2. Mục tiêu nghiên cứu
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam, từ những năm 1986 đã có nhiều nghiên cứu cũng như đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Các nghiên cứu trong nước chủ yêu tập trung vào các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Các nghiên cứu, đề tài ứng dụng có thể kể ra như:
- Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu trong nông nghiệp và vệ sinh môi trường (Nguyễn Quang Thạch, 2001), cho biết, sở dĩ tình trạng ruồi bùng phát ở những trại chăn nuôi quy mô lớn là do lượng phân thải của vật nuôi tập trung nhiều, khi phân huỷ tạo ra mùi hôi đặc trưng và môi trường thuận lợi hấp dẫn loài ruồi đến sinh sôi nảy nở. Giảm ô nhiễm môi trường và nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cao chất lượng vật nuôi bằng công nghệ E.M là hướng nghiên cứu chính. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Cho lợn, gà ăn thức ăn trộn E.M-Bokashi 1% thì các con vật nuôi này phát triển tốt, ổn định được hệ vi sinh vật đường tiêu hoá, hạn chế vi sinh vật có hại đột biến phát triển; đồng thời giúp tiêu hóa triệt để các chất dư thừa như protein, tinh bột từ ruột non xuống ruột già, vì vậy phân thải ra không tiếp tục lên men gây mùi thối. Khi nghiên cứu thực nghiện tại trại chăn nuôi của ĐH Nông nghiệp I và Mai Lâm (Đông Anh), cho thấy... năng suất của sản phẩm nuôi cũng cao hơn so với các lô đối chứng mà vẫn hoàn toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Ở lô gà sử dụng E.M 1% tỷ lệ đẻ trứng là 66,1% (trong khi lô đối chứng không sử dụng E.M là 63,5%); tỷ lệ trứng dị hình là 1% (đối chứng là 5%); bệnh ỉa chảy không xuất hiện (đối chứng nhiều con mắc). Hơn nữa chất lượng trứng và thịt gà đều được cải thiện đáng kể. Kết quả sử dụng E.M 1 trên đàn gà mái đẻ số lượng 2.000 con, giống Goldline ở Mai Lâm cho thấy: Trước khi dùng E.M, nhiều quả trứng có vỏ màu hồng nhạt. Sau khi dùng E.M vỏ trứng đều có màu hồng sáng, lòng đỏ trứng có màu thẫm hơn. Đối với loại gà thịt cũng cho chất lượng thịt ngon hơn do lượng cholesterol trong máu gà giảm...
- Nghiên cứu xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học: là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa trong chất thải bằng hệ vi sinh vật với nhiều chủng loại. Hiện nay các chất thải rắn trong chăn nuôi ở Việt Nam được xử lý chủ yếu là ủ nóng và hầm biogas. Trong khi đó các chất thải lỏng 30 % qua hầm biogas, 30 % qua hố sinh học và 40 % được sử dụng trực tiếp để tưới hoa mầu, nuôi cá hoặc đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của cộng đồng. Thực tế cho thấy, số lượng đầu vật nuôi tăng đã làm tăng khối lượng chất thải chăn nuôi, đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho xử lý và sản xuất biogas. Hiện nay có khoảng 30.000 công trình biogas du nhập vào nước ta có cải tiến công nghệ biogas trên thế giới. Lượng khí biogas sinh ra được sử dụng chính cho nhu cầu của trang trại như đun, chạy máy phát điện, sưởi ấm cho lợn và thắp sáng. Lượng chất thải rắn sau khi được xử lý, 100 % được dùng để bón cây. Trong đó phần lớn các chất thải rắn không được xử lý chiếm tới 79,69%. Lượng chất thải này phần lớn được đưa xuống ao cá chiếm tới 56,14%, dùng để bán 35,66% và tỷ lệ thấp nhất dùng để bón cây chiếm 8,5%.
Tuy nhiên, phương pháp này còn gặp phải một số khó khăn như: Vốn đầu tư phát triển hệ thống biogas cho các trang trại còn thiếu, nhiều trang trại chăn nuôi qui mô nhỏ, diện tích hạn hẹp, nhà chăn nuôi chưa nắm bắt ích lợi quan trọng của qui
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trình xử lý chất thải, luật về bảo vệ môi trường áp dụng cho chăn nuôi chưa thống nhất (Vũ Đình Tôn và cs 2008) [26].
Theo báo cáo kết quả kết quả ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM (effective microorganisms) chăn nuôi gà tại tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên và Nguyễn Mạnh Cường (2009, 2010), cho thấy: Chế phẩm EM 3 và 5 bổ sung cho gà đã có tác dụng cải thiện tốt môi trường chuồng nuôi, làm giảm mùi hôi; lượng khí thải H2S giảm 2,19 - 2,7 và NH3 giảm 3,13 - 4,41 lần; chế phẩm EM đã không gây độc hại cho gà, có tác dụng tốt tới việc phòng bệnh cầu trùng, với hiệu lực phòng là 82,67%; bổ sung EM cho gà trong giai đoạn nuôi thịt cho tỉ lệ nuôi sống đến 70 ngày tuổi giữa lô đối chứng và thí nghiệm là tương đương nhau (96%); làm tăng khả năng sinh trưởng tích luỹ và giảm tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng; hàm lượng protein của thịt gà được bổ sung EM cao hơn lô đối chứng từ l,09 - l,65%; sử dụng chế phẩm EM chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người chăn nuôi cao hơn đối chứng.
- Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi và xử lý chất thải: Một trong những chế phẩm được biết đến sớm nhất là chế phẩm vi sinh EM (Effective Microoganisms) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chế phẩm E.M có từ 80 - 125 loài vi sinh vật khác nhau bao gồm các loại vi khuẩn (quang hợp cố định đạm, vi khuẩn lactic, axid acetid…), các loại xạ khuẩn nấm men, nấm sợi… Một số nghiên cứu sử dụng E.M trong chăn nuôi như khử mùi hôi, ruồi, muỗi, ve gây bệnh, cải thiện sức khỏe gia súc và chất lượng sản phẩm đối với chế phẩm E.M, do phía Nhật Bản không giao cho giống gốc nên không biết cụ thể thành phần các chủng vi sinh vật cụ thể trong chế phẩm dẫn tới không đảm bảo sự nhân truyền giống tốt và nhiều lí do khác mà chế phẩm E.M đã không duy trì được những hiệu quả tác dụng ban đầu. Hiện nay sử dụng trên thị trường có chăng chỉ là phiên bản của nó và thực tế không đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo các chế phẩm khác trên nguyên lý của chế phẩm E.M. Có thể kể đến: Chế phẩm BIO II gồm hỗn hợp vi sinh vật sống và enzym tiêu hóa.
- Một số chế phẩm sinh học khác cũng đã được nghiên cứu sử dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi như OPENAMIX - LSC, chế phẩm De-odorase 30%, chế phẩm Micro -Aid vào thức ăn để giảm mùi hôi thối ở phân.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về quy mô, thiết kế chuồng trại để giảm ô nhiễm môi trường. Các tác giả trên đã báo cáo rằng, việc ứng dụng các giải pháp kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuật tổng hợp như cải tạo chuồng nuôi, mái chuồng, tường bao, xử lý chất thải bằng biogas, sử dụng chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn đã làm giảm lượng khí độc từ 28,95 - 45,81%, độ nhiễm khuẩn không khí từ 46,53 - 62,8%, mức ô nhiễm nước thải giảm từ 27,0 - 63,45%.
Theo Vũ Chí Cương, (2010) [6], hiện nay, do các thay đổi về khí hậu và môi trường và do yêu cầu cấp thiết về vấn nạn chất thải chăn nuôi, các nhà nghiên cứu đã tiến hành rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của các kiểu chuồng trại cũng như nền chuồng đến tập tính tự nhiên, lợi ích, sức khỏe của gia súc, gia cầm.
Một trong những kiểu chuồng đang đem lại nhiều ưu điểm về giảm ô nhiễm môi trường là kiểu chuồng ủ phân tại chỗ hay là phương thức nuôi sử dụng nền đệm lót lên men vi sinh vật. Ở hệ thống này chất đệm chuồng thường là vỏ bào, mùn cưa đã khô, phân được ủ ngay tại chuồng với chất đệm chuồng. Hệ thống này có nhược điểm là cần chất đệm chuồng nhiều hơn gấp 4 lần so với các hệ thống khác và đòi hỏi phải đảo phân hàng ngày ở độ sâu 10 - 15cm. Đảo phân nhằm mục đích đưa oxy vào phân và chất đệm chuồng để ngăn cản quá trình phân giải yếm khí vì quá trình phân giải yếm khí không tạo đủ nhiệt độ cao để diệt các vi sinh vật gây bệnh. Trong quá trình phân giải yếm khí phân và chất đệm chuồng còn tạo ra mùi rất khó chịu. Đảo phân tốt, quá trình phân giải hiếu khí sẽ diễn ra mạnh mẽ, tăng nhiệt độ phân và chất đệm chuồng, làm khô phân và chất đệm chuồng, giảm số lượng vi khuẩn có hại. Mô hình này lớp đệm lót nền có thể sử dụng lâu dài từ 2 - 4 năm. Hàng năm thay ½ lớp đệm lót, giữ lại một nửa để kích hoạt vi sinh vật hoạt động. Đối với hệ thống chuồng kín, thông gió là cần thiết để giảm nhiệt độ từ cơ thể gia súc và nhiệt từ phân và chất đệm chuồng. Phương pháp nuôi này đã được Việt Nam tiếp nhận từ Trung Quốc và đưa vào thử nghiệm tại Nam Định, Sóc Sơn, Hà Nam... trong thời gian qua. Đó là phương thức chăn nuôi có nhiều tiến bộ trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền gia súc (Animal welfare).