Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong phạm vi xây dựng mới và khu vực chịu ảnh hưởng lân cận, bao gồm: - Xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằ
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU - 5
ĐẶT VẤN ĐỀ -4
CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG -4
Các văn bản pháp lý -5
Các tài liệu kỹ thuật -5
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG -6
MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO -6
Mục đích báo cáo -7
Nội dung báo cáo -7
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC VÀ SOẠN THẢO BÁO CÁO -9
2.1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN -10
2.1.1 Sơ lược về dự án -10
2.1.2 Giới thiệu chủ đầu tư -10
2.1.3 Sự cần thiết phải đầu tư -10
2.1.4 Mục tiêu của dự án -11
2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN -12
2.2.1 Vị trí địa lý -12
2.2.2Hiện trạng khu đất -12
2.2.3Bố trí mặt bằng -12
2.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN -14
2.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án -14
2.3.1.1 Công trình chính 14
2.3.1.2 Công trình phụ trợ 16
2.3.1.3 Danh mục thiết bị cho dự án 20
2.3.1.4 Các nhu cầu phục vụ cho dự án 22
3.1ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -24
3.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất -24
3.1.1.1 Vị trí địa lý 24
3.1.1.2 Địa hình, địa chất công trình 24
3.1.2 Khí tượng – thủy văn -27
Khu đất thuộc phường 6 – quận 3 nằm trong vùng khí hậu chung của khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thuộc đồng bằng Nam bộ với nét đặc trưng chủ yếu là thời tiết gió mùa Khí hậu ở đây mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu toàn miền với sự phân chia hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt 27
3.1.2.1 Khí tượng 27
3.1.2.2 Hệ thống thủy văn 29
3.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên -30
3.1.3.1 Hiện trạng môi trường không khí 30
3.1.3.2 Hiện trạng chất lượng nước thải 32
3.1.3.3 Hiện trạng tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái 32
Dự án nằm ở trung tâm thành phố, khu vực xung quanh chủ yếu là khu dân cư và các cơ quan, xí nghiệp, văn phòng, khu vui chơi giải trí,… Do đó, các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước rất hạn hữu, chủ yếu là cây xanh phân bố với mật độ dày đặc dọc theo các tuyến đường chính xung quanh khu vực dự án như Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Thông, Hồ Xuân Hương 32
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI -33
Trang 24.1 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH -34
4.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm -34
4.1.1.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung 34
4.1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 36
4.1.1.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất 37
4.1.2 Đối tượng, quy mô bị tác động -37
4.1.2.1 Đối tượng tự nhiên 37
4.1.2.2 Đối tượng xã hội 37
4.1.3 Các tác động đến môi trường -38
4.1.3.1 Tác động đến công trình kiến trúc trong khu vực 38
4.1.3.2 Tác động đến môi trường không khí 38
4.1.3.3 Tác động đến môi trường nước 39
4.1.3.4 Tác động đến môi trường đất 40
4.1.3.5 Tác động đến tài nguyên sinh vật 40
4.1.3.6 Kinh tế – xã hội 41
4.1.3.7 Tai nạn lao động – Sự cố cháy nổ 41
4.2 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG -42
4.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm -43
4.2.1.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn và rung 43
4.2.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 46
4.2.1.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn 49
4.2.1.4 Nguồn gây sự cố cháy nổ 52
4.2.2 Đối tượng, quy mô bị tác động -53
4.2.2.1 Đối tượng tự nhiên 53
4.2.2.2 Đối tượng xã hội 53
4.2.3 Các tác động đến môi trường -53
4.2.3.1 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí 54
4.2.3.2 Tác động đến môi trường nước 56
4.2.3.3 Tác động đến môi trường đất 59
4.2.3.4 Tác động đến tài nguyên sinh vật và cảnh quan 60
4.2.3.5 Tác động đến điều kiện kinh tế – xã hội 61
4.2.3.6 Sự cố cháy nổ 61
4.3 ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG -61
4.3.1 Độ tin cậy của phương pháp sử dụng -61
4.3.2 Độ tin cậy của đánh giá thực hiện -62
5.1 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG -63
5.1.1 Các biện pháp chung trong quá trình thi công xây dựng -63
5.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất -64
5.3.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí và tiếng ồn -64
5.4.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước -65
5.5.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân -66
5.6.1 Các biện pháp an toàn lao động và một số biện pháp hỗ trợ trong quá trình thi công xây dựng -66
5.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG KHI KHU DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG -67
5.2.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí -67
5.2.1.1 Biện pháp xử lý khói thải do máy phát điện 67
5.2.1.2 Chống nóng và đảm bảo các yếu tố vi khí hậu 67
5.2.1.3 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung 68
5.2.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước -69
Trang 35.2.3 Kiểm soát chất thải rắn -72
5.2.3.1 Biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt và chất thải không nguy hại 72
5.2.3.2 Biện pháp quản lý chất thải nguy hại 73
5.2.4 Vệ sinh môi trường -74
5.2.4.1 Vệ sinh môi trường 74
5.2.4.2 Đề phòng tai nạn lao động 75
5.2.5 Biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố -75
5.2.6 Các biện pháp hỗ trợ bảo vệ môi trường -76
7.1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG -79
7.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG -79
7.2.1 Chương trình quản lý môi trường -80
7.2.1.1 Giai đoạn xây dựng 80
7.2.1.2 Giai đoạn hoạt động 80
7.2.2 Chương trình giám sát môi trường -80
7.2.2.1 Giám sát chất thải 80
7.2.2.2 Giám sát chất lượng môi trường không khí 82
7.2.2.3 Dự trù kinh phí cho chương trình giám sát 83
8.1 HẦM TỰ HOẠI -84
8.1.1 Tính toán thiết kế hầm tự hoại -84
8.1.2 Dự toán kinh phí thực hiện hầm tự hoại -85
8.2.2 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI -85
8.2.1 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải -85
8.2.2 Dự toán kinh phí thực hiện hệ thống xử lý nước thải -91
9.1 Ý KIẾN THAM VẤN CỦA UBND PHƯỜNG 6, QUẬN 3 -92
9.2 Ý KIẾN THAM VẤN CỦA UBMTTQ PHƯỜNG 6, QUẬN 3 -92
10.1 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU -93
10.1.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo -93
10.1.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập -93
10.2 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG -94
10.2.1 Mục đích sử dụng phương pháp -94
10.2.2Phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo này gồm 94
10.3 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 95
Trang 4CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người và ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi quốc gia Mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra phương hướng phát triển kinh tế nói chung, tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động Bên cạnh đó việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được xem là công việc tất yếu của ngành y tế nói riêng và xã hội nói chung.Hiện nay nhu cầu chữa trị, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm và đòi hỏi cao Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người dân là một trong những nội dung của công cuộc phát triển kinh tế Với mục tiêu đề ra là điều trị chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệï sức khỏe cho người dân cũng như nghiên cứu y học, việc thành lập Khoa Phong – Khu điều trị Bệnh viện Da Liễu TP.HCM với qui mô hiện đại là việc làm thiết thực phù hợp với xu hướng chung của toàn xã hội cũng nhu đáp ứng các mong muốn và nguyện vọng chung của người dân trong khu vực
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của bất kỳ một dự án nào từ các tổ chức đoàn thể, các cơ quan trong và ngoài nước là nhiệm vụ của chủ đầu tư, tuân theo nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo Vệ Môi Trường ĐTM là công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, đánh giá, dự báo các tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài của một tổ chức đoàn thể, cơ quan trong và ngoài nước tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, chủ đầu tư sẽ đưa
ra những biện pháp quản lý cụ thể, khả thi nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực trên Các tác động đến môi trường được giảm thiểu đến mức chấp nhận được và hoạt động của dự án sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội
CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án Khoa Phong – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM” được thiết lập trên cơ sở các văn bản pháp lý hiện hành sau đây :
Trang 5Các văn bản pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Số 52/2005/2006/QH11 ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006
Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ V/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo Vệ Môi Trường
Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 V/v Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ban hành theo quyết định BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ TNMT
22/2006/QĐ- Quyết định 23/2006/QĐ – BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường V/v Ban hành danh mục chất thải nguy hại
Thông tư số 12/2006/QĐ – BTNMT ngày 26/12/2006 V/v Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường của thành phố Hồ Chí Minh
Các tài liệu kỹ thuật
Các tài liệu kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho báo cáo:
Báo cáo khả thi dự án : “Khoa Phong – Khu Điều trị Bệnh viện Da Liễu TP.HCM”
Các số liệu, tài liệu thống kê về hiện trạng môi trường, kinh tế, xã hội tại địa bàn xây dựng dự án do các cơ quan nghiên cứu trong nước thực hiện
Số liệu khí tượng - thủy văn khu vực dự án
Các số liệu đo đạc, khảo sát hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án do Trung tâm sức khỏe lao động-môi trường thuộc Sở Y tế TP.HCM thực hiện
Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn ) và tài liệu về quản lý môi trường của Trung ương và Địa phương
Các tài liệu đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế Giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án
Các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua, các báo cáo đối với các loại dự án có loại hình hoạt động tương tự
Các bản vẽ, sơ đồ vị trí khu đất, sơ đồ mặt bằng, sơ đồ hệ thống thoát nước
Trang 6TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Để tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho “Dự án Khoa Phong – Khu Điều trị Bệnh viện Da Liễu, TP.HCM” ở số 2 – đường Nguyễn Thông – Phường 6 – Quận 3 – TP.HCM, chủ đầu tư – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM đã chọn Công ty TNHH Nhật Anh là đơn vị tư vấn thực hiện
Đơn vị tư vấn:
Công ty TNHH Nhật Anh
Đại diện : Ông Trần Quốc Anh
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : 28/3 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại : (08) 8 105129 – 8 493461
Fax : (08) 8 121265 – 8109607
Thành viên thực hiện:
KS Nguyễn Thanh Long
KS Trần Thiện Đức
KS Hoàng Ngọc Hồng Phúc
K.S Nguyễn Ngọc Thạch
KS Lê Thị Thanh Hảo
MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
Đánh giá tác động môi trường ĐTM (Environmental Impact Assessment – EIA) là quá trình nhận dạng và dự đoán các ảnh hưởng mang tính tiềm năng lên môi trường (bao gồm cả các ảnh hưởng địa – sinh học, kinh tế – xã hội và văn hóa) của dự án, các hoạt động, các chính sách và các chương trình phát triển đồng thời chuyển tải các thông tin dự đoán ảnh hưởng đó đến các nhà hoạch định chính sách trước khi họ ban hành quyết định (Harley 1995), nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu, đồng thời phát huy tối đa các mặt tích cực Một hệ thống ĐTM lý tưởng phải được áp dụng cho tất cả các dự án có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và xác định rõ ảnh hưởng nào là nghiêm trọng nhất Nói chung, ĐTM là công cụ khoa học hữu ích phục vụ cho việc quản lý cũng như giám sát và bảo vệ môi
Trang 7Mục đích báo cáo
Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm mục đích :
Cung cấp những thông tin về dự án, về môi trường tổng thể và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án
Xác định hiện trạng chất lượng môi trường trong phạm vi khu vực dự án
Xác định, dự đoán và đánh giá các tác động có thể ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, kinh tế, xã hội do hoạt động của dự án gây ra
Đề xuất những biện pháp giảm thiểu (quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu tới mức có thể những tác động tiêu cực ảnh hưởng môi trường khi dự án mới được đưa vào sử dụng
Như vậy, kết hợp chặt chẽ với chương trình giám sát, báo cáo ĐTM là công cụ đắc lực phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát cũng như kế hoạch hóa để bảo vệ môi trường, giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của dự án đến môi trường, phát huy đến mức cao nhất các ưu điểm và thế mạnh do hoạt động của dự án Với các mục đích trên, kết hợp với mạng lưới vận hành và giám sát chặt chẽ trong tương lai sẽ đảm bảo cho quá trình hoạt động của dự án
Nội dung báo cáo
Các nội dung tổng quát của báo cáo ĐTM bao gồm :
Mô tả sơ lược các hoạt động của Dự án có khả năng tác động tới môi trường
Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực Dự án
Đánh giá các tác động do hoạt động của Dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực
Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để kiểm soát, xử lý và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả
Để thực hiện các mục đích và nội dung tổng quát nêu trên, những công việc sau đây đã triển khai thực hiện :
Xác định dữ liệu ban đầu
Trang 8 Thu thập và phân tích các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại khu vực dự án :
- Các yếu tố khí tượng, thủy văn (chế độ nhiệt, gió, mưa, bức xạ mặt trời, chế độ thủy văn nước mặt, nước ngầm… ) tại khu vực dự án
- Các số liệu về địa hình, thổ nhưỡng… tại khu vực dự án
Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện kinh tế xã hội (dân cư, tổ chức hành chính, phân bố đất đai, … ) tại khu vực dự án
Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng :
- Hệ thống cấp nước
- Hệ thống thoát nước
- Hệ thống đường giao thông
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Mạng lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng
Khảo sát hiện trạng môi trường trong phạm vi khu vực dự án
- Khảo sát chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung hiện hữu của bệnh viện
- Khảo sát chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án và khu dân cư xung quanh
Phân tích và đánh giá tác động môi trường
Phân tích các điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên khu vực dự án
Phân tích hiện trạng các điều kiện kinh tế xã hội
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong phạm vi xây dựng mới và khu vực chịu ảnh hưởng lân cận, bao gồm:
- Xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường (trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng và khi đưa công trình vào sử dụng)
- Đánh giá tác động đến môi trường sinh thái
Trang 9- Đánh giá rủi ro, sự cố.
Đề xuất các biện pháp giải quyết và kiểm soát ô nhiễm
Các biện pháp công nghệ và quản lý giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
Các biện pháp công nghệ và quản lý giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án
Các biện pháp công nghệ và quản lý giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường trong giai đoạn đưa dự án đi vào hoạt động
Các biện pháp công nghệ và quản lý giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường trong giai đoạn kết thúc dự án
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC VÀ SOẠN THẢO BÁO CÁO
Quá trình làm việc và soạn thảo báo cáo bao gồm các bước :
Sưu tầm và thu thập các số liệu, văn bản cần thiết về điều kiện tự nhiên, môi trường; điều kiện kinh tế xã hội và các văn bản, tài liệu khác có liên quan
Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn bao gồm lấy mẫu phân tích chất lượng nước ngầm, đặc tính nước thải, chất lượng môi trường không khí và khảo sát thành phần tính chất chất thải rắn, Điều tra, khảo sát điều kiện kinh tế – xã hội khu vực xung quanh
Trên cơ sở số liệu thu thập được và kết quả phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm, đánh giá các tác động do hoạt động của dự án đến các thành phần môi trường và dân sinh cũng như đề xuất các biện pháp công nghệ và quản lý để khắc phục, hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực
Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM các cấp theo đúng trình tự quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 10CHƯƠNG 2
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
“KHOA PHONG – KHU ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN DA LIỄU”
2.1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN
2.1.1 Sơ lược về dự án
Tên Dự án : KHOA PHONG – KHU ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN DA LIỄU
BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM
Địa điểm xây dựng : số 02, đường Nguyễn Thông, P.6, Q.3, TP.HCM
Quy mô xây dựng : 3 tầng
Diện tích khuôn viên khu đất : 1.181,7 m2
Tổng diện tích sàn xây dựng : 4.764 m2
Vốn đầu tư : 25.594.363.000 VNĐ
Nguồn vốn : Ngân sách Thành Phố
2.1.2 Giới thiệu chủ đầu tư
Chủ đầu tư : BỆNH VIỆN DA LIỄU – QUẬN 3 – TP.HCM
Hình thức quản lý dự án : chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Trụ sở đặt tại : Số 02, đường Nguyễn Thông, P.6, Q.3, TP.HCM
Số điện thoại : 08 – 9305995 Fax : 08 – 9304810
Đại diện : BS Vũ Hồng Thái
Chức vụ : Giám đốc
2.1.3 Sự cần thiết phải đầu tư
Nằm ở vị trí khu trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi, gần những bệnh viện khác, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, gần các khu vui chơi, giải trí lớn của thành phố
Trang 11 Quận 3 là một phần quan trọng trong phát triển của thành phố, là trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa, giải trí lớn của thành phố và là trung tâm với nhiều tiềm năng phát triển nhiều dịch vụ trong đó vấn đề y tế sức khỏe được quan tâm hàng đầu.
Bệnh viện Da Liễu tọa lạc tại số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM Khoa Phong – Khu Điều trị của bệnh viện được hình thành trước năm 1975, qua hơn 35 năm sử dụng, mặc dù đã được duy tu sửa chữa nhiều lần và xây thêm nhưng với cơ sở vật chất như hiện nay không thể đáp ứng được hết các nhu cầu bức thiết của bệnh viện và người bệnh
Ngoài nhiệm vụ khám, chữa bệnh, điều trị và phẫu thuật chỉnh hình cho bệnh nhân phong, Khoa Phong – Khu Điều trị còn là nơi đào tạo chuyên môn cho 21 tỉnh thành phía Nam, là nơi mà các tổ chức y tế thế giới, các tổ chức phi chính phủ đến hợp tác thực hiện chương trình phòng chống bệnh phong
Hòa nhập với xu thế phát triển của đất nước và khu vực cũng như để đáp ứng được các nhu cầu nêu trên, khoa PHCN cần được thiết kế xây dựng thêm và trang bị một số thiết bị chuyên môn cho phù hợp với quá trình hoạt động và hội nhập
Trong nhiều năm qua, bệnh viện đã nhiều lần được sửa chữa, nâng cấp cải tạo và xây dựng thêm phần nào đã đáp ứng nhu cầu khám và điều trị, tuy nhiên còn rất hạn chế Chính vì thế, việc xây thêm một khu khám chữa bệnh mới và thiết bị khám chữa bệnh hiện đại sẽ giúp cho bệnh viện phát huy quy mô khám và điều trị cho người dân toàn thành phố và các tỉnh thành lân cận
Công trình xây dựng theo quy hoạch, phân khu chức năng khám và điều trị rõ ràng, dây chuyền chức năng hợp lý, đảm bảo hiệu suất khám và điều trị cho cộng đồng một cách tốt nhất, góp phần hòa nhập vào chiến lược tổng thể phát triển về ngành
y của thành phố và cả nước
Cùng với các nhu cầu nêu trên, bệnh viện cũng đang cần một vị trí, khu vực để dành làm chỗ để xe cho cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện Từ những nhu cầu và thực trạng nêu trên, việc đầu tư xây dựng mới và lắp đặt trang thiết bị Khoa Phong – Khu Điều trị là vô cùng bức thiết
2.1.4 Mục tiêu của dự án
Góp phần thực hiện chủ trương xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu của thành phố, xây dựng và phát triển cơ sở y tế và y học TP.HCM, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng – máy móc thiết bị để hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho 21 tỉnh thành phía Nam Qua đó, bệnh viện xác định mục tiêu chủ yếu là :
Đáp ứng cơ sở vật chất – thiết bị cho nhu cầu nhà khám và điều trị của người dân
Trang 12 Đào tạo chuyên môn cho 21 tỉnh thành phía Nam, là nơi mà các Tổ chức Y tế thế giới, các Tổ chức Phi chính phủ đến hợp tác thực hiện các chương trình phòng chống bệnh phong.
Công trình nằm trong các công trình phúc lợi xã hội (không kinh doanh)
2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
2.2.1 Vị trí địa lý
Công trình nằm trong khuôn viên của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM (số 02, Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM) Giới hạn khu đất như sau :
Phía Đông - Bắc : giáp đường Ngô thời Nhiệm
Phía Đông - Nam : giáp đường Nguyễn Thông
Phía Tây - Nam : giáp đường Hồ Xuân Hương
Phía Tây - Bắc : giáp nhà dân
(Bản đồ hiện trạng khu đất đính kèm phụ lục)
2.2.2 Hiện trạng khu đất
Khu đất thuộc khuôn viên bệnh viện da liễu đã được duyệt quy hoạch tổng thể, xung quanh có đường lớn, thuận lợi cho việc thi công sau này
2.2.3 Bố trí mặt bằng
Khoa Phong - Khu điều trị được thiết kế qui hoạch một khối với công năng 01 tầng hầm, 01 tầng trệt, 02 tầng lầu Tổng diện tích xây dựng : 4.764 m2 Nhìn chung, mặt bằng tổng thể bố trí mặt đứng chính những mảng cây xanh, thảm cỏ tạo một không gian hài hòa cho khu điều trị Khu điều trị được thiết kế sao cho công trình đảm bảo giao thông đứng và giao thông ngang trong khuôn viên hợp lý, cũng như
an toàn cho lối thoát hiểm và bán kính chữa cháy trong khoa Các chức năng như sau :
Tầng hầm diện tích xây dựng 1.181,70 m 2 , dùng làm nhà để xe
Tầng trệt diện tích xây dựng 1.181,70m 2 , dùng làm nơi khám và điều trị với quy mô như sau
Trang 13 Nhà đại thể : 2 m2
Phòng tiệt trùng + hoá chất : 22 m2
Phòng phẫu thuật + hậu phẫu : 74 m2
Phòng làm việc + trực + chuẩn bị : 60 m2
Khu công cộng (hành lang + cầu thang…) : 492.7 m2
Lầu 1 diện tích xây dựng 1.200,30m 2 dùng làm nơi khám và chữa bệnh, văn phòng làm việc của bệnh viện, với cơ cấu chức năng sau
Phòng tiệt trùng + hoá chất : 22 m2
Phòng làm việc nhân viên + trực : 84 m2
Khu công cộng (hành lang + cầu thang…) : 514,3 m2
Trang 14 Lầu 2 diện tích xây dựng 1.200,30m 2 dùng làm kho, phòng ở CBCNV, giải trí, thư viện, hội trường với cơ cấu chức năng sau
Khu công cộng (hành lang + cầu thang…) : 458,3 m2
Tầng mái có diện tích xây dựng 1.271,83m 2
(Sơ đồ mặt bằng tổng thể đính kèm phụ lục)
2.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
2.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án
2.3.1.1 Công trình chính
Theo quy hoạch tổng mặt bằng Bệnh viện Da Liễu – Quận 3 do Viện Thiết kế Xây dựng lập ngày 01/06/2001 và phê duyệt của kiến trúc số 3081/KTST-DB1 về việc cải tạo nâng tầng khối nhà khám bệnh 3A+3B của kiến trúc sư trưởng thành phố, khu 1F dược dự kiến xây phục vụ chương trình khám và điều trị bệnh cho người dân, tạo cơ sở cho các chương trình hợp tác y tế với các tổ chức phi chính phủ, chương trình đào tạo nguồn lực cho các tỉnh thành phía Nam, công trình thiết kế sẽ hài hòa kiến trúc toàn khu và hợp khối với các công trình hiện hữu
Trang 15 Nơi bố trí các phòng khám và điều trị chức năng.
Diện tích : 1.181,70 m2
Móng, cột, đà giằng, đà kiềng, khung sàn BTCT toàn khối
Tường bao che xây gạch ống dày 200, tường ngăn các phòng dày 100-200
Nền lát gạch thạch ceramic
Tường vệ sinh ốp gạch men
Cửa đi, cửa sổ khung sắt, kính trong, có khung bông sắt bảo vệ
Tường trong, ngoài nhà hoàn thiện sơn nước
Mái lợp ngói trên hệ thống đà mái BTCT, trần thạch cao khung kim loại
Thiết bị vệ sinh phù hợp mọi lứa tuổi
Hoàn thiện cấp điện, cấp thoát nước, đèn, quạt cho mỗi phòng
b) Lầu 1 – Lầu 2
Nơi bố trí các phòng khám, chữa bệnh và khu văn phòng làm việc của khoa
Diện tích : 1.200,30 m2/lầu
Cột, đà giằng, đà kiềng, khung sàn BTCT toàn khối
Tường bao che xây gạch ống dày 200, tường ngăn các phòng dày 100-200
Nền lát gạch thạch ceramic
Tường vệ sinh ốp gạch men
Cửa đi, cửa sổ khung sắt, kính trong, có khung bông sắt bảo vệ
Tường trong, ngoài nhà hoàn thiện sơn nước
Mái lợp ngói trên hệ thống đà mái BTCT, trần thạch cao khung kim loại
Thiết bị vệ sinh phù hợp mọi lứa tuổi
Hoàn thiện cấp điện, cấp thoát nước, đèn, quạt cho mỗi phòng
Trang 16 Móng công trình được thiết kế là móng băng BTCT trên nền đất tự nhiên.
(Sơ đồ mặt bằng tổng thể các công trình chính đính kèm phụ lục)
2.3.1.2 Công trình phụ trợ
a) Hệ thống giao thông
Giao thông nội bộ
Xây dựng hệ thống giao thông nội bộ hoàn chỉnh kết nối với đường khu vực, đáp ứng yêu cầu đi lại, yêu cầu kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy Đường nội bộ khuôn viên nối với giao thông đi lại trong khu vực
Thiết kế bố trí 3 thang bộ và 01 thang máy (gồm 2 thang cho người khuyết tật và 1 hành lang kết nối giao thông với các khối nhà hiện hữu - khối 1A, 3A và 3B) nhằm phục vụ cho quá trình vận chuyển bệnh nhân và đi lại của bệnh viện
Giao thông bên ngoài
Đường giao thông chính là đường Nguyễn Thông, Hồ Xuân Hương, Ngô Thời Nhiệm nối giao thông khu vực với hướng lưu thông của thành phố
Với hệ số công suất 0.85 thì công cần cung cấp là 358 kVA Chọn trạm biến áp 3 pha, 400 kVA
Nguồn điện cấp cho công trình được lấy từ trạm hạ áp 400 kVA, được đi ngầm vào khối nhà chính qua tủ điện chính đặt tại tầng hầm, từ đây, cấp điện cho các tầng trên theo trục thẳng đứng
Ngoài ra còn dự phòng 01 máy phát điện 300 kVA để dự phòng khi mất điện
Trang 17 Chiếu sáng bên trong công trình
Chiếu sáng bảo vệ dọc hàng rào dùng 04 đèn cao áp thủy ngân 250W được gắn trên trụ STK cao 5m
c) Hệ thống thu sét
Dùng hệ thống kim thu sét tích cực để bảo vệ chống sét đánh thẳng
Công trình dự trù sử dụng 01 kim thu sét để bảo vệ toàn bộ công trình với bán kính bảo vệ (cấp cao nhất) của kim là 45m
Cáp thoát sét dùng đồng trần 50 mm2
Bãi tiếp địa là các cọc đồng vuốt nhọt chôn thẳng xuống đất (kích thước LxD = 2.400 x 16 mm)
Điện trở của bãi tiếp địa nhỏ hơn 10 ohm
d) Hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy
Nguồn cung cấp nước
Nguồn cấp nước lấy từ nguồn nước cấp công cộng dẫn vào bể chứa Nước từ bể chứa được bơm lên các bồn nước mái đặt ở mái khối nhà Nước từ bồn nước mái sẽ cấp đến nơi sử dụng
Hệ thống cấp nước sinh hoạt
2 hồ cấp nước sinh hoạt 9 m3và 11 m3
04 bơm nước Q = 15 m3/h, H = 24 m, công suất 3 Hp
Đường kính hệ thống ống uPVC và phụ tùng ∅34, ∅60 được tính toán dựa theo lưu lượng và vận tốc nước chảy qua ống
Xây dựng đường ống cấp nước mới cho khu phục hồi chức năng, đảm bảo tính
an toàn và liên tục cho mạng lưới cấp nước
Hệ thống cấp nước chữa cháy
Dựa vào mạng lưới cấp nước của khu xây dựng, dự kiến bố trí 4 họng chữa cháy ∅90, bán kính phục vụ là 75m Đường ống được thiết kế đi xung quanh công trình, toàn bộ ống được âm dưới nền, cách nền -300mm và nhằm đảm bảo độ an toàn cho ống được lâu dài, ống được sơn 2 lớp sơn chống sét hoặc hắc ín trước khi đi âm xuống mặt đất, việc nối ống được sử dụng kỹ thuật lắp ghép mặt bích, các mỗi nối được kiểm tra trước khi đưa vào lắp đặt
Máy bơm động cơ nổ Q = 1400 l/phút (85%), H = 80m và máy bơm động cơ điện Q = 40 Hp, H = 78m đủ đảm bảo cho hệ thống chữa cháy hoạt động tốt
Trang 18 Bể chứa nước ngầm dung tích 30 m3 (chưa tính bình điều áp) nhằm đảm bảo
an toàn cho công tác PCCC
e) Hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải
Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa chính ∅300, ống nhánh ∅300 đặt với độ dốc i = 0,4% thoát vào hệ thống hố ga hiện hữu của khu vực lề đường Ngô Thời Nhiệm
Hệ thống thoát nước bẩn
Theo quy hoạch chi tiết thì khu vực sẽ sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, nước thải bẩn được tập trung vào hầm tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc để xử lý cục bộ trước khi được đưa vào hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện
Hệ thống thoát nước thải chính bao gồm : ống uPVC ∅168, ∅114 đặt với độ dốc i = 0,7% và hệ mương thoát nước ở tầng hầm bề rộng 300 mm, i = 0.2% tập trung nước thải tại các hố ga, hố thu cặn trước khi được dẫn vào các hầm tự hoại, vào hầm bơm và dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung
Độ dày ống thoát = 0.5, vận tốc nước chảy trong ống được chọn sao cho vận tốc nước chảy trong ống nằm ngang trong phạm vi v = 0.7 – 2.0 m/s đảm bảo cống có thể tự tẩy rửa và v ≤ 2.0 m/s đảm bảo độ bền cho ống
Hầm bơm nước thải kích thước : D x R = 4 x 2.5 m
Hầm tự hoại bao gồm 3 bể 6 m3 và 1 bể 9 m3
01 bơm nước thải Q = 6 m3/h, H = 14 m, công suất 1 Hp
(Sơ đồ mặt bằng tổng thể hệ thống thoát nước mưa và nước thải đính kèm phụ lục)
f) Hệ thống xử lý nước thải
Diện tích : 261.1 m2
Công suất xử lý : 500 m3/ngày đêm (bao gồm hệ thống hiện hữu 200 m3/ngày và hệ thống xây mới 300 m3/ngày)
Hệ thống xử lý nước gồm :
Phần cải tạo : Nước thải từ các hố ga → Hố thu – song chắn rác → Bể điều hòa → Bể lắng 1 → Thiết bị oxy hóa bậc cao - Peroxon → Bể sinh học → Bể lắng 2 → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận
Trang 19 Phần xây mới : Nước thải từ các hố ga → Hố thu – song chắn rác → Bể điều hòa → Bể lắng 3 → Thiết bị oxy hóa bậc cao - Peroxon → Bể lọc sinh học →
Bể lắng 4 → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận
Nước sau xử lý theo đường ống dẫn vào mạng lưới thoát nước chung của thành phố
g) Nhà chứa rác
Khu vực nhà chứa rác của bệnh viện được chia làm 2 phần : phần chứa rác sinh hoạt và phần chứa rác y tế
Diện tích nhà chứa rác sinh hoạt : 23,76 m2
Diện tích nhà chứa rác y tế : 14,04 m2 Bố trí 01 máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ thấp trong toàn bộ khu vực nhà chứa rác y tế
Nhà chứa rác được bố trí ở khu xử lý chất thải của bệnh viện, xa khu vực các phòng khám và điều trị trung tâm
h) Cây xanh và các công trình phụ
Với phần đất còn lại xung quanh công trình được quy hoạch cây xanh và sân bãi với diện tích 224,44 m2
.
Sân khoa : mặt cắt điển hình của sân khoa có cấu tạo như sau
Sân lát gạch betong tự chèn – gạch con sâu
Betong đá 4x6, M.100 dày 100 mm
Nền đất san lấp bằng cát, tưới nước đầm chặt đạt K = 0.8-0.85
Bồn hoa, cây xanh :
Bồn hoa sân xây gạch thẻ dày 20cm trên nền betong lát đá 4x6, M.100, trát vữa xi măng M.75 quét vôi hoàn thiện, kích thước bồn hoa 1.2 x1.2 x 0.4 m
Sân vườn cây xanh xây bó vỉa gạch thẻ dày 20cm, cao 20cm trát vữa xi măng M.75, quét vôi hoàn thiện màu trắng bao quanh sân vườn Bên trong đổ đất hữu cơ trồng cây lá màu bụi thấp hoặc trồng cỏ lá gừng
Trồng cây bàng, hoặc cây có tán rộng lấy bóng mát trong sân Khoa và khoảng cách ly Ngoài ra, còn có trồng thêm mảng tường cây bạch đàn và cây viết có tác dụng che nắng hướng Tây cho các phòng học và trang trí cho công trình
(Sơ đồ mặt bằng tổng thể các công trình phụ trợ đính kèm phụ lục)
Trang 202.3.1.3 Danh mục thiết bị cho dự án
Bảng 2.1: Danh mục thiết bị
A Trang thiết bị y tế
B Trang thiết bị làm việc
Trang 2116 Bộ bàn ghế bộ 1 VN
C Thiết bị hệ thống điện
D Thiết bị hệ thống chống sét
F2 Hệ thống cấp nước chữa cháy
Trang 2219 Bình chữa cháy bột khơ F8-8kg cái 12 VN
2.3.1.4 Các nhu cầu phục vụ cho dự án
a) Nhu cầu điện
Nhu cầu dùng điện của khoa Phong – khu Điều trị chủ yếu là điện sinh hoạt phục vụ các phòng chức năng và chiếu sáng công cộng, dùng cho các thiết bị chuyên khoa, máy bơm nước và chiếu sáng lối đi sân bãi
Phụ tải điện dự kiến
Trang 23 Công suất tính toán tổng =303.6 kW
b) Nhu cầu nước sinh hoạt
Chỉ tiêu dùng nước
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt 1 giường bệnh : Qsh = 300 lít/người/ngày đêm
Nhu cầu dùng nước
Tổng nhu cầu dùng nước : ΣQ = Qsh + Qdt = 40.000 lít/ngày
Tổng lưu lượng nước thiết kế Q = 40 m3/ngày
c) Nhu cầu nước chữa cháy
Theo TCVN 2622-1995, theo mức độ cháy và bậc chịu lửa
Khi số hộp chữa cháy hiện có ≥ 12 hộp, thì sử dụng cho tình huống giả định là 2 hộp (nếu khi xảy ra cháy là hệ số sử dụng gấp đôi, khi đó là 4 hộp)
Mỗi hộp chữa cháy có Q = 2.5 l/s (lăng B)
Nhu cầu dùng nước chữa cháy : Qcc = 4 x 2.5 = 10 l/s
Thời gian xe tiếp ứng là 60 phút = 3600 s
Thể tích hồ chứa nước : V = 3600 x 10 = 36000 l = 36 m3
d) Nhu cầu nhiên liệu hoá thạch
Nhiên liệu hoá thạch sử dụng cho dự án chủ yếu là dầu DO dùng để chạy máy phát điện dự phòng, số lượng sử dụng dự tính trong năm hoạt động ổn định vào khoảng 219.000 lít/năm
Trang 24CHƯƠNG III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ,
XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Công trình nằm trong khuôn viên của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM (số 02, Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM)
Phía Đông - Bắc : giáp đường Ngô thời Nhiệm
Phía Đông - Nam : giáp đường Nguyễn Thông
Phía Tây - Nam : giáp đường Hồ Xuân Hương
Phía Tây - Bắc : giáp nhà dân
Thuận lợi & Khó khăn
Nằm ở vị trí khu trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi, gần những bệnh viện khác, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, gần các khu vui chơi, giải trí lớn của thành phố
Quận 3 là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố, do đó vấn đề y tế sức khỏe được quan tâm hàng đầu
Khu đất thuộc khuôn viên Bệnh viện Da Liễu đã được duyệt quy hoạch tổng thể, xung quanh có đường lớn, thuận lợi cho việc thi công sau này
Giao thông thuận lợi, dễ vận chuyển bệnh nhân từ các tuyến dưới lên
Hệ thống bệnh viện bao gồm các khu và khoa khám bệnh hiện hữu nay đã xuống cấp và một phần bị hư hỏng đặc biệt là các công trình tiêu thoát nước Do đó, phần nào ảnh hưởng đến dự án
3.1.1.2 Địa hình, địa chất công trình
Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu đã khảo sát là 15.0m, nền đất tại vị trí khảo sát được cấu tạo bởi 7 lớp đất với các số liệu khảo sát địa chất công trình như sau :
Lớp 1 : sau lớp nền xi măng, xà bần là lớp số 1 : á sét màu xám nhạt, xám đen,
nâu đỏ vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng
Trang 25- Lớp 1a : á sét màu xám nhạt, xám đen, nâu đỏ vàng, trạng thái dẻo mềm, trị số
chùy tiêu chuẩn N = 2 – 6 Lớp đất số 1a có bề dày 3.1m tại H1, 2.9m tại H3, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
- Lớp 1b : á sét màu xám nhạt, nâu đỏ vàng, trạng thái dẻo cứng, trị số chùy tiêu
chuẩn N = 9 – 14 Lớp đất số 1b có bề dày 3.7m tại H2, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
Lớp 2 : á sét sỏi sạn màu xám trắng, nâu vàng đỏ, trạng thái dẻo mềm đến nửa
cứng, trị số chùy tiêu chuẩn N = 4 – 27 Lớp đất số 2 có bề dày 0.9m tại H1, 2.6m tại H2, 3.2m tại H3, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
Lớp 3 : đất sét màu xám nhạt, nâu đỏ vàng, trạng thái dẻo mềm, trị số chùy tiêu
chuẩn N = 8 Lớp đất số 3 có bề dày 2.4m tại H1, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
Trang 26 Dung trọng ướt Yư : 1,875 g/cm3
Lớp 4 : á sét sỏi sạn màu xám nhạt, nâu đỏ vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo
cứng, trị số chùy tiêu chuẩn N = 7 – 9 Lớp đất số 4 có bề dày 1.7m tại H1, 1.8m tại H2, 1.2m tại H3, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
Lớp 5 : cát thô lẫn ít sỏi nhỏ màu nâu đỏ vàng, trạng thái chặt vừa, trị số chùy
tiêu chuẩn N = 14 – 18 Lớp đất số 5 có bề dày 1.5m tại H1, 3.5m tại H2, 4.5m tại H3, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
Lớp 6 : lớp đất số 6 thay đổi từ á sét trạng thái dẻo mềm tại hố khoan H1 đến
đất sét trạng thái nửa cứng tại hố khoan H2 và H3
- Lớp 6a : á sét màu nâu vàng, trạng thái dẻo mềm, trị số chùy tiêu chuẩn N = 7
Lớp đất số 6a có bề dày 3.8m tại H1, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
Trang 27- Lớp 6b : đất sét màu nâu đỏ đốm sáng trắng, trạng thái nửa cứng, trị số chùy tiêu
chuẩn N = 16 – 17 Lớp đất số 6b có bề dày 1.4m tại H2, 0.8m tại H3, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
Lớp 7 : cát thô đến bụi lẫn ít sét màu xám nhạt nâu vàng đỏ, trạng thái chặt
vừa, trị số chùy tiêu chuẩn N = 12 – 15 Lớp đất số 7 có bề dày phát hiện 1.4m tại H1, 1.9m tại H2, 2.1m tại H3, tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau :
3.1.2 Khí tượng – thủy văn
Khu đất thuộc phường 6 – quận 3 nằm trong vùng khí hậu chung của khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thuộc đồng bằng Nam bộ với nét đặc trưng chủ yếu là thời tiết gió mùa Khí hậu ở đây mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu toàn miền với sự phân chia hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt
3.1.2.1 Khí tượng
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,10C Biên độ chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nhỏ, trong năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình vượt quá 300C và xuống dưới
250C Tháng lạnh nhất là tháng 12 có nhiệt độ trung bình 25,70C Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan trắc được tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất là 13,80C Tháng nóng nhất là tháng 4 có nhiệt độ trung bình 28,90C Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối quan trắc được tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất là 400C Biên độ dao động giữa ngày và đêm là 7,20C Thời kỳ nhiệt độ dao động mạnh nhất là tháng 3, tháng 4 Thời kỳ dao động ít nhất là tháng 10, tháng
11 Các đặc trưng về chế độ về chế độ nhiệt khu vực được trình bày trong bảng sau
Trang 28Bảng 3.1 Bảng biễu diễn nhiệt độ thành phố
(Nguồn: World Weather Information Service)
b) Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm tại khu vực là 78% Các tháng mùa mưa có độ ẩm lớn hơn các tháng mùa khô Độ ẩm trung bình mùa mưa là 83%, mùa khô là 71% Tháng 2 và tháng 3 là các tháng khô nhất có độ ẩm trung bình là 70%
Gió chủ yếu trong năm là gió Tây Nam (từ tháng 7 đến tháng 12)
Tần xuất 60%
Tốc độ trung bình 3 – 4m/s, cao nhất 25 – 30m/s
Bão ít xảy ra, nếu có chỉ có gió cấp thấp do ảnh hưởng bão từ nơi khác đến
Gió Đông Nam (từ tháng 1 đến tháng 6) tần xuất 40%
d) Mưa
Lượng mưa
Trang 29Tại thành phố Hồ Chí Minh, lượng mưa trung bình năm là 1.931 mm Số ngày mưa trung bình là 158,8 ngày với sự phân chia 2 mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm hơn 90% lượng mưa cả năm Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa vào giữa mùa, đạt cực đại vào tháng 9, tháng 10 với lượng mưa trung bình gần 300mm Các tháng còn lại, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thuộc về mùa khô Tháng 1, 2 và 3 là thời kỳ mưa ít nhất Mỗi tháng chỉ quan sát được 1 – 4 ngày mưa nhỏ Tháng có lượng mưa cực tiểu là tháng 2 có lượng mưa trung bình là 4,1 mm với 1 đến 2 ngày có mưa.
Bảng 3.2 Bảng biễu diễn lượng mưa thành phố
293, 7
269, 8
327, 1
266, 7
116, 5 48,3 1931
Ngày mưa
trung bình
2,4 1,0 1,9 5,4 17,8 19,0 22,9 22,4 23,1 20,9 12,1 6,7 155,6
(Nguồn: World Weather Information Service)
Độ bốc hơi nước
3.1.2.2 Hệ thống thủy văn
Hai sông tiếp nhận nước thải và nước mưa chính của thành phố là :
Sông Đồng Nai – con sông lớn nhất vùng Đông Nam Bộ Diện tích thoát nước là 23.000 km2 và lưu lượng vào mùa khô từ 75 – 200 m3/s
Sông Sài Gòn nhập vào sông Đồng Nai ở Cát Lái làm thành sông Nhà Bè, chảy ra biển Đông Sài Gòn và có diện tích thoát nước là 5.400 km2 Đoạn chảy qua thành phố rộng 225 – 370 m và độ sâu tối đa đạt 20 m
Sông ngòi và hệ kênh rạch trong thành phố được nối với nhau và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều từ biển Đông Một năm chia làm 3 thời kỳ thủy triều :
Thời kỳ thủy triều cao : từ tháng 9 – tháng 12
Trang 30 Thời kỳ thủy triều thấp : từ tháng 4 – tháng 8
Thời kỳ thủy triều trung bình : từ tháng 1 – tháng 3
Thời kỳ thủy triều cao nhằm vào các ngày 1-4 và 14-17 âm lịch hàng tháng Thời kỳ thủy triều thấp và trung bình nhằm vào các ngày xen kẽ
Sự thay đổi biên độ thủy triều hàng tháng cao so vơi sự thay đổi hàng năm Theo ghi chép của trạm khí tượng thủy văn, biên độ thủy triều trung bình là 1,7 – 2,5 m, tối đa là 3,95 m
Lưu vực thoát nước chính của quận 3 là lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và một phần lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ Diện tích lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè là
33 km2 và nằm trong địa bàn của 7 quận trong thành phố
Đánh giá thủy lực sơ bộ của lưu vực là vận tốc thấp nhất từ 0,3 – 0,4 m/s vào lúc triều của 3 sông Sài Gòn, Đồng Nai và Nhà Bè lên cao
Khả năng thoát nước của hầu hết các kênh vùng trung tâm nhỏ hơn khả năng thoát của dòng chảy lũ 5 hay 10 năm và sẽ được mở rộng, nạo vét để tăng khả năng thoát
Hiện nay, mặt cắt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hẹp và cạn do bùn, rác và xà bần đổ xuống kênh Kết quả là tác động thau rửa của thủy triều giảm nhiều trong những thập niên gần đây Sự xâm nhập mặn (nồng độ rất thấp) từ sông Sài Gòn chỉ đến Cầu Kiệu cách cửa kênh 2,5 km
3.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, Công ty TNHH Nhật Anh đã phối hợp với Trung tâm Sức khỏe Lao động-Môi trường tiến hành khảo sát, thu mẫu, phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm và đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực dự án
Thời điểm khảo sát và lấy mẫu là ngày 11/06/2007
3.1.3.1 Hiện trạng môi trường không khí
a) Mạng lưới lấy mẫu
Vị trí 1 – K1 : khu vực máy phát điện, cách máy 5m
Vị trí 2 – K2 : trước cửa nhà số 59 Hồ Xuân Hương
Vị trí 3 – K3 : cổng sau bệnh viện
( Sơ đồ vị trí lấy mẫu không khí được trình bày trong phụ lục)
Trang 31b) Các thông số đặc trưng và phương pháp đo đạc
Chất lượng môi trường không khí được đánh giá thông qua những thông số đặc trưng sau đây :
Điều kiện vi khí hậu : nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,…
Khí ô nhiễm : NOx, SO2, CO, NH3, VOC…
Chất hạt : bụi
Tiếng ồn
Các phương pháp đo đạc và phân tích mẫu chất lượng môi trường không khí sử dụng trong báo cáo được tiến hành theo “Thường qui kỹ thuật của Bộ Y tế – 1993 và STANDARD METHOD FOR AIR EXAMINATION (USA)”
c) Hiện trạng chất lượng
Kết quả chất lượng môi trường không khí tại thời điểm khảo sát như sau :
Bảng 3.3: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án
- TCVN 5937:1995 là tiêu chuẩn không khí xung quanh
- TC 3733-2002 QĐ-BYT là tiêu chuẩn trong khu vực sản xuất
- (*) : TCVN 5949:1998 là tiêu chuẩn tiếng ồn
Trang 32Tất cả các chỉ tiêu đo đạc đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5937:1995, TC 3733-2002 BYT Nhìn chung chất lượng môi trường khu vực khá tốt.
QĐ-3.1.3.2 Hiện trạng chất lượng nước thải
a) Mạng lưới lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu: tại cống thoát nước bệnh viện
(Sơ đồ vị trí lấy mẫu đính kèm phụ lục)
b) Các thông số đặc trưng và phương pháp đo đạc
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải bao gồm: pH, COD, BOD5, SS, Coliform,…
c) Hiện trạng chất lượng
Kết quả được trình bày trong bảng sau :
Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu nước thải
Tất cả các chỉ tiêu đo đạc đều đạt tiêu chuẩn thải TCVN 5945:1995, loạiB
3.1.3.3 Hiện trạng tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái
Dự án nằm ở trung tâm thành phố, khu vực xung quanh chủ yếu là khu
Trang 33đó, các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước rất hạn hữu, chủ yếu là cây xanh phân bố với mật độ dày đặc dọc theo các tuyến đường chính xung quanh khu vực dự án như Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Thông, Hồ Xuân Hương.
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI
Diện tích quận 3 là 4,92 km2, dân số bình quân là 201.122 người
Quận 3 nằm ở vị trí trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi, gần những bệnh viện khác, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, gần các khu vui chơi, giải trí lớn của thành phố
Ngoài ra, khu vực này còn mang nét đẹp cổ kính với các nhà biệt thự từ thời Pháp thuộc, nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử như ga Hòa Hưng, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi
Trang 34CHƯƠNG IV
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Nguồn và mức độ gây ô nhiễm cũng như tác động đến chất lượng môi trường, điều kiện kinh tế, xã hội trong khu vực dự án sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện dự
án “Dự án Khoa Phong – Khu điều trị Bệnh Viện Da Liễu” được chia thành 02 giai
đoạn chính sau đây :
Giai đoạn thi công xây dựng công trình
Giai đoạn dự án được đưa vào sử dụng
Theo từng giai đoạn thực hiện dự án, các hoạt động sẽ khác nhau nên yếu tố tác động đến môi trường và nguồn gây ô nhiễm cũng sẽ khác nhau
4.1 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
4.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm
4.1.1.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung
Những xe chở vật liệu xây dựng không có tấm phủ trên thùng chứa khi lưu thông làm rơi vãi đất đá, cát sỏi trên đường đi
Bụi từ dưới đất bị gió cuốn bay lên và phát tán ra các vùng xung quanh
Bụi này không những làm ô nhiễm môi trường trong khu vực công trường xây dựng
Trang 35Bảng 4.1: Hệ số tải lượng ô nhiễm của khí thải từ các phương tiện giao thông
(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh WHO)
Khói hàn do gia công hàn cắt kim loại: quá trình hàn điện sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí như các oxit kim loại: Fe2O3, SiO2, K2O, CaO,… tồn tại ở dạng khói bụi Ngoài ra còn có các khí thải khác như: CO, NOx,… lượng bụi khói sinh ra có thể xác định thông qua các hệ số ô nhiễm được trình bày trong bảng 4.2
Bảng 4.2: Hệ số tải lượng ô nhiễm của khói thải do gia công hàn cắt kim loại
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (mg/que hàn) ứng với đường kính que hàn θ
(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh WHO)
Khi biết lượng que hàn và chủng loại que hàn sử dụng, ta hoàn toàn có thể tính được tải lượng ô nhiễm của các khí thải nêu trên Tuy nhiên, tác động của loại ô nhiễm này thường không lớn do được phân tán trong môi trường rộng, thoáng
c) Ồn, rung
Trang 36Bên cạnh nguồn ồn do hoạt động đào đắp đất, việc vận hành các phương tiện và thiết
bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêttông, máy phát điện, cũng gây ồn đáng kể Mức ồn phát sinh từ một số thiết bị thi công tham khảo được trình bày trong bảng 4.3 Như vậy, trong phạm vi 15m từ vị trí thi công đến các công trình đang hoạt động của bất cứ loại thiết bị nào kể trên đều vượt quá giới hạn mức ồn cho phép đối với cơ quan hành chính (60 dBA) trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời
Bảng 4.3: Mức độ ồn phát sinh từ các thiết bị thi công xây dựng
Tài liệu 1 Tài liệu 2
Ghi chú: - Tài liệu 1: Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000
- Tài liệu 2: Mackernize, L Da., 1985
4.1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm chủ yếu do nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn trên các bề mặt của công trường đang xây dựng
Trang 37Lượng nước thải sinh hoạt trung bình 60 – 80 l/người.ngày, nếu ước tính lượng công nhân thi công trực tiếp là 10 – 20 người thì tổng lượng nước thải sinh hoạt sẽ vào khoảng 0,6 – 1,6 m3/ngày
Lưu lượng này không cao nhưng do đặc tính nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh nên cần được thu gom và xử lý hợp lý
b) Nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc chế độ khí hậu của khu vực Nếu không được quản lý tốt, nước mưa có thể bị nhiễm dầu do chảy qua những khu vực chứa nhiên liệu, qua khu vực đậu xe,… Ngoài ra còn có nước thải từ việc giải nhiệt máy móc, thiết bị hoặc từ các khu vực tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng Loại ô nhiễm này tương đối nhẹ, ít gây ảnh hưởng
4.1.1.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
a) Rác xây dựng
Rác xây dựng gồm các vật liệu xây dựng như : gỗ, kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt,
… ), cáctông, gỗ dán, xà bần, dây điện, ống nhựa, kính,… phát sinh từ những vị trí thi công của dự án
b) Rác thải sinh hoạt của công nhân
Với lượng rác sinh hoạt phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng 1 kg/người.ngày, nếu số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 10 – 30 người thì hàng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của công nhân cũng lên đến 30 kg/ngày Lượng rác này tuy không nhiều nhưng cần tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định
4.1.2 Đối tượng, quy mô bị tác động
4.1.2.1 Đối tượng tự nhiên
Các thành phần tự nhiên bị tác động khi dự án triển khai các hoạt động xây dựng bao gồm:
Cán bộ, công nhân trực tiếp tham gia thi công xây dựng
Cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại các khoa và phòng khám hiện hữu của bệnh viện
Cộng đồng các khu dân cư xung quanh
Các thành phần môi trường tự nhiên xung quanh như môi trường đất, nước, không khí, động thực vật,…
4.1.2.2 Đối tượng xã hội
Trang 38Các thành phần xã hội bị tác động khi dự án triển khai các hoạt động xây dựng bao gồm:
Vấn đề giao thông nội bộ và ở bên ngoài lân cận của khu vực dự án
Các công trình kiến trúc và cảnh quan nằm trong và ngoài khu vực dự án…
4.1.3 Các tác động đến môi trường
Các tác động trong quá trình thi công, xây dựng đến môi trường thường là tác động tất yếu, khó tránh khỏi của mỗi công trình xây dựng Đặc điểm của dự án là xây dựng gần khu vực các khoa và phòng khám của bệnh viện đang hoạt động và khu dân cư hiện hữu, do đó các hoạt động xây dựng cơ bản không chỉ tác động lên công nhân trực tiếp thi công, cán bộ nhân viên và bệnh nhân đang làm việc và điều trị ở các khoa và phòng khám hiện hữu của bệnh viện mà còn tác động những người dân sống và các công trình kiến trúc trong khu vực lân cận Các tác động này có thể kể đến như sau:
4.1.3.1 Tác động đến công trình kiến trúc trong khu vực
Các nhà dân trong khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng bởi bụi (làm ố vàng tường nhà), chấn động (có thể làm nứt lún các công trình kiến trúc gần nơi đóng cọc)
Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh Việc di chuyển máy móc có thể làm ảnh hưởng tới một số tuyến đường trong khu vực
4.1.3.2 Tác động đến môi trường không khí
Trong giai đoạn này, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra từ quá trình xây dựng, bốc dỡ vật liệu xây dựng,… thêm vào đó, hoạt động của các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển làm phát sinh khí thải chứa CO, SOx, NOx, hydrocarbon,… và gây ồn
a) Bụi
Bụi có kích thước từ 0.01 – 10 µm (bụi bay) thường gây tổn hại cho cơ quan hô hấp Bụi có kích thước lớn hơn 10 µm thường gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng và dị ứng Bụi góp phần chính vào ô nhiễm do các hạt lơ lửng và các sol khí, có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển và do đó làm giảm bớt tầm nhìn
Với nồng độ bụi khoảng 0.1 mg/m3, tầm nhìn xa chỉ còn 12 km (trong khi đó tầm nhìn
xa lớn nhất là 36 km và nhỏ nhất là 6 km) Do đó, trong phạm vi công trường thi công cần hạn chế những tai nạn xảy ra trong quá trình vận chuyển
Trang 39Khí thải sinh ra trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là sản phẩm từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công Ba loại nhiên liệu chính sử dụng đối với các phương tiện này là dầu DO, dầu FO và xăng.
Dầu FO có hàm lượng lưu huỳnh từ 1-3% (một số loại dầu nặng có hàm lượng lưu huỳnh giảm xuống còn từ 0.5-1%) nên tạo ra nhiều khí SOx
Dầu DO thuộc phân đoạn chưng cất có nhiệt độ sôi từ 200-4000C tùy từng chủng loại dầu Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO thường duy trì ở mức 0.5% đối với dầu cao cấp và 1.0% đối với dầu thường Vì vậy, các xe tải chạy dầu đều làm phát sinh khí thải có chứa hàm lượng SOx cao
Xăng là hỗn hợp các hydrocarbon nhẹ có nhiệt độ sôi trong khoảng 30-2050C Hàm lượng lưu huỳnh cực đại có trong xăng RON 83 và RON 92 là 0.15% Nếu trong thành phần của xăng không có phụ gia ankal chì thì khí thải từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng ít gây ô nhiễm môi trường nhất
Mức độ phát thải phụ thuộc rất nhiều vào loại xe, tình trạng xe sử dụng và tốc độ lưu thông trên đường Hơn nữa, nguồn gây ô nhiễm này không cố định, không tập trung và chỉ xảy ra trong thời gian thi công nên biện pháp thích hợp nhất để giảm thiểu các tác động đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án là bảo đảm chất lượng của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công sử dụng
c) Ồn
Ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình thi công là điều không thể tránh khỏi Đặc biệt là quá trình thi công đóng cọc, trộn bêttông bằng máy, vận chuyển vật liệu xây dựng,… điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công trên công trường và các hộ dân sống xung quanh khu vực dự án
4.1.3.3 Tác động đến môi trường nước
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn trên mặt đất trong phạm vi công trường xây dựng
a) Nước thải sinh hoạt
Về mặt vệ sinh và sức khỏe, các chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu Rất nhiều các bệnh truyền nhiễm lan truyền qua phân và nước tiểu, từ người bệnh đến người khỏe mạnh Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua chỉ
Trang 40tiêu BOD5 hoặc các chỉ số tương tự COD và TOC Nước tiểu có BOD5 khoảng 8.6 g/l và phân có BOD5 khoảng 9.6 g/100 g Như vậy, nếu thải trực tiếp ra đất, phân và nước tiểu từ khu lán trại của công nhân sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất và nước trong khu vực dự án Do đó, để tránh làm phát sinh và lây lan bệnh tật khi tập trung công nhân xây dựng trong khu vực dự án, trong giai đoạn xây dựng, đơn vị thi công phải xây dựng các loại nhà vệ sinh công cộng và chất thải phải được xử lý hợp lý trước khi xả ra môi trường.
b) Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực thi công có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu trong khu vực Lượng nước này thường có nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị ô nhiễm các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm từ lượng nước này không nhiều, hơn nữa cũng không thể thu gom, xử lý trong giai đoạn xây dựng được nên biện pháp duy nhất có thể là hạn chế rơi vãi dầu nhớt và các chất thải khác trong khu vực xây dựng
4.1.3.4 Tác động đến môi trường đất
a) Rác xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng, chất thải rắn chủ yếu là các loại nguyên vật liệu xây dựng phế thải và rơi vãi như gạch ngói, bê tông, xi măng, cát sỏi… chất thải này hầu như trơ về mặt môi trường và hoàn toàn tận dụng được Phần chất thải bao gồm bao bì, gỗ cốt pha, sắt thép vụn… là loại chất thải có thể tái chế do đó công ty sẽ có biện pháp quản lý triệt để Do vậy, không có tác hại đến môi trường do chất thải rắn xây dựng
b) Rác sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng rất ít, khoảng 30 kg/ngày, được thu gom vào thùng chứa rác và thuê công ty dịch vụ vệ sinh môi trường địa phương đến thu gom và vận chuyển đưa đi xử lý
Trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư sẽ bố trí các thùng chứa rác và yêu cầu nhà thầu xây dựng có trách nhiệm thu gom rác xây dựng và rác sinh hoạt vào đúng nơi qui định, không vứt rác bừa bãi ở công trường gây ô nhiễm môi trường
4.1.3.5 Tác động đến tài nguyên sinh vật