1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong đệm lót nền chuồng để nuôi gà lương phượng bố mẹ giai đoạn sinh sản Lương Văn Hiến.

88 490 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƢƠNG VĂN HIẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TRONG ĐỆM LÓT NỀN CHUỒNG ĐỂ NUÔI GÀ LƢƠNG PHƢỢNG BỐ MẸ GIAI ĐOẠN SINH SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƢƠNG VĂN HIẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TRONG ĐỆM LÓT NỀN CHUỒNG ĐỂ NUÔI GÀ LƢƠNG PHƢỢNG BỐ MẸ GIAI ĐOẠN SINH SẢN Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. TRẦN THANH VÂN THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lương Văn Hiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Trần Thanh Vân đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình ông Lương Ngọc Thảo - xã Hương Vỹ - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Nhà trường, các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Yên Thế, ngày tháng năm 2014 Tác giả Lương Văn Hiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Môi trường không khí chuồng nuôi 3 1.1.1. Thành phần không khí chuồng nuôi 3 1.1.2. Tiểu khí hậu chuồng nuôi 8 1.1.3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với tiểu khí hậu chuồng nuôi gà 11 1.1.4. Các yếu tố khác 14 1.2. Vai trò của vi sinh vật trong xử lý chất thải động vật 15 1.2.1. Tiêu hủy phân và mùi hôi 15 1.2.2. Duy trì sự cân bằng sinh thái vi sinh vật trong chuồng nuôi 18 1.2.3. Tiêu diệt vi khuẩn có hại và gây bệnh trong chuồng nuôi 19 1.3. Đệm lót chuồng trong chăn nuôi gà 22 1.3.1. Chất đệm lót 22 1.3.2. Giới thiệu về đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà 24 1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 27 1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 30 Chƣơng 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 33 2.1.1. Đối tượng 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33 2.2. Nội dung nghiên cứu 33 2.2.1. Đánh giá một số chỉ tiêu lớp đệm lót 33 2.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu về tiểu khí hậu chuồng nuôi 33 2.2.3. Đánh giá các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của gà bố mẹ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu 34 2.3.1. Nguyên liệu 34 2.3.2. Phương pháp làm đệm lót lên men 34 2.3.3. Bố trí thí nghiệm 35 2.3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng đệm lót và tiểu khí hậu chuồng nuôi gà như sau 36 2.4. Phương pháp xử lý số liệu 38 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40 3.1. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá lớp đệm lót xử lý vi sinh vật 40 3.2. Kết quả các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi gà 44 3.3. Kết quả các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trên đàn gà bố mẹ sinh sản 50 3.3.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đàn gà đẻ qua các tuần tuổi 50 3.3.2. Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống 53 3.3.3. Tỷ lệ ấp nở của gà thí nghiệm 55 3.3.4. Tỷ lệ nuôi sống và tình hình nhiễm bệnh của đàn gà thí nghiệm 59 3.3.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn 61 3.3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi gà đẻ bố mẹ có sử dụng đệm lót vi sinh vật 63 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ĐỀ NGHỊ 67 1. Kết luận 67 2. Tồn tại và đề nghị 68 2.1. Tồn tại 68 2.2. Đề nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ một số khí độc trong không khí và chuồng nuôi 12 Bảng 2.2. Yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi 12 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu lớp đệm lót 41 Bảng 3.2. Kết quả xác định một số chỉ tiêu về nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi 44 Bảng 3.3. Kết quả xác định một số chỉ tiêu về khí độc chuồng nuôi 46 Bảng 3.5. Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống của gà thí nghiệm 53 Bảng 3.6. Tỷ lệ trứng có phôi của đàn gà thí nghiệm 55 Bảng 3.7. Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp của đàn gà thí nghiệm 56 Bảng 3.8. Tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp 56 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả tỷ lệ ấp nở của đàn gà thí nghiệm 58 Bảng 3.10. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 59 Bảng 3.11. Kết quả theo dõi tình hình nhiễm bệnh và nguyên nhân chết 61 Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống của gà thí nghiệm 62 Bảng 3.13. Tiêu tốn thức ăn/1 con gà loại I của đàn gà thí nghiệm 62 Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán chi phí cho đàn gà thí nghiệm 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sự phân bố của gà ở các điều kiện khác nhau. 9 Hình 3.1. Biểu đồ nồng độ khí CO 2 (%) trong chuồng nuôi qua các tuần tuổi thí nghiệm 47 Hình 3.2. Biểu đồ nồng độ khí NH 3 (ppm) trong chuồng nuôi qua các tuần tuổi thí nghiệm 48 Hình 3.3. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần tuổi thí nghiệm 52 Hình 3.4. Biểu đồ năng suất trứng cộng dồn của gà thí nghiệm từ 22 - 45 tuần tuổi 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. TN: Thí nghiệm 2. ĐC: Đối chứng 3. TTTA : Tiêu tốn thức ăn 4. HQSDTA: Hiệu quả sử dụng thức ăn 5. VSV: Vi sinh vật 6. TB: Trung bình 7. LP: Lương Phượng 8. CS: Cộng sự 9. QCVN: Quy chuẩn Việt Nam 10. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam 11. NXB : Nhà xuất bản 12. TT: Tuần tuổi 13. Kph: Không phát hiện thấy 14. BNN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15. GHCP: Giới hạn cho phép 16. KKCN: Không khí chuồng nuôi 17. ppm: Parts per million (phần triệu) 18. ppb: Parts per billion (phần tỷ) 19. h: Giờ 20. CFU: Colony Forming Unit (đơn vị khuẩn lạc) 21. NS: Năng suất 22. TLNS: Tỷ lệ nuôi sống 23. đ: Đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cơ sở vật chất kĩ thuật và tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, hiệu quả thấp, nhưng do biết khai thác và phát huy lợi thế so sánh, thế mạnh về đất đai, nguồn lao động dồi dào và khả năng phát triển chăn nuôi gà, cũng như cây lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị, nhất là từ khi xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Yên Thế đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà đồi gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu “gà đồi Yên Thế”. Do đó, đến cuối năm 2012, Yên Thế đã có trên 4 triệu con gà, trở thành huyện có quy mô tổng đàn gà lớn nhất miền bắc, với hơn 2.000 hộ chăn nuôi gà với quy mô từ 1.000 - 1.500 con/lứa và từ 2 - 5 lứa/năm. Chăn nuôi gà đồi là hình thức chăn nuôi mang tính đặc thù ở Yên Thế, đã và đang là nguồn sinh kế của nhiều hộ nông dân. Chăn nuôi gà đồi không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo quy mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất hàng hóa. Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2009) [21], chăn nuôi gia cầm ở quy mô nông hộ, số hộ có xử lý chất thải chỉ đạt 15 %, ở quy mô gia trại là 37,5 %, quy mô trang trại là 35,71 % còn lại là đổ thẳng trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Mức ô nhiễm chất thải chăn nuôi gia cầm được xác định vượt giới hạn cho phép hàng trăm lần như mức nhiễm Colifom vượt theo tăng dần theo quy mô nông hộ - gia trại - trang trại là 114,24 lần - 108,5 lần - 187,5 lần. Hình thức xử lý chất thải tiên tiến hiện nay là công nghệ biogas chỉ được sử dụng ở mức rất thấp (5,0 - 3,57 - 12 % trên tổng số hộ có xử lý chất thải, tương ứng với 3 loại quy mô). Hàm lượng các khí độc tại khu vực có chăn nuôi được xác định gấp 11,2 - 15 lần giới hạn cho phép và tăng dần ở quy mô lớn. Độ nhiễm khuẩn không khí cũng cao dần theo quy mô và vượt giới hạn từ 19,72 lần đến 25,2 lần. Ô nhiễm đã tạo ra mùi hôi, khí độc và ruồi muỗi trong chuồng nuôi dễ phát sinh dịch bệnh, do đó làm tăng chi phí thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con vật chậm lớn, chất lượng sản phẩm kém dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe của người chăn nuôi. [...]... giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong đệm lót nền chuồng để nuôi gà Lương Phượng bố mẹ giai đoạn sinh sản 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả của vi c sử dụng đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà đẻ bố mẹ và vệ sinh môi trường chăn nuôi 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được ảnh hưởng tốt của vi c xử lý vi sinh vật đệm lót tới các chỉ tiêu chất lượng đệm lót. .. thối, vi khuẩn gây bệnh trong chuồng nuôi, làm giảm mùi hôi trong chuồng và giảm bệnh cho gia súc (Thaxton và cs, 2003) [52] 1.2.3 Tiêu diệt vi khuẩn có hại và gây bệnh trong chuồng nuôi Sử dụng chế phẩm vi sinh tổng hợp để xử lý chất thải vật nuôi, ngoài tác dụng phân giải phân, làm giảm mùi, giảm ô nhiễm thì nó còn có vai trò trong vi c ức chế các vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh trong chuồng nuôi. .. CO2 sinh ra đọng lại ở giữa tầng đệm lót gây ức chế một số vi khuẩn có hại c Sự áp đảo về số lượng các vi sinh vật có ích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 Đó chính là vi c tăng số lượng vi sinh vật có ích vượt trội so với các vi sinh vật có hại Sẽ làm phép tính đơn giản để xác định ưu thế của các vi sinh vật có ích trong đệm lót chuồng: Với diện tích chuồng nuôi 20 m2, có đệm. .. trường Hiện nay để có thể xử lý phân, chất thải chăn nuôi một cách triệt để, tạo môi trường trong sạch mà tiêu tốn ít tiền và nhân công, không phải thực hiện vệ sinh hàng ngày thì một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý chất đệm lót nền chuồng nuôi, nhằm làm giảm mùi hôi, phân huỷ phân, chất thải ngay tại chỗ Đây là một trong những công nghệ chăn nuôi sinh thái, đã... trong phân để thu năng lượng và tạo ra CO2 và nước Nhờ đó mà có thể giảm lượng lớn khí độc trong chuồng nuôi, cần chú ý khi chất đệm lót có sự lên men mạnh lúc đầu sản sinh nhiều loại khí độc cần mở cửa cho thông thoáng (Liang, 2011) [44] 1.2.2 Duy trì sự cân bằng sinh thái vi sinh vật trong chuồng nuôi Các chế phẩm vi sinh sử dụng để xử lý phân và rác thải động vật thường bao gồm một tập hợp các vi. .. Và từ thực tế nuôi dưỡng người ta nhận thấy sử dụng các thức ăn lên men bằng các chế phẩm sinh học để chăn nuôi thì con vật rất ít bị bệnh, điều này có thể giải thích là do các vi sinh vật gây bệnh đã bị tiêu diệt trong quá trình lên men Vậy thì quá trình lên men trong đệm lót của các vi sinh vật có ích đã tiêu diệt các vi sinh vật có hại và gây bệnh trong phân và từ ngoài nhiễm vào đệm lót, làm giảm... cho gia súc nên không có nước thải từ chuồng nuôi gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh Trong chuồng nuôi không có mùi hôi thối vì vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và tiêu diệt hết các vi sinh vật có hại và sinh mùi khó chịu Vì không sử dụng nước rửa và tắm cho gia súc nên trong chuồng không có chỗ cho muỗi sinh sôi và vì vi sinh vật nhanh chóng phân giải phân nên cũng... sung các chất vitamin tăng hoạt tính miễn dịch…) Con vật thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể để sinh kháng thể chống virus Các theo dõi cho thấy con vật rất ít bị bệnh cảm nhiễm vi khuẩn và các bệnh do virus, nếu có mắc bệnh thì cũng không nặng, dễ chữa 1.3 Đệm lót chuồng trong chăn nuôi gà 1.3.1 Chất đệm lót Nuôi gà thâm canh trên lớp đệm lót chuồng là hình thức phổ biến trong nuôi gà công nghiệp... và các thông số tiểu khí hậu chuồng nuôi - Đánh giá được ảnh hưởng tốt của đệm lót xử lý vi sinh vật đã góp phần nâng cao các chỉ tiêu sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi gà bố mẹ sinh sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Môi trƣờng không khí chuồng nuôi 1.1.1 Thành phần không khí chuồng nuôi Thực tế không khí chuồng nuôi có các thành phần khác... quá trình tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cho con vật sử dụng VSV sinh trưởng phát triển ở mức độ nhất định đảm bảo sinh ra một nhiệt lượng nhất định để tránh sinh nhiệt lớn trong mùa hè, nhưng cũng đảm bảo nhiệt cung cấp đủ ấm cho đệm lót vật nuôi trong mùa đông + Yêu cầu về sử dụng nguyên liệu làm chất đệm lót Nguyên liệu sử dụng làm chất đệm lót nền chuồng nuôi gia cầm phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Ngày đăng: 28/01/2015, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Đức Chỉnh (2002), Giáo trình Di truyền giống, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Di truyền giống
Tác giả: Đặng Vũ Bình, Nguyễn Đức Chỉnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
2. Nguyễn Xuân Bình (1992), Nuôi gà thịt và gà đẻ Hybro, Công ty phát hành sách Long An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà thịt và gà đẻ Hybro
Tác giả: Nguyễn Xuân Bình
Năm: 1992
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), QCVN 01-15:2010/BNNPTNT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (Ban hành theo Thông tư 04/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2010
4. Bộ NNPTNT (2005), "TCVN 1537/1538-2005 - Chất lượng không khí", Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về khí thải và tiếng ồn Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 1537/1538-2005 - Chất lượng không khí
Tác giả: Bộ NNPTNT
Năm: 2005
5. Lại Thị Cúc (1994), Ảnh hưởng của một số chất đệm lót chuồng đến một số chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi gà 0 - 28 ngày tuổi, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của một số chất đệm lót chuồng đến một số chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi gà 0 - 28 ngày tuổi
Tác giả: Lại Thị Cúc
Năm: 1994
6. Vũ Chí Cương (2010), "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường đến chăn nuôi và chiến lược chăn nuôi nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường" (Phần 1: Biến đổi khí hậu, môi trường và vai trò của chăn nuôi, Khoa học và Công nghệ chăn nuôi, Viện chăn nuôi, số 23, tr. 1 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường đến chăn nuôi và chiến lược chăn nuôi nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường
Tác giả: Vũ Chí Cương
Năm: 2010
8. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Vũ Thị Hưng, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Như Liên, Vũ Chí Thiện, Trần Thị Hiền (2007),"Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà RA thế hệ I tại trại thực nghiệm Liên Ninh", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ gia cầm 1997 - 2007, tr. 162 - 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà RA thế hệ I tại trại thực nghiệm Liên Ninh
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Vũ Thị Hưng, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Như Liên, Vũ Chí Thiện, Trần Thị Hiền
Năm: 2007
9. Bùi Hữu Đoàn (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Bùi Hữu Đoàn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2011
10. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Đức Tôn (2009), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, tr. 104, 110, 130 - 132, 137 - 155 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa
Tác giả: Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Đức Tôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2009
11. Hoàng Thu Hằng (1997), Một số chỉ tiếu vệ sinh và kinh tế ở chuồng nuôi gà đẻ bố mẹ Arbor Acres giai đoạn 25 - 40 tuần tuổi có sử dụng formol và chế phẩm sinh học De - Odorase, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chỉ tiếu vệ sinh và kinh tế ở chuồng nuôi gà đẻ bố mẹ Arbor Acres giai đoạn 25 - 40 tuần tuổi có sử dụng formol và chế phẩm sinh học De - Odorase
Tác giả: Hoàng Thu Hằng
Năm: 1997
12. Đỗ Thị Hòe (1995), Một số chỉ tiêu vệ sinh chuồng gà công nghiệp và nguồn nước cho chăn nuôi khu vực quanh Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chỉ tiêu vệ sinh chuồng gà công nghiệp và nguồn nước cho chăn nuôi khu vực quanh Hà Nội
Tác giả: Đỗ Thị Hòe
Năm: 1995
13. Đỗ Thị Hòe, Nguyễn Thị Minh Tâm (2005), Giáo trình vệ sinh vật nuôi (dùng cho các trường THCN), Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vệ sinh vật nuôi (dùng cho các trường THCN)
Tác giả: Đỗ Thị Hòe, Nguyễn Thị Minh Tâm
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2005
14. Nguyễn Đức Hưng (2006), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Đức Hưng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
15. Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn (1994), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
16. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2009
17. Nguyễn Thị Mai (2014), "Đệm lót sinh học - mô hình mới cần quan tâm" Tạp chí Gia cầm - số 4 năm 2014 của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.tr. 25 - 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đệm lót sinh học - mô hình mới cần quan tâm
Tác giả: Nguyễn Thị Mai
Năm: 2014
18. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 679 - 2006 (2007), "Tiêu chuẩn vệ sinh không khí chuồng nuôi - Tiêu chuẩn quy định ngành thú y", Vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn vệ sinh không khí chuồng nuôi - Tiêu chuẩn quy định ngành thú y
Tác giả: Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 679 - 2006
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
20. Phùng Đức Tiến, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Quý Khiêm, Lê Thị Thu Huyền, Hà Thị Len (2003), "Nghiờn cứu khả năng sản xuất tổ hợp lai ắ mỏu Lương Phượng và ẳ mỏu SassoX4", Khoa học cụng nghệ Nụng nghiệp và phỏt triển nông thôn 20 năm đổi mới (tập 2 chăn nuôi thú y), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tr. 202 - 219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu khả năng sản xuất tổ hợp lai ắ mỏu Lương Phượng và ẳ mỏu SassoX4
Tác giả: Phùng Đức Tiến, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Quý Khiêm, Lê Thị Thu Huyền, Hà Thị Len
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
Năm: 2003
21. Phùng Đức Tiến (2009), "Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi". Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 4, tr. 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Tác giả: Phùng Đức Tiến
Năm: 2009
22. Trịnh Văn Thịnh, Nguyễn Hữu Ninh (1986), Vệ sinh và công nghiệp hóa chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh và công nghiệp hóa chăn nuôi
Tác giả: Trịnh Văn Thịnh, Nguyễn Hữu Ninh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1986

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w