Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
849,5 KB
Nội dung
Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số Lời cảm ơn! Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường tiểu học Mường Bú A đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ khối 4 + 5 Trường tiểu học Mường Bú A đã cùng trao đổi và đóng góp những ý kiến rất quý báu . Xin chân thành cảm ơn tập thể học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Mường Bú A đã tham gia và giúp tôi hoàn thành sáng kiến này. Do điều kiện thời gian và và phạm vi nghiên cưu có hạn nên nên sáng kiến không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và Tổ chuyên môn Phòng giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Mường La, ngày tháng năm 2010 Người thực hiện đề tài Trần Mạnh Toàn Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 1 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số Môc lôc STT Nội dung Trang 1 Lời cảm ơn 1 2 Mục lục 2 3 Tài liệu tham khảo 3 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 4 - 5 1 I. Lý do chọn sáng kiến 4 2 II. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 3 III. Đối tượng nghiên cứu 4 4 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 5 V. Thời gian và phạm vi áp dụng 5 Phần thứ hai: NỘI DUNG 5 - 23 1 Chương1: Cơ sở lý luận 5 2 Chương 2: Thực trạng I. Đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường II. Đánh giá chung về thực trạng 6 – 7 7 - 8 3 Chương 3: Các giải pháp thực hiện và kết quả I. Các giải pháp thực hiện II. Kết quả đạt được. 8 – 22 23 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 23 - 24 1 I. Kết luận 23 2 II. Kiến nghị 23 - 24 Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 2 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán lớp 5 2. Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học.(Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan) 3. Vấn đề rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học trong việc dạy học giải toán. (Trần Ngọc Lan) 4. Toán nâng cao. (Vũ Dương Thụy - Đỗ Trung Hiệu - Nguyễn Danh Ninh.) 5. Toán tuổi thơ số: 65, 69, 70, 72. (Nhà xuất bản giáo dục năm 2006) Phần thứ nhất MỞ ĐẦU I- Lý do chọn sáng kiến: Trong chương trình tiểu học môn Toán là môn là môn học độc lập, cùng các môn học khác góp phần tạo nên một con người phát triển toàn diện. Môn Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 3 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số Toán là môn học cần nhiều thời gian và cung cấp lượng kiến thức rộng, đòi hỏi chính xác và luôn mang tính cập nhật theo nhu cầu cuộc sống đặt ra. Những năm gần đây, Bộ giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học nhằm giúp cho hiệu quả dạy học ngày càng cao hơn, theo kịp với xu thế phát triển của thời đại. Đặc biệt, việc thay sách giáo khoa đã được tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Nội dung và chương trình sách giáo khoa tiểu học mới đã được thay đổi, hoàn thiện ở tất cả các môn học trong đó có môn Toán. Phương pháp mới đòi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Việc dạy học Toán theo chương trình sách giáo khoa và giải các bài toán nâng cao đối với học sinh là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc rèn luyện tư duy, làm quen với cách phân tích, tổng hợp. Tao điều kiện cho học sinh hoạt động học tập chủ động , linh hoạt, sáng tạo. Từ đó học sinh mới có thể tự mình tìm tòi, phát hiện, ứng dụng tri thức mới, có hứng thú, tự tin trong học tập. Những năm gần đây, ngành giáo dục đã hết sức quan tâm đến trình độ đội ngũ giáo viên các cấp nói chung và trình độ của giáo viên Tiểu học nói riêng. Các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm đã liên tục mở các lớp đào tạo và đào tạo lại dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc dạy học toán và giải toán nâng cao cho học sinh cho nên thường chỉ dạy cho học sinh những yêu cầu cơ bản trong sách giáo khoa việc mở rộng kiến thức cho học sinh hoặc là bị bỏ qua hoặc là làm qua loa dẫn đến việc mở rộng kiến thức, phát triển tư duy cho học sinh chưa đạt kết quả cao. Từ những lí do trên thông qua việc tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm trong những năm qua tôi đã chọn nội dung “ Dạy học Toán lớp 5 phần phân số” để nghiên cứu. Việc lựa chọn sáng kiến này với mục đích nhằm nghiên cứu sâu hơn về phân số , từ đó tìm ra phương pháp, biện pháp thích hợp để giúp cho việc dạy và học toán phần phân số có hiệu quả hơn. II- Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu thực trạng của việc dạy toán phần phân số ở tiểu học, phân tích những thuận lợi và khó khăn của thầy và trò. - Tìm hiểu phân tích các quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Toán lớp 5 phần phân số. - Tìm hiểu và phân dạng các bài toán về phân số để từ đó đề xuất các giải pháp góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học. - Tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Toán phần phân số cho học sinh lớp 5. - Tổ chức giảng dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm các giải pháp đã đề ra. III- Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 5 tại Điểm trường chính trường Tiểu học Mường Bú A. - Tổng số học sinh : 35 em IV- Phương pháp nghiên cứu. - Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp điều tra khảo sát. Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 4 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số + Phương pháp thử nghiệm. + Phương pháp kiểm tra đánh giá. + Phương pháp phân tích tổng hợp. V. Thời gian và phạm vi áp dụng. - Thời gian nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: Bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm từ tháng 9 năm 2009 đến hết tháng 5 năm 2010. - Thời gian áp dụng từ năm học 2009 – 2010 đến hết năm học 2010 - 2011 - Phạm vi áp dụng: Giáo viên và học sinh Tổ khối 4 + 5 trường Tiểu học Mường Bú A. Phần thứ hai NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận Để làm tốt hoạt động dạy học toán và mở rộng kiến thức toán cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp, luôn không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiên cứu đề tài, từng bước nâng cao tay nghề nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản. Từ đó, giúp cho học sinh vận dụng sáng tạo trong việc giải toán. Việc làm này đòi hỏi giáo viên mất nhiều công sức. Có giáo viên phấn đấu vươn lên đạt yêu cầu trong giảng dạy, tạo được niềm tin nơi phụ huynh học sinh: luôn mong muốn con em mình học khá, học giỏi. Song bên cạnh đó cũng còn không ít giáo viên ngại phấn đấu, ngại khó khăn, lười tìm tòi nghiên cứu đã cố tình lướt qua các bài toán khó, thậm chí còn phó thác cho học sinh tự giải. Việc hệ thống kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức toán cho học sinh không phải một sớm, một chiều mà học sinh có khả năng nắm vững ngay được. Đây là cả một quá trình lâu dài, từ lớp dưới và thường xuyên luyện tập và củng cố. Điều đó cũng cần đòi hỏi tính kiên trì, sự hiếu học ở học sinh, phẩm chất này không phải học sinh nào cũng có. Nếu như trên lớp, học sinh được nắm vững các kiến thức cơ bản có hệ thống về môn Toán thì dần dần học sinh sẽ làm quen được với các dạng toán cơ bản và các bài toán nâng cao, từ đó óc tư duy, sáng tạo sẽ được rèn luyện và phát triển trong quá trình giải toán. Lúc này, việc tìm hiểu giải toán khó là nhu cầu trong hoạt động học tập của các em, giúp các em không ngừng học tập và rèn luyện để trở thành học sinh khá, giỏi. Từ thực tiễn cho thấy: các bậc cha mẹ học sinh đều mong muốn con cái mình học tập tiến bộ trở thành học sinh khá, giỏi nhưng đại bộ phân họ không thể có điều kiện kèm cặp hay dạy các bài toán cơ bản cũng như các bài toán nâng cao trong các giờ tự học ở nhà. Vì vậy, việc dạy học các dạng toán cơ bản đồng thời mở rộng kiến thức Toán lớp 5 qua các bài toán nâng cao, là yêu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên đứng lớp để họ có thể trang bị cho học sinh đầy đủ các kiến thức cơ bản đến kiến thức nâng cao rèn luyện thuần thục các kĩ năng kĩ xảo trong giải toán. Chương 2. Thực trạng I. Đặc điểm tình hình của địa phương, nhà trường, nhiệm vụ được giao. Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 5 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số 1. Thuận lợi. - Trường tiểu học Mường Bú A đóng trên địa bàn xã Mường Bú, là một xã thuộc vùng I. Có điều kiện kinh tế xã hội tương đối phát triển. Trong những năm gần đây theo với xu thế phát triển chung của xã hội cùng với sự quan tâm của các cấp các ngành thì phong trào giáo dục của xã cũng tương đối phát triển. Đảng uỷ, chính quyền xã cũng đã quan tâm hơn tới giáo dục, các bậc phụ huynh cũng đã co sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Nhà trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp. Bên cạnh đó lại được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo và chuyên môn Phòng giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nên luôn quan tâm sát sao tới công tác dạy và học ở từng lớp. Nhà trường đã mở và duy trì được các lớp học ở tất cả các bản trên địa bàn được phân công phụ trách. - Năm học 2009 – 2010 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5B tại Điểm trường chính. Vì là lớp cuối cấp lại được học ở trung tâm nên khả năng nhận thức cũng như ý thức học tập của các em tương đối tốt, một số phụ huynh đã có ý thức quan tâm tới việc học cũng như chất lượng học tập của con em. 2. Khó khăn - Trường Tiểu học Mường Bú A tuy là một trường thuộc xã vùng I nhưng điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, địa bàn được phân công phụ trách rộng. Nhiều bản đường đi lại còn khó khăn hiểm trở( Pá Po, Pá Toong, Thẳm Xúm ) dân cư phân bố rộng gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của giáo viên và học sinh cũng như công tác kiểm tra, giám sát của Ban giám hiệu. - Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn thiếu thốn. Đa số học sinh là học sinh dân tộc nên vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế nên dẫn đến việc tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. Đa số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc việc giáo dục học sinh cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. - Tại lớp 5B do tôi chủ nhiệm cũng có tới 17/18 học sinh dân tộc. Khả năng nhận thức của nhiều em còn hạn chế, nhiều em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Do thiếu phòng học nên lớp phải học ở phòng học tạm, cơ sở vật chất đã xuống cấp không đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. 3. Đội ngũ giáo viên - Trường Tiểu học Mường Bú A có nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình với công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. Song trình độ đào tạo của giáo viên không đồng đều một số đồng chí giáo viên chưa đạt chuẩn, một số ít đồng chí năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa có ý thức học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. - Năm học 2009 – 2010 Trường Tiểu học Mường Bú A gồm có 3 Tổ chuyên môn với tổng số 44 đ/c cán bộ giáo viên trong đó: + Ban giám hiệu: 3 đ/c ( ĐH: 1 đ/c; CĐ: 2 đ/c ) + Giáo viên giảng dạy: 38 đ/c ( ĐH: 0; CĐ: ; TC: ; SC: ) 4. Cơ sở vật chất Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 6 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo, hầu như tất cả các lớp học ở các điểm trường lẻ đều được xây dựng khá kiên cố. - Trang thiết bị dạy - học tương đối đảm bảo. - Điểm trường chính còn thiếu phòng học và các phòng chức năng nên có 4 lớp phải học ở khu nhà tạm đã xuống cấp, tồi tàn khong đảm bảo cho hoạt động dạy và học. 5. Về chất lượng khảo sát đầu năm học mới. - Ngay sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng để nắm được kkhả năng học toán của từng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp. - Qua khảo sát tôi thấy khả năng học toán của học sinh không đồng đều một số em có kiến thức cơ bản tương đối vững, tiếp thu nhanh. Nhưng nhiều em kiến thức còn yếu những kĩ năng cơ bản như; cộng, trừ, nhân, chia còn chậm và lúng túng. - Kết quả cụ thể như sau: Tổng số học sinh Dân tộc Giới tính Chất lượng khảo sát (tháng 9/2009) Ghi chú Na m Nữ Giỏi Khá TB Yếu 18 17 9 9 0 3 8 7 II. Đánh giá thực trạng. 1.Ưu điểm - Trường Tiểu học Mường Bú A có chất lượng dạy và học tương đối cao, giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề, thực sự “Yêu nghề mến trẻ”, học sinh chăm ngoan vâng lời thầy cô, ý thức học tập tốt, kết quả học tập khá cao. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả cao. 2. Tồn tại hạn chế - Chất lượng học của học sinh chưa đồng đều, một số em ý thức học còn yếu, khả năng tiếp thu bài chậm dẫn đến kết quả học tập chưa cao, năng lực chuyên môt của một số giáo viên còn hạn chế. 3. Nguyên nhân của ưu điểm và tồn tại. - Nguyên nhân của ưu điểm: Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, chuyên môn Phòng giáo dục, sự quan tâm tại điều kiện của các cấp chính quyền. Ban giám hiệu nhà trường có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, nhà trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm tâm huyết với nghề, ý thức học tập của học sinh tương đối tốt. Nhiều bậc phụ huynh đã rất quan tâm tới việc học tập của con em mình. - Nguyên nhân của tồn tại: Do địa bàn phụ trách rộng, đường xá đi lại khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn thiếu thốn, nhiều em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên chưa yên tâm học tập. Đa số học sinh là học sinh dân tộc nên vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế nên dẫn đến việc tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. Đa số phụ huynh học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc học tập nên chưa quan tâm đến việc học tập của con Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 7 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số em mình, còn phó mặc việc giáo dục học sinh cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Một số giáo viên ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa có ý thức học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo( chưa có các phòng chức năng, một số lớp còn phải học trong những lớp học tồi tàn xuống cấp) Chương 3: Các giải pháp thực hiện và kết quả. I. Các giải pháp thực hiện. - Để giúp học sinh nắm vững kiến thức toán nói chung và kiến thức về phần phân số nói riêng đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng giải Toán nhanh, gọn, chính xác. Từ việc nghiên cứu thực trạng của việc dạy toán phần phân số ở tiểu học, phân tích những thuận lợi và khó khăn của thầy và trò. Phân tích các quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Toán lớp 5 phần phân số. Tôi đã tìm hiểu và phân dạng các bài toán về phân số thành các dạng sau: 1. Một số dạng toán điển hình về phân số. a. Nhóm 1: Phân số và tính chất cơ bản của phân số: Dạng 1: Các bài toán về cấu tạo số. Dạng 2: So sánh phân số. Dạng 3: Phân số thập phân - Tỉ số. b. Nhóm 2: Bốn phép tính về phân số. c. Nhóm 3: Toán đố về phân số. Dạng 1: Tìm tỉ số của hai số. Dạng 2: Tìm một phân số của một số. Dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị một phân số của số ấy. Dạng 4: Tìm các số biết tổng và tỉ số của chúng. Dạng 5: Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của chúng. Dạng 6: Tìm số trung bình cộng. Dạng 7: Làm tròn phân số thành đơn vị. Dạng 8: Giả thiết tạm về phân số. Dạng 9: Loại khử về phân số. Dạng 10: Tính ngược về phân số. - Sau khi phân dạng các bài toán về phân số tôi sẽ hệ thống kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức cho học sinh khi giải các dạng toán về phân số đó và giúp học sinh biết cách phân tích bài toán để biết bài toán đó thuộc dạng nào từ đó có thể áp dụng phương pháp giải dạng bài toán đó để giải quyết bài toán một cách nhanh, gọn, chính xác. 2. Hệ thống kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức cho học sinh khi giải các dạng toán về phân số. a. Nhóm 1: Phân số và tính chất cơ bản của phân số. * Dạng 1: Các bài toán về cấu tạo số. 1. Phân số là một hay nhiều phần bằng nhau của đơn vị tạo thành. Mỗi phân số gồm hai bộ phận: + Mẫu số (viết dưới gạch ngang): chỉ ra đơn vị đã được chia ra thành mấy phần bằng nhau. Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 8 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số + Tử số ( viết trên gạch ngang): chỉ ra đã lấy đi bao nhiêu phần bằng nhau ấy. Cách đọc: 3 4 : Ba phần bốn (ba phần tư) a b : a trên b 2. Phân số là thương đúng của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Ví dụ: 2: 3 = 2 3 8 : 3 = 8 3 3. Các phân số lớn hơn đơn vị còn được viết dưới dạng hỗn số như sau: 7 3 1 4 4 = ( đọc là một và ba phần tư đơn vị). 4. Mỗi số tự nhiên đều có thể coi là 1 phân số có mẫu số là 1. 3 3 1 = 1 a a = 5. Phân số bằng 1 là phân số có tử số bằng mẫu số. + Phân số lớn hơn 1 là phân số có tử số lớn hơn mẫu số. + Phân số bé hơn 1 là phân số có tử số bé hơn mẫu số. 6. Khi ta nhân ( hay chia) cả tử số và mẫu số của phân số với cùng một số tự nhiên (khác 0) thì giá trị của phân số không đổi. a a x b b x × = × ( x o≠ ); : : a a x b b x = ( x o≠ ) 7. Nếu ta cộng (hay trừ) tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số thì hiệu số giữa tử số và mẫu số không đổi. Phân số a b có: a – b = (a+ x) – (b +x); ( x o≠ ) a – b = (a - x) – (b - x);( x o≠ ) 8. Nếu ta cộng vào tử số và trừ đi ở mẫu số với cùng một số hoặc trừ đi ở tử số và cộng vào mẫu số với cùng một số thì tổng của tử số và mẫu số vẫn không đổi. Phân số a b có: a + b = (a+ x) + (b - x); ( x o≠ ) a + b = (a - x) + (b + x);( x o≠ ) VÍ DỤ MINH HOẠ VÍ DỤ 1: Viết 6 thành các phân số có mẫu số lần lượt là 5, 12, 105, 1000. Giải 6 = 6 6 5 30 1 1 5 5 × = = × 6 = 6 6 105 630 1 1 105 105 × = = × 6 = 6 6 12 72 1 1 12 12 × = = × 6 = 6 6 1000 6000 1 1 1000 1000 × = = × VÍ DỤ 2: Tìm số tự nhiên x, biết: a) 2 3 54 x = b) 10 15 6x = Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 9 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số c) 2 3 < 6 x < 1 d) 1 < 6 x < 2 Giải a) Ta có: 2 18 36 54 3 18 54 x × = = × Vậy 36 36 54 54 x x= ⇒ = b) Ta có: 15 15: 3 5 10 6 6:3 2 4 = = = Vậy 10 5 2x = hay 10 10 4x = 4x ⇒ = c) 2 3 < 6 x < 1 Ta có 4 6 < 6 x < 6 6 Vậy 4 < x < 6 5x ⇒ = d) 1 < 6 x < 2 Vì 1 < 6 x nên x < 6 (1) Vì 6 x < 2 nên 6 x < 6 3 ⇒ x >3 (2) Từ (1) và (2) ta có: 3 < x < 6 ⇒ x= 4 hoặc x= 5 VÍ DỤ 3: Hãy viết một phân số lớn hơn 5 7 và nhỏ hơn 5 6 . Có bao nhiêu phân số như vậy ? Giải Nhân cả tử số và mẫu số của phân số 5 7 và 5 6 với 2. Ta có: 5 5 2 10 7 7 2 14 × = = × ; 5 5 2 10 6 62 12 × = = Vì 10 14 < 10 13 < 10 12 nên 5 7 < 10 13 < 10 12 Vậy phân số cần tìm là 10 13 Nếu nhân cả tử số và mẫu số của hai phân số với 5. Ta có: 5 5 5 25 7 7 5 35 × = = × ; 5 5 5 25 6 6 5 30 × = = × Vì 25 35 < 25 34 < 25 33 < 25 32 < 25 31 < 25 30 nên 5 7 < 25 34 < 25 33 < 25 32 < 25 31 < 5 6 ⇒ Khi nhân cả tử số và mẫu số với 2, ta tìm được một phân số lớn hơn 5 7 và nhỏ hơn 5 6 . Khi nhân cả tử số và mẫu số của hai phân số với 5, ta tìm được bốn phân số lớn hơn 5 7 và nhỏ hơn 5 6 . Trần mạnh Toàn Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú A 10 [...]... 197 200 197 3 = − = 200 200 200 200 VÍ DỤ 5: Hãy xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn 61 491 9 151 , , , 11 450 2 75 Giải Ta có: 61 6 =5 ; 11 11 491 41 =1 ; 450 450 9 1 =4 ; 2 2 151 1 =2 75 75 So sánh phần nguyên của các phân số trên, ta thấy: 5> 4 > 2 > 1 6 1 1 41 > 4 > 2 > 1 11 2 75 450 61 9 151 491 hay > > > ; 11 2 75 450 Vậy 5 491 151 9 61 , , , 450 75 2 11 Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn; Dạng... sau thành phân số thập phân 8 31 173 121 , , 5 25 50 1 25 Nhận xét: 5x2 = 10 ; 25 x 4 = 100 Trần mạnh Toàn A Giải 50 x 2 = 100 1 25 x 8 = 1000 Đơn vị: Trường Tiểu học Mường Bú 13 Một số kinh nghiệm dạy học Toán lớp 5 phần Phân số 8 8 × 2 16 = = ; 5 5 × 2 10 173 173 × 2 346 = = ; 50 50 × 2 100 Ta có: 31 31× 4 124 = = ; 25 25 × 4 100 121 121× 8 968 = = 1 25 1 25 × 8 1000 VÍ DỤ 2: Tỉ số độ dài cạnh của hình... 4 1 8 1 + × ) : (1 − 1 ) 10 5 2 9 3 Giải ( 3 4 1 8 1 3 4 8 1 7 8 3 7 5 63 13 + × ) : (1 − 1 ) = ( + ) : ( − ) = : ( − ) = : = = 1 10 5 2 9 3 10 10 9 3 10 9 9 10 9 50 50 VÍ DỤ 2: Tính giá trị của biểu thức: A= 3 1 5 5 × a + (b − ) :2 với a = và b = 4 2 9 2 Giải 5 5 Thay a = và b = vào biểu thức A 9 2 3 5 5 1 A= × + ( − ) : 2 4 9 2 2 3 5 A= × + 2 : 2 4 9 A= 15 +1 36 A= 5 5 +1 = 1 12 12 Nhóm 3: TOÁN ĐỐ... 3, So sánh mẫu số 7 < 8 nên 〉 VÍ DỤ 2: So sánh 2 phân số sau: 3 5 và 8 8 Giải 3 5 8 8 Vì 3 . 5 7 < 10 13 < 10 12 Vậy phân số cần tìm là 10 13 Nếu nhân cả tử số và mẫu số của hai phân số với 5. Ta có: 5 5 5 25 7 7 5 35 × = = × ; 5 5 5 25 6 6 5 30 × = = × Vì 25 35 < 25 34 < 25 33 < 25 32 < 25 31 < 25 30 nên. 25 35 < 25 34 < 25 33 < 25 32 < 25 31 < 25 30 nên 5 7 < 25 34 < 25 33 < 25 32 < 25 31 < 5 6 ⇒ Khi nhân cả tử số và mẫu số với 2, ta tìm được một phân số lớn hơn 5 7 và nhỏ. 200 〈 VÍ DỤ 5: Hãy xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. 61 11 , 491 450 , 9 2 , 151 75 . Giải Ta có: 61 6 5 11 11 = ; 491 41 1 450 450 = ; 9 1 4 2 2 = ; 151 1 2 75 75 = . So sánh