1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm TV lớp 1

34 2,8K 42
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 237 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌCSINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC" Mở đầu I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự nhận thức về thế giới cuộcsố

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Hà Nội, 2005

Trang 2

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình chuđáo của Giáo sư, Tiến sỹ Lê Phương Nga - giảng viên khoaGiáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - đã tận tìnhgiúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Tiểu họcTân Mai cùng các cô giáo chủ nhiệm lớp 1A, 1B và đồng nghiệp

đã giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận

Trang 3

TÊN ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC

SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC"

Mở đầu

I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự nhận thức về thế giới cuộcsống con người và xã hội Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sángtạo nên những hình tượng về cuộc sống con người, quê hương, xử sở và đem lạicho người đọc những rung cảm thực sự trong sáng Trong nhà trường tiểu học ở ViệtNam đã coi Tiếng Việt là một môn học trung tâm, làm nền móng các môn học khác

Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là

hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh Tập đọc là một phân

môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học Đây là phân môn có vị trí đặcbiệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năngđọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên Kỹnăng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ýthức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu)

và đọc diễn cảm Khi học sinh đọc tốt viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu cácmôn học khác một cách chắc chắn Từ đó học sinh mới hoàn thành được nănglực giao tiếp của mình Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có Nhàtrường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạchđầu tiên Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5

Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các emthật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớptiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt.Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vầntừng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó vớicác em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinhyêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹpcủa âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung Thếnhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữđiệu chưa được chú ý đúng mức Đó là một trong những lý do cho học sinh củachúng ta đọc và nói chưa tốt Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường hợp,học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc

Trang 4

Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạytập đọc ở lớp 1 Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông đượcvăn bản mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc Vấn đề đặt ra là làm thế nào

để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữđiệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi

Những băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp luyện

đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc”

II-/ MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹnăng đọc cho học sinh Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh.Dạy đọc giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh giúp cho các em thấy đượcđây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ pháttriển Tập đọc góp phần làm giầu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho họcsinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh

Đặc điểm của dạy tập đọc lớp 1 chính là ở chỗ đây là bước chuyển tiếp từdạy “học vần” sang dạy “tập đọc” (ở lớp 2) Giờ tập đọc ở lớp 1 vận dụng cảphương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc Yêu cầu của giờ tập đọc lớp 1 làcủng cố hệ thống âm vần đã đọc (nhất là các vần khó) đọc đúng tiếng, liền tiếngtrong từ, trong câu, đoạn, bài Bước đầu biết cách ngắt hơi ở các dấu câu, biếtlên giọng và hạ giọng Để làm tốt được những nhiệm vụ nêu trên, đề tài của tôimục đích đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh đọc thông được văn bản vàđọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng nhằm nâng cao chấtlượng của 1 giờ dạy tập đọc ở lớp 1

III-/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng dạy đọc của lớp 1 ở trường tiểu họchiện nay

IV-/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau :

- Phương pháp thu nhận tài liệu;

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;

- Dạy thực nghiệm;

- Trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp

Trang 5

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

I-/ VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC

1 Vị trí của dạy đọc ở tiểu học

a Khái niệm đọc:

Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạtđộng ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện bốndạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Đọc làmột dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lờinói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quátrình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âmthanh (ứng với đọc thầm)

Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát

âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng như

các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thônghiểu những gì được đọc Trên thực tế, nhiều khi người ta đã không hiểu khái

niệm “đọc” một cách đầy đủ Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến

việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không đượcchú ý đúng mức

b Ý nghĩa của việc đọc

Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tưtưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn

đã được ghi lại bằng chữ viết Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếpthu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, cóhạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại Biết đọc, con người

đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây anh ta biết tìm hiểu, đánh giácuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy Biết đọc conngười sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếpđược với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm củangười khác, đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉđược thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơtốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như đượcbồi dưỡng tâm hồn không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ

sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách

Trang 6

toàn diện Đặc biệt trong thời đại bủng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quantrọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, họcnữa học mãi, đọc để tự học, học cả đời Vì những lý lẽ trên dạy đọc có ý nghĩa

to lớn ở tiểu học Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đihọc Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học Đọc giúp trẻ emchiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập Nó là công cụ

để học tập các môn học khác Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập Nó tạođiều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Nó là mộtkhả năng không thể thiếu được của con người văn minh

Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữcũng như tư duy của người đọc, việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồidưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ mộtcách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớncòn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

2 Nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học

Những điều vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành vàphát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh Tậpđọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng

yê cầu này – hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh

Phân môn học vần cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng mới dạy đọc ởmức độ sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ âm Việc thông hiểu vănbản chỉ đặt ra ở mức độ thấp và chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sangnghĩa (đọc thầm) Như vậy, tập đọc với tư cách là một phân môn tiếng Việt tiếptục những thành tựu dạy học mà học cần đạt được, nâng lên một mức đầy đủhoàn chỉnh hơn

Tập đọc là một phân môn thực hành nhiệm vụ quan trọng nhất của nó làhình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ

năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc

lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mìnhđọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kỹ năng này được hình thànhtrong 2 hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyện đồngthời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tácđộng tích cực đến những kỹ năng khác Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanhcũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản Ngược lại, nếu không hiểuđiều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được Nhiều khi khó

mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng màhiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng Vì vậy, trong dạy đọckhông thể xem nhẹ yếu tố nào

Trang 7

Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thànhthói quen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh Nói cách khác thông quaviệc dạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợiích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong nhữngcon đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sốn trí tuệ đầy đủ và phát triển.

Ngoài ra việc đọc còn có những nhiệm vụ khác đó là làm giầu kiến thức

về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hoá cho học sinh, phát triển ngô ngữ và

tư duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em

II-/ NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC

1 Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy đọc

Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc,nắm bản chất của kỹ năng đọc Đặc điểm tâm lý sinh lý của học sinh khi đọc hay

cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy học

Như trên đã nói, đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việctiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào các hoạt động của cơ quan thị giác.Chúng ta đi vào phân tích đặc điểm của quá trình này

- Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết vớinhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện Một mặt đó là quá trình vậnđộng của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành nhưngdòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh Thứ hai đó là sự vận động của tư tưởng,tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ýtưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dungnhững gì được đọc

- Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt hoạt động của các

cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc Càngngày những yếu tố này càng gần nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn

Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợpgiữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân tích biết ngườimới biết đọc và người đọc thành thạo Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên baonhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác, càng biểu cảm bấy nhiêu

- Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ "đọc" được sử dụng trong nhiều

nghĩa : theo nghĩa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc(tức là việc chuyển dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh), theo nghĩa rộng,đọc được hiểu là kỹ thuật đọc của những từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài) ý nghĩahai mặt của thuật ngữ đọc được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học và phươngpháp dạy học Từ đây chúng ta sẽ hiểu đọc với nghĩa thứ hai - đọc được xemnhư là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố:

Trang 8

1 Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ

2 Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh, nghĩa là phát âm các từtheo từng chữ cái (đánh vần) hay là đọc thành từng tiếng tuỳ thuộc vào trình độnắm kỹ thuật đọc

3 Thông hiểu những gì được đọc (từ, cụm từ, câu, bài) kỹ năng đọc làmột kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện lâu dài T.G.Egorop (dẫn theo3.101) chia việc hình thành kỹ năng này ra làm 3 giai đoạn : phân tích tổng hợp(còn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành một cấu trúc chỉnh thể của hànhđộng) và giai đoạn tự động hoá Giai đoạn dạy học vần là sự phân tích các chữcái và đọc từng tiếng theo các âm Giai đoạn tổng hợp thì đọc thành cả từ trọnvẹn, trong đó có sự tiếp nhận từ bằng thị giác và phát âm hầu như trùng vớinhận thức ý nghĩa Tiếp theo sự thông hiểu ý nghĩa của "từ" trong cụm từ hoặccâu đi trước sự phát âm, tức là đọc được thực hiện trong sự đoán các nghĩa.Bước sang lớp 2, lớp 3 học sinh bắt đầu đọc tổng hợp Trong những năm họccuối cấp, đọc càng ngày càng tự động hoá, nghĩa là người đọc ngày càng ít quantâm đến chính quá trình đọc mà chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn hoá (bàikhoá), nội dung của sự kiện, cấu trúc chủ đề, các phương tiện biểu đạt của nó.Thời gian gần đây, người ra đã chú trọng hơn đến những mối quan hệ quy địnhlẫn nhau của việc hình thành kỹ năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc vớivăn bản Nghĩa là đòi hỏi giáo viên tổ chức giờ học đọc sao cho việc phân tíchnội dung của bài đọc đồng thời hướng dẫn đọc có ý thức bài đọc Việc đọc nhưthế nhằm vào sự nhận thức Chỉ xem là đứa trẻ biêt đọc khi nó đọc mà hiểutrương điều mình đọc Đọc là hiểu nghĩa chữ viết Nếu trẻ không hiểu đượcnhững từ ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thú học tập và không

có khả năng thành công Do đó hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ, hứngthú cho việc đọc

Để có giờ tập đọc đạt kết quả tốt người giáo viên phải nắm được đặc điểmtâm sinh lý của học sinh mình nắm được đặc điểm yêu cầu, bản chất kỹ năng cơchế đích cần đạt được của tiết dạy tập đọc Trên cơ sở đó sử dụng phương phápcho phù hợp

2 Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc

Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học

Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính

âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học), vấn đề nghĩa của từ, củacâu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học), vấn đề dấu câu, các kiểucâu… Phương pháp dạy học tập đọc phải dựa trên những kết quả nghiên cứu củangôn ngữ học, việt ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng, xác lập nộidung và phương pháp dạy học Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những

Trang 9

cơ sở ngôn ngữ học Không coi trọng đúng mức những cơ sở này, việc dạy học

sẽ mang tính tuỳ tiện và không đảm bảo hiệu quả dạy học

a Vấn đề chính âm trong tiếng Việt

Chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ có giá trị và hiệu quả

về mặt xã hội Vấn đề chuẩn mực phát âm tiếng Việt đang là vấn đề thời sự, cónhiều ý kiến khác nhau Nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như chuẩnhoá ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, mục đích của việc xây dựngchính âm

b Vấn đề ngữ điệu của Tiếng Việt

Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lêncao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói Ngữ điệu là một trong những thành phầncủa ngôn điệu Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạothành lời nói

Mỗi ngôn ngữ có một ngữ điệu riêng Ngữ điệu tiếng Việt, như các ngônngữ có thanh điệu khác, chủ yếu được biểu hiện ở sự lên giọng và xuống giọng(cao độ), sự nhấn giọng (cường độ), sự ngừng giọng (trường độ) và sự chuyểngiọng (phối hợp cả trường độ và cường độ)

Ngữ điệu là một hiện tượng phức tạp có thể tách ra thành các yếu tố cơbản có quan hệ với nhau: chỗ nghỉ (ngưng giọng hay ngắt giọng) trọng âm, âmđiệu, âm nhịp và âm sắc Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy học sinh biết làm chủnhững yếu tố này

c Cơ sở lý thuyết cơ bản, phong cách học và văn học của dạy đọc

Việc dạy đọc không thể dựa trên lý thuyết về văn bản những tiêu chuẩn đểphân tích, đánh giá một văn bản (ở đây muốn nói đến những bài đọc ở tiểu học)nói chung cũng như lý thuyết để phân tích, đánh giá các tác phẩm văn chươngnói riêng Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu cho họcsinh phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản tốt: tính chính xác,tính đúng đắn và tính thẩm mỹ, dựa trên những đặc điểm vè các kiểu ngôn ngữ,các phong cách chức năng, các thể loại văn bản, các đặc điểm về loại thể củatác phẩm văn chương dùng làm ngữ liệu đọc ở tiểu học Ví dụ, cách đọc và khaithác để hiểu nội dung một bài thơ, một đoạn tả cảnh, một câu tục ngữ, mộttruyền thuyết, một bài sử, một bài có tính chất khoa học thưởng thức… là khácnhau Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc cũng phải dựa trênnhững hiểu biết về đề tài, chủ đề, kết cấu nhân vật, quan hệ giữa nội dung vàhình thức, các biện pháp thể hiện trong tác phẩm văn học, nhằm miêu tả, kểchuyện và biểu hiện các phương tiện và biện pháp tu từ… Việc luyện đọc chohọc sinh phải dựa trên những hiểu biết về đặc điểm ngôn ngữ văn học, tính hình

Trang 10

tượng, tính tổ chức cao và tính hàm súc, đa nghĩa của nó Tất cả những vấn đềtrên đều thuộc phạm vi nghiên cứu của lý thuyết văn học Vì vậy ta dễ dàngnhận thấy phương pháp dạy tập đọc không thể không dựa trên những thành tựunghiên cứu của lý thuyết văn bản nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng.

III-/ TỔ CHỨC DẠY ĐỌC THÀNH TIẾNG Ở TIỂU HỌC

1 Chuẩn bị cho việc đọc

Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc Khi ngồi đọc cầnphải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30-35

cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi Ở lớp, khi được côgiáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay

Trước khi nói về việc rèn đọc đúng, cần nói về tiêu chí cường độ và tư thếkhi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng Trong hoạt động giao tiếp, khi đọcthành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai - và mặt này thường đượcnhấn mạnh - là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết; vai thứ hai là ngườitrung gian để truyền thông tin đưa văn bản viết đến người nghe Khi giữ vai thứhai này, người đọc đã thực hiện việc tái văn bản Vì vậy, khi đọc thành tiếng,người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai Đọc cùngvới phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ

em nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạocho các em sự tự tin cần thiết Khi đọc thành tiếng, các em phải tính đến ngườinghe Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ cho mình

cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho tất cảnhững người này nghe rõ Nhưng như thế không có nghĩa là đọc quá to hoặc gàolên Để luyện cho học sinh đọc quá nhỏ "lí nhí", giáo viên cần tập cho các emđọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi Giáo viên nên chohọc sinh đứng trên bảng để đối diện với những người nghe Tư thế đứng đọcphải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng haitay

2 Luyện đọc đúng

a Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác,không có lỗi Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng Đọcđúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm Nói cách khác làkhông đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn Đọc đúng bao gồm việc đọcđúng các âm thanh (đúng các âm vị) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu)

b Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vịtiếng Việt

- Đọc đúng các phụ âm đầu: TD có ý thức phân biệt để không đọc: “nàm

việc”, “khoẻ khắn” mà phải đọc là “làm việc” ,“khỏe khoắn”.

Trang 11

- Đọc đúng các âm chính: TD có ý thức phân biệt để không đọc “iu tin,

chai riệu” mà phải đọc “ưu tiên, chai rượu”.

- Đọc đúng các âm cuối: TD có ý thức không đọc: “luông luông” mà phải

đọc “luôn luôn”

- Đọc đúng bao gồm cả đọc tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điều câu Ngữđiệu là hiện tượng phức tạp, có thể tách ra thành các yếu tố cơ bản có quan hệvới nhau: chỗ nghỉ (ngưng giọng hay ngắt giọng), trọng âm, âm điệu, âm nhịp

và âm sắc Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy cho học sinh làm chủ những yếu tố này.Đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạyđọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc

Khi dạy đọc đúng giáo viên cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữpháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng Khi đọc không được tách một từ ralàm hai TD không ngắt hơi

“Với em gái bé Phải người / lớn cơ”

- Ông già bẻ gãy từng chiếc đũa một / cách dễ dàng Không tách giới từ

với danh từ đi sau nó

Cá heo là / tay bơi giỏi nhất của biển

Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâuhơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng

ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câucảm Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ giọng khi đọc bộphận giải thích của câu

Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm

3 Luyện đọc nhanh

a) Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc

về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra saukhi đã đọc đúng

Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn (nhiệm vụ này phần dạy đọccủa phân môn học vần phải đảm nhận), đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa đọcvừa đánh vần Về sau tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thứcbài đọc Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ đọcnhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được Vì vậy, đọc nhanh không phải là

Trang 12

đọc liến thoắng Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếngtrùng với tốc độ của lời nói Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều.

b) Biện pháp luyện đọc nhanh

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu

để học sinh đọc theo tốc độ đã định Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn,bài Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc Ngoài ra, còn cóbiện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn đểđiều chỉnh tốc độ Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếngcho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút Định tốc như thế nào còn phụthuộc vào độ khó của bài đọc

IV-/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1

- Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có tác dụng hình thành phát triểnngôn ngữ cho học sinh Tiếng Việt gồm nhiều phân môn: Tập đọc, từ ngữ, ngữpháp, chính tả, tập làm văn Phân môn tập đọc có vị trí quan trọng Dạy tốt phânmôn này đáp ứng một trong 4 kỹ năng sử dụng tiếng Việt Kỹ năng đọc nhanh,chính xác, rõ ràng, rành mạch và diễn cảm nhờ đó học sinh có những hiểu biếtvăn học ngôn ngữ và ngược lại Vì vậy đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm làquá trình có liên quan mật thiết với nhau Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnhđược những tri thức văn hoá của dân tộc và cũng từ đó giáo dục tình cảm đạođức cao đẹp cho học sinh, đồng thời phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy chocác em

Đối với học sinh lớp 1, các em bắt đầu chuyển từ giai đoạn học vần sangtập đọc vì vậy giờ tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phương pháp học vần, cả phươngpháp tập đọc Yêu cầu của giờ tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã học(nhất là các vần khó), đọc đúng và trơn tiếng, đọc liền từ, đọc cụm từ và câu: tậpngắt nghỉ (hơi) đúng chỗ trong câu Hiểu các từ thông thường, hiểu được ý diễnđạt đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng) Bên cạnh nhiệm vụ ôn vần cũ, học vầnmới học sinh còn được phát triển vốn từ, tập nói câu đơn giản

V-/ VÀI NÉT VỀ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1

- Cấu trúc chung: Phân môn tập đọc gồm 42 bài được bắt đầu từ tuần 5 của

học kỳ II (có 14 tuần dạy tập đọc, mỗi tuần có 3 bài, mỗi bài dạy trong 2 tiết)

- Nội dung: Các bài tập đọc xoay quanh 3 chủ đề: Nhà trường, gia đình,

thiên nhiên đất nước

- Bài tập đọc lớp 1 gồm có các phần:

+ Văn bản đọc

+ Những từ khó cần lưu ý

+ Các câu hỏi (bài tập) để ôn luyện âm, vần

+ Luyện nói: nói về một vấn đề hoặc nhìn tranh để diễn đạt

Trang 13

VI-/ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH RÈN ĐỌC

- Quá trình tìm hiểu thực tế, nhìn chung mỗi giờ tập đọc đều có 2 phần lớntìm hiểu nội dung bài và luyện đọc, hai phần này có thể tiến hành cùng một lúc,đan xen vào nhau, cũng có thể tách rời nhau tuỳ từng bài và từng giáo viên.Song dù dạy theo cách nào thì hai phần này luôn có mối quan hệ tương hỗ,khăng khít Phần tìm hiểu bài giúp học sinh tìm hiểu kỹ nội dung nghệ thuật củatừng bài, từ đó học sinh đọc đúng, diễn cảm tốt Ngược lại đọc diễn cảm để thểhiện nội dung bài, thể hiện những hiểu biết của mình xunh quanh bài học

Như vậy phần luyện đọc có vai trò quan trọng, học sinh đọc tốt sẽ giúpcác em hoàn thành được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thânmình Đọc tốt giúp các em hiểu biết tiếp thu được văn minh của loài người, bồiđưỡng tâm hồn tình cảm, phát triển tư duy

Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần rèn luyện một cách linh hoạt cácphương pháp khác nhau để phù hợ với đặc trưng của phân môn và phù hợp vớinội dung của bài dạy Quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viênphải sử dụng phương pháp làm mẫu Nghĩa là giáo viên làm mẫu cho học sinhnghe, yêu cầu giọng đọc của giáo viên phẩi chuẩn, diễn cảm thể hiện đúng nộidung, ý nghĩa của bài học để học sinh bắt trước đọc theo Sau đó giáo viên phảikết hợp phương pháp luyện đọc theo mẫu, luyện đọc đúng, đọc chính xác cácphụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh Đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi nghỉ hơiđúng chỗ, đúng ngữ điệu câu Từ đó hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm để biểu đạtđúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả mong muốn và gửi gắm trong bài tập đọc

- Trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc, giáo viên cần đổi mớiphương pháp giảng dạy, luôn lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là ngườihướng dẫn tổ chức, học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện và luyện đọc đạt kết quả tốt

- Ngoài ra để phần rèn đọc đạt kết quả tốt thì cần phải có các yếu tố khácnhư cơ sở vật chất đầy đủ, đồ dùng học tập Bên cạnh đó giáo viên phải luôntích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ năng lực Nếu phối hợp cácyếu tố trên sẽ giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm tốt Từ đó thể hiện được nộidung của bài học, thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống qua từng bài học

- Bên cạnh các yếu tố trên trong giảng dạy phân môn tập đọc giáo viêncòn phải chú ý đến một số nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc phát triển lời nói (nguyên tắc thực hành) Chúng ta ai cũngbiết trẻ em không thể lĩnh hội được lời nói nếu chúng không nắm được lờimiệng Do vậy khi giảng dạy cần phải bảo đảm nguyên tắc này Điều này đượcthể hiện rõ hơn ở phần luyện đọc, ở phần này học sinh được rèn luyện về cáchphát âm, cách nghĩ hơi đúng chỗ, cách đọc đúng ngữ điệu

Trang 14

+ Để giờ tập đọc đạt kết quả cao thì phải bảo đảm nguyên tắc phát triển tưduy, phát huy tính tích cực, chủ đạo của học sinh Do vậy phần luyện đọc giáoviên cần gọi mở, hướng dẫn học sinh tự phát hiện những chỗ cần ngắt giọng hạ, hạgiọng ở những câu thơ, những câu văn trong bài từ đó tìm ra cách đọc hay hơn.

Như vậy để học sinh đọc tốt môn tập đọc đặc biệt là vấn đề rèn đọc đúngcho học sinh lớp 1 chúng ta cần đảm bảo tốt các phương pháp và nguyên tắctrên

Trang 15

Chương II

THỰC TRẠNG DẠY HỌC

Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học Tân Mai và trao đổi với đồngnghiệp tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau:

I-/ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN

1 Quan điểm của giáo viên về giờ tập đọc

Nhìn chung giáo viên tiểu học đều rất coi trọng giờ tập đọc Giáo viên ởcác lớp đầu cấp cho rằng phần luyện đọc từ, đọc câu là quan trọng hơn còn ở cáclớp cuối cấp thì cho rằng phần luyện đọc và phần tìm hiểu bài quan trong nhưnhau Nhưng nhìn chung 70% giáo viên khẳng định việc luyện đọc quan trọnghơn còn về thời gian phân bố trong giờ luyện đọc thì 80% số giáo viên cho rằngthời gian luyện đọc là nhiều hơn còn 20% cho rằng thời gian của 2 phần này nhưnhau Được dự các tiết tập đọc của trường nói chung và của lớp 1 nói riêng tôinhận thấy phần lớn giáo viên đều chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh song dothời gian bị hạn ché nên việc sửa lỗi do chỉ được thực hiện lướt qua khi luyệnđọc từ hoặc câu giáo viên thường chỉ cho học sinh luyện những từ và câu màsách giáo khoa yêu cầu chứ chưa chọn lọc ra những từ hoặc câu mà học sinh củamình hay nhầm lẫn

2 Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trong phần rèn đọc

Hiện nay ở tiểu học, về vấn đề rèn đọc cho học sinh, giáo viên sử dụngphương pháp dạy học cụ thể là: phương pháp làm mẫu, phương pháp luyện đọctheo mẫu, phương pháp luyện tập củng cố, phương pháp hỏi đáp (đặt câu hỏi đểhọc sinh tự tìm và phát hiện từ khó, cách ngắt nhịp câu dài…) và phương phápđóng vai (đối với văn kể chuyện)

* Thực trạng phần rèn đọc ở lớp 1

Qua tìm hiểu và dự giờ ở lớp 1 tôi thấy hiện nay nhìn chung giờ tập đọcđược tiến hành theo trình tự sau:

Tiết 1:

1 Kiểm tra bài cũ

Học sinh đọc lại bài của tiết trước và trả lời một số câu hỏi ứng với nộidung bài học

2 Bài mới:

Trang 16

a Giới thiệu bài:

- Giáo viên chép sẵn bài đọc lên bảng lớp

- Giáo viên đọc mẫu, học sinh theo dõi

b Hướng dẫn học sinh luyện đọc

- Dựa vào các câu hỏi và bài tập của SGK

+ Tìm tiếng có chứa vần cần ôn

+ Nói câu chứa tiếng có vần cần ôn

- Giáo viên nêu cách đọc hay: giọng đọc, nhấn giọng, ngắt giọng

- Giáo viên đọc mẫu lần 2

- Học sinh đọc (cá nhân  đồng thanh)

Trang 17

c Luyện nói

- Học sinh nhìn vào tranh hoặc ảnh của SGK để luyện nói về những chủ

đề mà bài đọc yêu cầu

5 Củng cố – dặn dò

Dặn dò học sinh đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau

Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu điều tra thực trạng, tôi rút ra một sốkết luận sau:

- Giờ tập đọc có vị trí quan trọng ở tiểu học

- Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc tập đọc và nhiệm vụ chínhcủa dạy đọc

- Trong giờ tập đọc giáo vien còn làm mẫu nhiều mà chưa để các em tựphát hiện ra cách đọc Giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinhsửa phát âm sai do học sinh nói ngọng hoặc do tiếng địa phương

- Trong giờ tập đọc nhất là khi có người dự giờ thì giáo viên còn ít chú ýđến học sinh yếu vì đối tượng này thường đọc chậm, làm mất thời gian, làmgiảm tiến độ của tiết dạy

3 Đối với học sinh

Qua nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy ở tiểu học các em thường coi nhẹmôn tập đọc vì các em cho rằng môn tập đọc là môn dễ không phải suy nghĩ nhưmôn toán mà chỉ cần đọc trôi chảy, lưu loát là được Các em cũng chưa để ý đếnviệc đọc của mình như thế nào Một số ít học sinh phát âm sai do thói quen đã

có từ trước hoặc do tiếng địa phương Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắtgiọng, các em còn ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọngsinh lý) Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng phần lớn các

em chỉ biết bắt chước cô một cách tự nhiên

Ngày đăng: 03/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w