Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong đệm lót nền chuồng để nuôi gà lương phượng bố mẹ giai đoạn sinh sản Lương Văn Hiến. (Trang 39 - 88)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.4.2.Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Hiện nay chăn nuôi là một trong những ngành có vai trò rất lớn trong việc góp phần làm biến đổi về khí hậu và môi trường. Vì vậy, để giảm thiểu các khí thải nhà kính và các chất thải độc hại khác, các nhà nghiên cứu cần phải tìm ra các giải pháp mới cho chuồng trại chăn nuôi để phù hợp với sự biến đổi khí hậu và đặc biệt làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chăn nuôi công nghiệp hiện nay đang đặt ra một vấn đề về quyền lợi động vật. Những nghiên cứu cho rằng, những xung đột "xã hội" trong chuồng lợn do chuồng nuôi quá chật chội, do ghép đàn hoặc do không có chất đệm lót nền là những nhược điểm của chăn nuôi công nghiệp. Điều này được phản ánh qua tỷ lệ gia súc mắc các bệnh tổn thương về da, cắn đuôi, strees cao và năng suất thấp. Vì vậy, kiểu chuồng nuôi với nền đệm lót dày đã trở nên phổ biến ở nhiều nước như là phương thức chăn nuôi tiết kiệm chi phí so với các phương thức chăn nuôi truyền thống với nền cứng (bê tông, sắt hoặc nhựa). Việc sử dụng mùn cưa và các nguyên liêu khác như: Rơm, lúa mạch, lõi ngô, gỗ nghiền... để hấp thụ phân, nước tiểu giảm mùi tương và đặc biệt là cung cấp cho vật nuôi một môi trường sống thoải mái, gần với tự nhiên hơn được nhiều trang trại áp dụng ở nhiều nước như Hongkong, Nhật Bản, Đài Loan, Newzealan, Hà Lan... Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng với mô hình chăn nuôi này, lượng phân giảm rõ rệt do bị phân hủy nhanh, đồng thời tăng sự tích tụ một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như: N, photpho, potassium và sinh khối vi sinh vật.

Một số nét cơ bản về công nghệ chăn nuôi sinh thái không chất thải của Trung Quốc

Công nghệ chăn nuôi sinh thái không có chất thải là một công nghệ chăn nuôi mới, hiệu quả của Trung Quốc. Công nghệ này dựa trên nền tảng công nghệ lên men vi sinh đệm lót nền chuồng với chế phẩm sinh học “Chế phẩm lên men Hoạt tính 99”. Đây là một sản phẩm bổ sung đa năng do Trung tâm chuyên khai thác sản phẩm kỹ thuật “Cao - Mới - Tinh” Nghi Xuân, Trung Quốc nghiên cứu thành công năm 1999. Chế phẩm lên men Hoạt tính 99 được giới thiệu là chế phẩm lên men và phòng bệnh rất hữu hiệu. Năng lực lên men mạnh cả thể dịch và thể rắn, kết hợp với công năng bảo vệ sức khỏe động vật tuyệt vời được xem như là không có đối thủ nào có thể cạnh tranh nổi ở Trung Quốc hiện nay.

Thành phần của chế phẩm lên men hoạt tính 99 bao gồm:

- Quần thể các vi sinh vật có ích với số lượng tế bào đạt 120. 106 CFU/g Các thành phần của quá trình lên men và bổ sung tạo chế phẩm: hoạt chất đa đường- oligosaccharid, các enzyme tiêu hóa, chất xúc tiến lên men, chất axit hóa, chất tăng trưởng, viên nấm men, đa sinh tố, axit amin, các peptid mạch ngắn, kháng sinh tự nhiên (của vi khuẩn lactic Streptococcus lactis), công năng tổng hợp của dược thảo và một số thành phần được bổ sung thêm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chế phẩm lên men Hoạt tính 99 được sử dụng rộng rãi nhất trong chăn nuôi hiện nay ở Trung Quốc với trên 100.000 nông hộ làm lên men các nguyên liệu để tạo đệm lót chuồng lên men dùng trong chăn nuôi lợn, gà, ngan. Người Trung Quốc coi đây là phát kiến quan trọng mà họ gọi là "Kỹ thuật nuôi dưỡng bằng đệm lót chuồng vi sinh hoạt tính".

Hiện tại có rất ít nghiên cứu về sử dụng các chế phẩm sinh học để lên men các nguyên liệu giàu chất xơ (mùn cưa...) để làm đệm lót sinh học, sử dụng trong chăn nuôi lợn và gia cầm, đa số các nghiên cứu là các mô hình, dự án nhà nước, chưa có những kết quả đánh giá cụ thể và hầu hết các nghiên cứu tập trung vào 3 hướng chính sau:

- Nghiên cứu các chế phẩm Probiotic thường dùng bổ sung vào thức ăn, nước uống với mục đích tăng sức kháng, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng sinh trưởng.

- Nghiên cứu các chế phẩm sinh học xử lý môi trường: Khử mùi hôi, làm giảm ô nhiễm môi trường, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý các chất thải hữu cơ trong phân gia súc, gia cầm, rác thải, phế thải nông nghiệp thành phân bón cho cây trồng...

- Nghiên cứu các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản (làm trong sạch, khử mùi hôi của nước).

Trong số đó, một số chế phẩm sinh học xử lý môi trường đã được nghiên cứu hoặc sử dụng như chế phẩm EM. EM được du nhập vào nước ta và được sử dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài. Chế phẩm này có hiệu quả rõ rệt trong lĩnh vực xử lý phân rác thải, xử lý môi trường làm giảm mùi hôi, sự ô nhiễm và dùng trong xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản (làm trong sạch, khử mùi hôi của nước). Tuy nhiên, chưa có bất cứ thông tin nào về việc sử dụng E.M để lên men các nguyên liệu đệm lót chuồng trong chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng

- Gà sinh sản giống Lương Phượng từ 22 đến 45 tuần tuổi. - Đệm lót chuồng nuôi lên men vi sinh vật.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Trang trại gà đẻ trứng giống của gia đình anh Lương Ngọc Thảo, thôn Yên Bái, xã Hương Vỹ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Các chỉ tiêu nghiên cứu về số lượng vi sinh vật, nồng độ các khí CO2, NH3, H2S được thực hiện tại Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường trực thuộc Trường Đại học Xây Dựng.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá một số chỉ tiêu lớp đệm lót

Nhiệt độ, độ ẩm, số lượng vi sinh vật.

2.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu về tiểu khí hậu chuồng nuôi

- Nhiệt độ, độ ẩm không khí bề mặt lớp đệm lót. - Nồng độ một số khí độc: NH3, CO2, H2S.

2.2.3. Đánh giá các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của gà bố mẹ

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: - Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng;

- Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống; - Tỷ lệ ấp nở; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ trứng có phôi; - Tỷ lệ gà con loại I;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tỷ lệ nuôi sống và tình hình nhiễm bệnh; - Hiệu quả sử dụng thức ăn;

- Hiệu quả kinh tế khi nuôi gà bố mẹ có sử dụng đệm lót vi sinh vật.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nguyên liệu

- Chế phẩm vi sinh vật sử dụng để lên men đệm lót nền chuồng do tổ Vi sinh vật, Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn, Khoa Chăn nuôi và NTTS, Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu và cung cấp.

Thành phần chế phẩm vi sinh sử dụng trong thí nghiệm

Bacillus sp. 2-3.106 - 5.108CFU

Lactobacillus sp. 2-3.106 - 5.107CFU

Sacharomyces sp. 1.107 - 5.108 CFU

Nitrosomonas sp. 1.105-1.106 CFU

Thiobacterium sp. 1.105-1.106 CFU

2.3.2. Phương pháp làm đệm lót lên men

- Làm đệm lót mới trước khi nuôi gà:

Chuẩn bị chế phẩm men: Lấy 1 kg chế phẩm vi sinh trộn đều với 5 kg bột ngô, cho thêm 2 lít nước sạch vào xoa cho ẩm và tơi đều, sau đó cho vào túi hoặc thùng, đậy kín và để ở chỗ ấm để ủ trong khoảng 2 - 3 ngày.

Cách làm đệm lót:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng, độ dầy 10 - 20 cm

Bước 2: Rắc đều chế phẩm đã làm trước đó lên toàn bộ bề mặt lớp trấu Bước 3: Xoa nhẹ cho đều lớp trên mặt của đệm lót

Bước 4: Đậy kín bằng bạt hoặc ni-lông

Bước 5: Sau 3 - 5 ngày rỡ bạt phủ mặt đệm lót, xoa nhẹ cho tơi lớp bề mặt rời, rắc thêm 1 kg chế phẩm vi sinh đều lên trên mặt (có thể trộn thêm với vài kg cám hoặc một loại bột nào đó để rắc cho đều), sau đó có thể thả gà vào ngay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Khi gà vào giai đoạn đẻ trứng: Chỉ khi nào chất đệm chuồng ẩm ướt, có mùi hôi mới dùng chế phẩm rắc nhắc lại (chỉ dùng chế phẩm rắc đều lên bề mặt nền chuồng sau đó rắc một lớp trấu mỏng lên trên).

- 1 kg chế phẩm sử dụng cho 35 m2 nền chuồng (sử dụng và bảo quản: Chỉ cần rắc men 1 lần trong suốt quá trình nuôi, nhưng có thể định kỳ (trên 1 tháng/lần) bổ sung thêm chế phẩm BALASA N01 bằng cách đem 1 kg chế phẩm BALASA N01 trộn đều với 2 kg bột sắn (ngô) rồi đem rắc cho 50 m2

nền chuồng).

2.3.3. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh (lô thí nghiệm và lô đối chứng), đảm bảo độ đồng đều về các yếu tố: Giống, thức ăn, quy trình nuôi dưỡng, tuần tuổi, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm là một lô nuôi trên nền đệm lót có xử lý vi sinh vật, một lô không có xử lý vi sinh vật. Thí nghiệm được tiến hành trên 1.200 mái, từ tuần tuổi thứ 22, giống Lương Phượng. Mỗi lô chia làm 3 ô chuồng, mỗi ô chuồng nuôi 200 con, lấy giá trị trung bình 3 ô chuồng làm cơ sở để so sánh. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ như sau:

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN

Gà mái, số lượng (con) 200 x 3 200 x 3 Giống Lương Phượng Lương Phượng Tuần tuổi 22 - 45 22 - 45 Phương thức nuôi Nuôi nền Nuôi nền Mật độ nuôi 5 con/m2 5 con/m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thức ăn Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ của Công ty cổ phần JAPFA

Thời gian theo dõi Từ tuần tuổi 22 - 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thú y: Gà ốm được cách ly riêng ra 1 chuồng theo từng lô để điều trị đến khi bệnh khỏi hẳn, gà ăn khoẻ mới cho trở lại đàn; toàn bộ lô bị bệnh được dùng thuốc điều trị tích cực, chuồng trại được dọn vệ sinh, tẩy uế, sát trùng định kỳ sau mỗi lứa.

Bảng 2.2. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn cho gà mái đẻ trứngthƣơng phẩm từ 18 tuần tuổi đến loại thải (PROFEED) (theo nhãn mác của công ty cổ

phần JAPFA)

Thành phần dinh dƣỡng Giá trị

Độ ẩm (max) 14 % Protein thô (min) 17 % NLTĐ (min) 2750 kcal/kg Xơ thô (max) 6 % Canxi (max - min) 3,0 - 4,2 % Photpho tổng số (min - max) 0,5 - 1,0 % Met + Cys (min) 0,68 % Lysin (min) 0,83 %

2.3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng đệm lót và tiểu khí hậu chuồng nuôi gà như sau chuồng nuôi gà như sau

- Các chỉ tiêu chất lượng lớp đệm lót.

+ Nhiệt độ đệm lót (0C): Đo nhiệt độ của lớp đệm lót lên men vi sinh vật sử dụng nhiệt kế thủy ngân thang nhiệt độ từ 0 - 1000C. Đặt nhiệt kế ở độ sâu 10 cm so với bề mặt của đệm lót. Đo ở các vị trí giữa, 4 góc chuồng (mỗi góc cách tường chuồng 1m) và đo ở các thời điểm khác nhau. Tính lấy giá trị trung bình.

+ Độ ẩm đệm lót (%): Được xác định bằng phương pháp sấy khô ở 1050C đến khối lượng không đổi.

+ Số lượng vi sinh vật tổng số của lớp đệm lót (triệu/g): Thời gian lấy mẫu ở các tuần 22, 32, 42 và 45. Số lượng vi sinh vật tổng số được đếm bằng phương pháp pha loãng nồng độ tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường trực thuộc Trường Đại học Xây Dựng.

- Các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi.

+ Nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng nuôi: Sử dụng máy đo đa thông số LM - 8010 (Đài Loan).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thang đo độ ẩm : 10 ~ 95% Thang đo nhiệt độ : 0 ~ 50oC

Vị trí đo: Đo ở giữa chuồng, đặt máy ngang đầu gà đo ở các tuần 22, 32, 42 và 45, mỗi đợt đo 7 ngày liên tiếp.

+ Nồng độ các khí trong chuồng nuôi: CO2, H2S, NH3 được đo bằng máy đo khí độc IBRIDTM MX6 của Mỹ.

Hydrogen Sulfide H2S: 0 - 500 ppm độ nhậy 0,1 ppm Amoniac NH3 : 0 đến 100 ppm độ nhậy 1 ppm Carbon Dioxide CO2: 0 đến 5% VOL độ nhậy 0,01%

Đo ở vị trí giữa chuồng, đặt máy đo ngang đầu gà. Số lần đo: 3 lần để tính số trung bình theo phương pháp mô tả của Gurdil và cs, (2001) [45], đo ở các tuần 22, 32, 42 và 45, mỗi đợt đo 7 ngày liên tiếp.

- Đánh giá cảm quan: Phương pháp đánh giá cảm quan được thông qua các giác quan như: Thị giác, khứu giác, xúc giác và thính giác. Dựa vào thị giác và khứu giác có thể đánh giá cảm quan về chất lượng lớp đệm lót.

2.3.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của gà bố mẹ

a. Các chỉ tiêu năng suất

- Tỷ lệ đẻ (TLĐ): Tỷ lệ đẻ được tính theo công thức:

TLĐ (%) = Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) x 100 Số mái có mặt trong kỳ (con)

- Năng suất trứng (NST):

NST/mái/trong tuần và cộng dồn (quả) =

Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Bình quân số mái có mặt trong kỳ (con)

b. Tỷ lệ trứng có phôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ thụ tinh (%) =

Số trứng có phôi (quả)

x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

c. Tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp (%) = Số gia cầm nở ra còn sống (con)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

d. Tỷ lệ gà con loại I

Tỷ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp (%) = Tổng số gà con nở ra loại I (con)

Số trứng đưa vào ấp (quả) x 100

e. Tỷ lệ nuôi sống

Số gà trong mỗi lô được theo dõi hàng ngày, đếm số con chết. Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số con sống đến cuối kỳ (con)

x 100 Số con đầu kỳ (con)

f. Chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng giống

Chi phí trực tiếp cho 10 trứng giống (đ) =

[

Tổng chi phí trực tiếp (thức ăn, thuốc thú y, đệm lót, công lao động, điện

nước …trong kỳ x 10 Tổng số trứng giống đẻ ra trong

kỳ (quả)

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thô sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học và Excel 2003.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá lớp đệm lót xử lý vi sinh vật

Chất lượng lớp đệm lót nền chuồng lên men vi sinh vật là một chỉ tiêu quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của thí nghiệm. Vai trò quyết định được đánh giá bằng khả năng phân giải phân và giảm mùi trong chuồng nuôi. Để đánh giá chất lượng của lớp đệm lót lên men có xử lý và không xử lý bằng chế phẩm vi sinh vật, chúng tôi dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật như đánh giá cảm quan, xác định nhiệt độ, độ ẩm, số lượng vi sinh vật tổng số của đệm lót qua các tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy.

- Nhiệt độ của đệm lót qua các tuần đều thấy có sự biến thiên theo nhiệt độ của môi trường không khí bên ngoài. Khi nhiệt độ môi trường không khí bên ngoài tăng thì nhiệt độ lớp đệm lót cũng tăng theo và ngược lại nếu giảm thì

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong đệm lót nền chuồng để nuôi gà lương phượng bố mẹ giai đoạn sinh sản Lương Văn Hiến. (Trang 39 - 88)