1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái hóa

99 650 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến, chiếm 70% đến 75% số người trên 50 tuổi. Theo Schmorl và Junghann, khoảng 90% nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 60 tuổi có biểu hiện thoái hóa cột sống cổ trên phim chụp X quang. Thoái hóa có thể xảy ra ở tất cả các thành phần của cột sống: đĩa đệm, đốt sống, dây chằng….. Hậu quả của quá trình thoái hóa các thành phần của cột sống có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, tạo các gai xương, làm biến đổi cấu trúc thân đốt sống (xẹp thân đốt sống, trượt thân đốt sống…), vôi hóa, phì đại các dây chằng cột sống. Do đặc điểm giải phẫu của cột sống cổ có liên quan tới cả rễ thần kinh và tủy sống nên thoái hóa cột sống cổ có thể ảnh hưởng đến cả chức năng của rễ và tủy, tạo nên bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và phong phú. Có khi lâm sàng chỉ là bệnh cảnh của rễ hoặc tủy đơn thuần, cũng có khi là sự kết hợp bệnh cảnh lâm sàng của cả tủy và rễ. Khối thoát vị đĩa đệm, các gai xương, thân đốt sống bị trượt, phì đại dây chằng…. là những nguyên nhân chèn ép rễ và tủy cổ. tuy không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng người bệnh nhưng những yếu tố trên gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và lâu dài sẽ gây tàn phế do tổn thương rễ và tủy cổ không hồi phục. Từ khi ra đời máy chụp cắt lớp vi tính và đặc biệt là máy chụp cộng hưởng từ thì việc chẩn đoán tổn thương vùng tủy cổ như thoát vị đĩa đệm, cốt hóa dây chằng… đã trở lên an toàn và chính xác hơn rất nhiều. Các phương tiện này có thể phát hiện được thoát vị ở tất cả các vị trí, mức độ thoát vị, tình trạng của xương và các tổ chức phần mềm xung quanh. Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng và phong phú. Người bệnh có thể điều trị nội khoa kéo dài như dùng thuốc giảm đau, châm cứu, vật lý trị liệu…. do vậy khi đến khám tại các cơ sở ngoại khoa thường bệnh đã tiến triển muộn như rối loạn vận động, cảm giác, rối loạn cơ tròn…. Điều trị ngoại khoa thoái hóa cột sống cổ là một trong những phương pháp điều trị chính, mục đích chính của điều trị ngoại khoa là giải phóng chèn ép rễ và tủy cổ đồng thời không làm mất chức năng sinh lý của cột sống cổ. Có nhiều kỹ thuật mổ khác nhau đã được áp dụng, nó phụ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà có những chỉ định và lựa chọn các kỹ thuật khác nhau cho phù hợp. Gần đây trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về sinh lý bệnh, nguyên nhân và các phương pháp phẫu thuật được ứng dụng như mở cung sau kết hợp mở lỗ liên hợp, lấy bỏ thân đốt sống và đĩa đệm có mảnh ghép, tạo hình cung sau…. Tại Việt nam các công trình nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cổ đơn thuần đã được nghiên cứu nhưng những nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật của chèn ép tủy cổ do thoái hóa nói chung vẫn ít được quan tâm và mới chỉ được áp dụng điều trị tại một số trung tâm ngoại khoa lớn như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Chợ Rẫy, viện quân Y 108 …. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái hóa” nhằm mục đích: 1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái hóa 2. Đánh giá kết quả bước đầu của điều trị phẫu thuật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRIỆU VĂN TRƯỜNG NGHIÊN CỨU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CỦA CHÈN ÉP TỦY CỔ DO BỆNH LÝ THOÁI HÓA CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI KHOA MÃ SỐ: 60.72.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ KIM TRUNG HÀ NỘI - 2008 Lêi c¶m ¬n Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này , tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới: - Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội - Phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Ngoại trường Đại học Y Hà Nội - Đảng ủy và Ban giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Khoa phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Việt Đức Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn. Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin cảm ơn Giáo sư Dương Chạm Uyên, người đã có những lời khuyên và góp ý quý báu, người đã động viên tôi trong những lúc khó khăn để hoàn thành luận văn này. Thầy là một tấm gương sáng về đạo đức của người thầy hết lòng vì học trò thân yêu, một người chồng, người cha và người ông gương mẫu để tôi suốt đời noi theo. Tôi cũng xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn của mình và xin cảm ơn Tiến sỹ Hà Kim Trung, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Hơn tất cả, Thầy đã dạy tôi phương pháp nghiên cứu khoa học, đó là tài sản quý giá mà tôi đã có được và sẽ giúp ích tôi cũng như các bạn đồng nghiệp của tôi trong chặng đường tiếp theo. Tôi xin cảm ơn các Giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, ban Giám đốc Bệnh Viện Bach Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS-TS Nguyễn Ngọc Bích, TS Trần Hiếu Học cùng ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp của tôi tại Khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi cũng như động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học cùng khóa Cao học Ngoại 15 với tôi, những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Bố - Mẹ - Vợ cùng toàn thể gia đình, họ là nguồn động lực lơn lao giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu 3 1.1.1 Trên thế giới 3 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 5 1.2. Giải phẫu 6 1.3 Đặc điểm thoái hóa cột sống cổ 13 1.4 Đặc điểm mạch máu tủy cổ 14 1.5 Sinh bệnh học thoát vị đĩa đệm 15 1.6 Lâm sàng 17 1.7 Cận lâm sàng 19 1.8 Điều trị phẫu thuật 23 1.9 Biến chứng phẫu thuật 29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1 Đối tượng nghiên cứu 31 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 31 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 31 2.2 Phương pháp nghiên cứu 31 2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu 31 2.2.2 Các chỉ tiêu cần nghiên cứu 33 2.3 Xử lý số liệu 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1 Đặc điểm chung 37 3.2 Phân loại 40 3.3 Đặc điểm lâm sàng 44 3.4 Hình ảnh cận lâm sàng 48 3.5 Đặc điểm điều trị phẫu thuật 54 3.6 Kết quả phẫu thuật 56 3.7 Biến chứng trong và sau mổ 59 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60 4.1 Đặc điểm chung 60 4.2 Phân loại 61 4.3 Đặc điểm lâm sàng 63 4.4 Hình ảnh cận lâm sàng 69 4.5 Điều trị 75 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến, chiếm 70% đến 75% số người trên 50 tuổi. Theo Schmorl và Junghann, khoảng 90% nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 60 tuổi có biểu hiện thoái hóa cột sống cổ trên phim chụp X quang. Thoái hóa có thể xảy ra ở tất cả các thành phần của cột sống: đĩa đệm, đốt sống, dây chằng… Hậu quả của quá trình thoái hóa các thành phần của cột sống có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, tạo các gai xương, làm biến đổi cấu trúc thân đốt sống (xẹp thân đốt sống, trượt thân đốt sống…), vôi hóa, phì đại các dây chằng cột sống. Do đặc điểm giải phẫu của cột sống cổ có liên quan tới cả rễ thần kinh và tủy sống nên thoái hóa cột sống cổ có thể ảnh hưởng đến cả chức năng của rễ và tủy, tạo nên bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và phong phú. Có khi lâm sàng chỉ là bệnh cảnh của rễ hoặc tủy đơn thuần, cũng có khi là sự kết hợp bệnh cảnh lâm sàng của cả tủy và rễ. Khối thoát vị đĩa đệm, các gai xương, thân đốt sống bị trượt, phì đại dây chằng…. là những nguyên nhân chèn ép rễ và tủy cổ. tuy không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng người bệnh nhưng những yếu tố trên gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và lâu dài sẽ gây tàn phế do tổn thương rễ và tủy cổ không hồi phục. Từ khi ra đời máy chụp cắt lớp vi tính và đặc biệt là máy chụp cộng hưởng từ thì việc chẩn đoán tổn thương vùng tủy cổ như thoát vị đĩa đệm, cốt hóa dây chằng… đã trở lên an toàn và chính xác hơn rất nhiều. Các phương tiện này có thể phát hiện được thoát vị ở tất cả các vị trí, mức độ thoát vị, tình trạng của xương và các tổ chức phần mềm xung quanh. Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng và phong phú. 2 Người bệnh có thể điều trị nội khoa kéo dài như dùng thuốc giảm đau, châm cứu, vật lý trị liệu…. do vậy khi đến khám tại các cơ sở ngoại khoa thường bệnh đã tiến triển muộn như rối loạn vận động, cảm giác, rối loạn cơ tròn…. Điều trị ngoại khoa thoái hóa cột sống cổ là một trong những phương pháp điều trị chính, mục đích chính của điều trị ngoại khoa là giải phóng chèn ép rễ và tủy cổ đồng thời không làm mất chức năng sinh lý của cột sống cổ. Có nhiều kỹ thuật mổ khác nhau đã được áp dụng, nó phụ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà có những chỉ định và lựa chọn các kỹ thuật khác nhau cho phù hợp. Gần đây trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về sinh lý bệnh, nguyên nhân và các phương pháp phẫu thuật được ứng dụng như mở cung sau kết hợp mở lỗ liên hợp, lấy bỏ thân đốt sống và đĩa đệm có mảnh ghép, tạo hình cung sau…. Tại Việt nam các công trình nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cổ đơn thuần đã được nghiên cứu nhưng những nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật của chèn ép tủy cổ do thoái hóa nói chung vẫn ít được quan tâm và mới chỉ được áp dụng điều trị tại một số trung tâm ngoại khoa lớn như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Chợ Rẫy, viện quân Y 108 …. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái hóa” nhằm mục đích: 1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái hóa 2. Đánh giá kết quả bước đầu của điều trị phẫu thuật 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu 1.1.1 Trên thế giới Về bệnh lý, trước thế kỷ XX bệnh lý cột sống cổ ít được nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của Key (1883), Bailey và Casamajor (1911), Barre (1924), Elliot (1926) mô tả chèn ép tủy và các rễ thần kinh do thoái hóa, viêm xương khớp vùng cổ, hẹp ống sống và có vai trò nhận xét các triệu chứng chèn ép thần kinh cổ. Đây là tiền đề để nhìn nhận bệnh lý cột sống cổ sâu sắc hơn và giúp ích đánh giá đúng vị trí chèn ép. Vào những năm đầu của thế kỷ tổn thương thoái hóa cột sống thắt lưng được Baisey, Elsberg [ 17,15] nói đến và cho rằng đau thắt lưng cùng có thể chữa khỏi bằng mở cung sau đốt sống. có tác giả chỉ ra sự phì đại của cung sau, một số thấy sự phì đại của dây chằng vàng hay khối khớp nhưng không ai đề cập tới hẹp ống sống. Bệnh lý đĩa đệm cổ gây chèn ép thần kinh được mô tả đầu tiên vào năm 1927 bởi Gutzeit, một tác giả người Đức, nhân một trường hợp chèn ép rễ thần kinh cổ 6 do đĩa đệm. Năm 1928 Stookey đã trình bày 7 trường hợp chèn ép tủy do đĩa đệm. Một năm sau Schmork đã tổng hợp giải phẫu và hình thái bệnh lý của lồi đĩa đệm và coi đó là một bệnh lý riêng. Keyes và Compere (1932) đặc biệt chú trọng đến vai trò của nhân trong bệnh lý đĩa đệm cổ. Stookey (1940) đã chia ra làm 3 loại chèn ép thần kinh do đĩa đệm gồm: chèn ép tủy phía trước, chèn ép trước bên và chèn ép bên [ 7,22]. Từ đó nhiều tác giả đã góp phần vào việc xác định mối liên quan giữa thoái hóa cột sống và chèn ép rễ. Về chẩn đoán, việc ra đời chụp X quang cuối thế kỷ 19 đã góp phần 4 giải thích các dấu hiệu lâm sàng bằng hình ảnh thoái hóa trên phim. Nhưng ngay từ năm 1952 Brain đã nhận định rằng “các hình ảnh X quang rõ ràng về thoái hóa không nhất thiết bao hàm thoát vị” [ 47]. Chụp ống tủy cổ bơm hơi bắt đầu với Lindgren (1957) được Bonte, Metzger và Wackenheim phát triển vào những năm 1960. Chụp tủy cản quang bằng thuốc với Hitsenberg (1968) Năm 1970, với sự ra đời của chụp cắt lớp vi tính việc chẩn đoán hẹp ống sống cổ đã tốt hơn. Một số tác giả đã kết hợp việc chụp tủy cản quang và chụp cắt lớp vi tính giúp cho việc chẩn đoán được rễ dàng hơn. Cộng hưởng từ được ứng dụng từ năm 1980, là một bước tiến quan trọng trong chẩn đoán. Nó cho thấy hình ảnh không gian 3 chiều, cắt ở các bình diện khác nhau, thấy được hình ảnh và mức độ chèn ép, hơn nữa lại là phương pháp không gây nguy hại với bệnh nhân [ 2,11,5,22]. Về điều trị, phẫu thuật được đề xuất ngay khi có hiểu biết về bệnh lý thoái hóa gây chèn ép tủy cổ, đó là mở cung sau đốt sống, mở rộng thêm ngách bên bằng cách cắt bớt mặt khớp. Kỹ thuật này được ứng dụng nhiều nhất trên thế giới nhưng có nguy cơ mất vững cột sống. Lựa chọn đường mổ vẫn là một chủ đề được tranh luận cho đến ngày nay. Đến năm 1958, Smith và Robinson mô tả kỹ thuật mổ đường trước lấy bỏ đĩa đệm và ghép xương tự thân. Kỹ thuật nay đã được nhiều tác giả cải tiến như Bailey và Badgley (1960), Cloward (1958) giúp cho việc tiếp cận cột sống nhanh hơn, có thể lấy đĩa đệm và các gai xương, ghép xương và vị trí lấy đĩa đệm dễ dàng hơn [ 7,13] Mổ theo đường sau cắt bỏ cung sau điều trị các khối u trong cột sống đã được mô tả từ giữa thế kỷ 19. Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép tủy cổ được mô tả bởi Mixter và Barr, nhưng phẫu thuật đường sau giải phóng chèn ép thì phải đến cuối những 5 năm của thập kỷ 50 của thế kỷ XX mới được tiến hành. Năm 1968, Hirabayashi đã mô tả kỹ thuật “mở cửa” (Open-door) tạo hình cung sau điều trị hẹp ống sống cổ do thoái hóa Năm 1981, S.Kawai đã đề xuất một phương pháp điều trị hạn chế được sự mất vững cột sống sau mổ, đó là tạo hình lại cung sau bằng cách mở cung sau, làm mỏng, rồi lại đặt lại và cố định. Năm 1982, Lin đã nêu phương pháp mở cung sau vói sự bảo tồn dây chằng liên gai, cho phép cắt bỏ phần giữa của khớp trên. Một kỹ thuật tương tự được Crock mô tả năm 1988. Năm 1982, Kurokawa đã mô tả phương pháp tạo hình ống sống cổ bằng cách mài hai bên của cung sau, cắt đôi gai sau rồi ghép mảnh xương tự thân nhằm mở rộng ống sống giải phóng chèn ép. Năm 1985, Tatsuo Itoh và cộng sự cũng tiến hành tạo hình ống sống bằng cách cắt rời một bên của cung sau, mài cung sau của bên đối diện rồi buộc chỉ thép hoặc bắt nẹp viss cung bên để mở rộng ống sống [ 33,35] 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, hẹp ống sống thắt lưng đã được miêu tả từ năm 1987 bởi Hồ Hữu Lương [ 15]. Ông nhận xét kích thước ống sống thắt lưng và kích thước bao bao rễ thần kinh ở 5 bệnh nhân có đau thần kinh hông. Tác giả dựa vào chỉ số Zone để đánh giá kích thước ống sống: hẹp tương đối khi chỉ số từ 0.18-0.19, còn hẹp tuyệt đối khi chỉ số < 0.18. Ngoài ra tác giả còn đưa ra một nhận xét khoảng cách liên cuống đốt sống thay đổi gần như thay đổi của chỉ số Zone. Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ được chú ý chẩn đoán và điều trị vào những năm 90 của thế kỷ trước, chẩn đoán bằng chụp tủy cản quang và sau đó với chụp cộng hưởng từ. Tại bệnh viện Việt Đức đã bắt đầu mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ năm [...]... kinh sống chui ra ở lỗ liên hợp Trong thoái hóa cột sống cổ có thể gây chèn ép từ phía trước nên chèn ép tủy của vùng vận động, đó là lý do chính giải thích tại sao bệnh lý chèn ép tủy được đặc trưng bởi các triệu chứng về vận động, nếu chèn ép phía bên (đường vào của lỗ liên hợp) thì đặc trưng bởi triệu chứng rễ, còn chèn ép phía trước bên thì gây vhèn ép cả tủy lẫn rễ Rễ C1 thoát ra phía trên đốt... nhân do tồn tại khoảng trống, do cầm máu không kỹ, không dẫn lưu 31 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân không phân biệt tuổi, giới, được chẩn đoán chèn ép tủy cổ do thoái hóa, được chọn theo tiêu chuẩn: - Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng cần điều trị và có đối chiếu với hình ảnh cận lâm sàng - Chẩn đoán cận lâm. .. vào khí quản, thực quản Tiêu mảnh ghép cũng có thể xảy ra - Bệnh nhân cảm thấy khó chịu vì có 1 khối cứng ở cổ 1.9.2 Biến chứng của phẫu thuật theo lối sau - Tổn thương mạch máu - Tổn thương thần kinh: tủy và rễ thần kinh, rách màng cứng - Biến chứng hô hấp - Biến chứng của mảnh ghép sau - Mất vững cột sống 1.9.3 Biến chứng chung - Biến chứng do sai tư thế - Biến chứng do máy thở - Biến chứng do thuốc... và có thể gây chèn ép vào tủy sống gây bệnh cảnh lâm sàng là hội chứng chèn ép tủy Hình 5: Cột sống cổ cắt đứng dọc ( Theo Atlas giải phẫu người- nhà xuất bản Y học 2001) 12 1.2.4 Đặc điểm của lỗ ghép Lỗ ghép được giới hạn cao hoặc thấp bởi cuống sống, ở trước bởi mặt sau của thân đốt sống và đĩa đệm, ở sau bởi khối khớp trên của đốt sống dưới, bao khớp sau và dây chằng vàng Chiều dài của ống liên hợp... sống tủy hẹp do thoát vị nhiều tầng và thoát vị ít, mở đường trước khi thoát vị rõ, kết quả thấy 90% là tốt và rất tốt [7] Nguyễn Thị Tâm (2002) nghiên cứu 115 bệnh nhân đã kết luận thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu gặp ở nam giới (80,87%), đa số độ tuổi từ 4-59 (66,09%) Chẩn đoán kết hợp giữa lâm sàng và cộng hưởng từ cho kết quả tốt (100%) [22] 1.2 Giải phẫu Những hiểu biết về giải phẫu cột sống cổ. .. khí quản, thanh quản và biến chứng hô hấp: có thể thủng 30 khí quản, phù nề thanh quản … - Tổn thương ống ngực - Biến chứng thần kinh: Tổn thương tủy, tổn thương rễ, rách màng cứng gây rò dịch não tủy Cũng có những trường hợp tổn thương dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn, khó nuốt Liệt dây thanh âm - Biến chứng của mảnh ghép: mảnh ghép trật ra phía sau gây chèn ép tủy, trật ra trước gây chèn ép vào... chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, Võ Văn Thành và cộng sự cũng bắt đầu phẫu thuật điều trị hẹp ống sống cổ [24] Năm 1999, Nguyễn Thị Ánh Hồng báo cáo 300 bệnh nhân hẹp ống sống cổ chẩn đoán bằng chụp cộng hưởng từ [9] Nguyễn Đức Hiệp (2000) qua nghiên cứu 38 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã được mổ thấy biểu hiện lâm sàng chủ yếu là phối hợp chèn ép rễ và chèn ép tủy (60%) Đường... nhau về cả cảm giác và vận động do đó rễ này có thể có thể tác dụng lên vùng chi phối của rễ kia và ngược lại Về vận động vấn đề ranh giới chi phối cũng không rõ ràng, hạn chế rất nhiều do đau Rối loạn khác gồm teo cơ và rối loạn phản xạ cũng không đặc hiệu 1.6.1.2 Hội chứng chèn ép tủy + Rối loạn vận động: là triệu chứng xuất hiện sớm và nổi bật nhất của hội chứng tủy Bệnh cảnh lâm sàng có thể bao... đoán hình ảnh chủ yếu là chụp XQ quy ước, chụp tủy cản quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ 1.7.1.1 X quang qui ước Là phương pháp cổ điển được áp dụng rộng rãi Phương pháp này cho phép đánh giá: - Trục của đốt sống - Các thân đốt sống - Khe liên đốt sống - Mỏm móc và các lỗ ghép - Mật độ và cấu trúc xương Trong chèn ép tủy cổ do thoái hóa trên phim X quang qui ước thấy những dấu hiệu của thoái. .. đốt sống do thoái hóa Hình 7: Hình ảnh mỏ xương và trượt đốt sống trên phim chup X quang 1.7.1.2 Chụp tủy cản quang Là phương pháp chụp X quang sau khi đưa chất cản quang vào khoang dưới nhện tủy sống Phương pháp này cho hình ảnh X quang rõ nét có giá trị chẩn đoán cao Tuy nhiên chỉ định chụp tủy cản quang phải cân nhắc thận trọng, đặc biệt ở vị trí đoạn cột sống cổ vì các tai biến và độc tính của thuốc . bệnh viện Chợ Rẫy, viện quân Y 108 …. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái. DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRIỆU VĂN TRƯỜNG NGHIÊN CỨU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CỦA CHÈN ÉP TỦY CỔ DO BỆNH LÝ THOÁI HÓA. bệnh lý thoái hóa nhằm mục đích: 1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái hóa 2. Đánh giá kết quả bước đầu của điều trị phẫu thuật

Ngày đăng: 02/02/2015, 16:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phạm Hòa Bình, Dương Quang Sâm (2002) Kết quả phẫu thuật 84 trường hợp hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ 1/1997 đến 6/2002 Khác
3. Trần Mạnh Chí, Bùi Quang Tuyển (1995) Phẫu thuật thần kinh sau đại học. Nhà xuất bản quân đội. 1995 4. Nguyên Văn Đăng ( Dịch) (1994)Giải phẫu thần kinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. 1994 5. Đặng Trần Đức (2005) Khác
6. Frank H.Netter, MD (2000) Atlas giải phẫu người (Tài liệu dịch của Nguyễn Quang Quyền) Nhà xuất bản Y học Khác
7. Nguyễn Đức Hiệp (2000) Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Khác
9. Nguyễn Thị Ánh Hồng (1999) Hẹp ống sống cổ: giá trị MRI qua khảo sát 300 trường hợp. Y học Việt Nam. Chuyên đề chẩn đoán hình ảnh. 1999. 6-7: 126-129 Khác
10. Đỗ Xuân Hợp (1978) Giải phẫu ngực. Nhà xuất bản Y học: 1978. 3-27 11. Nguyễn Mai Hương (2001)Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Luận văn thạc sỹ Y học. Trường ĐHY Hà Nội. 2001 Khác
12. Lê Thị Hồng Liên (1997) Khảo sát lâm sàng, điều trị bệnh lý rễ - tủy cỏ do thoát vị đĩa đệm và hẹp ống sống cổ thoái hóa, Luận án thạc sỹ khoa học Y dược, Trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Khác
13. Nguyễn Đức Liên (2007) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại bệnh viện Việt Đức, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trường ĐH Y Hà Nội Khác
14. Hồ Hữu Lương (2003) Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cổ. Nhà xuất bản Y học. 2003 15. Hồ Hữu Lương (1987) Khác
16. Hồ Hữu Lương (2001). Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. Nhà xuất bản Y học. 2001 Khác
17. Nguyễn Đắc Nghĩa, Hà Văn Quyết, Nguyễn Công Tô, Nguyễn Đình Hưng (2001)Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng đường mổ giữa hai mảnh sống. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Bệnh viện Saint Paul Khác
18. Nguyễn Đức Phúc, (1994) Gãy cột sống. Bệnh học Ngoại khoa. Nhà xuấ bản Y học. 1994. 57-6 19. Lê Trọng Sanh, Dương Chạm Uyên (2008) Khác
20. Phan Quang Sơn, Võ Tấn Sơn (2004) Nghiên cứu tạo hình bản sống trong điều trị bệnh tủy do hẹp ống sống cổ. Y dược TP Hồ Chí Minh. Tập 8. phụ bản số 1, 2004 Khác
21. Võ Xuân Sơn, Trần Hùng Phong, Trần Minh Tâm (1999) Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hồi cứu 64 trường hợp mổ tai bệnh viện Chợ Dẫy. Hội nghị Việt Úc về Ngoại Thần kinh Khác
22. Nguyễn Thị Tâm (2001). Ngiên cứu lâm sàng và chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Luận văn tiến sỹ Y học. Học viện Quân Y. 2001 Khác
23. Nguyễn Công Tô và cs (2008) Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ trước bên, Ngoại khoa, số 4, 26-32 Khác
24. Võ Văn Thành và CS Điều trị phẫu thuật hẹp ống sống cổ (nhân 100 trường hợp), công trình nghiên cứu khoa Cột Sống A – trung tâm chấn thương chỉnh hình TP HCM 25. Đỗ Thị Lệ Thúy (2003)Nghiên cứu đăc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng tủy cổ do thoái hóa cột sống cổ. Luận văn cao học. ĐHY Hà Nội. 2003 Khác
26. Trần Trung, Hoàng Đức Kiệt (1999) Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ, tạp chí Y học Việt Nam, số 67, chuyên đề chẩn đoán hình ảnh 9-13 Khác
27. Bùi Quang Tuyển (2007) Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống. Nhà xuất bản y học, 2007 28. Nguyễn Duy Tuyển (2003)Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng, thắt lưng – cùng tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện. Đại học Y Hà Nội. 2003 Khác
29. Dương Chạm Uyên, (1993). Chèn ép tủy. Bệnh học Ngoại khoa. Nhà xuất bản Y học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w