1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sanh kien kinh nghiem dat giai cap huyen truong TH chu van an

17 471 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 220,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC I. Tóm tắt đề tài 4 II. Giới thiệu 5 1.Hiện trạng 5 2.Giải pháp thay thế 6 III. Phương pháp 8 a/ Khách thể nghiên cứu 8 b/ Thiết kế nghiên cứu 8 c/ Quy trình nghiên cứu 8 d/ Đo lường và thu thập dữ liệu 9 IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 9 V. Kết luận và khuyến nghị 12 VI. Tài liệu tham khảo 12 Phụ lục 14 3 I. Tóm tắt đề tài Những nhà quản lý giáo dục ở các trường phổ thông đều rất băn khoăn, lo lắng về chất lượng các hội thi của trường trong năm học. Hằng năm, các trường đều có học sinh tham gia các hội thi, song kết quả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, đối với trường nhỏ, số lượng học sinh ở từng khối lớp không nhiều nên việc tuyển chọn đội tuyển dự thi cũng là một điều khó khăn. Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Trường TH Chu Văn An cũng như các trường học khác cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc nâng cao chất lượng các hội thi cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay, rất nhiều loại sách có khá nhiều bài tập, khá nhiều kiến thức. Nhiều giáo viên có tâm huyết cũng đã tìm hiểu, tham khảo đề thi các cấp, hệ thống bài tập, hệ thống kiến thức, kỹ năng rèn luyện năng khiếu,…trên các hệ thống thông tin đại chúng: sách, báo, đài, internet,… Giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình tham mưu, tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía để phối hợp nhịp nhàng với giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh tham gia các hội thi. Từ đó, giáo viên nhiệt tình hơn trong việc hướng dẫn học sinh học tập tích cực thông qua các hệ thống kiến thức, hệ thống bài tập, kỹ năng tập luyện từ đơn giản đến phức tạp. Dần dần các em học sinh có hứng thú hơn trong học tập và có kỹ năng làm bài tốt trong các hội thi. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, cha mẹ học sinh hỗ trợ, học sinh tích cực nhưng cấp lãnh đạo nhà trường không quan tâm, không hỗ trợ, không chỉ đạo kịp thời thì kết quả đạt được chắc chắn không cao và ngược lại. Hiện tại, trong những năm qua chất lượng các hội thi của trường ở một số bộ môn chưa đạt kết quả cao. Giải pháp của tôi là: sự phối hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường - giáo viên - cha mẹ học sinh nhằm nâng cao chất lượng các hội thi. Từ đó, giáo viên tăng cường đầu tư bồi dưỡng với những nội dung phù hợp với học sinh và tư vấn cho phụ huynh những kiến thức, phương pháp hỗ trợ học sinh trong thời gian ở gia đình. 4 Nghiên cứu này được thực hiện trong 1 năm tại các đội tuyển ở các khối lớp trường TH Chu Văn An. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả hội thi các cấp: năm học 2011-2012 đã đạt kết quả cao hơn so với năm học 2010- 2011. Trung bình các giải đạt được trong các hội thi của năm học 2011-2012 là: 8,80; của năm 2010-2011 là: 3,00. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn của kết quả học sinh đạt giải giữa năm học 2011-2012 và năm học 2010-2011. Điều đó chứng minh rằng việc chủ động phối hợp nhịp nhàng giữa Ban giám hiệu nhà trường – giáo viên – cha mẹ học sinh nâng cao chất lượng các hội thi. II. Giới thiệu Chất lượng giáo dục giữ vai trò quan trọng trong các trường phổ thông. Là nhiệm vụ vô cùng khó thực hiện đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các cấp quản lý, đội ngũ giáo viên và toàn thể học sinh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cấu trúc chương trình, nội dung giảng dạy, hệ thống các kiến thức, hệ thống các bài tập, kỹ năng tập luyện, để từ đó tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp, có kết quả cao trong các hội thi là một việc mà bản thân mỗi giáo viên thường xuyên phải làm. Tuy nhiên, cũng còn một số bộ phận còn trông chờ, chưa nhiệt tình khi công tác quản lý còn lỏng lẻo. 1.Hiện trạng Tại trường TH Chu Văn An, hàng năm ban giam hiệu thường chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng mũi nhọn trong một số tiết ở buổi thứ 2, trung bình các bộ môn được bồi dưỡng 3 đến 4 tiết/tuần. Với quĩ thời gian này giáo viên cung cấp cho các em không được bao nhiêu kiến thức. Ban giám hiệu phân công cho một đồng chí giáo viên bồi dưỡng chuyên mảng Toán( Toán tuổi thơ khối 3,4,5; Toán trên mạng từ khối 1 đến khối 5 và Toán lớp5). Một đồng chí giáo viên dạy mỹ thuật bồi dưỡng mảng Khéo tay kỹ thuật. Bên cạnh đó các em có rất nhiều thời gian ở nhà nhưng phụ huynh học sinh không nắm được kiến thức cũng như phương pháp kèm cặp giúp đỡ các em. Nhiều 5 phụ huynh không biết dùng những tại liệu nào để phục vụ công tác bồi dưỡng cho con em mình nên đa số học sinh tự học, tự tìm phương pháp giải. Kết thúc năm học nhà trường đạt được 50 giải cấp huyện, 07 giải cấp thành phố. Nhìn lại kết quả các hội thi tôi thấy giải cấp thành phố chưa được mỹ mãn theo ý muốn, có những hội thi học sinh tham gia đông mà kết quả lại thấp. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng sự phối hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường – giáo viên – cha mẹ học sinh để đạt kết quả cao nhất trong các hội thi của trường, của ngành tổ chức. 2.Giải pháp thay thế: Sự phối hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường – giáo viên – cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng các hội thi. Ngay từ đầu năm học, tôi nghiên cứu lại bảng phân công chuyên môn. Nếu cứ để một đồng chí giáo viên bồi dưỡng mảng Toán cũng như môn KTKT thì rất nặng. Hai đồng chí này sẽ không có thời gian tìm tài liệu, nghiên cứu tài liệu hoặc đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh vì thế tôi đưa việc bồi dưỡng Toán trên mạng của lớp 1,2,3 cho giáo viên chủ nhiệm. Phân công đồng chí giáo viên TPT vào mảng Xé dán. Qua việc phân công đúng người đúng việc đã được tổ chuyên môn nhất trí cao. Sau khi đã thành lập các đội tuyển, tôi họp các đồng chí cốt cán, các đồng chi bồi dưỡng đội chuyên bàn bạc lập kế hoạch : Làm thế nào để phụ huynh cùng vào cuộc trong công tác bồi dưỡng đội chuyên? Sau khi thống nhất ý kiến tôi chỉ đạo giáo viên làm những việc sau để giúp phụ huynh có thể phối hợp cùng với nhà trường với giáo viên nâng cao chất lượng các hội thi: * Đối với giáo viên: Giáo viên tư vấn cho phụ huynh chuẩn bị cho học sinh về ý thức tự giác trong học tập. Giúp phụ huynh tìm kiếm tài liệu phù hợp với mảng kiến thức nâng cao theo chương trình bồi dưỡng của giáo viên. Đưa ra những mục tiêu khen thưởng để học sinh phấn đấu. * Đối với phụ huynh: 6 Phụ huynh đầu tư thời gian kèm cặp động viên con em mình khi tự học ở nhà. Nghiên cứu tài liệu để có kiến thức giúp các em trong khi không có giáo viên hướng dẫn. Thường xuyên động viên khuyến khích các em tự giác học tập. Kết hợp cùng với nhà trường hỗ trợ kinh phí khen thưởng cho những học sinh đạt giải trong dịp sơ kết, tổng kết. Thường xuyên giữ liên lạc với nhà trường, với giáo viên giảng dạy để tiện trao đổi thông tin hoặc những vấn đề chưa hiểu cần tư vấn. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đã có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan. Ví dụ: - Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu – kém của thầy giáo Nguyễn Đức Nam, trường THCS Tân Thành – Dương Kinh. - Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay của Phạm Quang Huân, viện nghiên cứu sư phạm. Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lượng các hội thi đã được các thầy cô giáo giáo trong huyện bài viết bài và được trình bày trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của Trường, nhóm, cụm. Các báo cáo này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc nâng cao chất lượng giáo dục thông qua sự phối hợp, sự hỗ trợ của các đoàn thể, của cấp lãnh đạo. Các đề tài trên chủ yếu bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung mà chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc chủ động phối hợp để chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hội thi nói riêng ngày được nâng cao. Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá hiệu quả hơn việc nâng cao chất lượng hội thi thông qua việc chủ động phối hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – cha mẹ học sinh. Qua đó, giáo viên và học sinh an tâm hơn trong việc bồi dưỡng và rèn luyện. Đồng thời, cũng tự khám phá ra kiến thức khoa học để bổ sung vào những kiến thức của từng hội thi. 7 Vấn đề nghiên cứu: Sự phối hợp giữa BGH nhà trường – giáo viên – cha mẹ học sinh có nâng cao kết quả các hội thi của học sinh đội tuyển trường TH Chu Văn An không? Giả thuyết nghiên cứu: Sự phối hợp giữa BGH nhà trường – giáo viên – cha mẹ học sinh sẽ nâng cao kết quả các hội thi của học sinh đội tuyển trường TH Chu Văn An. III. Phương pháp a. Khách thể nghiên cứu Tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh đội tuyển và phụ huynh học sinh của trường TH Chu Văn An vì bản thân tôi đang công tác ở đó nên có điều kiện thuận lợi cho việc NCKHSPUD. b. Thiết kế Tôi dùng kết quả hội thi của hai năm học: năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 - 2012 làm cơ sở để đảm bảo sự tương đương trình độ của hai nhóm. Sử dụng thiết kế 4: kiểm tra sau tác động với các nhóm phân chia ngẫu nhiên. Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm (HS đội tuyển năm học 2011-2012) Chủ động phối hợp O1 Đối chứng (HS đội tuyển năm học 2010-2011) Không chủ động phối hợp O2 c.Quy trình nghiên cứu *Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu: Phân công chuyên môn theo đúng năng lực, sở trường của từng đồng chí giáo viên trong trường. 8 Lên thời khóa biểu cho đội tuyển. Mở hội thảo cùng phụ huynh, giáo viên trao đổi những kinh nghiệm, những phương pháp, những nội dung, cách tổ chức và quản lý của nhà trường về công tác bồi dưỡng đội tuyển. *Sự chuẩn bị của giáo viên: Những tài liệu tham khảo, kế hoạch bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy. Nội dung tư vấn cho phụ huynh học sinh. * Về phía phụ huynh: Có những tài liệu thảo khảo như: Sách giáo khoa, sách nâng cao. Nắm sơ lược phương pháp cũng như nội dung cần hỗ trợ cho con em mình thông qua sự tư vấn của giáo viên. Đối với Đội tuyển năm học 2011-2012: tôi trực tiếp tham gia họp cùng giáo viên, phụ huynh đồng thời đưa ra vấn đề phối hợp để nâng cao chất lượng các hội thi. Cuối cùng, 100% thống nhất cách quản lý học sinh ở trường cũng như ở nhà bằng cách chủ động phối hợp với nhau giữa BGH nhà trường – giáo viên – cha mẹ học sinh. Qua kết quả của từng hội thi bản thân cũng rút ra kinh nghiệm và tác động ngay đến đối tượng. Để kết quả hội thi sau cao hơn trước, sau mỗi học kỳ, tổ chức họp cha mẹ học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bồi dưỡng để báo cáo kết quả đạt được và những mặt hạn chế, đồng thời đề ra biện pháp để khắc phục. d. Đo lường Bài kiểm tra sau tác động là kết quả các hội thi của lớp tham gia các cấp. Cuối cùng, tôi thống kê tất cả các kết quả đạt được trong năm. IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả So sánh Kết quả các kỳ thi sau tác động Nhóm đối chứng (HS đội tuyển năm học 2010-2011) Nhóm thực nghiệm (HS đội tuyển năm học 2011-2012) 9 Kết quả trung bình 3,00 8,80 Độ lệch chuẩn 3,16 5,84 Giá trị p của T-test 0,048 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 1,83 Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm ngẫu nhiên đã chọn là tương đồng nhau về kết quả học tập. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch kết quả trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0,048, cho thấy sự chênh lệch kết quả trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 83,1 16,3 38,8 = − = Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị chuẩn SMD = 1,83 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc chủ động phối hợp ảnh hưởng đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết của đề tài “nâng cao chất lượng hội thi thông qua việc chủ động phối hợp giữa BGH nhà trường – giáo viên – cha mẹ học sinh” đã được kiểm chứng. 10 Biểu đồ so sánh kết quả trung bình sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết quả của các hội thi sau tác động của nhóm thực nghiệm có kết quả trung bình là 8,80; kết quả của các hội thi tương ứng của nhóm đối chứng có kết quả trung bình là 3,00. Độ lệch của hai nhóm là 5,80. Điều đó cho thấy kết quả trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có kết quả trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của đội tuyển 2 năm là SMD = 1,83. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-test kết quả trung bình kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,048 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế Nghiên cứu này thực hiện với sự phối hợp thật chủ động giữa BGH nhà trường – giáo viên – cha mẹ học sinh là giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả cần phải nhiệt tình, kiên trì, phải có nhiều thời gian chăm lo cho giáo dục, có kỹ năng thiết kế các hoạt động phù hợp, hợp lý. 11 V. Kết luận và khuyến nghị Nghiên cứu của tôi là bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện trong hành vi thực hiện nhiệm vụ lớp học. Tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong NCKHSPUD vào nghiên cứu này. Việc thu thập dữ liệu tập trung vào kết quả các hội thi của học sinh. Tăng cường chủ động phối hợp là một phương pháp giúp cho lãnh đạo nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh được thân thiện hơn, gần gũi hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Họ cảm thấy an tâm công tác, an tâm cho con em mình đến trường hơn, an tâm học tập hơn. Cuối cùng tôi xin đề xuất một số kiến nghị: Đối với cấp lãnh đạo: cần quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh; quan tâm đến tinh thần của giáo viên. Nhằm động viên, thúc đấy tinh thần giáo viên giảng dạy có chất lượng; đồng thời thu hút được nhân tài cho giáo dục. Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Phải có tâm huyết với nghề: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đối với cha mẹ học sinh: cần quan tâm, chăm sóc con em mình đúng mức hơn, thường xuyên phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, có thể ứng dụng vào từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. VI. Tài liệu tham khảo - Mạng internet: http://thuvientailieu.bachkim.com, http://flash.violet.vn, http://giaovien.net , … 12 [...]... - Cm nang nghip v qun lý trng hc nh xut bn Lao ng- Xó hi 2006 13 PH LC DANH SCH HC SINH T GII HI THI CC CP nm hc 2011-2012 TT Cp huyn 1 Hc sinh gii mụn KTKT 1 Phm Anh Phng 2 Lờ Mai Uyờn 3 Phựng Th H Anh 4 Nguyn Hi Linh 5 Nguyn Ngc Tuyn 6 on Tr My 7 Trn Th Hng Nhung 8 inh Th Hu 9 inh Chớnh Sang 10 Nguyn Thnh Luõn 11 Nguyn Hi Linh 12 Trn Th Hng Nhung 13 Hong Quc M 14 Nguyn Ngc Tuyn 2 Gii Ting Anh qua... Nguyn Tun 30 Nguyn Hi 31 Hong Quc 30 ng Huyn 32 inh Th Phng 33 A Duy 34 inh KHc 35 Nguyn Ngc 36 Bựi Th Hnh 37 Hong Th Thựy 38 Phm Ngc 39 Nguyn Mnh 40 Nguyn Hong 41 V Vn 42 inh Chớnh 43 Lờ 44 Nguyn Vn 5 Hi thi Vn Húa 45 Nguyn Mnh 46 Ngụ Hi 6 Hi thi Sn ca 47 Bựi Nam 48 Nguyn Ngc Tng cng gii Dng Anh V Linh M Chõm Tho oan Duy Duy Chinh Linh Qunh Hip Anh Trung Sang Vy Hi Ba 18 Ba K.K K.K Ba Ba Nhỡ K.K K.K K.K... 2 1 1 2 Nht Nhỡ 49 Dng Anh 1 Nht 15 KT QU CC HI THI NM HC 2011-2012 15 3 2 1 64 TT 1 2 3 4 Tờn hi thi Hc sinh gii mụn KTKT Gii Ting Anh qua mng Internet Gii Toỏn qua mng Internet Hi thi vit ch p Kt qu sau tỏc ng 24 8 9 18 5 Hi thi Vn Húa 2 6 Hi thi Sn ca Ghi chỳ 3 Tng 64 Trong ú cú 15 gii cp TP KT QU CC HI THI NM HC 2010-2011 TT 1 2 3 4 Tờn hi thi Hc sinh gii mụn KTKT Gii Ting Anh qua mng Internet Gii... Toỏn qua mng Internet Hi thi vit ch p Kt qu sau tỏc ng 19 3 7 17 5 Hi thi Vn Húa 3 6 Hi thi Sn ca Ghi chỳ 1 Tng 50 16 Trong ú cú 7 gii cp TP Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bản cam kết I Tác giả Họ và tên: Bựi Th Thit Sinh ngày 30 th ng 01năm 1964 Đơn vị: Trờng Tiểu học Chu Vn An Điện thoại: 0904289334 II Đề tài nghiên cứu: Ch ng phi hp gia ban giỏm hiu- GVch nhim- GV... mụn Cha m HS nhm nõng cao chất lợng cỏc hi thi III Cam kết Tôi xin cam kết nghiên cứu này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ đề tài nghiên cứu khoa học tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trớc lãnh đạo đơn vị về tính trung th c của bản cam kết này Cát Bà, ngày 16 th ng 2 năm 2013 Ngời cam kết 17 Bựi Th Thit NH GI CA HI NG KHOA HC CP TRNG IM XP... Nguyn Nam Khỏnh 21 inh Khc Duy 22 A Duy oan 23 Hong ng Minh Huyn 24 V Vn Trung 25 Lý Phng Anh 26 Nguyn Hong Anh Cp TP 14 Nhỡ Nhỡ Ba Ba K.K K.K Ba Ba Ba K.K K.K Nhỡ K.K K.K H v tờn 10 4 K.K K.K K.K K.K 9 Ba K.K K.K Ba K.K K.K K.K Ba 14 Ba Ba K.K K.K Ba Ba Nht K.K K.K Nhỡ 4 K.K K.K K.K K.K Tng 24 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 1 1 8 2 2 2 2 9 1 1 1 1 1 1 1 1 27 Ngụ Hi 4 Hi thi vit ch p 28 Nguyn Chõu 29 Nguyn Tun . những kiến th c, phương pháp hỗ trợ học sinh trong th i gian ở gia đình. 4 Nghiên cứu này được th c hiện trong 1 năm tại các đội tuyển ở các khối lớp trường TH Chu Văn An. Kết quả cho th y tác. trường TH Chu Văn An, hàng năm ban giam hiệu th ờng chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng mũi nhọn trong một số tiết ở buổi th 2, trung bình các bộ môn được bồi dưỡng 3 đến 4 tiết/tuần. Với quĩ th i gian. th c năm học nhà trường đạt được 50 giải cấp huyện, 07 giải cấp th nh phố. Nhìn lại kết quả các hội thi tôi th y giải cấp th nh phố chưa được mỹ mãn theo ý muốn, có những hội thi học sinh tham

Ngày đăng: 03/02/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w