Du lịch – ngành công nghiệp không khói hiện nay đang là một đề tài nóng bỏng thu hút rất nhiều mối quan tâm của nhiều người. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trên toàn thế giới nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều loại hình du lịch xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Và một loại hình du lịch hiện nay đang phát triển mạnh mẽ đó là loại hình du lịch nội địa. Nắm bắt được những nhu cầu này của khách hàng, rất nhiều các doanh nghiệp du lịch đã tung ra các sản phẩm để thu hút khách du lịch. Một trong số những doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu về tổ chức loại hình du lịch Nội địa là Công ty Lữ hành Hanoitourist. Tuy nhiên, những năm qua liên tục xảy ra những bất ổn về kinh tế, dịch bệnh...Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay có không ít các đối thủ cạnh tranh tổ chức thành công loại hình du lịch Nội địa này. Nên việc kinh doanh của Công ty Lữ hành Hanoitourist gặp không ít những khó khăn. Qua thời gian thực tập tại Công ty lữ hành Hanoitourist với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách, em đã quyết định chọn đề tài “Thực tế và những giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty Lữ hành Hanoitourist “. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt dộng khai thác nguồn khách du lịch nội địa và các sản phẩm tour du lịch nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là hoạt động kinh doanh lữ hành, chủ yếu là kinh doanh lữ hành nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist. 3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu là dựa trên các cơ sở lý luận và thời gian thực tập tại công ty để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Lữ hành Nội địa. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở công ty nhằm giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, ngày các sản phẩm tour ngày một phong phú và hấp dẫn hơn. Và để đạt được mục đích nghiên cứu trong để tài em có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: + Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp thu thập và xử lỹ tài liệu + Phương pháp thống kê + Phương pháp so sánh số liệu 4. Kết cấu của đề tài Chương 1; Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở Công ty Lữ hành Hanoitourist Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở Công ty Lữ hành Hanoitourist.
Phạm Văn Hà LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn để tài Du lịch – ngành công nghiệp không khói hiện nay đang là một đề tài nóng bỏng thu hút rất nhiều mối quan tâm của nhiều người. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trên toàn thế giới nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều loại hình du lịch xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Và một loại hình du lịch hiện nay đang phát triển mạnh mẽ đó là loại hình du lịch nội địa. Nắm bắt được những nhu cầu này của khách hàng, rất nhiều các doanh nghiệp du lịch đã tung ra các sản phẩm để thu hút khách du lịch. Một trong số những doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu về tổ chức loại hình du lịch Nội địa là Công ty Lữ hành Hanoitourist. Tuy nhiên, những năm qua liên tục xảy ra những bất ổn về kinh tế, dịch bệnh Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay có không ít các đối thủ cạnh tranh tổ chức thành công loại hình du lịch Nội địa này. Nên việc kinh doanh của Công ty Lữ hành Hanoitourist gặp không ít những khó khăn. Qua thời gian thực tập tại Công ty lữ hành Hanoitourist với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách, em đã quyết định chọn đề tài “Thực tế và những giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty Lữ hành Hanoitourist “. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt dộng khai thác nguồn khách du lịch nội địa và các sản phẩm tour du lịch nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là hoạt động kinh doanh lữ hành, chủ yếu là kinh doanh lữ hành nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist. 1 Phạm Văn Hà 3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu là dựa trên các cơ sở lý luận và thời gian thực tập tại công ty để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Lữ hành Nội địa. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở công ty nhằm giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, ngày các sản phẩm tour ngày một phong phú và hấp dẫn hơn. Và để đạt được mục đích nghiên cứu trong để tài em có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: + Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp thu thập và xử lỹ tài liệu + Phương pháp thống kê + Phương pháp so sánh số liệu 4. Kết cấu của đề tài - Chương 1; Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch - Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở Công ty Lữ hành Hanoitourist - Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở Công ty Lữ hành Hanoitourist. 2 Phạm Văn Hà Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 1.1.1. Khái niệm và phân loại công ty lữ hành lữ hành 1.1.1.1. Khái niệm công ty lữ hành Đã tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành. Mặt khác, bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng phong phú và đa dạng, có nhiều biến đổi theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động lữ hành luôn có những hình thức và nội dung mới. Ở thời kỳ đầu tiên, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung gian, làm đại lý bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách sạn, hàng không Khi đó, các doanh nghiệp lữ hành (thực chất là các đại lý du lịch) được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là đại diện, đại lý cho các nhà sản xuất ( khách sạn, hãng ô tô, tàu biển ) bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng (Commission). Trong quá trình phát triển đến nay, hình thức các đại lý du lịch vẫn liên tục được mở rộng. Một cách khái niệm phổ biến hơn là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Khi đã phát triển ở một mức độ cao hơn so với việc làm trung gian thuần túy, các doanh nghiệp lữ hành đã tự tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ô tô, tàu thủy và các chuyến tham quan thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Ở đây, doanh nghiệp lữ hành không chỉ dừng lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Tại Bắc Mỹ, doanh nghiệp lữ hành được coi là những công ty xây dựng các chương trình du lịch bằng cách tập hợp các thành phần như khách sạn, hàng không, tham quan và bán chúng với một mức giá gộp cho khách du lịch thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ. Như vậy, doanh nghiệp lữ hành là các pháp nhân tổ chức và bán các chương 3 Phạm Văn Hà trình du lịch. Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa:” Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn, mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Các công ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tầu biển, ngân hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành. Kiểu tổ chức các công ty lữ hành nói trên rất phổ biến ở châu Âu, châu Á và đã trở thành những tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế. Ờ giai đoạn này, thì các công ty lữ hành không chỉ là người bán (phân phối), người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Từ đó có thể nêu một khái niệm doanh nghiệp lữ hành như sau: Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. 1.1.1.2. Phân loại công ty lữ hành lữ hành Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác nhau chủ yếu trên các phương diện sau đây: - Quy mô và địa bàn hoạt động - Đối tượng khách - Mức độ tiếp xúc với khách du lịch - Mức độ tiếp xúc với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch 4 Phạm Văn Hà Như vậy, tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau: hãng lữ hành, công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa. Riêng ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành thường có tên gọi phổ biến là các trung tâm lữ hành quốc tế, nội địa nằm trong các công ty du lịch. 5 Phạm Văn Hà 1.1.2. Khái niệm về khách du lịch Khái niệm về khách du lịch xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào cuối thế kỷ thứ XIII. Thời bấy giờ các cuộc hành trình của người Đức, người Đan Mạch, người Bồ Đào Nha, người Hà Lan và người Anh trên đất Pháp được chia làm hai loại: + Lepetit tour ( cuộc hành trình nhỏ): Đi thành phố Pari đến miền Đông Nam nước Pháp. + Le grand tour ( cuộc hành trình lớn): cuộc hành trình của những người đi dọc theo bờ Địa Trung Hải xuống Tây Nam nước Pháp và vùng bourgon. Khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “Faire le grand tour”. Vào đầu thế kỷ XX nhà kinh tế học người Áo Iozef Stander định nghĩa: “ Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục tiêu kinh tế” Nhà kinh tế học người Anh Ogilvie Vi khẳng định: để trở thành khách du lịch cần có hai điều kiện Thứ nhất: phải xa nhà thời gian dưới một năm. Thứ hai: ở đó phải tiêu những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác. Tuy nhiên, những khái niệm nêu ra ở trên đều mang tính phiến diện, chưa đầy đủ, chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm – khách du lịch. Để nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở đáng tin cậy, cần tìm hiểu và phân tích một số định nghĩa về “khách du lịch” được đưa ra từ các hội nghị quốc tế về du lịch hay của các tổ chức quốc tế quan tâm đến các vấn đề du lịch. Cụ thể: - Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới ( UNWTO) về khách du lịch. + Khách du lịch quốc tế ( International tourist): là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác quốc gia thưòng trú. Du khách có thể đến vì nhiều lý do khác nhau nhưng không có lĩnh lương ở nơi đến ( chữa bệnh, thăm quan, giải trí công vụ…) 6 Phạm Văn Hà + Khách du lịch trong nước ( Internal tourist): Là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó trong thời gian ít nhất 24 giờ và không qua 1 năm với mục đích du lịch như: Giải trí, kinh doanh, công tác, hội họp, thăm gia đình…. ( trừ làm việc để lĩnh lương) - Ngày 4 – 3 – 1993 theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc ( United Nations Statisticall Commission) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch: + Khách du lịch quốc tế ( Internation tourist) gồm 2 loại: Inbound tourist: Du lịch nhập cảnh hay du lịch quốc tế chủ động. Loại này gồm những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia. Outbound tourist: du lịch quốc tế thụ động hay du lịch xuất cảnh. Loại này là những khách du lịch từ nước mình đi đến du lịch tại một quốc gia khác. Hiện nay trên thế giới các nước như Pháp, Mỹ… giữ đầu bảng về thể loại du lịch quốc tế thụ động Như vậy khách du lịch chủ động của quốc gia này lại là khách du lịch thụ động của quốc gia khác ( nhận và gửi khách) .Một số điểm có thể coi là trở ngại đối với khách du lịch quốc tế là: Ngôn ngữ , tiền tệ, thủ tục giấy tờ. + Khách du lịch trong nước: (Internal tourist): Gồm những ngưòi bản địa và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó du lịch trong nứơc + Khách du lịch Nội địa ( Domestic tourist): Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một quốc gia. Domestic tourist =Internal + Inbound + Khách du lịch quốc gia( National tourist): National tourist = Internal + Outbound. - Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam: Theo luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. + Khách du lịch quốc tế: 7 Phạm Văn Hà Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam ( 29/4/1995). Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005). Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nứơc ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. + Khách du lịch nội địa: Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là là công dân Việt Nam ra khỏi nơi ở không quá 12 tháng đi du lịch, thăm người thân, kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Theo luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nứơc ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 1.1.3. Khái niệm về du lịch và phân loại các loại hình du lịch. 1.1.3.1. Khái niệm về du lịch Du lịch là hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng và ngày một phong phú. Để đưa ra một định nghĩa cho hiện tượng đó sao cho nó vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn, đó là một vấn đề hết sức khó khăn. Có thể nêu ra một số khó khăn sau: Khó khăn thứ nhất: do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác nhau mà các tác giả có các định nghĩa khác nhau về du lịch. Cụ thể: Tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị. Với họ, du lịch như là một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống và sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần của họ Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các sự kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của 8 Phạm Văn Hà người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách (người đi du lịch), đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận. Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Trên góc độ này, du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh tinh thần cho dân địa phương. Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: thì du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Khó khăn thứ hai: là do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau. Bên cạnh vấn đề về ngôn ngữ thì hiện nay tồn tại các cách nhìn nhận khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: + Phụ thuộc vào lịch sử và trình độ phát triển của ngành du lịch + Phụ thuộc vào tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước (là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành kinh tế quan trọng, là ngành đem lại lợi nhuận cao hay đem lại lợi nhuận không đáng kể) + Phụ thuộc vào chinh sách phát triển của mỗi quốc gia Khó khăn thứ ba: do tính đặc thù của hoạt động du lịch. Du lịch là một ngành dịch vụ nên nó tồn tại những đặc thù riêng khác biệt so với các ngành khác như: Thứ nhất, các nhu cầu du lịch là tổng hợp của các nhu cầu đi lại, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí và các nhu cầu này phải xuất phát đồng bộ trong một thời gian nhất định. Thứ hai, một sản phẩm du lịch tổng hợp không thế do một đơn vị kinh doanh tạo ra mà do tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng tạo ra. 9 Phạm Văn Hà Thứ ba, du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Do vậy, ngành du lịch chỉ có thể phát triển được khi có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành khác như tài chính – ngân hàng, xây dựng, giao thông Thứ tư, do du lịch là hoạt động kinh tế mới mẻ, còn đang trong quá trình phát triển. Thứ năm, đó là tính hai mặt của bản thân từ “du lịch”. Và do sự tồn tại của các khó khăn khách quan và chủ quan trong việc tìm ra một định nghĩa thống nhất về du lịch nên đến nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về du lịch của các tác giả khác nhau. Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây, sự giải trí là động cơ chính”. Năm 1930, ông Glusman, người Thụy Sỹ định nghĩa: Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú “thường xuyên”. Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf – hai người được coi là những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời. Định nghĩa về du lịch của Trường Tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi, lặp lại đều đặn – chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ và hàng hóa của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập – đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thỏa mãn các nhu cầu cá thể về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí mà không có mục đích lao động kiếm lời. 10 [...]... Hà Năm 1998 Công ty Du lịch Hà Nội thành lập Trung tâm du lịch Hà Nội chuyên kinh doanh lữ hành Năm 2004 UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Tổng công ty Du lịch Hà Nội dựa trên cơ sở của Công ty du lịch Hà Nội cũ và sắp xếp 1 số doanh nghiệp sát nhập vào Năm 2005 Trung tâm du lịch Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty Lữ hành Hanoitourist chuyên kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, đại lý... sẽ thể hiện mức độ phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp qua các thời kỳ nhất định 19 Phạm Văn Hà Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA Ở CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST 2.1 Giới thiệu chung về công ty lữ hành Hanoitourist Công ty lữ hành Hanoitourist là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 25/3/1963; Tên giao dịch quốc tế là Hanoitourist; Trụ sở chính: 18... Lợi nhuận kinh doanh lữ hành Nội địa: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Lữ hành Nội địa, đánh giá trình độ phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp Lợi nhuận trong kinh doanh lữ hành được cấu thành từ lợi nhuận kinh doanh các chương trình du lịch và các dịch vụ đại lý, dịch vụ du lịch khác Mức tăng trưỏng lợi nhụân kinh doanh lữ hành sẽ... trong những lần sau Mặt khác, công ty cũng cần chú trọng đến việc giữ vững thương hiệu và vị thế của mình trên thị trường du lịch trong nước vì đây cũng là nguồn thu không thể thiếu được của công ty 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty Lữ hành Hanoitourist 2.3.1 Đặc điểm nguồn khách nội địa của Công ty Lữ hành Hanoitourist Công ty Lữ hành Hanoitourist là một doanh nghiệp đã hoạt. .. của Công ty lữ hành Hanoitourist nói riêng Năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Dưới đây là các nguồn doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty Du lịch Hà Nội Xong năm 2009 với những biện pháp kích cầu du lịch của Tổng cục du lịch thì hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. .. Tổng Công ty Du lịch Hà Nội hoạt động và quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Công ty mẹ - Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Quyết định số 106/2004/QĐ-UB) là Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp trực thuộc, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước Sơ đồ số 1 Bộ máy quản lý tại Công ty Lữ hành Hanoitourist Tổng Công Ty Du Lịch Hà Nội Công ty Lữ Hành Hanoitourist Bam Giám Đốc Phòng... Phạm Văn Hà hành nội địa nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói chung Nó phụ thuộc vào số ngày khách và chi tiêu của khách, Doanh thu kinh doanh lữ hành còn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả quá trình kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp, là chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá trị sản phẩm doanh nghiệp lữ hành mà doanh nghiệp đã thực thu trong một thời kỳ nào đó Tốc độ tăng doanh thu không chỉ... càng lớn mạnh, công ty Du lịch Hà Nội ngày càng có vị thế quan trọng, Doanh thu các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 72 tỷ đồng, 86 tỷ đồng, 83,18 tỷ đồng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Hiện nay Công ty lữ hành Hanoitourist là 1 trong 10 hãng lữ hành top ten Việt Nam 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty lữ hành Hanoitourist Công ty lữ hành Hanoitourist là doanh nghiệp nhà nước... Phòng tổ chức – Hành chính Công ty Du Lịch Hanoitourist) - Bộ máy tổ chức Công ty Lữ hành Hanoitourist Ban lãnh đạo: Giám đốc Công ty và Phó giám đốc Giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực của công ty Phụ trách đối ngoại và ủy quyền cho các phó giám đốc khi cần thiết, là người phát ngôn chính của công ty và điều hành trực tiếp các phó giám đốc làm việc Phó giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm... nhân viên tại Hanoitourist Nhân viên phòng Outbound được chia ra làm 3 nhóm: điều hành, bán tour và hướng dẫn viên 2.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Lữ hành Hanoitourist Hiện nay công ty lữ hành Hanoitourist đã có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ Trụ sở chính của Công ty đặt tại 18 Lý Thường Kiệt và 30A Lý Thường Kiệt Đây là một điểm mạnh của công ty mà rất ít các Công ty Du lịch . đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Lữ hành Nội địa. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở công ty nhằm giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả. đề tài Thực tế và những giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty Lữ hành Hanoitourist “. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt dộng. lịch nội địa và các sản phẩm tour du lịch nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là hoạt động kinh doanh lữ hành, chủ yếu là kinh doanh lữ hành nội địa ở công