1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề nhạc Hải

2 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 44,5 KB

Nội dung

CHUYÊN Đ Ề : MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 DẠY HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC I/ Lí do chọn đề tài: Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức rất tốt. Để thực hiện tốt việc chuẩn bị lớp học cũng như đồ dùng dạy học, giáo viên soạn bài và giảng dạy đúng phương pháp, đúng chương trình theo quy định nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nhất là dạy học theo phương pháp đổi mới ở bậc Tiểu học. 1.Thuận lợi: - Chương trình âm nhạc phù hợp với các em. - Hầu hết các em có đầy đủ sách giáo khoa âm nhạc, thích học phân môn này. - Có ý thức thực hiện tốt nội quy lớp học, tích cực trong học tập. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi việc dạy âm nhạc vẫn còn 1 số khó khăn như: - Ở một số em vẫn còn hát theo thói quen, hát tự do không theo giai điệu của bài hát. - Khả năng tiếp thu về giai điệu vẫn còn nhiều hạn chế. II/Mục tiêu: - HS biết hát Quốc ca Việt Nam và 10 bài hát thiếu nhi. Qua bài học các em có ý thức về việc hát đúng cao độ, trường độ và tập hát diễn cảm. - Biết tên gọi một số nhạc cụ dân tộc : tên nốt nhạc, hình nốt nhạc và vị trí các nốt đặt trên khuông nhạc. - Qua học hát, nghe nhạc và các hoạt động âm nhạc HS được giáo dục tình cảm trong sáng. lành mạnh phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có ý thức tích cực tham gia hoạt động ca hát tập thể ở lớp, ở trường. III/ Nội dung và biện pháp thực hiện: 1, Tập hát - Học 10 bài hát ngắn gọn (2 bài dân ca, một bài hát nước ngoài) - Tập các kĩ năng ca hát đã học, tập hát ngân giọng. Bước đầu tập hát diễn cảm theo tốc độ và sắc thái tình cảm của bài hát . Tập đánh nhịp 2/4. - Tiếp tục tập hát kết hợp phụ họa múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc. 2, Phát triển khả năng nghe nhạc: - Nghe và phân biệt một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến như: Đàn bầu, đàn nguyệt (đàn kìm), đàn thập lục (đàn tranh) qua băng nhạc. - Nghe 2 chuyện kể về âm nhạc - Tập nhận biết tên nốt nhạc, vị trí các nốt trên khuông (chủ yếu thông qua trò chơi âm nhạc) - Tập nhận biết hình nốt nhạc: trắng, đen, móc đơn, móc kép, các dấu lặng đơn, lặng đen . Tập nói tên các nốt nhạc trên khuông. *Thời lượng học môn âm nhạc lớp 5 có 35 tiết / 35 tuần IV, Phương pháp dạy học: Ở lớp 5, học âm nhạc chủ yếu là học hát. Qua đó đế phát triển giọng hát, rèn luyện tai nghe và giáo dục thẩm mĩ choHS. Muốn dạy một bài hát trước tiên giáo viên phải nắm vững bài hát đó, hát đúng cao độ, trường độ và diễn cảm. Tìm hiểu nội dung, xuất xứ bài hát để giới thiệu cho các em. Sau đó hát mẫu cho HS nghe để tạo sự chú ý và hào hứng khi chuẩn bị học bài hát mới. *Kế hoạch bài dạy: 1.Ôn định tổ chức: 2.Kiểm tra dụng cụ học tập - Khởi động giọng, Cho HS hát. 3.Dạy bài mới: 3.1 Giới thiệu bài hát – tác giả 3.2 Các hoạt động dạy học: - Hoạt động 1: Dạy bài hát lời 1 - Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Học sinh biểu diễn . 4.Củng cố- dặn dò: - Trình tự nói trên có thể thực hiện linh hoạt trong từng tiết học. Trong sách gv mỗi bài đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp . Trong tiết thứ 2 tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thệm một số trò chơi cho giờ học sinh động. IV/ Kiểm tra, đánh giá: Đối với môn âm nhạc, kết quả học tập của học sinh thể hiện qua việc rèn luyện và thực hành. Vào đầu tiết học không phải nhất thiết phải kiểm tra bài cũ mà nên cho các em ôn tập lại bài vừa học, GV có thể đánh giá bằng nhận xét để động viên hay nhắc nhỡ các em. Một tháng trung bình có 4 tiết học âm nhạc, do đó trong mỗi tiết học gv cần phải huy động để nhiều học sinh được tham gia bài học. Qua đó giáo viên có thể quan sát sự tiến bộ hoặc những thiếu sót của từng em để hướng dẫn giúp các em hoàn thành bài học. Nhận xét đánh giá HS tiểu học về môn âm nhạc có 2 mức độ: Hoàn thành và Chưa hoàn thành (trong mức độ hoàn thành có hoàn thành và hoàn thành tốt) Đại Quang, ngày 15/ 4 / 2013 GV: Hồ Ngọc Hải . diễn cảm. - Biết tên gọi một số nhạc cụ dân tộc : tên nốt nhạc, hình nốt nhạc và vị trí các nốt đặt trên khuông nhạc. - Qua học hát, nghe nhạc và các hoạt động âm nhạc HS được giáo dục tình cảm. CHUYÊN Đ Ề : MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 DẠY HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC I/ Lí do chọn đề tài: Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ,. hoặc trò chơi âm nhạc. 2, Phát triển khả năng nghe nhạc: - Nghe và phân biệt một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến như: Đàn bầu, đàn nguyệt (đàn kìm), đàn thập lục (đàn tranh) qua băng nhạc. - Nghe 2

Ngày đăng: 01/02/2015, 18:00

w