CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA A.N.LÊÔNCHIEV VÀO DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY
2.3.2. Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đang được áp dụng ở nước ta hiện nay
của học sinh đang được áp dụng ở nước ta hiện nay
Nhiều giáo trình, tài liệu nhấn mạnh một số phương pháp dạy học sau: vấn đáp tìm tòi; dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác theo nhóm; dạy học theo phương pháp khám phá; dạy học theo lý thuyết kiến tạo,... Theo Lí luận dạy học, không có phương pháp nào là độc tôn. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh. Có thể kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống nhưng không lạm dụng và linh hoạt chuyển đổi phù hợp với đối tượng, với kiểu bài lên lớp.
Ngoài ra, cần quán triệt một số Tư tưởng dạy học hiện đại. Theo thì các chiến lược dạy học có hiệu quả có thể được sử dụng theo các hướng sau: Nếu trình bày các ý tưởng phức tạp và có tính khái quát thì hãy sử dụng thuyết trình tuỳ vào vấn đề và thời gian lựa chọn của giáo viên. Cần chú ý các kỹ thuật thuyết trình, tăng cường giải thích, tạo động cơ cho học sinh chú ý; Khi kiểm tra sự hiểu biết của học sinh, hãy sử dụng các hình thức hỏi khác nhau. Cần sử dụng các kiểu câu hỏi, các cấp độ câu hỏi phù hợp theo phân loại nhận thức của Bloom và tăng cường thêm các câu hỏi yêu cầu tư duy sáng tạo; Khi dạy và củng cố một kỹ năng hay một quá trình cụ thể, hãy sử dụng thực hành và rèn luyện. Thực hành phải được cá thể hoá, phải cụ thể, có hệ thống. Chú ý rèn kỹ năng nào. Cần đề ra các quy tắc cụ thể khi thực hành và khi đánh giá; Khi bồi dưỡng tư duy phê phán hay tư duy sáng tạo, hãy nhấn mạnh vào giải quyết vấn đề và các đường hướng kinh nghiệm; Khi tập trung vào việc tạo dựng kiến thức của học sinh thì sử dụng chiến lược giảng dạy quy nạp. Bắt đầu từ những trường hợp cụ thể, sau đó khái quát hoá,
tìm kiếm có hướng dẫn. Tuỳ vào đặc trưng từng loại bài mà GV lựa chọn phương pháp dạy học và sử dụng kỹ thuật dạy học phù hợp. Vấn đề cần nhận thức phải được thiết kế, xây dựng ở mức độ đủ để kích thích hoạt động nhận thức của học sinh, thức tỉnh một loạt các quá trình phát triển nội tại và đưa chúng vào cuộc chuyển động.
Do đó, giáo viên cần thiết kế nội dung bài học phải đảm bảo chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học sinh nắm thao tác. Học sinh tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức từ các mệnh lệnh trong thiết kế dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. Đặng Thành Hưng cho rằng: thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt động bao gồm: thiết kế mục tiêu; thiết kế nội dung; thiết kế các hoạt động của người học; thiết kế nguồn lực và phương tiện; thiết kế môi trường học tập; đặc biệt quan trọng là thiết kế hoạt động. Từ thiết kế bài học giáo viên mới thiết kế phương pháp dạy học một cách chi tiết và chính đây là thiết kế hoạt động của người dạy hay nói cách khác từ hoạt động của người học mới dự kiến cách thức hoạt động của người dạy, tức là lựa chọn phương pháp luận dạy học và thiết kế phương pháp dạy học cụ thể (khi thiết kế phương pháp thì công việc thiết kế hoạt động phải chi tiết hơn). Không nên làm ngược lại, tức là ý của ta định làm như thế nào thì ép các hoạt động của người học vào thiết kế sẵn. Tác giả cũng nhấn mạnh đặc biệt lưu ý hoạt động của người học khi thiết kế phương pháp dạy học. Khi đặt trong thiết kế chung, có 4 dạng hoạt động cơ bản mà người học phải thực hiện để hoàn thành mỗi bài học (được phân biệt về chức năng giáo dục) đó là các dạng hoạt động: hoạt động phát hiện tìm tòi; hoạt động xử lí, biến đổi và phát triển sự kiện, vấn đề; hoạt động ứng dụng – củng cố; hoạt động điều chỉnh và đánh giá.