So sánh tỉ số hoạt độ giữa kết quả thực nghiệm với tính toán lý thuyết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ CÂN BẰNG CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐỒNG VỊ 99mTc VỚI ĐỒNG VỊ 99Mo TẠO BỞI PHẢN ỨNG BẮT NEUTRON CỦA ĐỒNG VỊ 98Mo (Trang 55 - 58)

thuyết

Chúng tôi đã xem xét sự phù hợp giữa dữ liệu thực nghiệm đo được với lý thuyết. Trong lý thuyết, tỉ số hoạt độ được tính toán bởi công thức (1.20):

( ( ) )

Tỉ số này rõ ràng sẽ tiến đến “1” nếu sự cân bằng thế kỷ xảy ra và tiến tới “1,1” nếu sự cân bằng chuyển tiếp xảy ra trong trường hợp của đồng vị 99

Mo và đồng vị 99mTc. Thực tế, chúng ta có thể nói sự cân bằng bức xạ đã xảy ra khi tỉ số hoạt độ đạt đến giá trị “1”, tuy nhiên chưa thể kết luận được đây là cân bằng chuyển tiếp nếu tỉ số này không duy trì là hằng số quanh giá trị “1,1”.

Tỷ số lý thuyết được biểu diễn cùng đồ thị với các kết quả thực nghiệm (hình 3.12, hình 3.13 và hình 3.14) để xem xét sự phù hợp giữa chúng.

Hình 3.12. Sự so sánh tỉ số hoạt độ giữa thực nghiệm với lý thuyết. 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 1.1 1.2 1.3 1.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 T ỉ số h oạt độ

Thời gian (giờ)

r-Lý thuyết r-181 r-739 r-777

55

Hình 3.13. Sự so sánh tỉ số hoạt độ giữa thực nghiệm (kèm sai số) với lý thuyết.

Hình 3.14. Sự so sánh tỉ số hoạt độ giữa thực nghiệm (kèm sai số) với lý thuyết trong vùng nhỏ hơn 30 giờ.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 r-181 r-739 r-777 r-lt 0 10 20 30 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 B A

Thời gian (giờ)

Tỉ số hoạt độ T ỉ số h oạt độ

56

Trong vùng thời gian nhỏ hơn 15 giờ, tỉ số hoạt độ tương ứng với ba năng lượng của đồng vị 99

Mo phù hợp khá tốt với nhau nhưng lại lệch khỏi giá trị tính toán từ lý thuyết (hình 3.13). Nguyên nhân của điều này có thể là do các đỉnh năng lượng 139 keV ( ), 141 keV ( ) phát ra từ đồng vị 187

W cùng với năng lượng 141 keV mà đồng vị 99Mo phát ra làm ảnh hưởng đến kết quả đỉnh năng lượng 141 keV của đồng vị 99mTc dẫn đến cả ba kết quả tỉ số hoạt độ đều bị lệch. Tuy nhiên, xác suất phát ứng với năng lượng gamma nhiễu này khá nhỏ nên sự ảnh hưởng của nó không kéo dài lâu, cụ thể là sự sai lệch này giảm đáng kể trong vùng lớn hơn 15 giờ.

Trong vùng lớn hơn 15 giờ:

- Tỉ số hoạt độ ứng với năng lượng 181 keV của đồng vị 99Mo: các giá trị thực nghiệm phù hợp tốt với tính toán lý thuyết ngay cả khi không xét đến sai số. - Tỉ số hoạt độ tương ứng với năng lượng 739 keV và 777 keV của đồng vị 99Mo:

kết quả thực nghiệm lệch khỏi giá trị tính toán của lý thuyết. Điều này có thể giải thích là do sự sai khác trong hiệu suất ghi nhận giữa các năng lượng gần nhau và các năng lượng xa nhau. Tức là năng lượng 739 keV và 777 keV khá xa năng lượng 141keV do đó kết quả tỉ số hoạt độ sẽ sai lệch hơn so với tỉ số hoạt độ giữa năng lượng 141 keV và 181 keV.

- Tuy nhiên, khi kết hợp với sai số thì các giá trị lý thuyết nằm trong vùng giá trị của tỉ số hoạt độ ứng với năng lượng 739 keV tức là kết quả của đỉnh năng lượng 739 keV vẫn còn phù hợp tốt với lý thuyết. Riêng đối với kết quả ứng với năng lượng 777 keV thì còn bị ảnh hưởng của đỉnh 772 keV ( ) phát ra từ đồng vị 187W, do đó vùng giá trị tỉ số hoạt độ tương ứng bị lệch khỏi giá trị lý thuyết.

- Thời gian càng tăng độ sai lệch càng tăng và biến đổi càng nhiều là do: theo thời gian cường độ của các đỉnh năng lượng giảm do đó các đỉnh năng lượng trở nên không đủ tốt và làm cho sai số của kết quả diện tích đỉnh năng lượng cũng tăng theo. Với đỉnh 777 keV, sự sai lệch biểu hiện rõ ràng hơn là do cường độ gamma này nhỏ hơn so với cường độ của đỉnh năng lượng 181 keV và 739 keV kèm với

57

sự chồng chập của đỉnh năng lượng 772 keV làm cho việc hiệu chỉnh tăng và kéo theo sai số lớn hơn.

- Theo công thức (1.20), tại giờ và duy trì giá trị này tới vô cùng. Tuy nhiên chúng ta có thể chấp nhận rằng sự cân bằng chuyển tiếp xảy ra sau 40-50 giờ kết thúc chiếu xạ do từ thời gian này, tỉ số thay đổi rất chậm từ 1,09 đến 1,1. Như vậy dù sự cân bằng đã xảy ra sau khoảng 23 giờ kết thúc chiếu xạ nhưng ta chỉ có thể khẳng định đây là cân bằng chuyển tiếp sau khoảng 40 giờ kết thúc chiếu xạ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ CÂN BẰNG CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐỒNG VỊ 99mTc VỚI ĐỒNG VỊ 99Mo TẠO BỞI PHẢN ỨNG BẮT NEUTRON CỦA ĐỒNG VỊ 98Mo (Trang 55 - 58)