MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết được tên gọi, quốc ca, quốc kỳ và một số địa danh nổi tiếng của nước Việt Nam, Trẻ biết một số ngày lễ lớn trong năm.2/9, 30/4, tết nguyên đán, tết trung th
Trang 1HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh 1: Đất nước Việt Nam kì diệu.
Thứ 2 ngày 22 tháng 04 năm 2013 Tên hoạt động : Chuyền bắt bóng qua chân – Chạy chậm 120m.
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết cách chuyền bắt bóng qua chân – chạy chậm 120m
- Rèn luyện sự chú ý và khả năng khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ Phát triển sự khéo léo của của đôi tay, rèn sức bền cho trẻ
-Giáo dục: trẻ tích cực tam gia các hoạt động, trẻ có tính đoàn kết với bạn trong lớp và tham gia tập thể dục
II CHUẨN BỊ :
- Sân tập bằng phẳng , sạch sẽ
- 4 quả bóng
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1 Hoạt động mở đầu
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Quê hương tươi đẹp”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
- Cô giới thiệu về chủ đề mới Cho trẻ xem tranh ảnh và đoán tên Thành Phố
2 Hoạt động trọng tâm:
a HĐ 1 : Khởi động
- Cho trẻ làm đoàn tầu đi ra sân vòng tròn kết hợp với các kiểu đi khác nhau rồi
về 4 tổ hàng ngang dãn cách đều để tập bài tập phát triển chung
b.HĐ 2 : Trọng động
* BTPTC :
- Động tác tay : 2 tay đưa ra trước, gập tay trước ngực, khuỷu tay ngang vai
- Động tác chân : 2 tay dang ngang ,ngồi xổm tay đưa ra trước,đứng lên
- Động tác bụng : Hai tay giơ lên cao, xuống dưới và cúi lưng xuống
- Động tác bật : 2 tay chống hông, bật tiến về phía trước, quay lại
* VĐ cơ bản : Chuyền bắt bóng qua chân
Trang 2+ Cô làm mẫu lần 1
- Lần 2 kèm giải thích động tác “ Cô đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay tay khi có hiệu lệnh bắt đầu cúi xuống đưa bóng qua chân, bạn đứng sau bắt bóng từ khoảng trống và tiếp tục cúi xuống đưa ra cho bạn đứng sau… đến bạn cuối cùng cầm bóng lên đầu hàng và tiếp tục chuyền bóng cho các bạn ở phía sau” + Trẻ thực hiện :Cô cho trẻ thực hiện 2- 3 lần cô chú ý sửa sai cho trẻ
c HĐ 3: chạy chậm 120m
+ Hôm nay cô sẽ cùng lớp chúng mình thực hiện vận động tiếp theo đó là “ chạy chậm 120m,
- Trẻ chạy chậm cùng cô
d HĐ 3 : Hồi tĩnh
- Trẻ đi lại quanh sân nhẹ nhàng 2 – 3 vòng hít thở không khí
3 Hoạt động kết thúc :
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng đò chơi cùng cô
NHẬT KÝ
- Những cháu nghỉ học trong ngày và lí do:………
……… ………
- Hoạt động học ………
………
- Các hoạt động khác trong ngày: chơi,ăn, ngủ, vệ sinh:………
………
………
- những vấn đề cần lưu ý:………
………
………
………
Trang 3HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh 1: Đất nước Việt Nam kì diệu.
Thứ 3 ngày 23 tháng 04 năm 2013
Tên hoạt động : Trò chuyện về một số lễ hội, địa danh nổi tiếng của đất
nước Việt Nam
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết được tên gọi, quốc ca, quốc kỳ và một số địa danh nổi tiếng của nước Việt Nam, Trẻ biết một số ngày lễ lớn trong năm.2/9, 30/4, tết nguyên đán, tết trung thu, giỗ tổ Hùng Vương… Trẻ biết Việt Nam có nhiều dân tộc khác nhau ( tên gọ, trang phục, nơi sinh sống của một vài dân tộc…)
- Hà Nội là Thủ Đô của nước Việt Nam có một số di tích, danh lam thắng cảnh, đặc sản, nét đẹp văn hóa…
_ Trẻ yêu mến quê hương, bảo vệ giữ gìn môi trường, cảnh quan văn hóa Trẻ tích cực tham gia các ngày lễ ngày hội của địa phương,
II CHUẨN BỊ:
- Bản đồ Việt Nam, cờ Việt Nam
- Một số tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước.( Hình ảnh trong máy)
- Một số hình ảnh của các dân tộc
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
1 Hoạt động mở đầu
- Cho trẻ nghe bài hát “ Việt Nam quê hương tôi ” trò chuyện về nội dung bài hát
2 Hoạt động trọng tâm :
* Quan sát, trò chuyện về đất nước con người Việt Nam.
- Tên gọi của đất nước ta là gì?
- Cô cho trẻ xem bản đồ Việt Nam + Bản đồ Việt Nam giống hình gì?
- Hỏi trẻ đặc điểm của lá cờ tổ quốc?
- Giới thiệu cho trẻ biết Việt Nam chia làm 3 miền Bắc – Trung – Nam ( Cô vừa nói vừa chỉ trên bản đồ)
Trang 4- Hỏi trẻ đang sống ở miền nào?
- Hỏi trẻ có biết nước ta bao nhiêu tỉnh thành, và có bao nhiêu dân tộc?
- Cô củng cố : có 64 tỉnh và thành phố, 54 dân tộc được phân bố trên cả nước ( Cô cho trẻ xem một số dân tộc đặc trưng)
+ Cô khái quát “ mỗi dân tộc đều có trang phục và ngôn ngữ tiếng nói riêng, có phong tục tập quán khác nhau, dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh
- Cô cùng trẻ trò chuyện về danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam( cho trẻ xem tranh ảnh về các địa danh nổi tiếng như Hà Nội, Thàng Phố HCM, Hạ Long) + Trong năm nước ta có nhiều lễ hội lớn có bạn nào biết và nói cho cô và cả lớp biết nào? ( Cho trẻ kể: Tết nguyên đán, 1/6, 2/9, 30/4 , Giỗ tổ Hùng Vương…) + Bạn nào biết ý nghĩa của các ngày lễ ngày hội này nhỉ? ( trẻ nói sau đó cô củng cố lại ý nghĩa của các ngày lễ hội)
* Trò chơi:
- Trò chơi: “ Tìm các địa danh trên bản đồ Việt Nam có các chữ cái h, p, g”
- Chia trẻ thành 4 đội mỗi đội một bản đồ việt nam và trẻ cùng nhau tìm các địa danh có chứ cái mà cô yêu cầu, trong thời gian 5 phút đội nào tìm được nhiều hơn là đội chiến thắng
3 Kết thúc hoạt động:
- Cô cho trẻ nghe bài hát “ Quốc ca việt nam”
NHẬT KÝ
- Những cháu nghỉ học trong ngày và lí do:………
………
- Hoạt động học: ………
………
- Các hoạt động khác trong ngày như hoạt động chơi,ăn, ngủ, vệ sinh: ………
………
………
-Những vấn đề cần lưu ý: ………
………
Trang 5HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh 1: Đất nước Việt Nam kì diệu.
Thứ 4 ngày 24 tháng 04 năm 2013
Tên hoạt động : Gộp hai nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 9
II MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết gộp hai nhóm nhỏ thành một nhóm theo các cách khác nhau trong phạm vi 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng gộp theo nhiều cách khác nhau, rèn kĩ năng nhận biết các cách gộp, gắn số đúng nhóm số lượng, khả năng diễn đạt số lượng Phát triển các cơ bàn tay khi sử dụng đồ dùng
- Giáo dục: Trẻ có ý thức trong học tập và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
II CHUẨN BỊ:
- Một số nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 9 xung quanh lớp
- Vở bé làm quen với toán
- 9 bánh trưng, 9 cành hoa đào, thẻ số từ 1 đến 9
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1 Hoạt động mở đầu:
* Cô cho trẻ nghe bài hát “ Việt Nam quê hương tôi”
Cùng trò chuyện về nnội dung bài hát
2 Hoạt động trọng tâm:
a) Ôn số lượng 9, thêm bớt trong phạm vi 9:
- Cho trẻ kể 9 địa danh nổi tiếng của Việt Nam.
- Kể tên các sản phẩm, đặc sản dặc trưng của từng vùng miền mà trẻ biết
- Đếm số lượng và thêm bớt sản phẩm trong phạm vi 9
b) Gộp hai nhóm thành một nhóm theo các cách khác nhau trong phạm vi 8:
- Cô D đi siêu thị mua được gì đây?( 3 quả Cam) Đây là đặc sản của vùng nào nhỉ? ( Cho trẻ gắn số tương ứng)
Trang 6- Cô L cũng mua được cam để mang đến lớp mình này.( 6 quả cam) cho trẻ đếm
và gắn số tương ứng
- Muốn biết cả cô L và cô D có tất cả bao nhiêu quả cam thì phải làm như thế nào?( Cho trẻ gộp 2 số cam vào và gắn số tương ứng)
- Ai lên gộp số quả cam của hai cô vào một đĩa xem có tất cả bao nhiêu quả cam?
- Trẻ lên gộp sau đó cho trẻ đếm số lượng cam vừa gôp; 1 9 tất cả là 9 quả cam
- Đặt số tương ứng vào nhóm
( Cho trẻ nhận xét kết quả bạn gộp.)
- Cho trẻ lấy quả theo số cô giơ 3 và 6 Sau đó cho trẻ gộp hai nhóm lại và đếm
- Cô nhận xét và kết luận gộp hai nhóm nhỏ tạo thành một nhóm có số lượng 9
có 4 cách chính đó là: 1 - 8 ; 2 – 7; 3 - 6 ; 4 - 5; Ngoài 4 cách cơ bản này những cách khác chỉ là đổi chỗ cho nhau
- Cho trẻ cất dọn vào rổ
* Luyện tập:
- Cho trẻ về nhóm gộp đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 9 Đặt số tương ứng theo cách gộp của nhóm
- Chơi: Giải câu đố về nội dung gộp
- Làm bài tập trong vở toán
3 Hoạt động kết thúc:
Cho trẻ làm đoàn tàu đi chơi
NHẬT KÝ:
- Những cháu nghỉ học trong ngày và lí do:………
………
- Hoạt động học: ………
………
- Các hoạt động khác trong ngày như hoạt động chơi,ăn, ngủ, vệ sinh: ………
………
………
………
Trang 7- Những vấn đề cần lưu ý: ………
………
……… ……
HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề nhánh 1: Đất nước Việt Nam kì diệu
Thứ 6 ngày 26 tháng 04 năm 2013
Tên hoạt động: Dạy vận động bài hát: "Yêu Hà Nội "
Nghe hát: "Inh lả ơi"
Trò chơi: "Hát theo hình vẽ"
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài, tên tác giả, hát đúng nhạc,hiểu nội dung bài háta
“ Bài hát thể hiện lòng yêu quê hương, yêu Hà Nội của bạn nhỏ, bài hát nhắc đến các địa danh quen thuộc của Hà Nội.”
- Rèn kỹ năng : Hát thuộc lời, khả năng cảm thụ âm nhạc vận động theo nhịp bài hát, hát nhạc đúng giai điệu, kỹ năng sử dụng các dụng cụ âm nhạc Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ
- Giáo dục: Trẻ tính mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn Yêu quê hương đất nước Bác Hồ
II CHUẨN BỊ:
- Đàn, đài, mũ chóp Băng cho trẻ nghe hát
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1 Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ xem các hình ảnh về cảnh đẹp của nước Việt Nam, cho trẻ tìm và nói tên các địa danh nổi tiếng của Hà Nội
+ Hà nội là thủ đô của nước Việt Nam, thuộc miền bắc nước ta, Hà Nội có Hồ gươm, Tháp rùa, chùa một cột, Lăng Bác Hồ, sông Hồng và tất cả những địa danh này được nhắc đến trong bài hát nào nhỉ?
2 Hoạt động trọng tâm.
a Dạy vận động theo nhịp “ Yêu Hà nội”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
Trang 8- Trẻ hát cùng cô lần 1
+ Để cho bài hát thêm sing động hơn chúng ta có thể vận đọng theo bài hát bằng
những hình thức nào nhỉ ?( Vỗ tay, vận động, múa, nhún )
- Cô và trẻ trò chuyện và thống nhất vỗ tay theo nhịp bài hát - Cho trẻ hát cô vận đọng mẫu cho trẻ xem một lần - Cô và trẻ cùng hát và cùng vận động - Chuyển đội hình đi vòng tròn vừa đi vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp - Cô hát lần 2 cùng đàn :Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả và trò chuyện với trẻ về - Cho tổ - nhóm - cá nhân biểu diễn, - Cho cả lớp biểu diễn kết hợp với dụng cụ âm nhạc cho bài hát thêm hay b Nghe hát: “Inh lả ơi ” - Cô giới thiệu bài hát, dân ca của dân tộc nào? - Cô hát lần 1 cùng đàn :Trò chuyện về nội dung và của bài hát.” - Cô hát lần 2: Múa minh họa - Lần 3: Cho trẻ nghe băng c Trò chơi: “ Hát theo hình vẽ ” - chia lớp thành 3 tổ , mỗi tổ lên mở một hình ảnh và hát bài hát co liên quan đến hình ảnh đó, 3 Hoạt động kết thúc: * Cô cùng trẻ “ Yêu Hà Nội” Và đi ra ngoài NHẬT KÝ: - Những cháu nghỉ học trong ngày và lí do:………
………
………
- Hoạt động học: ………
………
- Các hoạt động khác trong ngày như hoạt động chơi,ăn, ngủ, vệ sinh: ………
………
Trang 9- Những vấn đề cần lưu ý: ………
………
HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh 1: Đất nước Việt Nam kì diệu.
Thứ 5 ngày 25 tháng 04 năm 2013
Tên hoạt động: Làm quen chữ cái s,x
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái s, x Tìm được chữ s, x trong tiếng và từ chọn vẹn Phân biệt được chữ cái s, x qua trò chơi
- Rèn kỹ năng : Phát âm và nhận biết cấu tạo đường nét chữ cái, so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái Phân biệt chữ in thường và viết thường, rèn cách phát âm chữ cái, đọc từ, tìm và ghép chữ cái, phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ, phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ
- Giáo dục : Trẻ có nề nếp trung thực trong khi chơi
II CHUẨN BỊ:
- Tranh cho trẻ làm quen có chứa chữ cái s, x, thẻ chữ rời, chữ in rỗng
- Bộ thẻ chữ của cô và của trẻ, hột hạt
- Tranh ảnh về cácn địa danh nổi tiếng
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1 Hoạt động mở đầu:
- Cô cùng trẻ hát bài hát ”Yêu Hà Nội”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các địa danh nổi tiếng
- Cho trẻ xem tranh ảnh các địa danh nổi tiếng Việt Nam và kể tên các địa danh nổi tiếng của
2 Hoạt động trọng tâm:
a) Làm quen chữ cái s:
- Xem tranh có chứa chữ cái s: sông đà
Trang 10- Cô đọc từ bên dưới bức tranh - Cho trẻ đọc từ.
- Viết từ bên dưới bức tranh - Ghép từ bằng thẻ chữ rời - Cho trẻ đọc
- Đếm các chữ cái đã học - Giới thiệu chữ s
- Cho trẻ tri giác, sờ chữ h in rỗng - Nhận xét đặc điểm
- Cô phát âm mẫu
- Cho trẻ phát âm: Cho tổ - nhóm - cá nhân phát âm (Cô sửa sai cho trẻ)
* Cho trẻ tìm chữ cái xung quanh lớp - Giới thiêu chữ s in thường, in hoa, viết thường
b) Làm quen chữ cái x:
* Cô dẫn dắt trẻ vào bức tranh có chứa chữ cái x: tre xanh
- Giới thiệu tranh - đọc từ ….bên dưới bức tranh - cho trẻ đọc từ
- Cho trẻ ghép thẻ chữ rời thành từ…
(Các bước tiếp theo tiến hành như chữ s)
* Cho trẻ so sánh chữ s và x giống và khác nhau :
- Giống nhau :
- khác nhau : cách phát âm
Chữ x là 2 nét xiên, chữ s là một nét cong lượn
d) Luyện tập:
* Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô:
- Cô nói chữ cái nào trẻ giơ chữ đó và đọc to, ngược lại…
* Trò chơi 2: “ Ai nhanh nhất” trong thời gian ngắn trẻ có chữ cái nào phải về đúng ngôi nhà mang tên chữ cái đó
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Trò chơi 3:Xếp chữ bằng hột hạt
3 Hoạt động kết thúc : Cô cùng trẻ đi chơi.
NHẬT KÝ
- Những cháu nghỉ học trong ngày và lí do:………
.………
- Hoạt động học: ………
………
Trang 11- Các hoạt động khác trong ngày như hoạt động chơi,ăn, ngủ, vệ sinh:
………
………
………
- Những vấn đề cần lưu ý: ………
………
Trang 12HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh 2: Các hiện tượng tự nhiên
Thời gian thực hiện 1 tuần ( từ 08/04 – 12/04/2013)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động chơi, biết thể hiện vai chơi, liên kết các nhóm chơi với nhau Chơi các trò chơi theo chủ đề nhánh
- Kỹ năng: rèn kỹ năng thao tác và sử dụng đồ dùng đồ chơi ở các góc, các nhóm, cách nhập vai, thao tác vai chơi cùng bạn
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất , lấy đồ chơi đúng nơi quy định Biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong khi chơi
I CHUẨN BỊ
- Đồ chơi các góc:
+ Góc phân vai: Nhóm bán hàng ( các loại nước giải khát, hoa quả, trang phục mùa hè, các món ăn mùa hè bánh kẹo, sữa…) Nhóm đầu bếp( bộ đồ nấu ăn, các món ăn hải sản….) Nhóm gia đình ( Bộ đồ dùng, đồ chơi nấu ăn, các loại hoa quả, thực phẩm…); Nhóm bác sỹ ( Bộ đồ chơi bác sỹ, quần áo, mũ bác sỹ, Các loại thuốc ); + Góc xây dựng (Gạch, hàng rào, bộ đồ chơi xây dựng,cua, cá,
vỏ hến, các loại cây hoa, cây cảnh…)
+ Góc nghệ thuật : Giá vẽ, bàn, ghế, giấy , bút màu sáp, kéo, hồ dán, giấy màu, khăn lau tay, đất nặn, bảng…)
+ Góc học tập : Bộ chữ cái, chữ số, hột hạt, tranh chuyện, sách báo về các nguồn nước, các hiện tượng tự nhiên,
+ Góc thiên nhiên : Bộ đồ chơi dụng cụ chăm sóc cây, xô, chậu, chai lọ, khay cát, chậu có chứa nước, đồ chơi xốp, nhựa, gỗ…để chơi vật chìm nổi
III, TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI
1 Thỏa thuận trước khi chơi:
* Cô cho trẻ hát bài “ Mây và gió”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề chơi + Tuần này lớp mình học và chơi theo chủ
đề gì ? Chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên”
Trang 13+ Trong lớp mình có mấy góc chơi ? Đó là những góc chơi nào?( 2, 3 trẻ kể )
* Góc xây dựng sẽ xây gì nào ? ( Xây ao cá, bể bơi ạ, xây khu môi trường ) + Để xây được ao cá, bể bơi phải có những đồ dùng đồ chơi gì ?( gạch, hàng rào, cây xanh, thảm cỏ, hoa…)
* Góc phân vai có những nhóm chơi nào ? ( Nhóm gia đình, Cửa hàng nước giải khát, cửa hàng thời trang )
+ Gia đình có những ai ? Bố mẹ làm việc gì ?
+ Ai là người bán hàng ? nhóm bán hàng có những hàng gì ?
* Góc học tập sẽ chơi gì ? Có những đồ chơi gì ?
* Góc nghệ thuật có những đồ chơi nào? Con sẽ chơi gì ?
* Góc thiên nhiên có những đồ chơi gì ? Chơi như thế nào ?
+ Trong khi chơi phải như thế nào ? Có tranh giành đồ chơi của bạn không ? + Muốn sang góc khác chơi phải làm gì ? ( Hỏi ý kiến bạn nếu bạn đồng ý )
=> Giáo dục trẻ: Trong khi chơi phải đoàn kết với bạn, không nói to, không chạy lung tung, không quăng ném đồ chơi, biết cách xưng hô với bạn, liên kết các nhóm chơi với nhau
* Trong khi chơi các con phải như thế nào?( Chơi cùng nhau không tranh giành
đồ chơi của nhau , lấy và cất đồ chơi ngăn nắp gọn gàng)
- Cô cho trẻ về góc chơi và trẻ tự nhận vai chơi, thỏa thuận trong nhóm chơi
2 Quá trình chơi
+ Góc phân vai: trẻ chơi bán hàng giải khát, cửa hàng ăn uống cho khách du lịch, gia đình bé đi mua đồ chuẩn bị đi du lịch,cửa hàng thời trang
+ Góc xây dựng:Trẻ tự nhân vai chơi, thống nhất bầu 1 bạn làm kỹ sư trưởng Trẻ hợp tác với nhau để xây ao cá, bể bơi, khu môi trường
+ Góc nghệ thuật: Trẻ cùng nhau ngồi quanh bàn vẽ, xé, nặn, cắt, dán các nguồn nước và các hiện tượng tự nhiên ( Trời nắng, biển, mưa, gió, sông, suối, ao, hồ ) làm sách theo chủ đề
+ Góc học tập: trẻ cùng nhau xem tranh, ảnh, sách, báo về các nguồn nước, các hiện tượng tự nhiên, đọc chữ cái, chữ số đã học