Định hướng đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng "Hoạt động hoá người học"

Một phần của tài liệu tư tưởng dạy hoc của a.n.leonchev (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA A.N.LÊÔNCHIEV VÀO DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY

2.2.5. Định hướng đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng "Hoạt động hoá người học"

người học"

Các nhà khoa học Nguyễn Bá Kim, Trần Kiều, Trần Bá Hoành,... đã khẳng định: tư tưởng và cũng là mục đích của quá trình đổi mới phương pháp dạy học là

tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và bản chất của Tư tưởng này cũng

chính là sự định hướng cho sự đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. Định hướng chung cho sự đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh gắn với việc tổ chức cho người học trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.

"Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo". Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, hay gọn

hơn là "hoạt động hoá người học". Hoạt động liên hệ với các yếu tố: Chủ thể - Đối tượng - Mục tiêu - Phương tiện - Kếtquả - Thầy giáo. Cụ thể hoá định hướng đổi mới phương pháp dạy học liên hệ với những yếu tố này, có thể nêu bật những hàm ý sau đây, đó cũng là những đặc điểm của phương pháp dạy học hiện đại: Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo của hoạt động học tập được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu; Tri thức được cài đặt trong các tình huống có dụng ý sư phạm; Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình; Tự tạo và khai thác phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh của con người; Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học; Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, uỷ thác, điều khiển và thể chế hoá. Trong các vai trò kể trên của giáo viên, uỷ thác và thể thức hóa đó được đề cập trong Lý thuyết tình huống.

Đề cao tính hoạt động mang hàm ý phát huy tối đa tính tích cực ở mỗi học sinh

theo nghĩa họ cần và phải được chủ động trong quá trình học tập. Vì thế mà giáo viên với tư cách là người hướng dẫn và tổ chức quá trình học tập cần chủ động tổ chức các hoạt động một cách phù hợp, tác giả Hồ Ngọc Đại cho rằng: “Bí quyết của nghề dạy học là biết tổ chức hành động cho HS một cách có kế hoạch”.

Một phần của tài liệu tư tưởng dạy hoc của a.n.leonchev (Trang 44 - 45)