2. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá lớp đệm lót xử lý vi sinh vật
Chất lượng lớp đệm lót nền chuồng lên men vi sinh vật là một chỉ tiêu quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của thí nghiệm. Vai trò quyết định được đánh giá bằng khả năng phân giải phân và giảm mùi trong chuồng nuôi. Để đánh giá chất lượng của lớp đệm lót lên men có xử lý và không xử lý bằng chế phẩm vi sinh vật, chúng tôi dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật như đánh giá cảm quan, xác định nhiệt độ, độ ẩm, số lượng vi sinh vật tổng số của đệm lót qua các tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy.
- Nhiệt độ của đệm lót qua các tuần đều thấy có sự biến thiên theo nhiệt độ của môi trường không khí bên ngoài. Khi nhiệt độ môi trường không khí bên ngoài tăng thì nhiệt độ lớp đệm lót cũng tăng theo và ngược lại nếu giảm thì cũng giảm theo.
- Nhiệt độ trung bình của lô thí nghiệm (TN) qua các tuần tuổi dao động từ
20,94 - 31,870C trong thời gian theo dõi. So với lô đối chứng (ĐC), nhiệt độ dao
động từ 18,81 - 28,300C, như vậy lô TN cao hơn lô ĐC từ 2,13 - 3,570C, tuy nhiên,
sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê khi p>0,05. Đặc biệt là tuần 22, tuần tuổi bắt đầu làm thí nghiệm, tương ứng với tháng 3 (tháng 2 âm lịch) thời tiết lạnh, nhiệt
độ bên ngoài có những đợt rét xuống tới 140C (nguồn từ Trung tâm khí tượng thủy
văn tỉnh Bắc Giang) thì lớp đệm lót ở lô TN vẫn đo được 20,940C, trong khi đó ở lô
ĐC khi nhiệt độ bên ngoài giảm thì lớp đệm lót cũng giảm theo lúc đó đo được
18,810C. Với nhiệt độ của lớp đệm lót ở lô TN như vậy sẽ đảm bảo giữ cho chuồng
nuôi luôn ấm, gà không bị lạnh về mùa đông, vì vậy không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của đàn gà.
- Nhiệt độ đệm lót được duy trì hoàn toàn dựa vào sự phân hủy của vi sinh
vật đối với phân và nước tiểu do gà thải ra để giải phóng năng lượng dưới dạng
nhiệt (trong phân gà lượng nước chiếm trên 90%, còn trên 10% là vật chất khô). Chúng ta biết rằng năng lượng trong phân và nước tiểu không lớn, phân có tỷ lệ nước cao và thành phần chất dinh dưỡng thấp vì thế năng lượng nhiệt sinh ra sau khi phân hủy không lớn. Nói đến sự cân bằng nhiệt ở đệm lót lên men, chính là nói đến sự cân bằng giữa nhiệt độ do vi sinh vật lên men sinh ra với nhiệt độ tán phát vào không khí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu lớp đệm lót(n=3)
Chỉ tiêu theo dõi
Thời gian theo dõi (tuần tuổi) Lô thí nghiệm TB Lô đối chứng TB 22 X±SD 32 X±SD 42 X±SD 45 X±SD 22 X±SD 32 X±SD 42 X±SD 45 X±SD Nhiệt độ đệm lót (0C) 20,94 ± 1,23 31,87 ± 1,75 30,61 ± 2,25 27,62 ± 1,89 27,76 18,81 ± 1,97 28,30 ± 1,88 28,25 ± 2,28 26,41 ± 2,04 25,44 Độ ẩm đệm lót ( %) 28,86 ± 2,20 29,02 ± 1,36 29,54 ± 1,20 29,91 ± 1,44 29,33 29,72 ± 1,83 30,62 ± 1,48 31,31 ± 1,62 31,83 ± 1,40 30,87 Số lượng VSV (triệu/g) 109,29a ± 4,36 111,63a ± 4,77 104,47a ± 3,92 98,11 ± 2,74 105,87 90,40b ± 5,89 92,12b ± 5,69 91,50b ± 4,57 92,18 ± 5,25 91,55
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang theo cùng chỉ tiêu các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Kết quả cũng cho thấy, nhiệt độ của đệm lót ở những tuần 32, 42 của lô TN, tương ứng với các tháng mùa hè có xu hướng tăng cao so với tuần tuổi đầu tháng mùa đông xuân bởi vì ở các tháng như tháng 6, tháng 8 nhiệt độ ngoài trời cao hơn hẳn so với các tháng 3, 4 và cũng cao hơn so với lô ĐC. Nhiệt độ ở các tuần 32, 42 dao động từ 30,61 - 31,870C, với mức nhiệt độ này đã bắt đầu ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ và khả năng thu nhận thức ăn, chính vì vậy cần phải giảm độ dầy đệm lót và có các biện pháp chống nóng thích hợp cho đàn gà sinh sản. Điều đó chứng tỏ vi sinh vật trong đệm lót đã lợi dụng năng lượng có trong phân và nước tiểu để sinh nhiệt và trên cơ bản năng lượng này chỉ có thể duy trì sự ổn định nhiệt độ trong đệm lót ở mức không cao nhưng do nhiệt độ không khí cao đã làm ảnh hưởng đến sự tán phát nhiệt lên tầng mặt của đệm lót, kết quả là nhiệt độ đệm lót cũng tăng.
Như vậy, có thể thấy rằng thời tiết khí hậu tuy không quyết định nhiều đối với chuồng nuôi có xử lý chế phẩm vi sinh vật nhưng cũng đã có sự ảnh hưởng đối với nhiệt độ của đệm lót. Chính điều này đã gây nên khó khăn không nhỏ đến vấn đề chống nóng khi nuôi gà trên đệm lót lên men trong các tháng mùa hè có nhiệt độ không khí cao.
- Độ ẩm đệm lót giữa lô TN và lô ĐC không có sự chênh lệch nhau lớn, độ ẩm của lô TN dao động trong khoảng từ 28,86 - 29,91 %, lô ĐC từ 29,72 - 31,83 % cao hơn lô TN từ 0,86 - 1,91 %. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê khi p>0,05. Độ ẩm của đệm lót tỷ lệ nghịch với nhiệt độ đệm lót, khi nhiệt độ đệm lót tăng cao thì ẩm độ lại giảm và ngược lại khi nhiệt độ đệm lót thấp thì ẩm độ đệm lót lại tăng, điều này chứng tỏ nền chuồng được xử lý chế phẩm, lượng vi sinh vật trong đệm lót hoạt động mạnh làm nhiệt độ tăng lên vì vậy hơi nước từ đệm lót bốc lên nhiều từ đó làm ẩm độ của đệm lót sẽ giảm. Độ ẩm của lớp đệm lót được khống chế luôn < 30 % để hạn chế tình trạng lớp đệm lót quá ướt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của gà. Ở các tuần thí nghiệm khi độ ẩm không khí tăng cao, hơi nước trong không khí nhiều, ảnh hưởng đến độ ẩm của đệm lót thì sử dụng mùn cưa hoặc trấu khô bổ sung để làm giảm độ ẩm bề mặt của lớp đệm lót. Theo các tác giả Mayne và cs (2007) [45]; Glebocka (2008) [40], độ ẩm đệm lót dưới 30 % có thể hạn chế việc thải khí độc hại trong chuồng nuôi và đặc biệt giảm tỷ lệ mắc một số bệnh của gà như cầu trùng, tụ huyết trùng, viêm da bàn chân (foot pad dermatitis) ... So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai và cs (2009) [16], độ ẩm của đệm lót thích hợp nhất là từ 25 - 30 %, chứng tỏ kết quả nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Lượng vi sinh vật tổng số trong lớp đệm lót nền chuồng lên men vi sinh vật duy trì ở mức khá cao so với lớp đệm lót không lên men trung bình là 105,87 triệu tế bào/g so với 91,55 triệu tế bào/g (sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở các tuần 22, 32 và 42 khi p<0,05). Số lượng tế bào vi sinh vật luôn được duy trì qua các tuần tuổi, vi sinh vật được cung cấp nguồn dinh dưỡng đều đặn là phân và nước tiểu mà gà thải ra nên khả năng sinh trưởng tốt, duy trì sự ổn định số lượng. Tuy nhiên, để duy trì được số lượng vi sinh vật ở lô TN, do quá trình lên men phân giải phân là quá trình lên men hiếu khí, nên cần thiết phải xới lớp đệm lót hàng ngày để tạo độ thông thoáng cho lớp đệm lót, đặc biệt tránh tình trạng để đóng bánh phân trong chuồng, như vậy sẽ cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật hoạt động và tránh hiện tượng lên men yếm khí phân giải các chất hữu cơ tạo thành các khí độc hại trong chuồng nuôi.
- Về mặt cảm quan để đánh giá trong giai đoạn này có thể dễ dàng nhận thấy giữa lô TN và lô ĐC có sự khác nhau đặc biệt. Lô TN mùi hôi thối giảm hẳn so với lô ĐC, đứng trong chuồng không có cảm giác khó chịu, không có mùi khai. Lớp đệm lót nền tơi xốp, sờ tay cảm giác ấm, phân gà quyện với lớp đệm lót thành khối khô ráo, nếu dùng tay bẻ đôi ra thì thấy phân đã khô, không có mùi, sau 3 - 5 ngày phân được phân hủy hoàn toàn, khô, xốp có thể bóp vụn được. Việc đệm lót luôn khô ráo, tơi xốp và thông thoáng là nhờ vi sinh vật tạo ra các hợp chất hữu cơ như rượu, axit có tác dụng giữ cho đệm lót ở độ pH ổn định, có lợi cho vi sinh vật có ích và không có lợi cho các vi sinh vật gây bệnh trong đệm lót; Phân giải mạnh và đồng hóa tốt các thành phần có trong chất thải của vật nuôi để chuyển hóa thành các chất vô hại thành các protein của bản thân các vi sinh vật có ích; Ức chế các vi khuẩn có hại, vi khuẩn gây thối rữa Chostridium perfringens, các vi khuẩn gây bệnh đường ruột
E.coli. Salmonella… do có khả năng sản sinh ra các các chất kháng vi khuẩn như
axit lactic, axit axetic, rượu ethylic, ester, H2O2, bacterioxin. Bên cạnh đó các chủng vi sinh vật phải có khả năng thích ứng cao trong những điều kiện biến đổi của ngoại cảnh (nhiệt độ cao và độ axit cao), đồng thời phải quan hệ cộng sinh, cộng tồn do đó tạo nên sự cân bằng sinh thái ổn định. Còn đối với lô ĐC hoàn toàn trái ngược lại, nền chuồng luôn ở tình trạng ẩm ướt, nhiều mùi hôi thối, tạo cảm giác khó chịu khi ở trong chuồng.
Theo Nguyễn Thị Mai (2014) [17], chăn nuôi bằng đệm lót sinh học giúp người nông dân bảo vệ tốt môi trường, chăn nuôi được ở nơi đông dân cư mà không có mùi hôi thối, hạn chế bệnh tật. Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt có "4 không” (không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho heo, dọn vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sinh cho gà, vịt trong suốt quá trình nuôi). Riêng phân của vật nuôi sau khi thu dọn đệm lót dùng bón cho cây rất tốt.