Chỉ nói riêng trong phạm vi các công trình văn học sử Việt Nam, kể từ ngày nó có mặt chính thức vào đầu những năm 40 của thế kỉ XX cho tới nay thì hầu như không có công trình nào khi viế
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức ra đờivà tồn tại đến nay đã hơn
2500 năm Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Những nội dung đạo đức chủ yếu của Nho giáo như tam cương (đạo đức xã hội gồm ba mối quan hệ cơ bản là vua – tôi, cha – con, vợ - chồng), ngũ thường (gồm năm chuẩn muực đạo đức cá nhân bất di bất dịch là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) đã tạo tiền đề cho việc thực hiện thuyết chính danh, làm cho xã hội được ổn định, trật tự Tư tưởng lễ của Nho giáo đạt tới mức
độ sâu sắc, trở thành thước đo đánh giá phẩm hạnh con người
Nho giáo đã du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kì phong kiến Trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo…và có thời kì Phật giáo giữ vai trò chính yếu, nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và trở thành công cụ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam Do có thời gian tồn tại lâu dài, do được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục đích cho nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực và lĩnh vực chịu ảnh hưởng to lớn nhất từ Nho giáo chính là văn học
Tiếp xúc với những tác phẩm văn học trung đại chúng ta nhận thấy sự xuất hiện đậm nét của yếu tố Nho giáo Trong văn chương, xã hội không phải là hiện thực khách quan sinh động mà là một thứ trật tự trên dưới Con người trong đó là đối tượng dùng để tượng trưng cho mẫu mự của đạo đức Có lẽ vậy mà những nội dung Nho giáo thể hiện phù hợp với quan niệm văn học trung đại lúc bấy giờ:
“văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí” Yếu tố Nho giáo trong văn học trung đại Việt Nam
Trang 2đã giúp các nhà thơ, nhà văn thể hiện, giải bày tâm tư, tình cảm của mình trước vận mệnh đất nước, cuộc sống xã hội đương thời.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nho giáo có tác động mạnh mẽ tới văn học nước ta vậy nên có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự xuất hiện, ảnh hưởng của Nho giáo trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại
Chỉ nói riêng trong phạm vi các công trình văn học sử Việt Nam, kể từ ngày
nó có mặt chính thức vào đầu những năm 40 của thế kỉ XX cho tới nay thì hầu như không có công trình nào khi viết về lịch sử văn học Việt Nam thời trung cận đại không nói tới ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam
Cuốn sách Văn học Việt Nam sử yếu của Dương Quảng Hàm từng được xem
là công trình mở đầu của Khoa văn học sử Việt Nam, trong chương thứ hai của
cuốn sách nói về "Văn chương cổ điển - những điều giản ước về sách giáo khoa cũ
để học chữ Nho" và chương thứ ba nói về "Công dụng của văn học Tàu xét qua bộ
Tứ thư" đã có đoạn viết: "… dân tộc Việt Nam ngay từ khi thành lập đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Tàu Cái văn hóa ấy truyền sang nước ta có nhiều cách, nhưng thứ nhất là do văn học, tức là nhờ sự học chữ nho và sách chữ nho của người Tàu tràn sang Chính cái văn học của người Tàu ấy đã chi phối tư tưởng, học thuật, luân lý, chính trị, phong tục của dân tộc ta Trong các trào lưu tư tưởng của người Tàu tràn sang bên ta, có ảnh hưởng sâu sắc đến dân tộc ta, nhất là Nho giáo Các sách làm gốc cho Nho giáo là Tứ thư và Ngũ kinh Các sách ấy vừa là kinh điển của các môn về đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ ở nước Tàu"
Đúng là không một công trình văn học sử nào về văn học Việt Nam thời trung cận đại không nói đến ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học nhưng nhìn
Trang 3chung đều đang ngừng ở trạng thái nhìn xa, gián tiếp, chưa phải là nhìn gần, trực tiếp Nói một cách khác là nhìn từ góc độ văn hóa làm nền cho văn học, chứ chưa trực tiếp chỉ ra ảnh hưởng cụ thể của Nho giáo đối với văn học là gì Trừ những công trình nghiên cứu thuộc phạm vi các tác giả, tác phẩm cụ thể Trong phạm vi nghiên cứu tác gia cụ thể, có lẽ công trình đầu tiên cho người đọc thấy rõ hơn về ảnh hưởng của Nho giáo đối với cuộc đời và văn nghiệp một nhà văn là cuốn sách
"Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ" (1943) của Nguyễn Bách Khoa Ở đây, Nguyễn Bách Khoa, chính là người đầu tiên đã giới thuyết về khái niệm "Nhà nho tài tử" để từ đó giải mã cuộc đời và văn chương Nguyễn Công Trứ Năm 1974,
trong bài nói chuyện của giáo sư Đặng Thai Mai tại Viện Đông phương học thuộc
Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, có nhan đề "Ảnh hưởng của Hán học đối với văn học Việt Nam", đã cho người đọc thấy rõ thêm ít nhiều ảnh hưởng của Nho
giáo đối với văn học Việt Nam nhưng chủ yếu mới ngừng ở văn học Lý Trần Phải
đợi đến năm 1981 với tiểu luận "Nho giáo và văn học nghệ thuật", tiếp nữa vào năm 1983, với tiểu luận "Về ảnh hưởng của Nho giáo trong văn học Việt Nam cổ cận đại" của giáo sư Trần Đình Hượu - thì đầu tiên mới có được một sự giải mã về
ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam trung cận đại mang tính hệ thống với nhiều nhận định sâu sắc Với Trần Đình Hượu, ngoài hai tiểu luận trên, còn một loạt bài viết về tác giả, trong đó có nói tới ảnh hưởng của Nho giáo mà tất
cả đã được tập hợp, in chung thành sách "Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại" Đúng là ở độ bao quát và mang tính hệ thống, cho đến nay, chưa ai ngang
tầm, không nói là vượt qua những gì giáo sư Trần Đình Hượu đã có Dĩ nhiên, riêng ở phương diện khảo sát sâu vào một loại hình nho sĩ - văn gia được mệnh
danh là "Nhà nho tài tử" thì không thể không ghi nhận những đóng góp mới của
người học trò ruột của giáo sư Trần Đình Hượu là phó giáo sư - tiến sĩ Trần Ngọc
Vương với công trình "Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam" Đây là một công
trình học thuật có nhiều đóng góp mới Nhưng vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo chủ
Trang 4yếu chỉ mới được xem xét trong phạm vi loại hình nhà nho tài tử chưa phải với toàn bộ nhà nho - văn gia của thời trung cận đại
Gần đây nhất, GS TSKH Phương Lựu với tham luận "Khái quát về quan niệm văn học Nho giáo ở Việt Nam" tại Hội thảo quốc tế do Viện Hán Nôm Việt
Nam và Viện Harward - Yenching Hoa Kỳ tổ chức (2004) tại Hà Nội đã có những
đóng góp mới đáng ghi nhận trong việc nhận diện "ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam trung cận đại" theo hướng miêu tả cụ thể điều mà học thuật
đang cần
Việc nhận diện về ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam trung cận đại đã từng bước phát triển như trên vừa nói nhưng thiết tưởng vẫn đòi hỏi những khám phá mới, những nhận thức mới Đúng với bản chất của sự nghiên cứu khoa học là Recherche trong tiếng Pháp, tức là tìm đi, tìm lại, đã tìm được còn phải tìm thêm
3 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài “Nho giáo trong văn học trung đại Việt Nam” nhằm thấy
được sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của Nho giáo đối với văn học trung đại Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yếu tố Nho giáo trong văn học trung đại Việt Nam
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi sử dụng giáo trình Văn học trung đại Việt Nam của Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang, NXB Đại học
Sư phạm, 2005 làm tài liệu tham khảo chính
5 Phương pháp nghiên cứu.
Trang 5Nghiên cứu đề tài “Yếu tố Nho giáo trong văn học trung đại”, tôi sử dụng
rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng các phương pháp chính là thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét ,đánh giá…
6 Cấu trúc tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm có hai chương
Chương 1 Khái quát nội dung tư tưởng, đạo đức Nho giáo
Chương 2 Ảnh hưởng của yếu tố Nho giáo trong văn học trung đại Việt Nam
Trang 6PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Khái quát nội dung tư tưởng, đạo đức Nho giáo
1.1 Sự ra đời và nội dung tư tưởng của Nho giáo
Nho giáo là học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ trung đại Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN, duới thời Xuân Thu Những tư tưởng của Nho giáo được thể hiện trong hai bộ sách kinh điển: Tứ Thư và Ngũ Kinh Tứ Thư có: Trung dung, Đại học, Luận Ngữ, Mạnh tử Ngũ kinh có: thi, thư, lễ, dịch, xuân thu Hệ thống kinh điển đó hầu như viết về chính trị, xã hội, ít viết về tự nhiên Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị đạo đức là những tưởng cốt lõi của Nho giáo
Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn – bè Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là tam cương – ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội Đức chính là phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên
Cương – thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng,thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người Một mặt, đạo cương – thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trước đây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra Cương – thường là nhân
Trang 7tố quan trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử.
Năm phạm trù đạo đức mà Nho giáo đề cập đến là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Những phạm trù này đều là đạođánh g đức làm người, là thước đo đánh giá phẩm hạnh của con người
1.2 Quá trình du nhập của Nho giáo ở Việt Nam
Đã có một số bằng chứng cho thấy Nho giáo được truyền vào nước ta thế kỷ
I TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu
và giành lấy quyền thống trị và cho lập ba quận tại Bắc Bộ, tuy nhiên tầm ảnh hưởng Nho giáo còn rất hạn chế, song song đó Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ, Nho giáo còn được xem để
du nhập chữ Hán vào Việt Nam và dần Hán hóa ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam tạo ra về mặt kỹ thuật với một kho tàng tri thức về xã hội và tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học được tiếp thu từ người Trung Hoa
cổ đại
Đến thế kỷ IX, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại
và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến là muốn tồn tại thì phải truyền bá Nho giáo đến người dân, củng cố quyền lực phong kiến lớn mạnh
và không bị giặc ngoài tấn công
Vì quyền lực của nhà nước đó nằm trong tay nhà vua, nên chữ “trung” của
Nho giáo cần được tiếp thu để củng cố quyền lực của nhà vua Ngay từ thời Lý –
Trang 8Trần, trung với vua không tách rời trung với nước, vì đó là những ông vua thực sự điều hành cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi Ở Việt Nam, “trung” thường gắn với “nghĩa” nhằm đề cao trách nhiệm của con người
đối với Tổ quốc, quê hương, làng xóm Cũng chính vì thế, trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn thường gắn “trung” với “nghĩa” Hơn nữa, nếu nhà nước phong
kiến tập quyền muốn trở nên hùng mạnh thì phải quan tâm đến con người, đến
nhân dân và do đó, “nghĩa” không tách rời “nhân” Ngọn cờ nhân nghĩa là để
“yên dân”, để giải phóng nhân dân khỏi áp bức của quân xâm lược.
Thời kỳ khi chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, Nho giáo không ngừng củng cố và phát triển cho đến vào giữa thế kỷ XIX, yêu cầu tất yếu này dần như bị suy sụp và dần nhạt phai khi sự du nhập mạnh mẽ của phương Tây của thực dân Pháp, tuy nhiên Nho giáo vẫn là công cụ ảnh hưởng đối với những nhà yêu nước cách mạng như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học hay Hồ Chí Minh,
Trang 9Chương 2 Ảnh hưởng của yếu tố Nho giáo trong văn học trung đại Việt Nam
2.1 Học thuyết thiên mệnh
Người Việt Nam chúng ta trước đây bị ảnh hưởng rất sâu đậm thuyết thiên mệnh của Khổng Tử Theo thuyết này thì việc thành bại của mọi hoạt động con người là do mệnh Trời Đẳng cấp cao, thấp trong xã hội, sống, chết, số phận giàu nghèo của con người cũng do Trời, thậm chí trai gái thành vợ, thành chồng, có được hạnh phúc hay không cũng do Trời định đoạt
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam Khi tiếp nhận tác phẩm
này rất nhiều nhà nghiên cứu đề cao giá trị nhân văn của tác phẩm: Nguyễn Du đã vượt qua những ràng buộc của Nho giáo để ngợi ca tình yêu tự do, ngợi ca hạnh phúc riêng tư của con người Tất nhiên đó là những kết luận không thể phủ nhận được Nhưng là một sản phẩm của ý thức hệ phong kiến, sinh ra trong gia đình có truyền thống nho học, bản thân lại từng làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Du không thể không ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo Sự ảnh hưởng ấy được ông thể hiện khá rõ trong việc lí giải số phận của nhân vật chính - Thúy Kiều bằng thuyết thiên mệnh Nguyễn Du cho rằng mọi khổ đau tủi nhục của Kiều đều
do Trời định Nhà thơ đã nhiều lần nói đến Trời, đến thiên mệnh như các nhà kinh
điển của nho gia Trong Truyện Kiều tư tưởng thiên mệnh ấy được tác giả thể hiện dưới dạng"tài mệnh tương đố'', "hồng nhan bạc mệnh"
Trong Truyện Kiều mâu thuẫn giữa tài và mệnh tập trung ở nhân vật nàng
Kiều Để hiểu được mâu thuẫn này thì phải nhận thức được thế nào là tài, thế nào
là mệnh Tài là tài năng, nhan sắc, là những gì tốt đẹp của con người Tài là một giá trị thực tại Số mệnh là một thực thể siêu hình, nó không tồn tại và không có
Trang 10hiệu lực thực tại nhưng ở Truyện Kiều mệnh có một vai trò to lớn: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".
Tác giả đã nhận thức nỗi khổ của Thúy Kiều với một ý nghĩa siêu hình, bản
chất số phận của nàng là mâu thuẫn giữa tài và mệnh "Tài mệnh tương đố" là niềm
tin của tác giả Những lực lượng tàn phá cái hay, cái đẹp đều được nhà văn khái quát thành số mệnh Bởi theo thuyết thiên mệnh của Nho giáo, người ta giàu nghèo
sướng khổ là do Trời định trước: "tử sinh hữu mệnh, phú quí tại thiên" Người ta
bằng kinh nghiệm ở đời, theo hướng duy tâm thần bí để suy ra rằng, sở dĩ có điều bất bình là đạo trời vốn ghét cái trọn vẹn:
Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quyen thói má hồng đánh ghen
Tài hoa thì bạc mệnh! Đó là mệnh đề mà tác giả đã chứng minh bằng cuộc đời của Thúy Kiều Kiều được miêu tả như một người đẹp toàn diện Sắc đẹp ấy,
tài năng ấy đã dự báo một cuộc đời đầy sóng gió bởi: "Rằng hồng nhan tự thủa nào/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu'' Hay ẩn trong "tài" chính là "họa":"chữ tài liền với chữ tai một vần".
Thúy Kiều đã dự cảm được vận mệnh không ra gì từ lúc còn nhỏ, rồi khi bán mình, nàng thấy sự hi sinh và nghĩa vụ của nàng phù hợp với số mệnh Có lúc nàng
chống lại số mệnh: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” nhưng không thành đành phải ẩn nhẫn: “Kiếp này nợ trả chưa xong/ Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau” hay “Kiếp xưa đã vụng đường tu/ Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi” Cuộc đời nàng như trò đùa dai của số mệnh, trước sau chỉ: “…nhắm mắt đưa chân/
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu?”
Mệnh đề ấy còn được Nguyễn Du cụ thể hóa ở nhân vật Đạm Tiên Đạm
Tiên cũng là người con gái đẹp, tài năng "nổi danh tài sắc một thì" nhưng:
Kiếp hồng nhan có mong manh Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
Trang 11Nhìn chung, Nguyễn Du cắt nghĩa cái đau khổ của Thúy Kiều hay cái đau khổ của cuộc đời nói chung thông qua nàng Kiều là do mâu thuẫn giữa tài và mệnh Tư tưởng ấy dường như quán xuyến từ đầu đến cuối tác phẩm và được tác giả khái quát ở phần cuối tác phẩm:
Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt nhầm người có thân Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao được mới phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào.
Không chỉ Nguyễn Du đề cập đến thuyết thiên mệnh mà Lý Thường Kiệt cũng dựa trên thuyết này để đánh cho lũ giặc tơi bời:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Mở đầu bài thơ tác giả đã hùng hồn tuyên bố trước lũ giặc ngang ngược rằng
núi sông nước Nam, đất nước Việt Nam là nơi vua Nam ở Hai chữ Nam đế đối sánh với Bắc đế; Nam đế hùng cư một phương chứ không phải chư hầu của Thiên
triều Vua Nam là đại diện cho uy quyền và quyền lợi tối cao cho Đại Việt, cho
nhân dân ta Núi sông nước Nam đã được “định phận”, đã được hgi rõ ở sách Trời, đã được “sách Trời chia xứ sở”, nghĩa là có lãnh thổ riêng, biên giới, bờ cõi
riêng Vậy nên hành động xâm lược của lũ giặc là làm trái ý Trời, đã xúc phạm tới
dân tộc ta và lẽ tất yếu là “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời) Không một ai có được kết quả tốt đẹp khi làm trái mệnh Trời.
2.2 Học thuyết nhân nghĩa của Nho giáo tới tư tưởng nhân nghĩa trong văn học trung đại
Trang 12Học thuyết nhân nghĩa là một trong những nội dung được Nho giáo coi
trọng Theo Khổng Tử, “Nhân” là yêu người Nhưng để yêu người thực sự bằng lòng “Nhân” thì phải hiểu người Do đó, “Nhân” và “Nghĩa” lại có nội dung gần nhau vì “Nghĩa” được nhấn mạnh là sự “cư xử cho thích hợp” Chính với những
quan điểm cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, và cả hai mối quan hệ đó lại đều xuất phát từ lòng nhân và sự hiểu biết
về sự đối xử phải theo đúng lòng nhân hợp với mệnh Trời, thì đây lại chính là cơ
sở của sự công bằng – thể hiện ở điều nghĩa Học thuyết nhân nghĩa của Nho giáo
đã ảnh hưởng lớn tới nước ta bởi đây là những khuôn thước để hoàn thiện con người, lành mạnh hóa xã hội và ổn định cuộc sống Trong truyền thống tư tưởng của người Việt Nam, tư tưởng nhân nghĩa là một trong những tư tưởng cốt lõi phản ánh vào đó một hệ thống các quan điểm về triết lí nhân sinh, triết lí xã hội, triết lí chính trị, quân sự, ngoại giao… Và văn học trung đại chính là mảnh đất màu mỡ để cho các thi sĩ, văn nhân gieo hạt nhân nghĩa truyền thống của dân tộc lên đấy Tư tưởng nhân nghĩa của văn học trung đại bao gồm những nguyên tắc đạo lí làm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhan mà bạc mệnh, tài hoa mà lận đận…
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang
nội dung nhân đạo như: Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu,
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với
tư tưởng yêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Trang 13Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Nhà nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều
đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ, lên những số phận tài hoa Xã hội đó đã tước đoạt đi những quyền sống thiêng liêng
mà lẽ ra con người phải có Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếng nói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa
đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếng nói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa
đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yên vui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa Qua lời của
người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm, ĐặngTrần Côn muốn lên án
cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa:
Buồn rầu nói chẳng nên lời Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên