NGHIÊN CỨU SỰ CÂN BẰNG CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐỒNG VỊ 99mTc VỚI ĐỒNG VỊ 99Mo TẠO BỞI PHẢN ỨNG BẮT NEUTRON CỦA ĐỒNG VỊ 98Mo Khả năng phát ra bức xạ của vật liệu được khám phá lần đầu tiên vào năm 1896 bởi Henri Becquerel. Sau đó, Frédéric Joliot và Irène JoliotCurie đã tạo được đồng vị phóng xạ nhân tạo đầu tiên 30P trong quá trình bắn phá bia nhôm bằng một chùm hạt alpha 7,11.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hồ Thị Thông NGHIÊN CỨU SỰ CÂN BẰNG CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐỒNG VỊ 99m Tc VỚI ĐỒNG VỊ 99 Mo TẠO BỞI PHẢN ỨNG BẮT NEUTRON CỦA ĐỒNG VỊ 98 Mo Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao Mã số chuyên ngành: 60 44 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. Chary Rangacharyulu 2. PGS.TS Châu Văn Tạo Tp. Hồ Chí Minh, 2014 1 LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên em muốn dành cho thầy Chary công tác tại Đại Học Saskatchewan, Canada - người định hướng đề tài và trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình làm đề tài đặc biệt là quá trình tiến hành thực nghiệm. Nhờ thầy em đã học hỏi được rất nhiều và nhận ra được nhiều thứ thú vị hơn trong hướng nghiên cứu. Em thật sự cảm ơn thầy rất nhiều! Gửi đến tất cả quý thầy, cô đã từng dạy dỗ cho em và đặc biệt là quý thầy cô bộ môn vật lý hạt nhân, khoa Vật Lý trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành nhất vì đã dạy cho em rất nhiều điều hay và bổ ích. Hơn thế nữa, em muốn gửi riêng lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới: Thầy Tạo vì những giúp đỡ, những lời khuyên giá trị và những lời động viên của thầy trong suốt quá trình học tập cũng như trong lúc em làm luận văn. Thầy Hải vì tất cả những sự giúp đỡ của thầy, những định hướng cũng như những lời khuyên đã giúp em có thêm cố gắng và nhờ vậy mà em đã có cơ hội học hỏi được rất nhiều thứ. Thầy Thanh và cô Loan đã tạo mọi điều kiện để em nắm được các vấn đề xung quanh thực nghiệm. Em xin lỗi vì có đôi lúc em đã không làm tốt như em muốn, em cảm ơn vì luôn bỏ qua và giúp đỡ em hết sức có thể. Mọi người trong lò phản ứng SLOWPOKE-2 ở Saskatchewan, Canada vì đã giúp đỡ em trong quá trình làm và chiếu xạ mẫu. Cảm ơn Ronan vì đã dành thời gian để chỉ dẫn mình tận tình trong suốt quá trình tiến hành thực nghiệm. Thầy Ánh và cô Tuyết đã giúp đỡ em nhiệt tình, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình em tiến hành thực nghiệm ở Canada cũng như những lời khuyên chân thành của cô về mọi vấn đề. Tất cả bạn bè trong lớp và các đàn anh, đàn chị trong bộ môn đã luôn cổ vũ động viên tinh thần cho em và giúp đỡ em mọi lúc em cần. Các bạn kỹ thuật viên đã giúp mình hiểu rõ hơn về các vấn đề xung quanh thực nghiệm. 2 Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn đến ba, mẹ và tất cả thành viên trong gia đình - những người luôn luôn bao bọc và che chở cho em những lúc cần thiết nhất. Ngàn vạn lời cảm ơn cũng không thể diễn tả được lòng biết ơn của con đến ba, mẹ, cảm ơn vì đã luôn tha thứ những lỗi lầm của con và luôn bên cạnh tạo mọi điều kiện cho con vững tâm hoàn thành điều mà con mong muốn. Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 Hồ Thị Thông 3 MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 Mục lục 3 Danh mục bảng 5 Danh mục hình vẽ 6 Mở đầu 8 Chương 1: Tổng quan lý thuyết 11 1.1. Quá trình phân rã phóng xạ 11 1.1.1. Phân rã của đồng vị mẹ thành một đồng vị con bền (phân rã đơn) 12 1.1.2. Đồng vị mẹ phân rã thành nhiều đồng vị con bền 13 1.1.3. Chuỗi phân rã 14 1.1.4. Quá trình phân rã của đồng vị 99 Mo 17 1.2. Cân bằng phóng xạ 18 1.2.1. Không cân bằng (no equilibrium) 19 1.2.2. Sự cân bằng phóng xạ (Radioactive equilibrium) 20 1.3. Tình hình sản xuất đồng vị 99 Mo 26 Chương 2: Phương pháp thực nghiệm 29 2.1. Phương pháp kích hoạt neutron 29 2.1.1. Nguồn neutron 29 2.1.2. Vật liệu bia 30 2.1.3. Vật liệu chứa mẫu 31 2.1.4. Các thông số cần xác định trước khi kích hoạt 32 2.2. Lò phản ứng SLOWPOKE-2 32 4 2.3. Quy trình kích hoạt mẫu MoO 3 33 2.4. Hệ phổ kế gamma với đầu dò HPGe 36 2.5. Xây dựng đường cong hiệu suất cho đầu dò HPGe 39 2.6. Hoạt độ tương đối của đồng vị 99 Mo và đồng vị 99m Tc 40 Chương 3: Phân tích và đánh giá kết quả 42 3.1. Kết quả chuẩn hiệu suất của đầu dò HPGe 42 3.2. Kết quả thu được từ phép đo mẫu MoO 3 44 3.2.1. Phổ gamma của mẫu tại một số thời điểm đo 44 3.2.2. Kết quả hoạt độ tương đối của đồng vị 99 Mo và đồng vị 99m Tc ứng với các đỉnh năng lượng khác nhau 47 3.3. Đánh giá sự cân bằng chuyển tiếp 48 3.3.1. Quy luật phân rã của đồng vị 99 Mo và đồng vị 99m Tc 48 3.3.2. Tỉ số hoạt độ giữa đồng vị 99m Tc và đồng vị 99 Mo 51 3.3.3. So sánh tỉ số hoạt độ giữa kết quả thực nghiệm với tính toán lý thuyết 54 3.4. Hoạt độ của đồng vị 99m Tc 57 Kết luận và kiến nghị 61 Danh mục công trình 63 Tài liệu tham khảo 64 Phụ lục 67 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh ưu khuyết điểm của hai phương pháp sản xuất đồng vị 99 Mo 27 Bảng 2.1. Độ phổ cập của các đồng vị molybden trong tự nhiên và thời gian bán rã của đồng vị phóng xạ được tạo ra bởi phản ứng bắt neutron 33 Bảng 2.2. Tiết diện tương tác tại neutron nhiệt đối với một số phản ứng quan tâm . 34 Bảng 3.1. Dữ liệu của nguồn chuẩn 152 Eu 43 Bảng 3.2. Kết quả hiệu suất tương đối của các đỉnh năng lượng quan tâm 44 Bảng 3.3. Thông tin về mẫu MoO 3 được sử dụng trong thực nghiệm 44 Bảng 3.4. Điểm giao nhau giữa đường phân rã của đồng vị 99m Tc (năng lượng 141 keV) và đồng vị 99 Mo (năng lượng 181 keV, 739 keV và 777 keV) 50 Bảng 3.5. Kết quả hiệu suất tuyệt đối tại các đỉnh năng lượng 141 keV của đồng vị 99m Tc và 181 keV của đồng vị 99 Mo 58 Bảng 3.6. Độ sai lệch của kết quả hoạt độ của đồng vị 99m Tc được tính toán thông qua hoạt độ của đồng vị 99 Mo với kết quả hoạt độ của đồng vị 99m Tc tính toán trực tiếp từ đỉnh 141 keV. 59 6 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Chuỗi phân rã của đồng vị 235 U 16 Hình 1.2. Sơ đồ phân rã của đồng vị 99 Mo 17 Hình 1.3. Đồ thị mô tả trạng thái không cân bằng trong phân rã của 92 Sr/ 92 Y 19 Hình 1.4. Đồ thị mô tả sự cân bằng thế kỷ trong phân rã của 137 Cs/ 137 Ba 21 Hình 1.5. Sơ đồ phân rã của đồng vị 60 Co (a) và 137 Cs (b) 23 Hình 1.6. Đồ thị mô tả sự cân bằng chuyển tiếp trong phân rã của 99 Mo/ 99m Tc 24 Hình 2.1. Lò phản ứng SLOWPOKE-2 được nhìn từ mặt cắt dọc (bên trái) và nhìn từ phía trên (bên phải) với các ống là các kênh chiếu xạ. 32 Hình 2.2. Quy trình kích hoạt mẫu MoO 3 34 Hình 2.3. Dụng cụ dùng để cân khối lượng của mẫu MoO 3 35 Hình 2.4. Lọ polyethylene dùng để chứa mẫu 35 Hình 2.5. Thiết bị để niêm phông mẫu 36 Hình 2.6. Thiết bị chuyển mẫu 36 Hình 2.7. Hệ phổ kế gamma với đầu dò HPGe 37 Hình 2.8. Sơ đồ khối của hệ phổ kế đầu dò HPGe 37 Hình 2.9. Bố trí hình học của phép đo 38 Hình 3.1. Phổ thu được từ phép đo nguồn chuẩn 152 Eu 42 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa hiệu suất tương đối và năng lượng 43 Hình 3.3. Phổ của mẫu được ghi nhận sau khoảng 2 giờ kết thúc kích hoạt 45 Hình 3.4. Phổ của mẫu được ghi nhận sau khoảng 4 giờ kết thúc kích hoạt 46 Hình 3.5. Phổ của mẫu được ghi nhận sau khoảng 143 giờ kết thúc kích hoạt 47 Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn hoạt độ tương đối của đồng vị 99 Mo (đỉnh 181 keV) và đồng vị 99m Tc (đỉnh 141 keV) theo thời gian 48 7 Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn hoạt độ tương đối của đồng vị 99 Mo (đỉnh 739 keV) và đồng vị 99m Tc (đỉnh 141 keV) theo thời gian 49 Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn hoạt độ tương đối của đồng vị 99 Mo (đỉnh 777 keV) và đồng vị 99m Tc (đỉnh 141 keV) theo thời gian 49 Hình 3.9. Tỉ số hoạt độ tương đối giữa đồng vị 99m Tc (đỉnh 141 keV) và đồng vị 99 Mo (đỉnh 181 keV) 52 Hình 3.10. Tỉ số hoạt độ tương đối giữa đồng vị 99m Tc (đỉnh 141 keV) và đồng vị 99 Mo (đỉnh 739 keV) 52 Hình 3.11. Tỉ số hoạt độ tương đối giữa đồng vị 99m Tc (đỉnh 141 keV) và đồng vị 99 Mo (đỉnh 777 keV) 53 Hình 3.12. Sự so sánh tỉ số hoạt độ giữa thực nghiệm với lý thuyết. 54 Hình 3.13. Sự so sánh tỉ số hoạt độ giữa thực nghiệm với lý thuyết. 55 Hình 3.14. Sự so sánh tỉ số hoạt độ giữa thực nghiệm với lý thuyết trong vùng nhỏ hơn 30 giờ. 55 8 MỞ ĐẦU Khả năng phát ra bức xạ của vật liệu được khám phá lần đầu tiên vào năm 1896 bởi Henri Becquerel. Sau đó, Frédéric Joliot và Irène Joliot-Curie đã tạo được đồng vị phóng xạ nhân tạo đầu tiên 30 P trong quá trình bắn phá bia nhôm bằng một chùm hạt alpha [7],[11]. Thông qua hàng loạt các nghiên cứu từ lý thuyết đến thực nghiệm, từ đồng vị phóng xạ tự nhiên đến nhân tạo, hệ thống lý thuyết về vật lý hạt nhân ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn, khám phá được nhiều tính chất cũng như quy luật quan trọng trong các biến đổi hạt nhân hơn, ví dụ, thời gian bán rã, thời gian sống trung bình, hằng số phân rã, quy luật phân rã phóng xạ, sự cân bằng phóng xạ,… Sự cân bằng phóng xạ là một khái niệm dùng để chỉ trạng thái mà tại đó tỉ số hoạt độ giữa đồng vị con và đồng vị mẹ (trong một chuỗi phân rã) được duy trì là một hằng số. Có nghĩa là trong một chuỗi phân rã, đồng vị mẹ không bền phân rã và đồng vị con được tạo thành, đồng vị con lại không bền nên tiếp tục phân rã và sau một thời gian thích hợp nếu tỉ số hoạt độ giữa đồng vị mẹ và đồng vị con gần như là hằng số thì sự cân bằng phóng xạ được thiết lập, vì thế sự cân bằng phóng xạ không thể xảy ra với phân rã đơn. Dựa vào quy luật phân rã, các nhà vật lý đã chứng minh bằng toán học rằng tỉ số giữa hoạt độ đồng vị con và đồng vị mẹ tiến tới một giá trị không đổi khi chu kỳ bán rã của đồng vị mẹ lớn hơn nhiều so với chu kỳ bán rã của đồng vị con. Sự cân bằng này được thiết lập sau một khoảng thời gian và khoảng thời gian này có thể xấp xỉ từ bốn đến sáu lần chu kỳ bán rã của đồng vị con phụ thuộc vào loại cân bằng [10]. Khái niệm này là một điểm nhấn quan trọng trong nghiên cứu về quá trình phân rã của hạt nhân và đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà vật lý, đặc biệt là trong nghiên cứu phông phóng xạ môi trường [5], [6], [17], [18] và trong nghiên cứu khí tượng thủy văn [16], [21]. Sự cân bằng phóng xạ gồm hai loại: cân bằng thế kỷ “secular equilibrium” và cân bằng chuyển tiếp “transient equilibrium”. Trong khi sự cân bằng thế kỷ được kiểm tra và áp dụng rộng rãi cũng như đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết về vấn 9 đề nghiên cứu môi trường thì sự cân bằng chuyển tiếp vẫn chưa thật sự được quan tâm và kiểm tra. Do đó, đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu rõ ràng hơn về sự cân bằng chuyển tiếp thông qua việc xem xét quá trình phân rã của đồng vị 99 Mo (T 1/2 =65,95 giờ) và đồng vị 99m Tc (T 1/2 =6 giờ). Chúng tôi chọn quá trình phân rã 99 Mo/ 99m Tc là đối tượng để nghiên cứu do quá trình này được xem là công cụ tốt nhất cho việc kiểm tra sự cân bằng chuyển tiếp. Thêm vào đó, nhờ những nghiên cứu gần đây về khả năng sản xuất đồng vị 99 Mo của các lò phản ứng công suất thấp trong việc sử dụng molybden tự nhiên (ở Canada và Thái Lan) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra sự cân bằng chuyển tiếp được tiến hành [4]. Theo như các tài liệu nghiên cứu, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về quá trình phân rã của 99 Mo/ 99m Tc [12], [13], [19], [22]… Trong những nghiên cứu này, các nhà vật lý không tiến hành kiểm tra mà chỉ vận dụng sự cân bằng chuyển tiếp vào việc xác định xác suất phát ứng với các năng lượng gamma đặc trưng của đồng vị 99 Mo và đồng vị 99m Tc sau khi sự cân bằng chuyển tiếp được thiết lập. Đặc biệt là xem xét năng lượng 141 keV do ngoài đồng vị 99m Tc thì đồng vị 99 Mo cũng phát ra gamma có năng lượng này với xác suất nhỏ. Trong luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu liệu rằng sự cân bằng chuyển tiếp có xảy ra trong quá trình phân rã của đồng vị 99 Mo và đồng vị 99m Tc hay không. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, đồng vị 99 Mo sẽ được tạo ra bằng phương pháp kích hoạt neutron trong lò nghiên cứu SLOWPOKE-2 ở Saskatchewan, Canada. Vật liệu bia được sử dụng là MoO 3 vì nó được xem xét là vật liệu tốt nhất cho quá trình kích hoạt đồng vị 98 Mo tạo đồng vị 99 Mo. Sau khi chiếu xạ, mẫu sẽ được đo và thu nhận dữ liệu bằng đầu dò HPGe (high purity Germanium detector) là loại đầu dò tốt nhất về độ phân giải cũng như hiệu suất ghi trong phép đo phổ gamma. Luận văn bao gồm: Chương 1 thảo luận lý thuyết nền tảng của phân rã phóng xạ và những vấn đề cơ bản về cân bằng phóng xạ. Chương 2 trình bày các vấn đề chính liên quan đến phương pháp thực nghiệm như việc chuẩn bị, chiếu xạ, hệ đo, phương pháp đo và tính toán Những kết quả thực nghiệm được nghiên cứu và [...]... sự cân bằng thế kỷ “secular equilibrium” và cân bằng chuyển tiếp “transient equilibrium” 20 Sự cân bằng thế kỷ: Nếu chu kỳ bán rã của đồng vị mẹ đủ lớn hơn chu kỳ bán rã của đồng vị con để bỏ qua sự phân rã của đồng vị mẹ trong suốt khoảng thời gian quan tâm thì điều kiện của sự cân bằng thế kỷ được thiết lập Khi trạng thái cân bằng này xảy ra, hoạt độ của đồng vị con sẽ bằng với hoạt độ của đồng vị. .. ra sự cân bằng chuyển tiếp là: - Chu kỳ bán rã của đồng vị mẹ lớn hơn nhiều so với chu kỳ bán rã của đồng vị con 24 - Và tỉ số hoạt độ giữa đồng vị con và đồng vị mẹ phải duy trì ở giá trị lớn hơn “1” vì Cân bằng thế kỷ có thể được xem như là tường hợp đặc biệt của cân bằng chuyển tiếp Về cơ bản, hai trường hợp cân bằng này được phân biệt thông qua tỉ số hoạt độ giữa đồng vị con và đồng vị mẹ, đối với. .. hai đồng vị phóng xạ ta quan tâm được tạo ra trong mẫu: đồng vị 99Mo từ phản ứng bắt neutron của đồng vị 98Mo và đồng vị 99mTc được tạo ra từ quá trình phân rã của đồng vị mẹ 99 - Mo Đo mẫu chuẩn 152 Eu để xây dựng đường cong hiệu suất của đầu dò HPGe được sử dụng để thu phổ gamma của mẫu MoO3 - Đo mẫu MoO3 kết hợp với việc chuẩn hiệu suất để tính toán hoạt độ của đồng vị 99Mo và đồng vị 99mTc tại... hơn chu kỳ bán rã của đồng vị mẹ thì trạng thái cân bằng sẽ không bao giờ xảy ra Đồng vị mẹ không bền nên sẽ phân rã để tạo ra đồng vị con bền hơn, đồng vị con tiếp tục phân rã với tốc độ khác tốc độ phân rã của đồng vị mẹ Ban đầu chỉ có đồng vị mẹ sau đó tốc độ tạo thành của đồng vị con tăng dần tức là số hạt nhân con tăng lên Do đồng vị con cũng không bền nên tốc độ mất của đồng vị con cũng tăng lên... phân rã của đồng vị mẹ và đồng vị con với chu kỳ bán rã của đồng vị mẹ lớn hơn nhiều so với đồng vị con, sau một thời gian nhất định tỉ số hoạt độ giữa đồng vị mẹ và đồng vị con sẽ duy trì là hằng số (hằng số này phụ thuộc vào chu kỳ bán rã của đồng vị mẹ và đồng vị con) Sự cân bằng phóng xạ là một khái niệm được đưa ra để mô tả trạng thái đặc biệt này Chú ý rằng nếu chu kỳ bán rã của đồng vị con lớn... thị mô tả sự cân bằng chuyển tiếp trong phân rã của 99Mo /99mTc Nói cách khác, trong chuỗi phóng xạ với chu kỳ bán rã của đồng vị mẹ lớn hơn nhiều so với của đồng vị con, khi thời gian trôi qua, số lượng của nhân mẹ sẽ giảm liên tục trong khi số nhân con sẽ vừa tăng (do sự phân rã của đồng vị mẹ) cũng vừa giảm (do sự phân rã của bản thân nó) nhưng nhỏ hơn sự tăng Nói chung, hoạt độ của đồng vị mẹ sẽ... hành nhiều nghiên cứu để xem xét khả năng sản xuất đồng vị 99Mo của nguồn neutron đồng vị Am/Be bằng phương pháp chiếu xạ bia MoO3 Kết quả cho thấy, nguồn neutron đồng vị không đủ thông lượng để sản xuất đồng vị 99Mo nên lượng đồng vị phóng xạ sản xuất được rất thấp và đòi hỏi thời gian chiếu xạ cao [1] Lò phản ứng: nguồn neutron được sinh ra từ phản ứng phân hạch của uranium Phần lớn lò phản ứng cho... thực tế, như phân rã của đồng vị 140 Ba (T1/2=12,8 ngày) thành đồng vị 140La (T1/2=40 giờ) hoặc đồng vị 214Pb (T1/2=27 phút) và 214Bi (T1/2=20 phút) hay đồng vị 99 Mo (T1/2=66 giờ) và đồng vị con của nó 99m Tc (T1/2=6 giờ) [14],[19], … Sự hạn chế này tạo nên khó khăn trong nghiên cứu sự cân bằng chuyển tiếp, đặc biệt khi các đồng vị phóng xạ này khó để được tạo ra trong thực tế với sản lượng cao Vượt... cụ tốt nhất để kiểm tra sự cân bằng chuyển tiếp Thêm vào đó, sự phát triển trong y học đã tạo điều kiện cho đồng vị 99Mo có thể được tạo ra và thậm chí với sản lượng cao – điều này đã kích thích sự cân bằng chuyển tiếp có thể được kiểm tra Thực tế, việc xác định thời điểm sự cân bằng chuyển tiếp được thiết lập sẽ giúp ích cho việc sản xuất và phân phối xuất đồng vị 99 99 Mo /99mTc cho các bệnh viện... thì sự cân bằng chuyển tiếp cần được xem xét cẩn thận và từ đó xác định thời gian sự cân bằng chuyển tiếp xảy ra nhờ đó việc đánh giá hoạt độ của đồng vị 99mTc trở nên dễ dàng hơn thông qua hoạt độ của đồng vị 99Mo 1.3 Tình hình sản xuất đồng vị 99Mo Ngày nay, các đồng vị phóng xạ đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong y học hạt nhân từ việc sử dụng trực tiếp . sau khoảng 2 giờ kết thúc kích ho t 45 Hình 3.4. Phổ của mẫu được ghi nhận sau khoảng 4 giờ kết thúc kích ho t 46 Hình 3.5. Phổ của mẫu được ghi nhận sau khoảng 143 giờ kết thúc kích ho t 47. đã từng dạy dỗ cho em và đặc biệt là quý thầy cô bộ môn vật lý hạt nhân, khoa Vật Lý trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành nhất vì đã dạy cho em rất nhiều điều. vị 99m Tc 48 3.3.2. Tỉ số ho t độ giữa đồng vị 99m Tc và đồng vị 99 Mo 51 3.3.3. So sánh tỉ số ho t độ giữa kết quả thực nghiệm với tính toán lý thuyết 54 3.4. Ho t độ của đồng vị 99m Tc