1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kĩ năng giao tiếp với bạn trong học tập của sinh viên K14 khoa Mầm non Cao đẳng Vĩnh Phúc

57 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 528 KB

Nội dung

Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của mỗi con người. Ngay từ khi sinh ra nếu con người bị tách khỏi xã hội loài người thì họ không thể tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người.Vì vậy giao tiếp là điều kiện thiết yếu của mọi hoạt động , cùng với hoạt động , giao tiếp là phương thức tồn tại của xã hội loài người. Do đó giao tiếp , kĩ năng giao tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lí luận và thực tiễn .Nghiên cứu giao tiếp, kĩ năng giao tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức khoa học để phân tích, lí giải những hiện tượng có thực trong cuộc sống . Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động , hình thành phẩm chất, năng lực, kĩ năng nghề nghiệp .Thông qua giao tiếp mỗi cá nhân sẽ tích cực chủ động trong công việc của mình. Đối với Sinh viên học tại các trường chuyên nghiệp thì Giao tiếp lại càng có vai trò quan trọng trong học tập .Sự giao tiếp giữa Sinh viên với Sinh viên và Sinh viên với Giảng viên, thông qua đó các vấn đề được trao đổi một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Sinh viên phải thường xuyên trao đổi, liên hệ với các bạn cùng lớp, cùng trường và sinh viên để chiếm lĩnh lấy tri thức vì thế tầm quan trọng của giao tiếp lại càng được khẳng định.

MỞ ĐẦU 1. L do chọn đề tài: Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của mỗi con người. Ngay từ khi sinh ra nếu con người bị tách khỏi xã hội loài người thì họ không thể tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người.Vì vậy giao tiếp là điều kiện thiết yếu của mọi hoạt động , cùng với hoạt động , giao tiếp là phương thức tồn tại của xã hội loài người. Do đó giao tiếp , kĩ năng giao tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lí luận và thực tiễn .Nghiên cứu giao tiếp, kĩ năng giao tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức khoa học để phân tích, lí giải những hiện tượng có thực trong cuộc sống . Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động , hình thành phẩm chất, năng lực, kĩ năng nghề nghiệp .Thông qua giao tiếp mỗi cá nhân sẽ tích cực chủ động trong công việc của mình. Đối với Sinh viên học tại các trường chuyên nghiệp thì Giao tiếp lại càng có vai trò quan trọng trong học tập .Sự giao tiếp giữa Sinh viên với Sinh viên và Sinh viên với Giảng viên, thông qua đó các vấn đề được trao đổi một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Sinh viên phải thường xuyên trao đổi, liên hệ với các bạn cùng lớp, cùng trường và sinh viên để chiếm lĩnh lấy tri thức vì thế tầm quan trọng của giao tiếp lại càng được khẳng định. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Kĩ năng giao tiếp với bạn trong học tập của sinh viên K14 khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc” để nghiên cứu 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng kĩ năng Giao tiếp với bạn trong học tập của sinh viên khoa K14 khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc, nhằm nâng cao hiệu quả của giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khoa Mầm non, 1 góp phần nâng cao kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo của K14 khoa Mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng Giao tiếp với bạn của Sinh viên K14 khoa mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc 3.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên K14 khoa Mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của kĩ năng Giao tiếp với bạntrong học tập của Sinh viên. 4.2 .Phân tích thực trạng mức độ hình thành kĩ năng Giao tiếp với bạn trong học tập của sinh viên K14 khoa Mần non – Cao đẳng Vĩnh Phúc 4.3. Phân tích một số nguyên nhân của thực trạng trên 4.4. Biện pháp nhằm nân cao kĩ năng Giao tiếp trong với bạn học tập của sinh viên K14 khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc. 5. Phạm vi nghiên cứu: Khách thể khảo sát: sinh viên K14 :56 SV Địa điểm nghiên cứu lớp Mầm non K14A khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2012 đến 5/2012 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sưu tầm các tài liệu, sách báo, thông tin đại chúng, truyền thông có liên quan đến giao tiếp và kĩ năng Giao tiếp Phân tích, tổng hợp, khái quát, xây dựng thành cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp quan sát 2 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Đây là phương pháp chủ yếu nhằm thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho việc chứng minh giả thuyêt nghiên cứu của đề tài 6.2.3.Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này được thực hiện thoong qua trao đổi trực tiếp vơi một số SV , cũng như trao đổi trực tiếp với một số giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp đỡ sinh viên hình thành kỹ năng giao tiếp . 6.2.4.Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu . 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giao tiếp trên thế giới Ngay từ thời cổ đại của Arixôt (384- 322 TCN) trong cuốn sách “ Bàn về tâm hồn “, cuốn sách đầu tiên của loài người bàn về tâm lý học đã quan tâm đến kỹ năng hoạt động nói chung. Theo ông nội dung của phẩm hạnh là “Biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi”; điều đó có nghĩa là con người có phẩm hạnh là con người có kỹ năng làm việc .”[3] Đến những năm đầu thế kỷ XX, tâm lý học hành vi ra đời với đại diện là J .Watson, B.F.Sknner, E.L.Thordai cũng đã bàn tới vấn đề rèn luyện kỹ năng trong việc hình thành hành vi.[23] Nhìn chung các nhà tâm lý học phương Tây khi nghiên cứu kỹ năng của con người thường chú trọng vào mục đích làm sao có thể tăng được năng suất lao động một cách tối đa nhất. Có lẽ vì vậy nên họ giành nhiều tâm huyết của mình để tìm hiểu kỹ năng lao động của người công nhân trong quá trình vận hành máy móc. Các nhà nghiên cứu Xô Viết cũng giành nhiều thời gian vào việc nghiên cứu về kỹ năng trong đó có KNGT như A.X.Makarenco, N.K.Crup.Những công trình nghiên cứu nàyscai, P.A.Rudic…Đặc biệt, dưới ánh sáng của thuyết hoạt động hàng loạt những công trình nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo đã được công bố. Đó các nghiên cứu của B.F.Lomov, E.N.Kabannova, Miller, V.L.Zucova. Những công trình nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu được con đường hình thành kỹ năng cũng như điều kiện để hình thành kỹ năng (tri thức và kinh nghiệm) của chủ thể hoạt động. Theo họ, muối hình thành kỹ năng trong một 4 lĩnh vực nào đó, trước hết phải cung cấp các tri thức về hoạt động đó cho người học.[32] Một số tác giả khác lại quan tâm tới việc phân loại kỹ năng và các đặc điểm cụ thể của thể của chúng như A.V.Petrovsy, Cruchetxki, N.D.Levittov. Khi chia kỹ năng ra thành kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao các tác giả nhấn mạnh tới kỹ năng bậc cao của những hành động phức tạp, trong những hoàn cảng không ổn định.Theo họ kỹ xảo đã có là thành phần của kỹ năng [3] Xavier Rogier lại xem kỹ năng như là một biểu hiện của năng lực và không có một kỹ năng nào tồn tại dươi dạng thuân khiế ,mọi kỹ năng đều được biểu hiện thông qua những nội dung cụ thể .Theo tác giả kỹ năng được phân ra thành hai nhóm:nhóm kỹ năng nhận thức và nhóm kỹ năng hoạt động tay chân. [26] Còn nhà tâm lý học V.P.Dakharov đã giành nhiều công sức để phân loại các nhóm kỹ năng giao tiếp. Trong trắc nghiệm giao tiếp của mình ông đã đưa ra 10 nhóm kỹ năng giao tiếp. Đó là sự nhận định khá rõ rành, mạch lạc; nghiên cứu của ông tới nay vẫn còn giá trị lớn, đặc biệt trắc nghiệm này hiện nay vẫn được sử dụng tại Việt Nam.[24] Dưới góc độ của tâm lý học quản lý, với mục đích năng cao hiệu quả của công tác tổ chức và công tác quản lý, các nhà nghiên cứu cũng đã tập chung đi sâu nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong quản lý. Tuy xuất phát từ nhũng hướng đi khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất ở quan điểm cho rằng kỹ năng, kỹ năng giao tiếp không phải tự dưng mà có, muốn hình thành được kỹ năng nói chung, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp của người quản lý thì chủ thể cần phải có tri thức về lĩnh vực đó và cần phải tích cực tham gia vào hoạt động. Như vậy việc nghiên cứu kỹ năng nói chung, kỹ năng giao tiếp nói riêng của các tác giả nước ngoài ở một mức nào đó đã thu được nhứng hiệu quả nhất định. Kết quả cung cấp cho chúng ta nhuwngc tri thức khao học trong 5 việc nhìn nhận vai trò cụ thể của kỹ năng đối với một hoạt động, với một kĩnh vực lao động nhất định trong xã hội. 1.1.2 Nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giao tiếp tại Việt Nam Tại Việt Nam trong đề tài nghiên cứu về kỹ năng, KNGT khá nhiều. Đặc biệt trong nhứng năm gần đây các tác giả bắt đầu đi sâu nghiên cứu về KNGT trong một số lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn “ Tâm lý học đại cương ” 1995, đã quan niệm Tri thức- Kỹ năng – Kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành kỹ năng hoạt động lao động. Trong bài viết : “ Tình người,giao tiếp và văn hóa giao tiếp”; 1998 tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tình người, văn hóa và giao tiếp, tác giả viết: “ Văn hóa giao tiếp có quan hệ mật thiết với kỹ năng giao tiếp, có một số kỹ năng giao tiếp đặc trưng của con người cũng như kỹ năng chỉnh sửa các ấn tượng ban đầu của mình về người khác khi mới quen họ, kỹ năng bước vào giao tiếp với người khác một cách không có định kiến. Những kỹ năng này không có sẵn, mà phải thông qua học tập và rèn luyện” [28] Tác giả Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh đặc biệt đi sâu nghiên cứu cấu trúc của ba nhóm kỹ năng giao tiếp sư phạm đó là nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp, nhóm kỹ năng định vị, nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Theo tác giả các kỹ năng này có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau [14]. Bên cạnh đó nhiều tác giả cũng đi sâu nghiên cứu KNGT trong hoạt động sư phạm như tác giả Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Như An, Nguyễn Bảo Ngọc. Hoàng Anh trong nghiên cứu: “ Kỹ năng trong giao tiếp sư phậm của sinh viên” đã nêu ra 3 nhóm kỹ năng giao tiếp như sau : - Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp - Nhóm kỹ năng điều khiển bản thân - Nhón kỹ năng điều khiển đối phương 6 Trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu về KNGT khá phong phú, đa dạng có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu như sau: -“ Tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên”, của tác giả Nguyễn Thanh Bình; khoa tâm lý - giáo dục, ĐHSP HN. Tác giả khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với việc nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, kích thích lĩnh hội tri thức và khêu gợi lòng khao khát hiểu biết ở học sinh kỹ năng giao tiếp là một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của sinh viên trong thực tập sư phạm, đồng thời góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của người thầy giáo trong tương lai [34]. Nghiên cứu: “ ký năng giao tiếp của cán bộ quản lý sở giao dịch Hà Nội tại ngân hàng Công Thương Việt Nam” , 2004 của tác giả Nguyễn Thi Tuyết Mai đã đề cập tới nhóm kỹ năng giao tiếp cơ bản mà mỗi người cần có khi tham gia vào công việc của mình như: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp, kỹ nằn cân bằng nhu cầu trong giao tiếp, kỹ năng nghe đói tượng ở các vị trí lãnh đạo. Hướng nghiên cứu chú ý nhiều tới tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công tác quản lý, nghiên cứu trên khá hạn hẹp về khách thể [38]. - Ngoài ra còn một loạt đê tài khác như: Thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ chính trị trong hoạt động tuyên truyền ở đợn vị cơ sở quân đội hiện nay”, 2006; tác giả Nguyễn Hoàng Lân- Học viện chính trị quân sự; “ Xây dựng trắc nghiệm đánh giá kỹ năng giao tiếp nghiệp vụ trinh sát an ninh” của tác giả Võ Sỹ Lục, Bộ Công An; “ Một số kỹ năng giao tiếp trong công tác vận động kế hoạch hóa giao đình của cộng tác viên dân số”, 2007; của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền… Điểm qua một số đề tài phía trên chúng ta thấy mối đề tài khai thác KNGT ở các cạnh khác nhau. Chủ thể của các kỹ năng lại khá đa dạng ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chính vì sự khác biệt đó sẽ quy định sự hình thành và phát triển KNGT mang đặc trưng của 7 Với đề tài này chúng tôi đi sâu nghiên cứu mức độ hình thành KNGT với bạn trong học tập của sinh viên K14 khoa mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc. 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Khái niệm giao tiếp Sống trong xã hội con người không chỉ quan hệ với thế giới sự vật hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với con người và xã hội – đó là quan hệ giao tiếp. Nhưng thực ra thế nào là quan hệ giao tiếp ? Căn cứ cách tiếp cận vấn đề mỗi tác giả đưa ra cách hiểu riêng của mình về giao tiếp. Nhưng nhìn chung nhưng quan niệm này đều có những đong góp nhất định cho việc làm rõ bản chất của giao tiếp. Sau khi tổng hợp các loại tài liệu đã tổng hợp thu được theo chúng tôi có thể phân ra cách tiếp cận vấn đề giao tiếp của các nhà tâm lý theo những hướng tiếp cận sau: - Hướng tiếp cận thứ nhất: chú trọng đến sự tác động, sự truyền và tiếp nhận thông tin giữa người với người. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E, nhà tâm lý học người Anh M.Argyle, nhà tâm lý học xã hội người Séc Ia.Ianoouseek [8]. Quan niệm của các nhà tâm lý theo hướng tiếp cận này coi giao tiếp như là một quá trình thông tin. Quá trình này bao gồm việc thực hiện và duy trì liên hệ giữa các cá nhân ở một chừng mực nào đó có thể nói giao tiếp như là quá trình thông tin hay đơn giản là sự liên lạc. - Hướng tiếp cận thứ 2: Có xu thế mở rộng khái niệm giao tiếp, đồng nhất giao tiếp với giao lưu. Vì thế theo xu hướng này giao tiếp là một hiện tượng tâm lý có chung cả ở người và động vật. Đại diện cho quan điểm này là tác giả B.V.Xocolov, J. Bremont (1971) và R. Chakin [10] . Trong cuốn sách văn hóa nhân cách B.V.Xocolov viết: “ Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con người và giữa những động vật nuôi trong nhà”, nếu thu hẹp hơn có 8 thể hiểu: “ Giao tiếp là mới quan hệ giữa con người với động vật nuôi trong nhà. Như vậy theo các định nghĩa này có thể làm mất đi bản chất xã hội của giao tiếp, không thấy được sự khác nhau về chất giữa giao tiếp của con người với sự thông báo ở động vật . Hướng tiếp cận thứ ba: Xem giao tiếp là quá trình hiện thực hóa các mối quan hệ giữa người với người, trong quá trình đó diễn ra sự trao đổi thông tin sự nhận thức lẫn nhau; kết quả là tâm lý cả hai đều phát triển. Vì thế các tác giả theo hướng này phủ nhận viêc tồn tại giao tiếp trong thế giới động vật. Theo hướng nghiên cứu này có các tác giả tiêu biểu như: L.X.Vuwgôtxki, X.L.Rubinstenin, L.V.Bueva [10]… Như vậy trong tâm lý học việc đưa ra các khái niệm chung về giao tiếp vẫn còn nhiều vấn đề phải tranh cãi. Hiện nay đa số tác giả đều đồng tình với cách tiếp cận về giao tiếp theo hướng thứ 3. Theo chúng tôi cách tiếp cận giao tiếp theo hướng này là đầy đủ và chính xác hơn cả. Ở Việt Nam có hai thuật ngữ thường dùng để chỉ khái niệm giao tiếp đó là giao lưu và giao tiếp. Tuy vậy xin được nhấn mạnh rằng về mặt câu chữ thì có sự khác biệt nhưng nội hàm của chúng thì hoàn toàn thống nhất . Phần lớn các nhà tâm lý học Việt Nam đều đòn tình với cách tiếp cận khái niệm bề giao tiếp theo hướng thứ ba. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ Giao lưu là hoạt động xác lập và vân hành các mối quan hệ người – người để hiện thực háo các mối quan hệ xã hội giữa con người vơi nhau”[9]. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn nhấn mạnh: “ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau hay nói cách khác đi giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành mối quan hệ người – 9 người, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” [31] Còn tác giả Lê Khanh khẳng định: “ Giao tiếp là quá trình xác lập và thực thi các mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác, trong đó con người thông báo cho nhau những thông tin trao đổi cho nhau những hiểu biết, xúc cảm qua đó họ hiểu nhau đồng cảm và chia sẻ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển tâm lý mỗi người” [17]; Tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa “ Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục”[8]… Với cách hiểu giao tiếp theo hướng thứ ba, giao tiếp có những đặc điểm chủ yếu sau: - Giao tiếp mang tính chủ thể: Giao tiếp bao giờ cũng được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể. Mỗi người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giao tiếp. - Giao tiếp mang tính nhận thức và tính tự nhận thức: thông qua giao tiếp con người tăng cường vốn kiến thức của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của người khác. Đồng thời đó là nhận thức về mình một cách sâu sắc hơn thông qua sự phản hồi của người khác. - Giao tiếp mang tính truyền cảm: Trong quá trình giao tiếp có sự lan truyền về tâm trạng cảm xúc. - Giao tiếp mang bản chất xã hội: Giao tiếp là một hiện tượng xã hội, giao tiếp chỉ xảy ra trong xã hội loài người, một hiện tượng đặc thù của con người, là hoạt động vận hành, xác lập mối quan hệ người – người để hiện thực háo các mối quan hệ xã hội. Suy cho đến cùng động cơ giao tiếp, mục đích giao tiếp, công cụ giao tiếp đều do xã hội quy định , công cụ quan trọng nhất để giao tiếp của con người là ngôn ngữ mang bản chất xã hội. Chính xã hội loài 10 [...]... lắng nghe, có khả năng thuyết phục và ứng xử thích hợp trong những tình huống giao tiếp khác nhau 1.3 Các nhóm kỹ năng giao tiếp trong học tập của sinh viên Mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc 1.3.1 Kỹ năng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ trong hoạt động học tập của sinh viên Mầm non HĐHT ở bậc cao đẳng tạo cho SV môi trường chung để giao tiếp đó là lớp, khoa, trường, các tổ chức đoàn thể Chính điều này giúp... khoa mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc Kỹ năng giao tiếp trong học tập của sinh viên là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện tâm lý bên ngoài và diễn biến tâm lý bên trong của sinh viên, giảng viên và các đối tượng ở các phòng ban chức năng khác, là kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ , biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích học tập. .. thân của chủ thể, điều đó chỉ thực sự có được khi người học tiền hành học tập với tinh thần tự giác, chủ động, tích cực 13 1.2.4.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp trong học tập của sinh viên mầm non Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm kỹ năng giao tiếp của các tác giả như đã trình bày ở mục 1.2.3.1 và khái niệm học tập ở mục 1.2.4.1 khái niệm cơ bản mà đề tài này cần phải làm rõ đó là KNGT trong HĐHT của SV khoa. .. hưởng của chúng tới việc hình thành và rèn luyện từng loại kỹ năng giao tiếp cụ thể Trên cơ sở xây dựng bảng hỏi lấy ý kiến từ SV để tìm ra được thực trạng, những khó khăn giao tiếp trong học tập với bạn của SV để từ đó tìm hiểu những kiến nghị và mong muốn của họ với lớp, khoa, trường nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên mầm non 2.2.3 Phương pháp quan sát Chúng tôi sử dụng phương pháp này với. .. thành kỹ năng đạt loại tốt có sự chênh lệch khá lớn ở từng kỹ năng thành phần của KNGT Tỷ lệ SV đánh giá kỹ năng lắng nghe ở mức 26 độ tốt là cao nhất (37,1%), sau đó là kyc năng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ (44,2%) và kỹ năng tự chủ cảm xúc Bảng 2: Tự đánh giá của sinh viên mầm non về từng loại kỹ năng giao tiếp cụ thể trong hoạt động học tập. (đơn vị %) Mức độ Các loại kỹ năng Kỹ năng tiếp xúc... một trong những kỹ năng sống quan trọng đối với tất cả mọi người trong đó có sinh viên mầm non Trong điều kiện và thời gian cho phép, đề tài nghiên cứu này chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu 4 nhóm kỹ năng giao tiếp cụ thể đó là: Kỹ năng tiếp xúc và thiết ;lập mối quan hệ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi, kỹ năng thuyết phục Trước khi khảo sát mức độ hình thành KNGT trong học tập của. .. năng giao tiếp Khái niệm kỹ năng giao tiếp đã được nhiều tác giả đưa ra khi đề cập tới các nhóm khách thể khác nhau Theo tác giả Hoàng Thị Anh: “ Kỹ năng giao tiếp sư phạm là kỹ năng giao tiếp được vận dung trong quá trình tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy và giáo dục Đó là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học. .. những kiến thức mà bạn mình muốn nói Ở mức độ 2: SV có thể diễn đạt một cách chính xác ý mà bạn muốn nói thông qua nội dung học tập Ở mức độ 3: SV có thể hiểu những ý sâu xa nhất qua trao đổi kiến thức của bạn Trong HĐHT kỹ năng lắng nghe được coi là một trong những kỹ năng cơ bản của giao tiếp Đặc biệt đối với SV mầm non học kỹ năng này còn được xác định như một trong những kỹ năng nghề nghiệp sau này... lợi, có hiệu quả cao 21 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Địa bàn và khách thể nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Khoa mầm non thuộc trường cao đẳng Vĩnh Phúc được chính thức thành lập vào năm 1997 Nhưng ở khoa có các mảng hoạt động dạy và học hết sức đa dạng - Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 56 sinh viên k14 thuộc hệ đào tạo chính quy thuộc khoa mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc Khách thể... khảo sát mức độ hình thành kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập với bạn của sinh viên mầm non bao gồm 4 nhóm kỹ năng sau: + Kỹ năng thuyết phục + Kỹ năng lắng nghe + Kỹ năng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ + Kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi Bảng câu hỏi được sắp xếp xen kẽ nhau tạo điều kiện cho khách thể có thể lựa chọn những phương án trả lời phù hợp nhất với quan điểm của mình Đồng thời cũng tạo . thực trạng kĩ năng Giao tiếp với bạn trong học tập của sinh viên khoa K14 khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc, nhằm nâng cao hiệu quả của giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khoa Mầm non, 1 góp. năng Giao tiếp với bạntrong học tập của Sinh viên. 4.2 .Phân tích thực trạng mức độ hình thành kĩ năng Giao tiếp với bạn trong học tập của sinh viên K14 khoa Mần non – Cao đẳng Vĩnh Phúc 4.3 quan trọng của giao tiếp lại càng được khẳng định. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: Kĩ năng giao tiếp với bạn trong học tập của sinh viên K14 khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc để nghiên

Ngày đăng: 28/01/2015, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w