Xây dựng đường cong hiệu suất cho đầu dò HPGe

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ CÂN BẰNG CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐỒNG VỊ 99mTc VỚI ĐỒNG VỊ 99Mo TẠO BỞI PHẢN ỨNG BẮT NEUTRON CỦA ĐỒNG VỊ 98Mo (Trang 40 - 41)

Ở đây việc chuẩn hiệu suất được tiến hành bởi nguồn 152Eu (nguồn thường được chọn do các đỉnh năng lượng của nó trải dài một vùng rộng từ 121 keV tới 1458 keV). Chúng tôi quan tâm đến vùng năng lượng từ 121 keV đến 778 keV bởi vì năng lượng tia gamma mà chúng tôi sử dụng là 140 keV đối với đồng vị 99m

Tc và 181 keV, 739 keV và 777 keV đối với đồng vị 99Mo.

Trước tiên, chuẩn năng lượng của hệ đo để tìm ra mối quan hệ giữa năng lượng và vị trí kênh trong phổ ghi nhận được. Từ đó ta có thể xác định vị trí chính xác của những đỉnh năng lượng đặc trưng của đồng vị 99Mo và đồng vị 99mTc cũng như biết được những đồng vị phóng xạ không mong muốn nào có mặt trong mẫu.

Chuẩn hiệu suất là tìm ra mối quan hệ giữa hiệu suất ghi nhận của đầu dò và năng lượng. Tức là nhờ việc chuẩn hiệu suất này, ta có thể biết được hiệu suất ghi nhận của đầu dò đối với đỉnh năng lượng quan tâm và từ đó xác định được hoạt độ của đồng vị 99

Mo và đồng vị 99mTc.

Trong thực nghiệm này, để kiểm tra sự cân bằng chuyển tiếp chúng tôi đã xem xét quy luật phân rã của đồng vị 99Mo và đồng vị con 99mTc, tức là khảo sát quy luật thay đổi của hoạt độ theo thời gian như hình 1.6. Vì thế, chúng tôi không tính toán giá trị hoạt độ chính xác của đồng vị 99Mo và đồng vị 99mTc mà thay vào đó là xác định đại lượng “hoạt độ tương đối”. Để tính hoạt độ tương đối thì cần phải xác định “hiệu suất tương đối” do đó chúng tôi đã tiến hành xây dựng đường cong hiệu suất tương đối ứng với đầu dò HPGe từ phép đo nguồn chuẩn 152Eu.

Hiệu suất tương đối thực tế là tỉ số giữa hiệu suất tuyệt đối của hai đỉnh năng lượng tương ứng và việc chuẩn hiệu suất tương đối được tiến hành bằng cách gán giá trị hiệu suất tương đối bằng “1” cho một đỉnh bất kỳ sau đó hiệu chỉnh hiệu suất của các đỉnh còn lại theo đỉnh này. Cụ thể hơn, ở đây nguồn 152Eu được sử dụng để hiệu chỉnh có nhiều đỉnh năng lượng và chúng tôi giả thiết hiệu suất tương đối của đỉnh 121,8 keV có giá trị “1” sau đó tiến hành tính toán hiệu suất tương đối của các đỉnh còn lại dựa vào đỉnh này, tức là ta tính toán tỉ số giữa hiệu suất tuyệt đối của những đỉnh khác với đỉnh121,8 keV.

40

Hiệu suất tuyệt đối của đỉnh 121,8 keV:

( ) ( 8)

( 8) (2.1)

Hiệu suất tuyệt đối của đỉnh có năng lượng :

( ) ( )

( ) (2.2)

Trong đó: ( ): hiệu suất tuyệt đối tại năng lượng ,

( ): diện tích ứng với đỉnh năng lượng ,

( ): xác suất phát gamma năng lượng , : hoạt độ của nguồn 152Eu,

t: thời gian đo.

Từ đây, chúng ta có hiệu suất tương đối của mỗi đỉnh:

{ ( ) ( ) ( ) ( 8) ( ) ( ) ( 8) ( 8) ( ) ( 8) ( 8) ( ) (2.3)

Với ( ) là hiệu suất tương đối tại năng lượng .

Công thức (2.3) chứng tỏ một điều rằng hiệu suất tương đối phụ thuộc vào diện tích đỉnh và xác suất phát gamma nhưng độc lập với hoạt độ nguồn. Điều này có nghĩa là sai số hoạt độ nguồn được loại bỏ trong việc tính toán hiệu suất tương đối.

Hiệu suất tương đối chính là tỉ số giữa hiệu suất tuyệt đối tại một năng lượng bất kỳ và hiệu suất tuyệt đối tại năng lượng 121,8 keV. Do đó, từ hiệu suất tương đối xây dựng được, ta có thể suy ngược ra hiệu suất tuyệt đối của một năng lượng bất kỳ bằng cách nhân giá trị hiệu suất tương đối tại đỉnh năng lượng cho hiệu suất tuyệt đối của năng lượng 121,8 keV:

( ) ( ) ( ) (2.4)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ CÂN BẰNG CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐỒNG VỊ 99mTc VỚI ĐỒNG VỊ 99Mo TẠO BỞI PHẢN ỨNG BẮT NEUTRON CỦA ĐỒNG VỊ 98Mo (Trang 40 - 41)