Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Lớp: K20z Thái Nguyên, ngày 06 tháng 1 năm 2012 BÀI KIỂM TRA MÔN: KINH TẾ QUẢN LÝ – BÀI SỐ 1 ĐỀ BÀI: Hãy sử dụng mô hình 5 lực lượng để phân tích cơ cấu cạnh tranh của một ngành cụ thể. Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Mô hình “Năm lực lượng cạnh tranh” của ông được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Cho đến nay, mô hình này được xem là công cụ hữu ích và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận và cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: Hình 1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 1 Trải qua với 60 năm tồn tại và phát triển, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế. Số lượng và quy mô các Ngân hàng tăng lên đáng kể, mạng lưới chi nhánh các Ngân hàng rộng khắp cả nước. Cuộc chay đua giành thị phần huy động và thị phần tín dụng diễn ra bao năm nay với ưu thế thuộc về nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD). Tuy nhiên xét về hiệu quả hoạt động, các NHTMQD chưa thể bì kịp các đối thủ ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Bên cạnh đó, trong tình hình thị trường tài chính – tiền tệ có nhiều biến động, hoạt động của ngân hàng cũng đang phải đối mặt với vô số rủi ro. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngân hàng sẽ tập trung khai phá thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, cạnh tranh và rủi ro có thể sẽ giảm đi. Bài tiểu luận này tập trung sử dụng mô hình 5 lực lượng để phân tích cơ cấu cạnh tranh của ngành Ngân hàng Việt Nam. Bài viết có sử dụng nhiều tài liệu trên trang Thesaigontime, các luận văn, khóa luận và kết quả các nghiên cứu về cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn thầy Minh – giảng viên môn kinh tế quản lý, chân thành cảm ơn các tác giả đã bỏ ra nhiều tâm huyết nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực này. 1. Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại 1.1 Về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, mạng lưới giao dịch 1.1.1 Về quy mô tài sản Có thể nhận thấy, ngành Ngân hàng vẫn đang trên đà phát triển, tổng tài sản của các Ngân hàng không ngừng gia tăng giúp các Ngân hàng nâng cao thêm vị thế của mình trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tổng tài sản của ngành ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu tại các ngân hàng thương mại quốc doanh bao gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank và MB. Tính đến tháng 6/2010, Ngân hàng Agribank vẫn dẫn đầu toàn ngành ngân hàng về giá trị tổng tài sản, tiếp đến là BIDV, Vietinbank và Vietcombank. Trong nhóm các NHTM CP, ACB vẫn dẫn đầu với tổng tài sản 174.743.479 triệu đồng. Mặc dù có giá trị tuyệt đối lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngành ngân hàng nhưng tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng nêu trên thấp hon nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ. Tính đến hết tháng 6/2010, tổng tài sản của ABBank ước đạt 31.743 tỷ đồng, của Maritime Bank là 84.000 tỷ đồng, Ocean Bank ở mức 43.000 tỷ đồng, Đông Á Bank đã đạt hơn 46.105 tỷ đồng. 1.1.2 Về quy mô vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là nền tảng cho hoạt động ngân hàng, là tấm đệm cho hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro của ngân hàng. 6 tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tương đối thấp và thấp hơn mức tăng trưởng tổng tài sản, điều này chứng tỏ các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt 2 với nhiều rủi ro hơn. Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thuộc khối NH TMQD vẫn đạt giá trị và tỷ trọng lớn, cao nhất là Agribank; trong khối các NH TMCP thì Eximbank là ngân hàng có mức vốn chủ sở hữu cao nhất đạt 13,667,930 tỷ đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thì vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là các quỹ dự trữ như ở các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Eximbank… Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006 về Ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/12/2010, các NH TMCP phải đạt mức vốn pháp định tối thiêu là 3,000 tỷ đồng. Trong khi các ngân hàng thuộc khối NH TMQD đã đạt mức vốn pháp định tối thiểu thì nhiều NH TMCP khác vẫn chưa đạt được yêu cầu này như Tiên Phong Bank… 1.1.3 Về mạng lưới giao dịch Khi thị trường tài chính Việt Nam mở cửa theo lộ trình cam kết WTO, các ngân hàng trong nước sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các ngân hàng nước ngoài nên việc mở rộng mạng lưới giao dịch là một trong các chiến lược được nhóm ngân hàng này ưu tiên thực hiện. Một nhóm các NHTMQD và NHTMCP lớn đã hoạt động lâu năm, có uy tín và có nguồn vốn lớn nên đã sớm xây dựng được cho mình một mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch, phải phải kể đến các NHTM như Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank và ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank…, đơn cử Agribank có tới trên 2.230 chi nhánh và các điểm giao dịch, Vietinbank có 149 chi nhánh và 695 phòng giao dịch, BIDV có hơn 108 chi nhánh và 312 phòng giao dịch, Sacombank có 69 chi nhánh và 239 phòng giao dịch, Techcombank có 38 chi nhánh và 114 phòng giao dịch… Ngược lại, nhóm các ngân hàng thương mại còn lại do nhiều nguyên nhân như vốn điều lệ thấp, mới chuyển đổi mô hình, trước đây chỉ hoạt động trên những địa bàn nhất định, chiến lược phát triển mạng lưới chưa hiệu quả… nên mạng lưới giao dịch còn tương đối nhỏ so với nhóm trên, Liên Việt Bank có 7 chi nhánh và 10 phòng giao dịch, Tiên Phong Bank có 5 chi nhánh và 15 phòng giao dịch. Trong thời gian tới, nếu tình hình nên kinh tế ổn định, hoạt động ngân hàng phát triển thì số lượng phòng giao dịch, chi nhánh của các NHTM ở Việt Nam sẽ tăng lên với một tốc độ vừa phải, thấp hơn so với tốc độ tăng các năm trước đây. 1.2 Về hoạt động huy động vốn, tín dụng và các sản phẩm dịch vụ 1.2.1 Về huy động vốn Trong 6 tháng đầu năm 2011, các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn do áp lực phải giảm lãi suất cho vay và huy động. Áp lực này sẽ càng lớn hơn khi các ngân hàng phải thực hiện giảm lãi suất theo lộ trình đã thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng và các NHTM trong các tháng cuối năm. Một thực tế là rất nhiều ngân hàng nhỏ như PGBank, SHB, SCB,… để tăng huy động vốn đã tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi rầm rộ, thực chất là một hình thức “lách luật” để không phải 3 tăng lãi suất huy động niêm yết mà vẫn thu hút được khách hàng. Trong khi đó, các ngân hàng lớn "thừa vốn" chưa giải ngân hết nhưng lại không thể giảm lãi suất huy động xuống dưới 11% vì lo không thể cạnh tranh được với các ngân hàng nhỏ với nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn. Có thể thấy thị trường tiền tệ đang có nghịch lý, trong khi tín dụng tăng trưởng chậm nhưng ngân hàng lại phải cạnh tranh khốc liệt để huy động vốn dẫn đến việc giảm lãi suất bị mắc kẹt. Ngân hàng lớn hiện đang thừa vốn nhưng không thể cho các ngân hàng nhỏ vay lại khi "vướng" phải quy định không được dùng quá 20% vốn liên ngân hàng làm vốn tín dụng. Bảng 1: Thị phần huy động vốn của các nhóm NH STT Loại hình TCTD 2010 (%) 3/2011 (%) Tổng số VNĐ Ngoại tệ Tổng số VNĐ Ngoại tệ Toàn hệ thống 100 100 100 100 100 100 1 TCTD Nhà nước 49.7 52.6 40.4 48.3 51.5 37.7 2 Ngân hàng thương mại cổ phần 40.8 40.3 42.4 42.6 41.9 44.9 3 NH liên doanh, Chi nhánh NH nước ngoài, NH 100% vốn n- ước ngoài 7.5 4.8 16.4 7.1 4.3 16.6 4 Công ty tài chính, cho thuê tài chính 0.9 1.0 0.8 0.9 1.0 0.8 5 Quỹ Tín dụng nhân dân 1.0 1.3 0.0 1.1 1.4 0.0 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) 1.2.2 Về hoạt động tín dụng Trong quý I năm nay lãi suất lên tới mức rất cao lãi suất (17-18%/năm, cá biệt lên tới 19-20%/năm) gây khó khăn cho việc mở rộng tín dụng. Mặt bằng lãi suất hiện nay tuy đã giảm nhưng vẫn còn tương đối cao đối với khả năng tiếp cận của doanh nghiệp, đây sẽ tiếp tục là một trong những nguyên nhân đóng góp vào sự sụt giảm trong tăng trưởng tín dụng. Nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ lớn hơn so với VNĐ, nguyên nhân là do lãi suất cho vay VNĐ (16 - 18%/năm) cao hơn quá nhiều so với lãi suất cho vay ngoại tệ (4 – 5%/năm), dẫn đến việc các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro tỷ giá để đi vay bằng ngoại tệ. 2. Nguy cơ Thay thế Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng. 4 Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm. Ngay ở các siêu thị, người tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán. Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất. Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng. Chẳng hạn như thời điểm này, giá vàng đang sốt, tăng giảm đột biến trong ngày, trong khi đô la Mỹ ở thị trường tự do cũng biến động thì lãi suất tiết kiệm của đa số các ngân hàng chỉ ở mức 7-8% một năm. 3. Sức mạnh của khách hàng Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nhưng không vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Điều quan trọng nhất vẫn là: việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Trong khi đó, như đã nói ở phần trên, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng, là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác. 4. Sức mạnh của nhà cung cấp 5 Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu. Quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng, những đại cổ đông có thể có tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tư của một ngân hàng khác. Quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng được đầu tư. 5. Các rào cản gia nhập Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ những khách hàng 6 này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo. Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking). Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự khá quy mô. Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại. Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ. Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM. 7 Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn. Không chỉ các đối thủ hiện tại mới tạo ra nguy cơ đe dọa các doanh nghiệp trong một ngành, mà khả năng các hãng mới có thể gia nhập ngành cũng ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh. Xét về mặt lý thuyết, bất cứ công ty nào cũng có thể tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường, nếu tồn tại “cổng vào” và “cổng ra” tự do. Khi đó, lợi nhuận của ngành sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi ngành có những biện pháp riêng để bảo vệ mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trong thị trường, đồng thời ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường đó. Những biện pháp này được gọi là các rào cản gia nhập. Xu hướng trong ngành ngân hàng Hiện nay Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân hàng thực sự mạnh tầm cỡ quốc tế. Nhìn chung, các ngân hàng đang đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn (phát triển theo chiều rộng). Việc này dẫn đến tình trạng các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà quên mất các sản phẩm và dịch vụ tiện ích kèm theo (chiều sâu). Đồng thời, các ngân hàng mở rộng quy mô nhưng do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên công tác quản trị lại không theo kịp quy mô phát triển. Khủng hoảng kinh tế cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng, một số ngân hàng đã không thể duy trì được mức tăng trưởng trong năm vừa qua. Đây chính là cơ sở để nhiều chuyên gia về sáp nhập (M&A) đưa ra nhận định rằng xu hướng sáp nhập trong ngành ngân hàng đang đến gần. Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một trong những ngành nghề nhạy cảm, do vậy việc sáp nhập chỉ có thể xảy ra trong vòng một, hai năm nữa khi ngành ngân hàng đã được mở nhiều cửa hơn theo cam kết với WTO. 8 . KIỂM TRA MÔN: KINH TẾ QUẢN LÝ – BÀI SỐ 1 ĐỀ BÀI: Hãy sử dụng mô hình 5 lực lượng để phân tích cơ cấu cạnh tranh của một ngành cụ thể. Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng. trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: Hình 1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 1 Trải qua với 60 năm tồn tại và phát triển, ngành Ngân. cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Mô hình “Năm lực lượng