tư tưởng dạy hoc của a.n.leonchev

53 4.2K 120
tư tưởng dạy hoc của a.n.leonchev

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của thông tin khoa học làm kho tàng tri thức nhân lọai tăng lên một cách đáng kể, mâu thuẫn giữa quỹ thời gian giảng dạy trong nhà trường và lượng kiến thức trang bị cho học sinh ngày càng gay gắt. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện nội dung, phương pháp phương tiện day học và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Trước thực trạng và đòi hỏi của xã hội hiện nay dói với nghành giáo dục, Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã khẳng định phải “khuyến khích tự học” áp dụng phương pháp giáo duc hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định “phải khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học”. Điều 28, điểm 2 luật giáo dục 2005 “phương hướng giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng lớp học ,môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động vào tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Vì vậy để nâng cao chất lượng của việc dạy và học nhằm đáp ứng yêu càu của xã hội đặt ra cho giao dục buộc chúng ta phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học.trong những thập niên qua các nước trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu và vận dụng nhều lý thuyết, tư tưởng dạy học của những nhà tâm lý nổi tiếng theo hướng hiện đại nhằm phát triển trí tuệ của học sinh và áp dụng nhiều phương pháp giáo dục phù hợp trong nhà trường đối với giai đọan hiện nay,trong đó có tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu sơ đồ cấu trúc hoạt động nhằm vân dụng tạo động lực cho học sinh trong quá trình tiếp thu lĩnh hội tri thức. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev và vận dụng vào quá trình dạy học ở nhà trường hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sâu về tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev - lý luận về cấu trúc hoạt động, sự phát triển tâm lý trẻ em. Trên cơ sơ khái quát, phân tích, đánh giá tư tưởng đó đề xuất hướng vận dụng vào dạy học ở trong nhà trường hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu. Tư tưởng của A.N.Leonchev. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev và vận dụng vào quá trình dạy học ở nhà trường hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đánh giá đúng tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev và đề xuất được các biện pháp khoa học (hướng vận dụng) phù hợp với thực tiễn giáo dục ở nhà trường thì giúp góp phàn đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học trong nhà trường. 5.2 Phân tích và đánh giá tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev. 5.4 Đề xuất các biện pháp (hướng vận dụng) tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev vào dạy học ở nhà trường hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Nghiên cứu tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev và nêu hướng vận dụng vào dạy học trong nhà trường hiện nay,từ đó phân tích -tổng hợp ,phân loại - đánh giá tổng quát về những công trình nghiên cứu đã có ,đưa những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu đó để xác định hướng đi cụ thể cho đề tài ,đồng thời xác định được những khái niệm và những vấn đề liên quan đến đề tài. Bao gồm một số phương pháp: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu - Phương pháp phân loại – hệ thống hóa tài liệu 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Mục đích: Sử dụng các Phương pháp điều tra giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, quan sát sư phạm nhằm khảo sát, đánh giá vấn đề nghiên cứu. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Mục đích: Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu từng phương pháp điều tra 7. Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng dạy học của A.N.Leonchev - lý luận về cấu trúc hoạt động, sự phát triển tâm lý trẻ em. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về A.N.Leonchev A.N.Leonchev sinh ngày 12-08-1903 tại Matxcơva, nhà tâm lý học Xô viết, Tiến sỹ tâm lý học, Giáo sư, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô, tốt nghiệp ban khoa học xã hội MGU (1924), làm việc tại Viện Tâm lý học và Học Viện Giáo dục cộng sản chủ nghĩa. Ông là một trong những cộng sự thân mật nhất của L.X.Vưgotxki. Từ năm 1931-1935 ông làm việc ở Khác-coov (Nước cộng hòa Ucraina), lãnh đạo nhóm các nhà nghiên cứu trẻ nghiên cứu vấn đề hoạt động trong tâm lý học. Trong thời gian chiến tranh vệ quốc (từ năm 1942-1945),ông tham gia tổ chức và lãnh đạo công tác khoa học tại Bệnh thực nghiệm phục hồi sức khỏe cho các chiến sỹ Hồng quân bị thương tật ở thành phố Sverlôvsk Từ năm 1945 -1950, ông làm trưởng ban tâm lý học trẻ em ,thuộc Viện tâm lý học Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên bang Nga. Từ năm 1945 ông làm chủ nhiệm bộ môn tâm lý ,từ năm 1963 Trưởng ban tâm lý học thuộc Khoa triết học và từ năm 198??? Trưởng khoa và chủ nhiệm bộ môn tâm lý học đại cương thuộc MGU. Nghiên cứu lớn đầu tiên của A.N.Leonchev, công trình “Phát triển trí nhớ” (M.1931), được hình thành trong khuôn khổ Thuyết lịch sử -vă hóa các chức năng tâm lý cấp cao của L.X.Vưgotxki. Các công trình lý thuyết và thực nghiệm của A.N.Leonchev chủ yếu về các vấn đề phát triển tâm lý: sự xuất hiện của tâm lý, tiến hóa về mặt sinh học, sự phát triển xã hội – lịch sử của tâm lý người, hình thành các quá trình tâm lý trong sự phát triển cá thể, phân tích các hệ thống chức năng của não tạo thành cơ sở tâm lý của năng lực đặc biệt của con người. Năm 1959, A.N.Leonchev xuất bản cuốn “Những vấn đề phát triển tâm lý”, trong đó có trình bày một phần các dữ kiện khoa học do tác giả và cộng sự tích lũy được sau nhiều năm nghiên cứu, tực nghiệm trên phạm vi rộng lownscuar đời sống con người: tâm lý học, văn hóa học, giáo dục học, sinh lý học… Năm 1963, cuốn sách được giải thưởng Lênin (một giải thưởng khoa học cao nhất của Liên xô.Sự ra đời của tác phẩm có ý nghĩ quyết định cho việc xây dựng lý thuyết tâm lý học đại cương về hoạt động. Nghiên cứu của ông còn nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý học kỹ sư. Những năm cuối đời ông đã đi sâu vào vấn đề lý luận và phương pháp luận cơ bản của tâm lý học. Năm 1975, tác phẩm “Hoạt động - Ý thức - Nhân cách” được A.N.Leonchev cho xuất bản, mà theo tác giả, “Điều chủ yếu trong cuốn sách này là thử suy nghĩ một cách tâm lý học về các phạm trù quan trọng hơn cả đối với việc xây dựng một hệ thống thuần nhất của tâm lý học,như là một khoa học cụ thể về sự nảy sinh, sự vận hành và việc kết cấu nên sự phản ánh tâm lý về hiện thực, như là phương tiện trung giới cho cuộc sống của cá nhân. Đó là phạm trù họat động có đối tượng, phạm trù ý thức của con người và phạm trù nhân cách”. Có thể coi tác phẩm này là bản tổng kết sự nghiệp nghiên cứu và cống hiến lớn lao cho khoa học tâm lý cua A.N.Leonchev . Các công trình cơ bản của A.N.Leonchev ; Sự phát triển trí nhớ -1931; Những vấn đề phát triển tâm lý -1959,1965,1972; Nhu cầu ,động cơ và xúc cảm- 1972; Những vấn đề về hoạt động trong tâm lý học; hoạt động và ý thức-1972; hoạt động và nhân cách -1974; hoạt động ,ý thức, nhân cách -1975; tuyển tập tác phẩm tâm lý học -1983 (2 tập). Uy tín khoa học của A.N.Leonchev rất lớn .Ông là nhà tâm lý học lỗi lạc thế giới. Là phó chủ tịch Hội tâm lý học khoa học thế giới,Chủ tịch hội tâm lý học Liên Xô, Tiến sỹ danh dự Đại học Tổng hợp Paris, Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Hunggari. A.N.Leonchev mất ngày 21-01-1979. 1.2. Tư tưởng tâm lý của A.N.Leonchev 1.2.1. Những khái niệm cơ bản trong tâm lý học của A.N.Leonchev 1.2.1.1. Khái niệm hoạt động Hoạt động là một quy trình thực hiện sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực: chủ thể - khách thể. Theo nghĩa rộng, nó là đơn vị phân tử, chứ không phải là đơn vị cộng thành của đời sống chủ thể nhục thể. Đời sống của con người là một hệ thống các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động theo nghĩa hẹp hơn, tức là ở cấp độ tâm lý học, là đơn vị của đời sống; mà khâu trung gian là phản ánh tâm lý, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong thế giới đối tượng. 1.2.1.2. Khái niệm động cơ Động cơ là đối tượng vật chất (hay tinh thần),mà vhur thể cần chiếm lĩnh thông qua hoạt động, nhằm thõa mãn một nhu cầu được vật hóa trong đối tượng đó. 1.2.1.3. Khái niệm mục đích – hành động Mục đích là đối tượng mà chủ thể ý thức cần phải chiếm lĩnh nó, làm phương tiện để thõa mãn nhu cầu hoạt động. 1.2.2. Cấu trúc chung của hoạt động Cống hiến lớn lao của các nhà tâm lý học Xôviết là xây dựng và kiên trì về phương pháp tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu các chức năng tâm lý con người. Tuy nhiên, phương thức này sẽ trở thành trống rỗng nếu không xác định được cấu trúc của hoạt động với tư cách là công cụ của nhà nghiên cứu. Vì thế, thành tựu thực tiễn của A.N.Lêônchev chính là ở chỗ đã xác định và mô hình hóa được cấu trúc chung của một hoạt động bất kỳ trong hệ thống đa dạng, sinh động của cá nhân. Công việc này, được A.N.Lêônchev thực hiện trong suốt mấy chục năm (1947-1975). Như đã biết, về phương diện triết học và kinh tế chính trị học, sau khi trừu tượng các đặc trưng riêng của mọi hình thức hoạt động cụ thể, C.Mác đã xác lập được cấu trúc chung của một hoạt động trừu tượng. Ông viết trong bộ “Tư bản”, quyển một, phần thứ nhất: “những yếu tố đơn giản của quá trình hoạt động là: Sự hoạt động có mục đích, đối tượng lao dộng và tư liệu lao động”. Cấu trúc này được C.Mác xây dựng trên quan điểm chuyển hóa giữa hoạt động (chủ thể) công cụ (tư liệu) đối tượng sản phẩm. Cần phải nhấn mạnh tư tưởng trung tâm của Các Mác, Hegel và các nhà biện chứng vĩ đại khác của sự chuyển hóa.Vì vậy, chìa khóa để ta hiểu cấu trúc hoạt động do C.Mác xây dựng trong triết học và do A.N.Lêônchev triển khai trong tâm lý học là chuyển hóa chức năng của các đơn vị cấu thành cấu trúc. Những mô tả đầu tiên có tính phác thảo về cấu trúc của hoạt động được A.N.Lêônchev trình bày năm 1947 trong tiểu luận “Khái niệm về sự phát triển tâm lý”. Năm 1959, mô hình này được rõ hơn trong tác phẩm nổi tiếng của ông “ Những vấn đề phát triển tâm lý”. Năm 1975, công trình được hoàn thiện và tổng kết trong “Hoạt động - ý thức- nhân cách”. Tất cả các hoạt động đều cùng có một cấu trúc chung. Qua nghiên cứu, nhà tâm lý học A.N. Leonchiev đã nghiên cứu, đi đến kết luận quan trọng là “hoạt động là bản thể của tâm lý”. Bằng hoạt động và thông qua hoạt động mỗi người tự sinh thành ra mình, tạo dựng và phát triển ý thức của mình. Cống hiến to lớn của A. N. Leonchiev là chỉ ra bản chất của tâm lý, với các luận điểm: Hoạt động là bản thể của tâm lý; tâm lý, ý thức là sản phẩm của và làm khâu trung gian để con người tác động vào đối tượng; các hiện tượng tâm lý đều có bản chất hoạt động. A.N.Leonchiev đã chỉ ra được quan hệ giữa tâm lý và hoạt động là quan hệ giữa một bên là động cơ, mục đích, điều kiện và một bên là hoạt động, hành động, thao tác. Sáu thành tố vừa kể trên cùng với mối quan hệ qua lại giữa chúng tạo thành cấu trúc vĩ mô của hoạt động, mà nhờ đó xây dựng được phương pháp tiếp cận hoạt động. Khái niệm hoạt động gắn liền một cách tất yếu với khái niệm động cơ. Không có hoạt động nào không có động cơ; hoạt động “không động cơ” không phải là hoạt động thiếu động cơ mà là hoạt động với một động cơ ẩn giấu về mặt chủ quan và về mặt khách quan” Thành phần cơ bản “hợp thành” những hoạt động riêng rẽ của con người là những hành động thực hiện hoạt động ấy. Chúng ta gọi hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về cái kết quả phải đạt được, nghĩa là quá trình nhằm một mục đích được ý thức. Khái niệm mục đích quan hệ với khái niệm hành động cũng giống như khái niệm động cơ quan hệ với khái niệm hoạt động.Việc tách ra những hành động có mục đích hợp thành nội dung của những hoạt động cụ thể, đương nhiên đặt ra vấn đề mối quan hệ bên trong gắn liền chúng lại với nhau. Như trên kia đã nói, hoạt động không phải là quá trình cộng thành. Do đó, hành động không phải là những “bộ phận riêng lẻ” đặt biệt cấu thành hoạt động. Hoạt động của con người không tồn tại bằng cách nào khác hơn là dưới hình thức những hành động hay những chuỗi hành động. Phương thức thực hiện hành động gọi là thao tác. Các thuật ngữ “hành động” và “thao tác” thường không phân biệt nhau. Nhưng trong khung cảnh phân tích hoạt động về mặt tâm lý thì phân biệt rành mạch hai thuật ngữ ấy là hoàn toàn cần thiết. Hành động liên quan đến mục đích, còn thao tác liên quan với điều kiện. “Tuy vậy, thao tác vẫn không phải là “phần riêng rẽ” của hành động, giống như hành động so với hoạt động” . Như vậy, hoạt động của con người có những thành tố đặc thù là con người vươn tới đối tượng, chuyển sự vật, hiện tượng,… thành đối tượng của hoạt động, nhằm tạo ra sản phẩm của hoạt động, thực hiện mục đích của con người. Các quá trình này vừa chứa đựng, vừa thực hiện động cơ của con người với tinh thần là chủ thể của hoạt động. Để thực hiện động cơ, chủ thể phải dùng sức căng cơ bắp, thần kinh, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, để thỏa mãn động cơ, gọi là hoạt động. Quá trình chiếm lĩnh từng mục đích gọi là hành động. Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng những điều kiện xác định. Mỗi điều kiện quy định một cách thức hành động gọi là thao tác. Hoạt động luôn có tính hướng đích và hành động là quá trình hiện thực hóa mục đích, còn thao tác do điều kiện quy định. Do đó, sự khác nhau giữa mục đích và điều kiện quy định sự khác nhau giữa hành động và thao tác. Nhưng sự khác nhau đó chỉ là tương đối, bởi để đạt một mục đích ta có thể dùng các phương tiện khác nhau. Khi đó, hành động chỉ thay đổi về mặt kĩ thuật, tức là cơ cấu thao tác chứ không hề thay đổi bản chất. Về mặt tâm lý, hành động sinh ra thao tác, nhưng thao tác không phải là phần riêng lẻ của hành động. Sau khi được hình thành, thao tác có khả năng tồn tại độc lập và có thể tham gia vào nhiều hành động khác. Hoạt động có biểu hiện bề ngoài là hành vi, hai phạm trù này hỗ trợ cho nhau, trong đó, hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, ý thức. Hoạt động của con người tất yếu dẫn đến chỗ nảy sinh ý thức và ý thức là thành tố thực sự trong sự vận động của hoạt động. Vìvậy, ý thức tâm lý của con người bao giờ cũng mang tính chất tích cực. Hơn nữa, đây là tính tích cực hoạt động đặc thù của con người, tức là nó mang tính chất say mê, vì nó luôn gắn bó với việc thực hiện mục đích của hoạt động. Dưới đây là một số nội dung chủ yếu trong cấu trúc hoạt động theo quan điểm A.N.Lêônchev. Có thể phân tích cấu trúc hoạt động theo nhiều cách: theo cách hoạt động động cơ, hành động mục đích, thao tác phương tiện trong mối quan hệ với hoạt động hành động thao tác, vế thứ nhất thuộc về đối tượng, vế thứ hai là chủ thể… Dù phân tích theo kiểu nào cũng phải thường xuyên ghi nhớ: hoạt động là đơn vị phần tử, chứ không phải là đơn vị hợp thành. Vì vậy, cấu trúc của hoạt động không phải là sự kết hợp của các bộ phận hợp thành một khối chỉnh thể mà là cấu trúc chức năng và chuyển hóa chức năng của các đơn vị của hoạt động. Nói cách khác chức năng và chuyển hóa chức năng là bản chất trong cấu trúc hoạt động, là chìa khóa để giải mã khía cạnh phản ánh tâm lý của hoạt động và các đơn vị phân tử của nó. Theo A.N.Leonchev, trong dòng liên tục các hoạt động khác nhau tạo nên đời sống cá nhân , nếu ta “lấy” ra một hoạt động bất kỳ, tại thời điểm xác định và trừu hóa (loại bỏ) mọi sự khác nhau về hình thức biểu hiện và tính chất riêng, sẽ còn lại quan hệ chủ thể đối tượng, thông qua công cụ hoạt động. Đối tượng hoạt động là khách thể có hai đặc tính: đặc tính vật và đặc tính chức năng kích thích, hướng dẫn hoạt động của chủ thể trong quá trình chiếm lĩnh nó. Trong mối quan hệ với chủ thể, đối tượng là cái khách quan, là cái hấp dẫn, kéo và chi phối các động tác của chủ thể về phía mình. Khi nói đối tượng của hoạt động, nhất thiết phải phân biệt hai phương diện: thực thể khách quan và chức năng của nó. Như đã biết, trong bất kỳ tình huống quan hệ nào với chủ thể hoạt động, đối tượng. Trong mối quan hệ với chủ thể, đối tượng là khách quan, là cái hấp dẫn, kéo và chi phối các động tác của chủ về phía mình. Khi nói đối tượng của hoạt động, nhất thiết phải phân biệt hai phương diện: thực thể khách quan và chức năng của nó. Như đã biết, trong bất kì tình huống quan hệ nào với chủ thể của hoạt động, đối tượng cũng là một thực thể khách quan, chứa đựng nội dung tâm lý mà chủ thể cần có sau khi kết thúc hoạt động. Trong nội dung đó bao hàm đặc tính vật lý của thực thể và logic thao tác ra thực thể đó,… Mặt khác, trong từng tình huống quan hệ cụ thể ,các thực thể khách quan này có chức năng riêng. Với tư cách là đối tượng trong quan hệ hoạt động ,nó là động cơ,có chức năng kích thích chủ thể;với tư cách là đối tượng của hành động, nó là mục đích của hành động ,có chức năng hướng dẫn chủ thể; còn với tư cách là đối tượng của thao tác,nó là phương tiện ,là công cụ của chủ thể, có chức năng là cơ cấu thao tác ,cơ cấu kỹ thuật để chủ thể triển khai đến mục đích hành động . Nói cách khác, tuy là một thực thể khách quan có nội dung tâm lý - xã hội, nhưng trong các tình huống quan hệ với chủ thể, đối tượng (vật khách quan) có thể là động cơ (có chức năng kích [...]... thuộc của nội dung nhận thức của ý thức vào thái độ đối với cái được nhận thức Đó là tư tưởng cũ, nhưng có thể nói là tư tưởng kinh điển đối với giáo dục học Và tất nhiên, nhiệm vụ của tâm lý học không phải là “luận chứng” cho tư tưởng này, mà là làm sang tỏ về mặt tâm lý – cụ thể Ngay cả cái đã tìm được cũng cho phép chúng ta đi tới tư tưởng này theo cách khác - ở một trong những điểm quan trọng nhất của. .. phải là hiện thân của nhu cầu và thực thể mà là thực thể dẫn tới đối tư ng của nhu cầu.Vì vậy, mục đích bao giờ cũng có chức năng trung gian giữa chủ thể với động cơ Việc phân biệt giữa hoạt động và hành động phải dựa vài đố tư ng của nó có chức năng nào: mục đích hay động cơ CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA A.N.LÊÔNCHIEV VÀO DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY 2.1 Tư tưởng dạy học của A.N.Lêônchev 2.1.1... chính là cái mà chúng ta gọi là ý Có nghĩa là cái ý mà đối tư ng của các hành động học tập, của đối tư ng nghiên cứu của nó có được đối với đứa trẻ, cái ý ấy được quy định bởi những động cơ của học tập, của nó Cái ý này cũng đặc trưng cho tính tự giác của sự lĩnh hội tri thức của đứa trẻ Nghĩa là làm cho đứa trẻ lĩnh hội được nghĩa của đối tư ng, nghĩa lý luận hay thực tiễn cũng vậy thôi, thì chưa... nhu cầu của mỗi người Về sau,do sự phát triển của kỹ thuật và phân công lao động (sự phát triển của hoạt động), dẫn đến tách ra những đối tư ng bộ phận, đóng vai trò trung gian, không trực tiếp thỏa mãn nhu cầu của chủ thể Nhưng nhờ kết quả đó, chủ thể hướng tới nhu cầu của mình Đối tư ng được tách ra đó chính là mục đích, tư ng ứng với nó là hành động.Như vậy, về nguyên thủy, đối tư ng với tư cách... ngoài chủ thể,hướng dẫn và kích thích chủ thể về phía đó Sự phát triển của nhu cầu là sự phát triển nội dung đối tư ng của nó Về phương diện triết học, ta thấy, bản than đối tư ng của hoạt động hiện ra trước chủ thể như là cái đáp ứng nhu cầu này hay khác của chủ thể Đồng thời chính đối tư ng đó cũng là sự đối tư ng hóa nhu cầu của con người Mục đích - Hành động Xét về phương diện nguồn gốc phát sinh... cho cái ý của sự nghiên cứu môn học này Vì vậy, việc nghiên cứu các hứng thú không thể chỉ giới hạn ở việc vạch ra các quan hệ cấu trúc, hình thức của hoạt động, mà còn đòi hỏi tất yếu phải tìm cách thâm nhập vào hệ thống động cơ quy định hứng thú về mặt chất lượng, xét về mặt ý bên trong của chúng Vậy là, tất cả những điều đã nói dẫn chúng ta tới cùng một tư tưởng rất đơn giản, tới cái tư tưởng về... phát triển tư duy không thể hoàn toàn quy về vấn đề nắm vững các tri thức, các kỹ năng và kỹ xảo trí tuệ Chính vì không thể dạy thái độ và ý cho con người được Chỉ có thể khám phá ra ý trong quá trình dạy học, chỉ có thể hóa thân nó trong một tư tưởng đã được phát triển đã được ý thức một cách rõ ràng, bằng cách làm phong phú những tri thức và kỹ năng tư ng ứng cho học sinh.Người ta không thể dạy được... được điểm 5; có thể là nó muốn giữ gìn thanh danh của gia đình, ở lớp học, và trước giáo viên Vậy thì cái gì quyết định ý mà cái được nghiên cứu có được đối với trẻ em: việc nó hiểu sự cần thiết phải học tập hay những động cơ thực tại của sự học tập của nó? Theo luận điểm chung của chúng tôi, quan hệ của đối tư ng trực tiếp của hành động với động cơ của hoạt động mà hành động được bao hàm trong đó,... thì cũng được giữ trong trường chú ý của trẻ,thì điều đó phụ thuộc nhất định vào nhiệm vụ đặt ra cho đứa trẻ,và nó hành động bằng cách nào đó với đối tư ng này mà bây giờ đã trở thành mục đích trong cấu trúc hoạt động của nó.Như vậy,ở đây,vấn đề không phải những đặc điểm của đứa trẻ với tư cách là một năng lực nào đó của ý thức của nó,mà là ở những đặc điểm hoạt động của nó Khi học sinh lắng nghe một... tư ng này hay khác Như vậy, hoạt động sinh ra hứng thú – đó là hoạt động mà trong đó, chỉ có phạm vi ít nhiều rõ rệt của các hành động chiếm vị trí của những hành động trực tiếp làm nên nội dung của nó Một môn học hứng thú – đó là môn học đã trở thành “phạm vị những mục đích” của học sinh do động cơ này hay khác thúc đẩy nó Với điều kiện đó, chính nội dung cơ bản của môn học chiếm vị trí cấu trúc của . đối tư ng nghi n cứu 3.1. Khách thể nghi n cứu. Tư tưởng c a A. N. Leonchev. 3.2. Đối tư ng nghi n cứu. Tư tưởng dạy học c a A. N. Leonchev và v n dụng vào quá trình dạy học ở nhà trường hi n nay. 4 chúng tôi ch n đề tài “Nghi n cứu tư tưởng dạy học c a A. N. Leonchev và v n dụng vào quá trình dạy học ở nhà trường hi n nay”. 2. Mục đích nghi n cứu Tìm hiểu sâu về tư tưởng dạy học c a A. N. Leonchev. hợp Paris, Vi n sĩ danh dự Vi n h n lâm khoa học Hunggari. A. N. Leonchev mất ngày 21-01-1979. 1.2. Tư tưởng tâm lý c a A. N. Leonchev 1.2.1. Những khái niệm cơ b n trong tâm lý học c a A. N. Leonchev 1.2.1.1.

Ngày đăng: 03/02/2015, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan