Các chỉ tiêu cần nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái hóa (Trang 38)

2.2.2.1 Các yếu tố dịch tễ - Tuổi, giới - Nghề nghiệp 2.2.2.2 Lâm sàng + Triệu chứng khởi phát + Triệu chứng khi vào viện + Các hội chứng lâm sàng: - Hội chứng rễ

- Hội chứng tủy

- Phối hợp cả hai hội chứng

2.2.2.3 Các hình ảnh cận lâm sàng

+ X quang qui ước: đường cong sinh lý, hình thoái hóa, hẹp khe khớp + Chụp cộng hưởng từ:

Chủ yếu dùng các hình ảnh T1W và T2W cắt đứng dọc và T2W cắt ngang để chẩn đoán.

- Hình ảnh T1W cắt đứng dọc nhằm phát hiện: * Mất đường cong sinh lý, gù

* Giảm chiều cao thân đốt sống * Hẹp khoang gian đốt

* Gai xương phía trước, sau thân đốt sống

* Hình ảnh thoát vịđĩa đệm ra trước, ra sau, vào thân đốt sống - Hình ảnh T2W cắt đứng dọc nhằm phát hiện:

* Giảm tín hiệu đĩa đệm cột sống cổ

* Hình ảnh thoát vịđĩa đệm * Đè ép khoang dịch não tủy

* Tăng tín hiệu tủy tại vị trí chèn ép

- Hình ảnh T1W hoặc T2W cắt ngang nhằm phát hiện:

* Thoát vị trung tâm, cạnh trung tâm và thoát vị vào lỗ ghép. * Có chèn ép tủy sống, rễ thần kinh, mức độ chèn ép

+ Chụp CT scanner cột sống cổ

Chúng tôi chỉ định chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ khi nguyên nhân gây hẹp là do thoái hóa thân đốt sống hoặc/và do cốt hóa các dây chằng vàng, dây chằng dọc sau

2.2.2.4. Phân loại nguyên nhân gây chèn ép

Các nguyên nhân gây chèn ép được chúng tôi chia thành các nhóm - Do thoát vịđĩa đệm

- Do thoái hóa thân đốt sống và khớp sống - Do cốt hóa dây chằng vàng

- Do cốt hóa dây chằng dọc sau - Phối hợp các nguyên nhân

2.2.2.5 Mối liên quan giữa nguyên nhân gây chèn ép và vị trí chèn ép

Dựa vào việc xác định nguyên nhân gây chèn ép và vị trí chèn ép để

xác định mối liên quan, từ đó có thể rút ra được những kết luận có ích cho việc suy luận trong lâm sàng

2.2.2.6 Mối liên quan giữa lâm sàng và vị trí chèn ép

2.2.2.7 Phương pháp phẫu thuật

Trong nghiên cứu của chúng tôi có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng là phẫu thuật theo đường cổ trước bên và theo đường cổ sau.

+ Phẫu thuật theo đường trước bên

Bệnh nhân nằm ngửa, đẩu nghiêng sang trái, gây mê nội khí quản.

Định vị tầng tổn thương trên C-arm. Rạch da dọc theo đường bờ trước cơ ức đòn chũm bên phải, rạch các cân cổ rồi tách cơ, dung Farabeuf đưa khí phế quản sang trái và bó mạch cảnh sang phải, lúc đó sẽ vào đến mặt trước thân đốt sống.

Kiểm tra lại tầng tổn thương một lần nữa trên C-arm. Cắt dây chằng dọc trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy theo thương tổn mà các bước tiến hành tiếp theo sẽ khác nhau. - Lấy bỏ đĩa đệm, dùng mũi mài cắt bỏ các gai xương nếu có. Sau đó rạch da song song mào chậu, lấy một miếng xương chậu (đo kích thước cần lấy) đưa lên ghép vào khoang gian đốt. Hoặc có thể sử dụng miếng ghép Cespace để ghép. Có thể cố định miếng ghép bằng nẹp vis hoặc không.

- Lấy bỏ thân đốt sống và các đĩa đệm trên và dưới của thân đốt sống bị

cắt bỏ, sau đó sử dụng nẹp vis cố định tầng đốt sống trên và dưới của đốt sống bị cắt bỏ. Số thân đốt sống mà chúng tôi cắt bỏ tối đa là 3 thân.

Tất cả các trường hợp mổ theo đường trước chúng tôi cầm máu kỹ, không đặt dẫn lưu. Khâu da.

Các kỹ thuật mà chúng tôi thường áp dụng là kỹ thuật của Robison, Cloward. Sau mổ cố định cổ bằng Collier khoảng 3 tuần. Chụp kiểm tra sau mổ bằng phim X quang thường.

+ Phẫu thuật theo đường sau.

Bệnh nhân nằm sấp, đầu được cố định trên khung Mayfield, gây mê nội khí quản. Rạch da theo đường giữa, bộc lộ cung sau từ C2 đến C7.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có hai kỹ thuật mà chúng tôi áp dụng khi mổ theo đường cổ sau là cắt cung sau và tạo hình ống sống (1 trường hợp).

- Cắt bỏ cung sau: Sau khi bộc lộ cung sau, xác định tầng tổn thương, cắt cỏ cung sau của các đốt sống có chèn ép tủy sống. Có thể đặt dẫn lưu hoặc không. Khâu lại các lớp giải phẫu.

- Tạo hình cung sau theo phương pháp của Kurokawa: Dùng khoan hơi với mũi mài kim cương mài một bản xương của cung bên tạo thành rãnh ở hai bên. Thao tác cần nhẹ nhàng vì tủy bị chèn ép nằm ngay phía dưới của cung sau, lớp mỡ quanh màng cứng đã tiêu. Chẻ đôi cung sau bằng cưa rung. Rạch da song song với đường nối giữa các gai chậu, lấy xương chậu tạo thành

mảnh ghép. Tạo mảnh ghép có hình thang cân và được đặt giữa hai mảnh của cung sau. Cố định mảnh ghép bằng cách buộc chỉ thép. Có thể mở rộng lỗ liên hợp nếu có chèn ép rễ. Cầm máu cẩn thận, đặt dẫn lưu hoặc không. Sau mổ cố định cổ bằng nẹp Collier trong 4 tuần.

2.2.2.8 Kết quả điều trị

+ Chụp kiểm tra ngay sau mổ với phim chụp X quang thường

+ Đánh giá kết quả sau mổ bao gồm đánh giá ngay sau mổ, trong quá trình nằm viện, và theo dõi xa sau mổ. Tiến triển triệu chứng lâm sàng được ghi nhận từ bệnh án. Đối với các bệnh nhân có thể liên lạc được thì hẹn khám lại sau mổ ít nhất sau một tháng

Tình trạng chung được đánh giá theo thang điểm của Roosen và Grote: - Độ I: Hết hoàn toàn triệu chứng cũ

- Độ II: Triệu chứng được cải thiện đáng kể, đáp ứng tốt với các phiền nạn, trở về được cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày

- Độ III: Vẫn còn phiền nạn nhưng tình trạng tốt hơn trước mổ

- Độ IV: Không có chuyển biến gì - Độ V: Tình trạng nặng hơn Theo dõi biến chứng sau mổ

Tỷ lệ tử vong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật của chèn ép tủy cổ do bệnh lý thoái hóa (Trang 38)