Bên cạnh đó còn có nhiều yếu kém như cơ chế quản lý các tổ chức KHCN chưa phù hợp với đặc thù cuả lao động sáng tạo và cơ chế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động KHCN. Thị trường CN còn nhỏ bé, chậm phát triển…